1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Bài viết vừa rồi của BM viết "dây cà ra dây muống", bị bạn nào đó tặng cho một sao. Nghĩ cũng đáng tội lắm thay! Lần sau BM sẽ rút kinh nghiệm nhé.
    Bây giờ thì BM kể tiếp chuyện nha.
    Lúc ban đầu khi đến Mỹ, anh cả V và Út mướn apartment ở chung với mấy người bạn. Dĩ nhiên là Út ở apartment "con gái" còn anh cả ở apartment "con trai". Chuyện bạn học cùng ở chung với nhau thì phần lớn đều xảy ra theo trình tự giống nhau. Nghĩa là lúc ban đầu thì xuôi chèo mát mái, nhưng về sau thế nào cũng có chuyện chén bát trong chạn va chạm nhau. Nguyên nhân dẫn đến va chạm có thể là do chuyện tiền bạc, hay do mỗi người một tánh ý. Và lẽ dĩ nhiên là chuyện dọn nhà không thể là điều tránh khỏi.
    Anh hai K thì ở nhà người bà con. Nhà bà con cách trường 2 tiếng đồng hồ metro. Hàng ngày anh phải mất 4 tiếng đồng hồ di chuyển. Sau này, anh là người học lái xe và có xe sớm nhất.
    Út phục sức phấn đấu của anh hai K. Không biết một ngày anh ngủ được mấy tiếng nữa. Vì chương trình học MBA của ba người lúc đó đã được thiết kế sẵn: 18 môn học -54 units- trong 14 tháng. Có nghĩa là I-20 hết hạn vào tháng 12 năm sau.
    Út học muốn mờ mắt, vì mới qua chưa quen cách học. Thầy cô giảng bài nghe không hiểu, phải tốn thời gian đọc sách bù lại. Kỹ năng take notes, làm research cũng không được trang bị trước. Học dồn nhiều môn trong thời gian ngắn, mới xong exam này đã có exam khác. Út và anh cả chỉ cắm đầu vào học còn anh hai K thì vừa học vừa "cày". Anh hai K kiếm thêm tiền "vặt" bằng cách tham gia những giải thi đấu cờ vua và bóng bàn. Việc thi đấu đôi khi đòi hỏi anh phải di chuyển giữa bang này và bang khác...và anh học bài thi trong lúc ngồi trên máy bay. Những giải thưởng một ít chỗ này, một ít chỗ kia góp lại cũng giúp anh trang trải chi phí sinh hoạt sống.Sau khi sang khoảng 2 tháng, anh K còn xin đi làm cho department of Finance của trường, anh làm research về Finance.
    Một năm qua nhanh như bóng câu.Tháng 12 năm sau, cả ba người đã hoàn tất những học phần cần thiết của chương trình MBA. Nhưng không ai chịu ra trường cả. Số là bằng MBA có 2 loại: Generalist và Specialist. Tấm bằng thì giống y chang nhau, nhưng MBA Specialist sẽ thêm 4 môn học phần tự chọn nữa. Để gia hạn visa thêm vài tháng nữa, Út và anh hai K chọn đi Specialist về Finance, anh cả chọn học tiếp Management.
    Thời gian này, cả ba đứng trước ngưỡng cửa của quyết định ở lại- nhưng bằng cách nào?
  2. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay..."
    Những ai đã và đang ở Mỹ chắc điều biết rằng muốn ở lại Mỹ sau khi học xong không phải là chuyện dễ. Ngoại trừ khi bạn giỏi đột xuất như một hiện tượng...Út và anh cả không nằm trong số "hiện tượng" giỏi đó. Còn anh hai K thì được "tiệm cận". Tháng 5 năm 2004, nghĩa là gần 2 năm sau ngày ba người đến Mỹ, anh cả và anh hai tốt nghiệp. Anh hai K bị một con B trong quá trình học, nên đứng thứ 3 trong khoá tốt nghiệp năm ấy. Do là đệ tử ruột của vị giáo sư trưởng department, anh được trường bảo lãnh bằng visa H1B. Nhưng hiềm nỗi, ngân sách của department đó có giới hạn, mà trong paper work khai với sở di trú thì lương của anh phải được trả đúng mức của một Master (Qua đó mới chứng tỏ được rằng việc bảo lãnh anh là cần thiết, và không thể thay thế bằng người bàn địa trong thị trường lao động sẵn có được). Thế nên mới có hệ quả là, anh hai K lãnh lương giả nhưng phải đóng thuế thật. Bạn cứ tưởng tượng đi, anh lãnh khoảng 11-12 USD một giờ nhưng phải đóng thuế của người có thu nhập bốn năm chục ngàn một năm !!! Tiền xót lại sau đó, không đủ anh đổ xăng đi làm nữa là.
    Còn anh cả V thì tiền cũng đã cạn sau thời gian 2 năm đi học. Anh cũng nộp hồ sơ xin H1B. Có một công ty chấp nhận anh vào làm vị trí Marketting Analyst. Hồ sơ nộp xong rồi, anh nhận được thư từ chối của sở di trú. Thư dài 6 trang, liệt kê những lý do để từ chối anh. Điểm tựu trung vẫn là người ta cho rằng thị trường lao động hiện có không thiếu nhửng người có skill cho vị trí đó. Để ở lại hợp pháp, anh đóng tiền vào một lớp ESL để có I 20 mới. Thời gian này nguồn tiền đã cạn, anh cả phải đi làm. Mà làm gì bây giờ? Anh đi bỏ báo trước cửa nhà người ta mỗi sáng. Do không có quyền đi làm, nên bỏ báo anh cũng phải làm "lậu". Và dĩ nhiên là bị người khác ăn chận tiền lương. Anh làm không đượcc bao lâu, chịu không nổi phải nghĩ...Nếu ai đó đã từng biết anh cả ở VN, thì sẽ hiểu tâm trạng của anh cả lúc đó như thế nào. Từ vị trí đường đường là một Manager, lúc nào cũng tươm tất sơ mi, cà vạt...bỗng một ngày phải đi bỏ báo lúc tờ mờ sáng, còn bị người ta chèn ép...Con đường trước mặt mịt mù.Sẽ xây dựng được thứ tương lai gì đây dựa trên tính tạm bợ của quyền di trú? Có những buổi tối phải ăn donut cho qua bữa, không dám đụng đến tài khoản của mình, vì phải để dành cho những ngày sắp tới...Mà con đường trước mặt thì hãy còn dài, dài lắm, biết đi đến bao giờ mới đến đích đây?
    "Nghĩ đến tương lai trào nước mắt
    Nhìn về quá khứ, toát mồ hôi"
    Được bluemiracle sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 04/05/2007
  3. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    Chị BM kể hay wá. Tiếp đi chị
  4. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    BM cám ơn mọi người đã ủng hộ BM nhiệt tình nha Thật ra, khi viết bài, BM không dám "múa rìu qua mắt thợ" đối với những bạn đã "Been there-done that" đâu. BM chỉ xin hé mở một cánh cửa sổ nhỏ về cuộc sống ở Mỹ cho những bạn đang dự định du học mà thôi.
    Thật ra con đường gian khổ mà ba người bạn V,K,T trong truyện của chúng ta đang đi qua đã được những người đi trước "lết" đến mòn dép rồi. Con đường ấy có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
    -Giai đoạn làm quen: Đây là giai đọan mà họ bắt đầu tiếp cận và tìm hiểu môi trường mới. Có người bị culture shock, có người không. Một số tư tưởng như "dựa dẫm-nhờ vả" hay "vị nể" phải dần bớt đi. Họ phải "bơi" để tự cứu mình trước khi trời cứu.
    -Giai đoạn xác lập quyền cư trú và đi làm hợp pháp.
    -Giai đoạn hoà nhập và xây dựng với cuộc sống mới nơi đất khách.
    Ngẫm lại thì American Dream đối với giới White Collars như ba người cũng chẳng có gì nhiều. Đó chỉ là một công việc ổn định với một thu nhập tương đối và một căn nhà "paid-off"
  5. mrpampam

    mrpampam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    huhuhu câu chuyện cảm động quá T_T
    đọc mà rơi cả nước mắt huhuhu
    bis bis tiếp đi tiếp đi
    đọc câu chuyện của BM mà thấy xót xa quá. đáng lẽ tôi cũng đã được qua Mỹ 1 cách đường đường chính chính = diện bảo lãnh rồi, giá như tôi có thể thay đổi quá khứ ... T_T
  6. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Trở lại câu chuyện thì Út của chúng ta sau 1 năm ở Mỹ đã gom được vốn liếng kha khá một số bài học. Một trong những bài học đó là không nên phí quá nhiều tâm trí cho dư luận. Bởi người ta có thể nhận xét này nọ về mình nhưng chẳng ai có thể sống giùm mình cả. Anh cả V dạy Út rằng đã đặt mục tiêu thì phải tìm được đường đi tới, miễn là trên con đường ấy mình không lợi dụng ai, không đạp lên ai..là được rồi.
    Khi nghe đến "du học sinh con gái" nhiều người Việt ở đây sẽ nghĩ ngay đến vế còn lại " Kiếm tấm chồng có quốc tịch". Thế nhưng để hai con tim "Du học" và "Có Quốc tịch" hoà cùng nhịp đập đâu phải là chuyện dễ, mà còn phụ thuộc vào duyên số của mỗi người nữa...Có thể ai đó sẽ cho là Út "lãng mạn", nhưng Út muốn đã là hôn nhân thì nên có tình yêu. Vì partner sẽ là người gắn bó với mình trong quãng đời còn lại, cuộc sống chung sẽ có nhiều va chạm...nếu không có tình yêu thì làm sao có thể chịu đựng và tha thứ cho nhau đây?
    Cuộc sống xa gia đình thiếu thốn tình cảm, nên khi yêu thì người ta sẽ càng yếu đuối hơn. Đôi khi Út nghĩ, nếu mình lỡ phải lòng một anh "Quốc tịch" nào đó, thì quả là mình đã đặt sự quyết định vào tay anh ấy quá nhiều: " Em trao anh cả tình cảm và tương lai của em rồi đó. Thế anh có bảo lãnh cho em ở lại không thì bảo?". Mà giả sử có một anh Quốc tịch nào đó có đủ "chút này chút nọ" như Út mong muốn, nghĩa là trẻ với một chút đẹp trai, một chút có học, một chút sự nghiệp,một chút gallant, một chút chìu chuộng, một chút generous with money, etc...,thì ắt anh ta cũng kén chọn ghê gớm lắm ah. Lúc đó thì Út lại không đủ điều kiện lọt vào "list chọn lọc" của chàng nữa kìa. Thôi thì trong lúc mơ mộng và chờ đợi chàng bạch mã hoàng tử giương cánh bườm đỏ thắm đến đón mình ,thì Út tự giúp mình trước vậy
    Một câu chuyện vui nho nhỏ phản ánh phần nào cái nhìn về "nữ du học sinh" của một số bà con khu Little Saigon. Số là có lần Út đi kiếm chỗ mướn phòng, điều kiện sơ bộ đã thỏa thuận qua điện thoại rồi, nhưng đến khi đến xem phòng và nói chuyện với anh chị chủ nhà, thì bỗng nhiên chị chủ nhà hỏi :
    "Em có xài computer không? Xài computer tốn điện nhà chị lắm, không được đâu".
    Thế là không mướn được phòng. Trên đường đi về, người bạn đi cùng Út cười ngất và bảo :" Biết em du học sinh, chị ấy sợ em tranh chồng của chị ấy đấy"
    Út cũng cười, nhưng trong lòng sao nghe đắng ngắt...
  7. mrpampam

    mrpampam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    thế bây giờ Út đang làm gì ở nước Mỹ ?
  8. Japamerica

    Japamerica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Út viết hay và tự nhiên, lại diễn tả trung thực được sự biến đổi trong tâm lý va suy nghi của mình trong 7 năm.
    Chắc Analyst muốn nói là: Út nên có 1 cái khung về việc mình định viết gì, sau đó viết thành từng đoạn mỗi đoạn tương ứng với 1 mục trong agenda đó, nhưng cá nhân mình thấy Út cứ viết tự nhiên là đúng với bản thân mình, nếu ko muốn bị gượng ép, mình thấy vẫn dễ hiểu như lời tự sự vậy đó. Như thế có vẻ hợp với tính cách của Út hơn lol. Thấy mình xem bói giỏi ko?
    Vote Út 5 sao nhé

    Được japamerica sửa chữa / chuyển vào 07:54 ngày 07/05/2007
  9. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    bạn nào vote cho Ut 1 sao ngay sau khi aigu post cái reply ở trang trước đó thật là . . ác ý . . . ối người tưởng aigu vote cho em ý 1* Nói thật là aigu chưa vote muốn đọc hết câu chuyện để hiểu vấn đề cái đã.
    Em Út có thể nói rõ cái phần "lĩnh lương thấp nhưng đóng thuế cao" được không?
    Aigu hơi khó hiểu cái này, cũng có thể do mới qua Mỹ, mói đóng thuế có 1 năm nên chưa hiểu hết.
    Việc trường của anh ý trả lương thấp thì chắc chắn trong cái W2 của anh ý cũng sẽ ghi thấp chứ không thể ghi cao hơn mức họ trả cho anh ý. Việc ghi cao trong W2 rồi trả cao sau đó bảo anh ý trả lại bằng cash thì theo aigu hiểu khô thể xảy ra ở các trường ĐH ở Mỹ.
    Bác analyst có thể giải đáp thắc mắc của em trên khía cạnh của bác được không ạ?
    aigu
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Cám ơn bạn JapanAmerica nghe, bạn nói rất là đúng. Ngay từ đầu mình đã nói em BM tóm tắt những gì bạn ấy định nói trước khi post những câu chuyện dài cho mọi người đọc. Vì em ấy busy phải đi làm cho nên câu chuyện kéo dài nhiều tập và chưa đi đến đâu. Tuy nhiên, đọc qua những bài post của em, mình nghĩ em BM muốn cho mọi người biết rằng những người trong truyện đã cố gắng đi tìm kiếm cơ hội thành danh ở Mỹ nhưng họ đã trải qua rất là nhiều khó khăn thậm chí đôi khi điều kiện sống của họ tệ hơn nhiều lần so với ở quê nhà. Mình nghĩ mình sẽ xem coi em BM viết gì tiếp và sẽ tóm tắt lại ý em ấy muốn nói gì cho các bạn dễ theo dõi.
    (2) Em BM không nên lấy làm quan trọng việc vote một hay năm sao. Mỗi người mỗi suy nghĩ khác nhau, và ở thế giới tự do, đa số đồng ý thì cũng được rồi không phải ai cũng đồng ý cả đâu.
    (3) Cám ơn bạn Aigu đã hỏi mình nghe, theo mình đoán em BM nói như thế này:
    (a) Employer của người đó trả lương thấp hơn mức quy định cho người muốn được H1B. Vì vậy, trong giấy tờ họ phải khai mức lương đúng mức cần thiết. Tuy nhiên, thực tế họ trả thấp hơn.
    (b) Vì lẽ đó, khi họ gửi statement cho employee để khai thuế, họ phải ghi mức giả và employee phải đóng thuế trên mức giả đó. Đó là làm lương thấp mà đóng thuế cao.
    (c) (Update sau bài viết của em BM ở trang 4) Em, anh remove đoạn viết này vì anh nghĩ không có lợi cho người liên quan trong câu chuyện của em, sorry em là anh đã không nghĩ ra vấn đề này cho đến khi sau khi trả lời cho Aigu biết. Cám ơn BM và em tiếp tục viết đi nghe và hãy cẩn thận khi đưa những thông tin đó ra. Nếu em muốn thì PM cho anh, anh sẽ remove giải thích này vào ngày mai về câu hỏi của Aigu). Chúc em khoẻ vui vẻ viết tiếp story để anh xem em muốn nói điều gì về cơ hội đây.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 09/05/2007

Chia sẻ trang này