1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. XUXUXIXI

    XUXUXIXI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Em rất vui là bài của em đã được anh trả lời bằng 1 bài dài ngoằng , và rất nhiều thông tin và lập luận sắc bén. Tranh luận thế mới là tranh luận chứ.
    Em đồng ý với anh hệ thống common tốt hơn luật pháp ở VN nhiều. Đặc biết là luật dân sự và hình sự. Luật kinh tế cũng tốt hơn nhiều. Tuy nhiên trường hợp em nói chỉ là ví dụ cho riêng trường hợp làm ăn kinh doanh bình thường. Luật kinh tế tuy vẫn còn phải cải tiến nhiều, nhưng cũng đã có những trường hợp căn bản. Nếu bạn kinh doanh bình thường, bạn hiểu luật khá, bạn ký kết hợp đồng chặt chẽ thì bạn có thể yên tâm. Lý do là vì mọi người làm kinh doanh đều muốn kinh doanh, không muốn dính đến luật pháp đâu. Thật ra, luật pháp ở VN rất dễ bị ảnh hưởng bời quan hệ. Tuy nhiên, mọi người đều có quan hệ, chưa mang nhau ra công đường thì chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào". Và quan hệ để nhờ cậy khi gặp khó khăn, chứ không phải để ép người khác, vì cái giá phải trả cho quan hệ cũng không phải là rẻ.Thế cho nên chỉ có số ít là đứng trên luật pháp, và một số khác đứng dưới luật (trong rừng!), và như người ta thường nói..."tránh voi chẳng xấu mặt nào".
    Anh analyst cứ tiếp tục point của anh đi. Bài này của em không phải để phản bác point của anh đâu. Trường hợp anh lấy ví dụ là đúng quá rồi, VN không biết đến bao giờ mới học được ca đó. Em nói là chỉ nói riêng về kinh tế thôi. Thật ra trong kinh doanh thì nhỡ may mà có tranh cãi thì giằng co một hồi mọi người cũng tự thỏa thuận với nhau, cực chẳng đã mới ra tòa lắm.
  2. gai_quan_ho2005

    gai_quan_ho2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    sau khi đọc xong topic này, đièu tôi cảm nhận là rất sâu sắc và có ý nghĩa.Tôi thật sự khâm phục bản lĩnh của các bạn
    Tôi đang sống và học ở Việt Nam, tôi cũng có ước mơ được đi du học, được mở rộng tầm mắt, và tiếp thu những kiến thức bên ngoài để sau này trở về quê hương đem nhưng kiến thức đó xây dưng đất nước. Nhưng nhiều người nói với tôi rằng nếu bạn đã sống ở nước ngoài bạn sẽ không muốn trở về VN đâu. Điều đó cũng làm tôi băn khoăn vì thật sự tôi nhưng gì tôi biết về cuộc sống ở nước ngoài chỉ qua các phương tiện thông tin. Tôi bảo dù thế nào tôi cũng sẽ trở về, họ bảo tôi, tôi đang như ếch ngồi đáy giếng lên không biết gì mới dám khăng định như vậy.
    Những điều anh Analyst nói hoàn toàn đúng, điều đó cũng đơn giản thôi, một xã hội phát triển và giáu có họ sẽ có đủ điều kiện dể đảm bảo quền lợi công dân của nước họ được tốt hơn. Tiềm lực về kinh tế cho phép họ làm diều đó. cũng giống như một con người sinh ra ở hai hoàn cảnh khác nhau, ví dụ nếu hai nguoi cùng trượt đại học, nếu bạn ở một gia đình giau có bạn có thể thẳng tiến đi ra nước ngoài du học dưới sự hỗ trợ của gia đình, còn người kia nếu muốn đi du học, họ phải đi một chặng dường rất dài, thậm chí còn phải đi đường vòng.thì mới đạt được.Điều này chắc anh Analyst hiểu hơn bất kỳ ai.
    Tôi nghĩ VN cũng vậy thôi, nếu ta cứ so sánh như vậy thì có lẽ chẳng có lý do nào khiến bạn muốn quay trở về VN, (tôi đọc bài của anh Analyst làm tôi có cảm giác như vậy)
    Đúng là đất nước có ngèo, có nhiều cái không bằng các nước khác thế mới cần chúng ta xây dựng và phát triển, trí thức và sự hiểu biết của những du học sinh sẽ làm tiến trình đó nhanh hơn.Tôi không biết các bạn cảm nhận thế nào? tôi thấy những người đi du học về khá được trong dụng, (có thể không được bẳng bên đó) nhưng họ đều có vị trí cao và đều có thành tich nổi trội hơn,sự đóng góp của họ cho xã hội bao giờ cũng cao hơn, vậy hãy thử nghĩ về những con số du học sinh ở lại? nếu họ đều về thì sao?
    Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ ngoài nề
    có một lần tôi đi qua đại sứ quán của Đức, thấy rất nhiều người xếp hàng ở cổng đại sứ quán.
    một cụ già đi cùng tôi cất tiếng" người ta đi nước ngoài nhiều quá, đất nước này ngèo quá, chảng ai muốn ở cả, đấy cháu xem, như bác làm ở bộ văn hoá, đi khắp nơi, giờ về hưu lương chỉ có hơn triệu. không đủ dưỡng già" Tôi đưa ông qua đường, ông hỏi tôi đi đâu, tôi bảo vào viện goethe của Đức, ông hỏi" thế cháu cũng định đi Đức à" tôi trả lời "không, cháu lên đấy học thôi"ông bảo tôi" nếu có cơ hội đi cháu hãy đi đi" Tôi chỉ thấy buồn buồn. Buồn vì đất nước mình, còn mình thì chẳng làm được gì cả.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Cám ơn em Xuxu đã quay trở lại góp thêm suy nghĩ của mình và cám ơn em GQH đã chia sẻ suy nghĩ của mình. Trong bài viết của anh, anh có thể hiện hai quan điểm một là anh cung cấp thông tin gồm cả mặt tốt và mặt xấu của việc về hay ở (nhưng sau đó khi anh nói đến phần xã hội thì nó mang tính nhạy cảm khi anh nói đến nguyên tắc equal footing cho nên anh không tiếp tục). Thứ hai là anh thể hiện quan điểm riêng của anh là anh không về nhưng anh không khuyến khích các bạn khác ở lại vì về hay ở là một quyết định hoàn toàn mang tính cá nhân của một người xét trong hoàn cảnh riêng biệt của người đó (như anh đã thể hiện trong bài phân tích về hay ở).
    (2) Như em đã đọc qua và đã thấy, anh cũng giống như một đại đa số các bạn học sinh ở quê hương sinh ra và lớn lên chỉ trong một gia đình nghèo cha mẹ không phải là người làm chức vụ cao trong xã hội. Cũng như mơ ước của em hiện nay, anh đã mong ước có một ngày được học ở một nền giáo dục tốt hơn để mình trở thành một người có tay nghề cao và làm việc kiếm luơng cao tự nuôi sống mình. Tuy nhiên, quê hương chưa làm được điều đó nghĩa là họ chưa có một ngân sách giáo dục dồi dào để giúp cho sinh viên có thể học đại học mà không phải lo đến tiền bạc.
    (3) Em GQH có nói là quê hương cần những người như anh làm cho nó sẽ tốt hơn. Anh không nghĩ như vậy. Với vai trò và thành phần xã hội như anh, anh không thể nào làm gì được cả. Một sự thay đổi phải là sự thay đổi từ trên xuống chứ không phải là từ dưới lên. Nó phải là sự thay đổi từ cốt lõi mà ra. Nếu mà em GQH nghĩ rằng anh nghĩ sai về vấn đề này, mong em viết thêm cho anh thấy được ở mặt khác của vấn đề.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 17/06/2007
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay anh rảnh anh xin viết tiếp phần cuối cùng còn lại trong bài viết của anh về "về hay ở" liên quan đến vấn đề tương lai của thế hệ thứ hai của mỗi người sau này
    Thế hệ thứ hai - điều cần phải tính đến
    + Thế hệ thứ hai anh muốn nói đến là chúng ta sẽ có gia đình và sinh con của mình. Câu hỏi ở đây là chúng ta sẽ cần phải ở đâu để nó sống theo mình?
    + Ở đây chúng ta phải nghĩ đến việc học của nó cho tương lai sau này của 18-20 năm sau. Một con người muốn tốt phải được giáo dục từ cơ bản mà lên. Thứ hai là giả sử chúng ta may mắn con của chúng ta sau này sẽ học ở những ngành đòi hỏi cao như bác sĩ, luật sư, nha sĩ, dược sĩ (amongst others) thì chúng ta phải để ý đến điều này.
    + Ở những ngành nào đòi hỏi con của chúng ta phải nói tiếng anh first language (tiếng mẹ đẻ). Một sự giáo dục nền tảng từ nhỏ cộng thêm khả năng tiếng Anh first language sẽ giúp cho đứa trẻ đó rất là nhiều trong ngành anh đã nói. Đây chính là kinh nghiệm sống của riêng anh. Trong trường luật, anh không thể nào bằng sinh viên bản xứ được về mặt ngôn ngữ và không bao giờ tiếng Anh của anh trở thành first language được. Những ngày năm học đầu tiên, quả là cực kỳ khó khăn. Anh đã từng ước mơ là đã có thể đi học từ những năm còn nhỏ để có nền tảng cơ bản nhưng đã muộn rồi.
    + Vì lý do nêu trên, nếu các bạn và các em về cho con đi về theo, khi nó sống ở quê hương, hãy make sure là nó được giáo dục cơ bản tốt và bằng ngôn ngữ tiếng Anh để nó trở thành first language của nó. Những thuận lợi đó bản thân đứa nhỏ nó không thể nào thấy trước mà chúng ta phải thấy trước và thu xếp cho nó để sau này nó vào những trường nói trên nó không phải gặp nhiều khó khăn.
    + Thật sự mà nói, cho nó học như vậy vẫn chưa đủ. Đa số các bạn học bác sĩ luật sư đều được cha mẹ cho đi học private school trả tiền rất nhiều vì chỉ ở đó họ mới có được sự giáo dục tốt hơn và comprehensive hơn.
    + Sự tiếp xúc thường xuyên với xã hội nó đang sống sẽ giúp cho nó thấm được văn hoá ở nơi nó sống và sau này nó không phải rơi vào tình trạng "sống bên lề xã hội" như một người bạn của em BM đã argue.
    + Để tránh hiểu lầm, những điều anh ghi ra ở trên không có nghĩa là chúng ta phải ở lại để cho con tốt hơn mà chúng ta phải tính đến nó khi quyết định về hay ở và tương lai của con nó như thế nào. Cũng có trường hợp con nó không thích sống ở đây chỉ thích học xong đi về sống ở quê hương cho nên vào khi con còn nhỏ chúng ta phải tính cho nó và sự tính toán đó phải mang tính lâu dài.
    -----
    Cám ơn mọi người đã đọc những suy nghĩ của anh về việc về hay ở. Hy vọng rằng nó đã giúp thêm thông tin cho mọi người. Về đề nghị của em KhangHy anh nghĩ là anh không có khả năng viết ra như thế vì ví dụ hỏi anh làm sao để về được tốt nhất thì anh thật sự không biết. Sorry em. Anh sẽ quay trở lại trả lời câu hỏi của KP về văn hoá trong vấn đề ứng xử của boss ở Việt Nam.
  5. khanghydaide

    khanghydaide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Khanghy chỉ muốn đưa một vài ý kiến cá nhân sau khi đọc bài của anh Analyst và gai_quan_ho2005, Cá nhân khanghy nghĩ thế này việc về hay ở cũng không ảnh hưởng tới việc đóng góp vào cộng đồng và đất nước. Không nhất thiết phải quay về mới là cách tối ưu để đóng góp vào sự phát triển của đất nước mà chỉ cần mình có cái tâm vào việc chung sức cho sự phát triển của đất nước, của cộng đồng là tốt rồi. Do đó mỗi người tuỳ theo hoàn cảnh cá nhân mà có cách riêng của họ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
    P/S: khanghy không có ý khuyến khích ai ở lại hay đi về đó là quyết định của mỗi cá nhân. Nhưng trên phương diện đóng góp cho cộng đồng thì mình nghĩ có người sẽ tối ưu việc làm này khi quay về còn có người lại tối ưu việc này nếu họ ở lại.
    Khanghy
  6. minhdhs

    minhdhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Hi anh Analyst.
    Em rất thích các bài viết của anh, bài nào cũng chính xác và thực tế, như
    chính chuyên ngành luật mà anh đang theo đuổi.
    Tuy nhiên có một điều mà em nhận thấy trong các bài viết của anh là
    anh cũng có quan điểm negative khá rõ với việc quay về. Ví dụ như ở bài viết trong trang 8 anh có viết việc kinh doanh ở Việt Nam cũng như là đánh bạc, và có nói thêm là đánh bạc thì không ai giàu có trong dài hạn.
    Điều này là đúng, ví như trong trò Roullete, có 38 số để đặt trong khi nếu trúng chỉ được trả gấp 36 lần đặt cược, do đó kỳ vọng toán luôn nhỏ hơn 0 và chơi bạc trong dài hạn thì chỉ có lỗ.
    Tuy nhiên so sánh việc kinh doanh với việc đánh bạc đơn thuần theo ý em việc kinh doanh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng cao hay thấp của nền kinh tế. Điều này thì rõ ràng là Việt Nam, Trung Quốc có thuận lợi hơn rất nhiều ở Mỹ. Trong cuốn Thế giới phẳng (The World is Flat ), Friedman đã đề cao vai trò của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương khi đã trích dẫn câu nói của ông John Milton Hay "Địa Trung Hải là vùng biển của quá khứ. Đại Tây Dương là vùng biển của hiện tại. Thái Bình Dương là vùng biển của tương lai." ( Cám ơn Google đã giúp em tìm lại thông tin này).
    Ý kiến của anh Kieuphong cũng rất hay ạ. + Làm 2 cái list, 1 cái Pro 1 cái Con. Mỗi list 2 cột, 1 là VN, 2 là Mỹ...
    Sau đó cho điểm mỗi yếu tố, tích cực mang dấu dương, tiêu cực mang dấu âm. Ví dụ như cà phê Mỹ được 8 điểm, cà phê ở Việt Nam được 4 điểm, đại loại thế. Sau đó mỗi người sẽ đánh giá tầm quan trọng của tiêu thức bằng các hệ số có tổng bằng 1. Có bạn cho rằng tiền lương là quan trọng, có bạn cho rằng việc đi lại, du lịch hay gần gia đình là quan trọng. Vậy nên tính trung bình thì số điểm mỗi người đánh giá về các phương án sẽ khác nhau.
  7. gai_quan_ho2005

    gai_quan_ho2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    sao anh analyst lại nói như vậy, có thể một người như anh không làm được điều gì nhưng nhiều người như anh chắc chắn làm được một điều gì chứ? cái tôi muốn nói ở đây là chất xám, dõ dàng là du học sinh hơn hăn sinh viên trong nước, họ được trang bi kiến thức mang tính chất toàn cầu.
    còn ta cứ đứng ngoài, để rồi tự hỏi ta làm được gì đây? thì có lẽ ta chẳng dám làm gì. phải dấn thân vào đó ta mới biết được ta cần phải làm gì?
    anh cũng bảo là nó phải thay đổi từ cốt lõi mà ra, ai cũng đứng chờ cái cốt lõi đó thay đổi, vậy ai là người thay đổi nó đây? đúng thật sự vấn đề này liên quan đến rất nhiều khía cạnh từ trên xuống dưới như anh nói. nhưng nếu các bạn đem sự hiểu biết, tầm nhìn của các bạn về nước thì chính các bạn là người thay đổi vấn đề cốt lõi đó.nhưng các bạn phải chấp nhận mất đi một số quyền lợi như anh analyst đã phân tích.
    còn như bạn khanghy nói thì tôi thấy hơi mơ hồ, vì mấy ai ở một nơi xa xôi mà vẫn giúp được đất nước đây? chắc đếm trên đầu ngón tay vì bản thân họ lo cơm áo gạo tiền nơi đất khách quê người cũng đủ chết rồi.có chăng là nỗi nhớ quê hương da diết.còn nhiều người có khả năng giúp quê hương thì họ lại ngại về vấn đề chính sách. có, ttôi cũng nhìn được bây giờ là hàng năm ngoại tệ của bà con việt kiều gửi về cho thân nhân cũng khá nhiều.
    tôi biết nhưng điều tôi nói có vẻ viên vông vì vấn đề du học sinh đi rồi ở lại la một hiện tượng thực tế khó tránh khỏi. đó là vấn đề chung của bất kỳ nước nào có hoàn cảnh như nước ta. và dõ dàng đó là hiện tượng chảy máu chất xám, nếu ta nhìn theo góc độ cá nhân dõ dàng đó là điều có lợi cho mỗi các bạn,nhưng nếu ta nhìn ở tầm bao quat đó là của cải bị mất đi.
    tôi nói như vậy không phải là tôi lên án các bạn gì đâu, tôi cũng nhìn nó ở khía cạnh đó là một hiện tượng. tôi chỉ mong một ngày gần đây mấy ông cốt lõi có thể làm được một điều gì đó ít nhất như Trung Quốc, mấy năm du học sinh của họ quay trở về làm việc rất nhiều.
    bản thân tôi sống và học tập trong nước thật sự có nhiều cái bất bình, tôi bất bình việc sinh viên chạy điểm, bất bình thầy cô giáo nhận tiền của sinh viên, bất bình vì thư viện chỉ mở đến 5h đã đóng cửa, bất bình vì tài liệu rất hiếm .....đó chỉ là trong môi trường đại học nhỏ nhoi.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Anh cám ơn msg của hai em Minh và GQH ở trên. Cám ơn các em vì lời nói nhẹ nhàng của mình và tập trung vào vấn đề cần nói thay vì chúng ta nói chuyện này theo cách nói ở room Thảo Luận. Anh thấy có nhiều người trong đó nói chuyện với người khác ở cách nói không thể chấp nhận được. Nay anh trả lời câu hỏi của em KP trước
    (i) Anh hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của em KP về việc văn hoá sẽ ảnh hưởng đến thái độ của một người khi họ làm boss. Chuyện đó ở quê hương cũng vậy ở đây cũng vậy nghĩa là một người Korea male thì họ có cách nói như vậy. Bạn nào thích xem phim Korea thử để ý xem nhân vật nam có phong cách nói, theo anh, là hơi rude với phụ nữ. Vì vậy, anh tin rằng đó là văn hóa. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là trong xã hội common law luật pháp họ cấm người đó thể hiện như vậy với nhân viên trong khi ở quê hương thì có luật nhưng không thực thi được. Anh rất ghét những người đối xử với cấp dưới Việt Nam như vậy. Ở đây chỉ cần em đánh đập nhân viên thử họ sẽ kiện em về battery và assault ngay lập tức. Nếu mọi người đi làm ở đây mà thấy anh nói chuyện này không đúng xin vui lòng đính chính cho anh biết. Sự bảo vệ của luật pháp chính là điều anh muốn nói trong aspect đó.
    (ii) Về ý kiến của Minh thì anh hoàn toàn đồng ý rằng chỉ số phát triển của Việt Nam cao hơn hẳn, anh sure là anh hiểu rõ điều này. Tuy nhiên, anh xin khẳng định lại là những điều các em thấy "sự phát triển" đó chỉ là sự phát triển trên bề mặt mà không có nền tảng vững chắc. Một con người hay đất nước muốn phát triển lâu dài và bền vững phải là sự phát triển từ cơ sở nền tảng bao gồm và không giới hạn ở sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển về cơ bản như giáo dục và an sinh xã hội. Sự phát triển ở đây các em có thể so sánh như mua shares và mua government bonds vậy. Một bên là lời nhiều nhưng không có secured (collateral) và một bên lời ích nhưng có bảo đảm. Nếu em muốn tranh luận với anh về việc này tiếp em vui lòng post lên anh sẽ đưa ra tranh luận về việc này nhiều hơn có suy nghĩ đến tính nhạy cảm của vấn đề anh nói.
    (iii) Về em GQH thì anh xin lỗi em, và tất cả mọi người đọc topic của anh tạo ra tâm trạng không vui, là anh một đi không bao giờ trở lại. Anh xin lỗi vì đã tạo ra một feeling như vậy. Sure anh biết, nếu anh về anh còn có thể sử dụng bằng đại học của anh học ở Việt Nam. Anh cũng biết được vấn đề chảy máu chất xám. Tuy nhiên, anh cảm thấy buồn cho hiện trạng người dân common class không có cơ hội được đi làm và đi học ở mức họ muốn. Anh nói đơn giản vậy thôi chứ nếu anh nói ra nữa anh bảo đảm là anh sẽ bị la về việc nói chuyện nhạy cảm. Anh bảo đảm với em là ngày xưa anh ở Việt Nam anh đã cố gắng tìm cách thay đổi xã hội như em đã nói ở trên nhưng anh không làm được. Sau đó anh may mắn được có kiến thức về hệ thống luật pháp của common law và anh nhìn lại luật pháp quê hương và anh nhìn tiếp vào sự phát triển nền tảng (giáo dục và y tế). Em hãy tin anh, anh không phải là người mang nặng thành kiến không biết nhìn vào vấn đề một cách khách quan nhưng anh thấy rằng muốn thay đổi phải thay đổi từ bên trong suy nghĩ và cách quản lý từ trên tác động xuống. Anh mong rằng GQH sẽ có một ngày không xa tiếp xúc được hands-on những vấn đề anh nói, chắc lúc đó em sẽ có cái nhìn khác. Anh sẵn sàng lắng nghe suy nghĩ mới của em.
    Cám ơn mọi người đã đọc.
  9. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    BM vote anh analyst 5 sao. Phe nhà mà...he he he.
    Bạn Gái Quan Họ thân, Bm xin chia sẻ một chút về cái nhìn với bạn. BM nghĩ nếu một bạn là du học sinh, sau khi đi học được đảm bảo sẳn vị trí trong cơ quan nhà nước, thì việc trở về của bạn ấy "họa may" có thể góp phần vào sự thay đổi của xã hội. Chứ còn du học sinh "dân đen" như BM và anh analyst, thì việc trở về hay không cũng không quan trọng, vì " Không mợ thì chợ vẫn đông. Mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui"
    Ngày xưa, ba BM biết BM là đứa ham tìm hiểu lịch sử và ham đọc, nên khi BM đi học, ba BM rất lo lắng khi biết BM sẽ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin. Sợ BM sẽ biết nhiều rồi phát biểu linh tinh mang họa vào thân, ba BM có dặn BM rằng " Yêu nước là tình yêu xa xỉ. Con hãy thương yêu gia đình của mình trước". Không phải ba BM bảo BM là đừng yêu nước, nhưng hãy tự thương chính bản thân và gia đình mình trước rồi hãy tính đến chuyện xa vời "xây dựng đất nước". Người xưa cũng có câu " Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" mà.
    Anh T, người bạn triệu phú tuổi 30 của BM, từng hăng hái ngày trở về với bầu nhiệt huyết và hoài vọng tuổi trẻ có thể góp nên luồng gió mát...Giờ thì anh ấy chỉ chăm bẳm làm giàu và dự định cho cô con gái (1 tuổi) đi du học càng sớm càng tốt ở độ tuổi trung học.
    Một ý kiến nữa mà BM muốn nêu ra ở đây là Bm không nghĩ một người có thể trở nên tài giỏi gì khác người sau vài năm học nước ngoài. Thế nên nếu du học sinh không trở về thì cũng không là "chảy máu chất xám". Một vài người bạn học của BM trước đây giờ đã là giảng viên đại học này nọ. Theo quan niệm của BM thì những gì họ gom góp trong khoảng thời gian trường lớp ngắn ngủi tại Mỹ chẳng qua chỉ là chút ít kiến thức về đường xá, lái xe, và một tờ giấy mà người ta gọi là "bằng". Học rồi phải đi đôi với hành thì sở học đó mới thấm. Mà đau khổ một cái là những gì mình đã học chưa chắc đã có điều kiện áp dụng tại Việt Nam...
    Hôm vừa rồi BM đi thăm trường California Institution of Technology cùng một người bạn. Anh bạn này từng là học sinh chuyên lý trường Lê Hồng Phong. Anh học xong BS rồi ra đi làm chứ không học tiếp. BM hỏi vì sao anh không đi chuyên về nghiên cứu dù anh có niềm đam mê mãnh liệt với ngành Vật Lý. Anh nói vì cơm áo gạo tiền, với lại đi học mới thấy bà con học giỏi quá, mình chỉ là một hạt cát giữa sa mạc...Hơn nữa trên 25 tuổi thì cũng qua độ tuổi sáng tạo rồi. Chi bằng đi làm với ngành mà mình yêu thích, vừa có tiền, vừa có điều kiện trao dồi kinh nghiệm. Anh mơ ước khi về hưu được trở về VN đi dạy, truyền đạt kiến thức cho học trò từ một góc nhìn thực tế hơn.
    Bạn thấy không, yêu nước và muốn đóng góp cho tổ quốc đâu phải chuyện một sớm một chiều. Chuyện về ngay sau khi đi học chưa hẳn là điều tốt. BM tin rằng quê hương vẫn luôn ở trong tim của những người con đất Việt. Và họ sẽ đóng góp cho tổ quốc bằng nhiều cách khác nhau tùy vào điều kiện của bản thân mình.
    Thân ái
  10. gai_quan_ho2005

    gai_quan_ho2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    đọc bài của anh analyst và bạn bluemiracle tự dưng tôi cảm thấy mình biết ít quá, giờ tôi mong mình biết nhiều hơn, được đi nhiều hơn, để cái nhìn được rõ ràng hơn về nhưng gì các bạn đang trải qua, có lẽ khi đó cái nhìn của tôi mới công bằng hơn, chứ như bây giờ tôi vẫn thích các bạn trở về.
    em cũng đồng ý quan điểm của anh analyst về sự phát triển của ViệtNam. chúng ta đang ở mức rất thấp , caí chúng ta đang đi họ đã đi qua từ lâu rồi.Tôi đang đọc cuốn sách "tốc độ tư duy" của Bill Gate công nghệ internet ông viết trong cuốn sách là từ năm 1997 vậy mà tôi thấy những công nghệ đó giờ mới ứng dụng ở Việtnam, thậm chí còn chưa hết. và tôi cũng hiểu những gì các bạn học khó mà ứng dụng ở việt nam, nhưng dù gì vẫn tiếc vì các bạn là những gương mặt ưu tú.
    tôi vào forum này vì tôi muốn hiểu hơn cuộc sống ở bên Mỹ là như thế nào? bạn trai tôi đang sống và làm việc bên đó, anh ấy muốn sống ở bên đó, tôi và anh ấy yêu nhau được 3 năm rưỡi,anh ấy muốn cưới tôi. tôi chưa đồng ý vì tôi không có ý định sống ở nước ngoài, mặc dù tôi khát khao được ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm mắt.
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 21/06/2007

Chia sẻ trang này