1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    À, bác Analyst nói đúng, tùy lĩnh vực có yêu cầu khác nhau. Tớ đang nói về lĩnh vực natural science. Theo tớ được biết, trong lĩnh vực này, để làm instructor chứ chưa nói đến là Assistant Professor, Associate Professor, Professor, mình phải có PhD mới được. Community college thì có thể chỉ cần Master, tuy nhiên như trong ngành Chemistry của tớ, để dạy Organic Chemistry thì phải cần thỏa mãn 1 trong 2 thứ (a) Master + many years exp OR (b) PhD. Bên Biology thì mời bác Aigu cho biết thông tin.
    Thật lòng mà nói, quan điểm của tớ là trước khi bàn đến vấn đề về/ở thì phải coi có ở được hay kô thì mới nói. "Ở được" nghĩa là ở 1 cách hợp pháp, ra đi làm OR đi dạy, cầm visa H1B, được support trong vòng 5 năm để xin green card, lương đủ để thuê nhà + mua xe + chi phí + 1 chút tiền tiết kiệm trong acc. Như chị @bouldergirl, bạn @bluemiracle, bác @Analyst chẳng hạn, như thế thì mới gọi là . Và chỉ đến lúc đó thì trong tay ta mới có 2 options chọn lựa là nên VỀ hay nên Ở để xây dựng sự nghiệpgia đình. Chứ nếu kô có khả năng thì Mỹ nó tống cổ về cho ý chứ, bộ muốn ở là ở được à.
    Cho nên với những ai còn đi học, tớ thấy kô nên quá quan tâm về chuyện về/ở. Cái trước mặt là tập trung học cho thật tốt và quan trọng hơn, enjoy cuộc sống sau những h học tập căng thẳng. Tớ là tớ cứ theo logic mà suy luận thôi. Tớ năm xưa khi mới sang Mỹ cũng mắc phải cái bệnh về/ở này, h nghĩ lại, kô khỏi tự cười bản thân.
    ---------------
    Bác Analyst, phân tích của bác về quan hệ với chủ/đồng nghiệp rất bổ ích. Tớ chỉ muốn nêu thêm 1 ý nhỏ: có khi nào bác cho rằng có sự tác động về văn hóa hay kô? VD như ở HQ chẳng hạn, chủ có thể quát mắng nhân viên thậm tệ. Có nhiều cái dù có luật hay kô cũng chưa thể thay đổi ngay được, kô biết bác thấy sao về điều đó?


  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    À, bác Analyst nói đúng, tùy lĩnh vực có yêu cầu khác nhau. Tớ đang nói về lĩnh vực natural science. Theo tớ được biết, trong lĩnh vực này, để làm instructor chứ chưa nói đến là Assistant Professor, Associate Professor, Professor, mình phải có PhD mới được. Community college thì có thể chỉ cần Master, tuy nhiên như trong ngành Chemistry của tớ, để dạy Organic Chemistry thì phải cần thỏa mãn 1 trong 2 thứ (a) Master + many years exp OR (b) PhD. Bên Biology thì mời bác Aigu cho biết thông tin.
    Thật lòng mà nói, quan điểm của tớ là trước khi bàn đến vấn đề về/ở thì phải coi có ở được hay kô thì mới nói. "Ở được" nghĩa là ở 1 cách hợp pháp, ra đi làm OR đi dạy, cầm visa H1B, được support trong vòng 5 năm để xin green card, lương đủ để thuê nhà + mua xe + chi phí + 1 chút tiền tiết kiệm trong acc. Như chị @bouldergirl, bạn @bluemiracle, bác @Analyst chẳng hạn, như thế thì mới gọi là . Và chỉ đến lúc đó thì trong tay ta mới có 2 options chọn lựa là nên VỀ hay nên Ở để xây dựng sự nghiệpgia đình. Chứ nếu kô có khả năng thì Mỹ nó tống cổ về cho ý chứ, bộ muốn ở là ở được à.
    Cho nên với những ai còn đi học, tớ thấy kô nên quá quan tâm về chuyện về/ở. Cái trước mặt là tập trung học cho thật tốt và quan trọng hơn, enjoy cuộc sống sau những h học tập căng thẳng. Tớ là tớ cứ theo logic mà suy luận thôi. Tớ năm xưa khi mới sang Mỹ cũng mắc phải cái bệnh về/ở này, h nghĩ lại, kô khỏi tự cười bản thân.
    ---------------
    Bác Analyst, phân tích của bác về quan hệ với chủ/đồng nghiệp rất bổ ích. Tớ chỉ muốn nêu thêm 1 ý nhỏ: có khi nào bác cho rằng có sự tác động về văn hóa hay kô? VD như ở HQ chẳng hạn, chủ có thể quát mắng nhân viên thậm tệ. Có nhiều cái dù có luật hay kô cũng chưa thể thay đổi ngay được, kô biết bác thấy sao về điều đó?


  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    KP, cám ơn sự giải thích thêm thông tin của KP làm cho các bạn có sự chọn lựa đi theo đường giảng dạy đại học sẽ có khái niệm tốt hơn. Trong những trang trước đây chúng ta đã nói đến việc xem xét về hay ở phải có điều kiện là các bạn đã có thể tìm cơ hội ở lại được. Có lẽ vì dài quá nên KP đã chưa đọc đoạn đó và ghi lại như ở trên. Vì chỉ muốn dành thời gian ghi thêm thông tin cho các bạn, xin hẹn sẽ trả lời câu hỏi của KP về vấn đề văn hoá liên quan đến quan hệ master - servant sau khi mình hoàn thành xong bài viết này. Chắc chắn mình sẽ trả lời việc này cho KP.
    Hôm nay chúng ta xem xét điểm cuối cùng trong mục (1) Công việc cá nhân như sau:
    Cơ hội thăng tiến
    Trong sub-heading này chúng ta sẽ nói về những vấn đề khả năng phát triển của từng cá nhân trong skill mà chúng ta đã có ở nước ngoài.
    + Điểm đầu tiên phải nói là ở quê hương bạn không có sự support từ cấp nhà nước để giúp cho bạn phát triển skill của bạn hơn nữa. Điều này đã nói trong vài trang trước đây mình xin chỉ nói sơ qua ví dụ như không có việc bạn được khai thuế thu nhập trừ lại những chi phí mà bạn đã chi ra để học đi lên nữa trong ngành bạn đang đi làm. Mục đích của Chính phủ common law ở đây là nếu họ giúp bạn như vậy sau này bạn có skill cao hơn bạn làm nhiều tiền hơn bạn sẽ đóng thuế nhiều hơn. Vì mình không theo dõi sát sự thay đổi của luật thuế Việt Nam cho nên nếu bạn đọc nào biết được Việt Nam đã giới thiệu vấn đề này trong chính sách thuế xin vui lòng cho mình biết điều khoản nào của luật thuế. Mình sẽ đọc được nó dễ dàng thông qua database của văn phòng và so sánh nó với hệ thống common law và cung cấp thông tin cho các bạn rõ.
    + Việt Nam là một quốc gia phát triển trên bề mặt thay vì phát triển ở những điểm nền tảng (ví dụ như phát triển cơ sở hạ tầng). Vì lẽ này, nếu bạn là người học trong ngành mà làm việc ở Việt Nam trong những lĩnh vực phát triển bề mặt (ví dụ dịch vụ) bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm đúng với skill của bạn hơn. Ở những lĩnh vực khác, bạn cũng có khả năng làm việc trong skill đó nhưng sự phát triển đi lên ngay trong skill đó sẽ bị giới hạn. Xin lấy một ví dụ trong ngành luật (vì mình biết rõ nó). Ví dụ trong ngành luật bạn muốn làm về tranh chấp kiện tụng (litigation) bạn sẽ hầu như không làm được ở Việt Nam vì họ không cho phép bạn đại diện cho thân chủ với tư cách là luật sư nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực nhất là hình sự. Một điểm nữa là cho dù có skill đó cho bạn, lĩnh vực mà bạn làm cũng rất là giới hạn do sự phát triển nhỏ bé của thị trường Việt Nam. Ở common law bạn có thể làm cho firm có hàng trăm nhân viên một công ty làm nhiều ngành khác nhau trong một lĩnh vực. Bạn không thích ngành này bạn chuyển sang ngành khác trong một công ty. Ở Việt Nam bạn không có cơ hội này.
    + Ở Việt Nam boss của bạn hay có xu hướng bắt bạn làm việc đa năng (multi-skill) vì văn phòng nhỏ thay vì bạn chỉ làm được trong skill bạn muốn mà thôi. Điều này phải tuỳ thuộc vào bạn muốn làm gì sẽ là một điều lợi hoặc hại cho bạn. Một trong những cái common nhất mà boss hay bắt bạn, mà có thể bạn không thích là, dịch thuật và phiên dịch. Điểm thứ hai của mục này là boss ở Việt Nam hay bắt bạn làm việc riêng cho him không phải cho công ty. Bạn từ chối là bạn mệt với boss liền. Ở common law nhất là ở những firm lớn mang tính chuyên nghiệp cao, chuyện này không xảy ra. Nếu boss kêu bạn đi arrange dry-clean quần áo cho him chẳng hạn, boss còn sợ bạn cười him vì yêu cầu không thích hợp và không đúng trong hợp đồng chưa kể đến việc là bạn "mét" với HR về chuyện này họ nhắc nhở boss. Nếu bạn cứ làm những việc ngoài như vậy, cơ hội phát triển ngay skill bạn cần sẽ giảm đi vì kinh nghiệm của bạn ít hơn.
    + Về Việt Nam, bạn sẽ có thể làm ở những chức vụ cao hơn mà ở common law bạn chưa là gì cả. Thứ hai là ở đó, bạn có thể dùng được bằng đại học của mình đã học trước đây. Một ví dụ nhỏ là ví dụ bạn học MBA ở Việt Nam bạn hoàn toàn có khả năng lên làm manager nhưng nếu bạn chỉ học MBA ở đây mà không học bachelor bạn thiếu nền tảng và do bằng đại học của bạn không được công nhận bạn chưa chắc gì làm được manager. Sau một thời gian dài làm manager (ví dụ) ở Việt Nam trong một lĩnh vực, sau này quay trở lại common law, rất có khả năng vì kinh nghiệm tốt của bạn họ sẽ cho bạn làm manager. Đây có thể xem là một con đường tắt cho bạn.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Các bạn, chúng ta cơ bản hoàn thành những điều mình cần phải suy nghĩ về cá nhân một con người khi về hay ở. Trong heading tiếp theo chúng ta sẽ xem xét đến quan hệ của cá nhân đó với xã hội bên ngoài khi về hay ở. Quan hệ bên ngoài này bao gồm chính trị, kinh tế xã hội nghĩa là chúng ta tiếp xúc với thế giới ngoài công việc. Trong subheading này chúng ta sẽ không nói đến những điều hiển nhiên mà ai cũng biết ví dụ ở đây thì mức sống cao hơn ở quê nhà hoặc ở đây thì đi xe hơi là bình thường hoặc làm professional thì đi xe sang trọng là bình thường ai cũng có thể mua được kiếm được gần 6 con số là mua dễ dàng rồi nhưng ở quê nhà còn phải tuỳ. Chúng ta chỉ sẽ nói đến những điểm đặc biệt ví dụ như ở Việt Nam hễ muốn có quan hệ, hoặc hợp đồng, tốt là phải trong bàn nhậu và phải có connection trong khi ở common law bạn không cần phải làm thế.
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn, hôm nay chúng ta đi đến việc thảo luận về quan hệ của một cá nhân chúng ta đối với xã hội bên ngoài khi chúng ta về hay ở. Như đã nói, đây là một lĩnh vực rất rộng lớn và mình chỉ muốn chia sẽ lại ở những điều mà mình nghĩ rằng một bạn còn trẻ chưa có kinh nghiệm (ví dụ bạn ở Việt Nam chỉ mới đi học chưa đi làm và sang đây học xong rồi bắt đầu đi làm) chưa có thể thấy ra những điểm mà mình đã đi qua (học đại học và đi làm ở cả hai xã hội khác nhau) và mình tự phân tích đút kết ra những kinh nghiệm muốn truyền thụ lại cho các bạn đi sau. Như đã nói, những điều hiển nhiên mà một người không cần có kinh nghiệm cũng thấy được (ví dụ như sự thịnh vượng của một quốc gia First World so với Third World) chúng ta sẽ không nói đến.
    (2) Quan hệ xã hội
    + Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi xét đến quan hệ xã hội là quê hương là một xã hội có hai đặc điểm chính sau đây:
    (a) Một, đó là nơi quan hệ dựa trên nền tảng thân thế gia đình thay vì là theo nguyên tắc "equal footing" như ở common law. Equal footing có nghĩa là bất chấp bạn là ông lớn nào trong xã hội, hoặc bạn là con ông này cháu ông kia, luật pháp common law khi xét về quan hệ xã hội của bạn nhìn bạn cũng ngang với những người dân bình thường không được may mắn như bạn, và
    (b) Hai, quê hương là một xã hội có ý thức về luật pháp rất thấp.
    + Hai đặc điểm chính này sẽ chi phối hoàn toàn các quan hệ xã hội của bạn ở quê hương so với common law. Vì lẽ này, nếu bạn về, tuỳ thuộc vào thân thế của bạn, đây là sẽ một điều có lợi cho bạn hoặc có hại cho bạn. Nếu bạn về quê hương bạn có thân thế lớn, đây là một cơ hội rất lớn cho bạn sử dụng điều đó để làm giàu ở Việt Nam mà nếu bạn sống ở common law bạn không bao giờ có cơ hội đó. Vì lẽ này, trong trường hợp bạn là như vậy (và mình biết là có rất nhiều bạn đi học ở Mỹ trong trường hợp này) bạn nên về để vận dụng nó sau này khi điều kiện đó hết đi bạn quay trở lại common law cũng chưa muộn và đã giàu có.
    + Về đặc điểm ý thức luật pháp, khi bạn về quê hương bạn làm ăn với đối tác, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc là xã hội này không có gì rõ ràng về mặt này bạn làm gì cũng phải tính đến "đường tà đạo". Thứ hai là hợp đồng, thoả thuận của bạn bị thay đổi liên tục. Tưởng là ký hợp đồng với bạn mọi thứ tốt đẹp nếu không có lợi cho họ họ sẽ huỷ hợp đồng với bạn mà luật pháp quê hương không bằng luật pháp common law để bảo vệ bạn trong tình huống này tránh economic loss cho bạn.
    + Equal footing principle ở common law còn thể hiện là nếu bạn là con gái, luật pháp common law còn bảo vệ bạn nhiều hơn là nếu bạn là con trai.
    Mình sẽ quay trở lại trong vài ngày đến và giải thích điểm lợi nếu bạn là con gái này ở common law so với ở quê hương. Cám ơn các bạn đã đọc và ủng hộ bài viết của mình.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 07/06/2007
  6. XUXUXIXI

    XUXUXIXI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hì, sao không thấy các bạn ở Việt nam vào đây nói chuyện cho rộng đường bàn luận nhỉ. Thôi em nói chuyện với anh cho vui. Anh nói thế này:
    Em thì thấy thế này ạ, đây là góc nhìn của em. Đúng là mọi người chưa hiểu biết và ý thức luật pháp cao. Điều anh nói cũng không phải là hiếm. Tuy nhiên, nếu là quan hệ giao dịch kinh tế bình thường như mua bán nhà đất, cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi giữa các cty với nhau thì bây giờ cũng ít gặp trường hợp thế này. Mọi người đều muốn yên ổn làm ăn mà. Hơn nữa mọi người cũng ngại dính đến luật pháp, nhất là những người làm ăn "tà đạo". Vì chưa biết ai đúng ai sai, bị kiện là mệt rồi, chẳng ai muốn đi hầu toà cả.
    Những trường hợp cố tình thay đổi hợp đồng thì phải là có lợi rất lớn và bên thay đổi phải có thế lực rất lớn mới làm vậy được. Mà nếu đã có thế lực lớn thì họ ép bên đối tác bằng ...điều khoản trên hợp đồng luôn rồi hìhì, trừ khi giữa đường mới nhận ra.
    Được xuxuxixi sửa chữa / chuyển vào 00:27 ngày 08/06/2007
    Được xuxuxixi sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 08/06/2007
    Được xuxuxixi sửa chữa / chuyển vào 00:29 ngày 08/06/2007
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em XuXu đã tham gia góp ý kiến nghe em. Hi, các bạn, sau một số bài viết trong topic này của mình, mình có nhận được một số phản hồi là mình nên viết bài cẩn thận vì về hay ở theo quan điểm của mình là một vấn đề nhạy cảm. Mình thì cũng hay nhắc nhở các bạn viết bài về việc này cho nên mình không muốn bị các bạn nhắc nhở lại mình cũng cùng một vấn đề vì nếu như vậy mình không phải là người công bình mà mình có thể viết được trong khi mình dùng kiểm duyệt không để cho các bạn viết. Vì lẽ này, tạm thời trong một hai ngày đến mình xin dừng không viết tiếp chủ đề quan hệ xã hội. Cho mình suy nghĩ về nội dung viết như thế nào để tránh tính nhạy cảm này. Mình sẽ quay trở lại và viết tiếp heading cuối cùng là việc về hay ở sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con cái của mình (your family).
    Nếu các bạn có ý kiến gì khác xin vui lòng cho mình biết. Mình đã đọc qua nhiều bài trong box thảo luận và trong đó những bài viết về Mỹ này còn nặng ký hơn nữa đó cho nên thật sự mình không thể rõ ràng tìm ra điểm dừng.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 08/06/2007
  8. khanghydaide

    khanghydaide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hi Anh Analyst,
    Em thấy bài viết của anh rất là hay!!! nó cho người đọc một cái nhìn tổng quan hơn. Em thì chỉ có một ý kiến thế này. nếu trong bài viết của anh có thể thêm vào cái phần là (1) nếu muốn ở lại thì làm cách nào để phát triển tốt nhất (2) nếu về thì đâu là cách để phát triển tốt nhất.
    Dĩ nhiên là mỗi người có hoàn cảnh khác nhau nên việc đưa ra ý kiến cho hai cái vấn đề bàn ở trên theo em nghĩ chỉ nên dựa trên cái mục đích là cung cấp thêm cho người đọc một cách nhìn. (Có thể là họ agree or disagree)
    Khanghy
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Hi, các bạn, mình đã suy nghĩ về vấn đề này và quyết định không tiếp tục nói về mặt quan hệ xã hội của một người khi người đó chọn về sống ở quê hương vì đây là một trong những điểm tạo ra sự nhạy cảm nhiều nhất. Đồng thời, trong tuần này mình sẽ quay trở lại để cho các bạn biết điều gì bạn cần phải suy nghĩ và tính đến cho con cái (thế hệ thứ hai) của bạn khi bạn quyết định cho nó sống bên này hay sống ở quê hương nếu bạn đã chưa nghĩ đến nó.
    (2) Anh quote lại bài của em XX để cho mọi người có thể đọc được trong trang này. Điều anh nói trước đó để dẫn đến suy nghĩ của em ở trên về ý thức luật pháp và sự bảo vệ của luật pháp với mọi người (bình đẳng như nhau) trong một quan hệ hợp đồng rất là quan trọng. Ý anh không phải là lúc nào cũng đem luật ra để nói chuyện với nhau trong hợp đồng nhưng mà ít nhất một người sống trong xã hội có luật pháp tốt sẽ biết được rằng họ có luật pháp bảo vệ cho họ nếu như đối tác bên kia huỷ bỏ hợp đồng (do repudiation hoặc do breach of contract) mà gây thiệt hại cho họ.
    (3) Vấn đề ở đây không phải là ngại luật pháp như em nói. Có rất nhiều trường hợp trong hợp đồng em bị thiệt hại nặng nề do đối tác bên kia "chơi đểu" mà em không biết phải làm sao lúc đó toà án sẽ giúp cho em nếu thật sự là em innocent.
    (4) Em có argue với anh là vì làm ăn "tà đạo" cho nên sợ ra toà. Em nên nhớ rằng trong common law system, nếu em ký hợp đống mà hợp đồng đó vi phạm pháp luật ngay từ đầu (luật gọi là illegality) mà em gọi là "tà đạo" đó, thì bất chấp em có innocent hay không quan toà sẽ từ chối giải quyết cho em vì hợp đồng đã phạm luật ngay từ đầu. Anh xin lấy ví dụ, ví dụ em ký hợp đồng để nhập camera từ bhphotovideo về Việt Nam bán. Hàng hoá nhập vào trốn thuế nhập cảng. Người bán lấy tiền của em xong không giao hàng em bị thiệt hại hàng trăm triệu. Với hợp đồng như vậy mà em đem ra quan toà common law giải quyết thì coi như xong. Nếu em không làm ăn tà đạo thì là việc khác.
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (5) Nay anh cho XX thấy một ví dụ trong thực tế cuộc sống mà em sẽ thấy rằng là, trong common law, một người đừng nghĩ rằng mình có quyền trong tay sẽ có thể làm bất cứ điều gì em muốn. Nếu em là người thân của người bị bắt trong ví dụ của anh em sẽ thấy thấm thía nguyên tắc judicial independence của luật pháp common law có nghĩa là cơ quan hành pháp không thể nào bắt buộc quan toà (cơ quan tư pháp) ra quyết định phục vụ cho mục đích của mình để bắt người chưa có tội (cho dù người này đã có tội trước đây). Em sẽ thấy rằng trong vấn đề này cơ quan hành pháp đã có ý tốt chứ không phải ý xấu trong việc bắt giam người vì họ muốn phòng hờ người đó không phạm tội giết người và hiếp dâm hơn nữa nhưng Toà án Tối Cao vẫn bác bỏ và ra lệnh thả người vì cơ quan hành pháp vi phạm Hiến Pháp.
    (6) Anh A bị tù về tội hiếp dâm giết người sắp mãn hạn tù. Tuy nhiên, người này trước đây hễ ra tù là đi hiếp dâm trở lại. Chính quyền tiểu bang rất là lo sợ nếu cho anh này ra tù anh ta sẽ giết người trở lại cho nên yêu cầu thẩm phán toà án tối cao tiểu bang (State Supreme Court) ra quyết định giam lỏng anh A dài hạn với lý do là anh ta có xu hướng phạm tội lại lần nữa (prospensity). Luật sư anh A đem case này lên Toà Án Tối Cao liên bang (Toà duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp). Toà án tối cao đồng ý với defense là chính quyền tiểu bang vi phạm Hiến pháp và ra lệnh thả người. Lý do
    (a) Một là chỉ có quan toà mà không có ai khác mới có quyền quyết định một người phạm tội hay không phạm tội. Thứ hai, để buộc tội người ta phải có bằng chứng phạm tội. Trong trường hợp này chưa có.
    (b) Thứ hai, việc ra quyết định giam người vì phạm tội là quyết định của toà án độc lập với cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp không có quyền can thiệp vào việc này nếu có đó là sự vi phạm quyền độc lập của cơ quan tư pháp.
    Anh đưa ra ví dụ trên để cho em đọc và suy nghĩ về hệ thống luật pháp của quê hương liên quan đến việc can thiệp vào một quyết định của toà án. Anh bảo đảm với em ví dụ anh cho là có thật ngoài đời. Để tránh hiểu lầm, ý anh không nói rằng common law là một hệ thống hoàn hảo hoàn toàn công bằng. Không có xã hội nào là công bằng hoàn hảo 100 phần trăm cả đâu nhưng nếu em so sánh hai bên, sự khác biệt là substantial.
    Về phần góp ý của KhangHy thì cám ơn em rất nhiều. Anh sẽ trả lời sau nghe.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 10/06/2007

Chia sẻ trang này