1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    BM có cùng quan điểm với anh analyst. BM cũng tin vào sự may mắn. Dĩ nhiên là bản thân mình cần phải cố gắng, nhưng cũng cần cuộc đời cho mình cơ hội nữa. Có thể ví sự may mắn như chất xúc tác, không có nó thì phản ứng hóa học không xảy ra được.
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Trong topic này trong những ngày tháng sắp đến, given anh sắp xin nghỉ phép, anh sẽ dành một ít thời gian viết về những nhận xét và kinh nghiệm của mình trên đường đi tìm cơ hội và cuộc sống mới thay đổi hoàn toàn địa vị xã hội kém may mắn của mình với mục đích chủ yếu của bài viết là để lại một số kinh nghiệm cho các bạn đi sau, và còn ở lại quê hương, đọc được. Anh sẽ giới hạn đến mức tối đa nói về riêng bản thân và thiên về hướng nhìn một vấn đề ở cấp vĩ mô. Hy vọng là mọi người sẽ tham gia vào để giúp cho những ngưòi đi sau.
    (ii) Về ý kiến của em Junimond liên quan đến sự chuẩn bị, theo anh đó không phải là điều quan trọng nhất đối với một người khi đi tìm kiếm cơ hội vì những lý do sau đây:
    (a) đối với một người bản thân họ từ khá đến giỏi, giả sử họ có strong determination, em đặt họ ở vị trí xuất phát thế nào họ cũng có thể đạt được đến mức họ muốn (chưa nói đến yếu tố may mắn). Về mặt ngoại ngữ, nếu một người ở mức thấp về ngoại ngữ, họ có thể học được ở nước ngoài. Nếu họ không có năng khiếu, họ không thể nào thật giỏi nhưng họ có thể cố gắng để đến mức cần thiết (trong room này anh thấy có một số thành viên rất giỏi về ngành học chuyên môn nhưng không có năng khiếu về ngoại ngữ không nói đi đâu xa nhưng các em đừng buồn, đó là khả năng tự nhiên nếu không có thì không có vậy không cần phải tự buồn lòng). Anh lấy mình làm ví dụ cụ thể, ngành luật hầu như chỉ dành cho local residents nói tiếng Anh first language. Các em sẽ thấy nếu là Việt Nam đi học thì hầu như trong trường luật cũng là dân sinh ra từ nhỏ đến lớn. Anh không thể nào bao giờ có khả năng tiếng Anh bằng với họ được nhưng anh tự bảo mình và tự thân cố gắng để đạt đến mức tối thiểu chấp nhận được.
    (b) Vì điểm a nêu trên, anh thấy quan trọng không phải là xuất phát điểm phải good và cần phải chuẩn bị.
    (c) Về việc em nói khả năng nắm bắt cơ hội, nó chỉ áp dụng substantially cho em khi một người còn ở Việt Nam. Khi một người đã sống ở đây, cơ hội nằm sẵn đó cho em. Em muốn đi học được đi học muốn trường top nào cũng được miễn là em có khả năng vào được. Muốn đi làm cao đến đâu cũng được. Đó mới chính là cơ hội.
    (d) Đối với chúng ta những người hiện là alien hoặc từng là alien cơ hội sẽ khó hơn nhưng vẫn còn nhiều không phải ít. Ở đây, vấn đề lại là chúng ta as alien có may mắn được cơ hội đó hay không.
    (e) Vì những điểm anh nêu ở trên cho nên anh mới nói rằng
    + May mắn cho một alien là quan trọng nhất
    + Thông minh không phải là quan trọng nhất mà strong determination mới là quan trọng. Ở một người đã qua tuổi học đại học (bao gồm như em RQ) đi học lại là phải có strong determination chứ không phải very intelligent. Mọi người không tin cứ thử đi học ở tuổi đó sẽ biết cái nào là quan trọng trong hai cái này. Dù vậy, một người cần phải có mức thông minh vừa phải để hiểu và nắm bắt cơ hội dễ dàng ở đây và cũng có thể có nền tảng để học ở những ngành khó đến mức mình muốn, giả sử rằng mình chẳng phải là thiên tài gì làm gì khác chỉ có thể đi học để kiếm nhiều tiền theo một common class of people).
  3. Japamerica

    Japamerica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Analyst,
    Em đã PM cho anh vì ko muốn spam topic này thêm nữa.
    Chắc ko ai nghĩ theo hướng tiêu cực về post của anh đâu, nên đừng sensitive nhé. Em rất chờ post của anh và BM và các bạn khác. Anh cứ viết thôi ko cần quan tâm đến người khác có nghĩ mình kiêu ngạo không, vì trên đời này có nhiều kiểu người, mình định nói thế này họ có thể gán cho mình thứ khác anh ạ. Cest la vie.
    Đúng như anh nói, box Mỹ là 1 trong những box an toàn nhất, ít bắn súng nhất (lol).
    Và topic này hay nhất, vì nó sống động, trong những topic mình đã được đọc ở Box Mỹ.
  4. RoseQueen

    RoseQueen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Analyst đã có lòng quan tâm đến RQ. RQ đang và biết mình sẽ cố gắng nhiều để chính là mình (chứ không phải vì sợ gia đình chồng coi thường mình đâu anh ạ).
    RQ có một góp ý nhỏ là mong anh Analyst đừng nhắc đến cái chỗ vàng vàng thứ 1 lần thứ 3 nữa ạ. Anh cứ nói đi nói lại làm RQ nghĩ chắc anh chê RQ già không muốn RQ đi học tiếp hay sao ấy ạ. Mà không sao, RQ đã quyết tâm rồi thì ý kiến của anh Analyst chỉ là tham khảo thôi. RQ chỉ xin đính chính lần nữa là RQ đi học tiếp chứ không phải đi học lại vì đến bây giờ RQ vẫn cứ đang tiếp tục học, đâu có gác kiếm bao giờ? Vả lại theo RQ nghĩ, dù RQ có học 1 đại học khác khi đã có trong tay 2 bằng đại học và 1 bằng sau ĐH thì vẫn là học tiếp chứ không phải học lại. Biển học mênh mông mà, đâu phải mình học sai mà học lại đâu, đúng không ạ?
    * Chỗ vàng vàng thứ 2: RQ chưa hiểu ý anh Analyst nói gì lắm ạ, hình như thiếu một từ thì phải? Anh Analyst có thể viết lại rõ hơn không ạ?
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    RQ,
    (i) Sorry anh đã viết làm cho mọi người tưởng em là già lắm. Có lẽ em nghĩ vậy thôi chứ anh chỉ nói rằng đó là một người đã qua tuổi học đại học bình thường thôi ah nghĩa là một người không phải là đi học vào lúc từ khi mới ra khỏi high school.
    (ii) Về câu hỏi của em hỏi giải thích về vấn đề thiên tài, ý của anh trong việc đó như sau:
    (a) Học vấn (education) cao là một trong những con đường dẫn đến thành công nhưng nó không phải chỉ là một con đường. Có những người trong cuộc sống không cần phải học cao họ vẫn có thể thành công (cụ thể nhất là Bill Gates cho dù ông có nói rằng nếu cho ông thời gian ông sẽ quay lại hoàn tất đại học Harvard mà ông đã bỏ dở chứ không không hề khuyến khích sinh viên bỏ học như ông).
    (b) Tuy nhiên, để một người thành công mà không cần phải học cao, họ cần phải là một thiên tài trong một lĩnh vực gì đó. Đối với một con người bình thường hoàn toàn không có bất cứ một điều kiện hỗ trợ nào từ một người thứ hai, vốn là một số đông (common class of people) trong xã hội so với những thiên tài vốn là số ít trong xã hội, thì họ cần phải dựa vào học vấn cao để có thể đạt được sự thành công trong công việc.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 21/05/2007
  6. justmqk

    justmqk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Topic rất hay. Đặc biệt là bài viết của bạn BM. Mình phải ngồi đọc cho hết. Cám ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người. Mình cũng cảm thấy một phần hình ảnh của mình trong câu chuyện của bạn. Nhưng giọng văn của bạn thì diễn tả hay hơn rất nhiều!
    Tại thời điểm này thì Mỹ là vùng đất cơ hội cho mình học tập vì hệ thống giáo dục của họ được công nhận rộng rãi, khoa học kỹ thuật tiên tiến v.v., cho mình cơ hội tiếp cận với thế giới với tấm bằng từ Hoa Kỳ.
    Còn nếu nói đến cơ hội để kinh doanh, kiếm việc làm trong ngành tài chính và mua 1 căn nhà, thì VN bây giờ có thể cho mình cơ hội tốt để đạt được điều đó. Sau khi gia nhập WTO, các nhà đầu tư đang đổ vào VN. Mình biết rất nhiều nhà đầu tư nc ngòai đến VN và đang săn lùng những chất xám với bằng cấp nc ngòai và khả năng anh ngữ tốt. Họ sẵn sàng trả lương tương đương với lương ở Mỹ và họ ko thích tuyển dụng người Mỹ vì ko nói được tiếng Việt , và rất khó tìm người trong nứơc với khả năng anh ngữ và kinh nghiệm như dân du học. Với mức lương như ở Mỹ , sống tại VN thì chẳng mấy chốc sẽ mua được căn nhà paid cash. kinh nghiệm tìm việc cũng không khốc liệt như ở Mỹ vì cung ít hơn cầu. Đồng thời, cơ hội kinh doanh thành công ở VN cũng nhiều hơn, ăn theo tốc độ tăng trưởng và những biến đổi trong nền kinh tế của VN. căn nhà ở PMH của anh cả bây giờ giá tri chắc gấp mấy lần rồi so với 5 năm về trước. Do đó, nếu mục tiêu là make money thì VN hiện tại sẽ có nhiều cơ hội hơn.
    Còn nói về cơ hội để được tự do đi lại các nước trên thế giới thì lại là một chuyện khác. Mình sẽ ko bàn sâu vào vấn đề này. Anh analyst có thể help.
    Các bạn có thể check out trang web:
    www.vietnamwto.org
    để tham gia và theo dõi tình hình VN sau giai đọan WTO.
    Nếu bạn nào quan tâm về vị trí mà các nhà đầu tư mình nói tới ở trên đang offer thì có thể trao đổi thêm qua PM.
    Chúc mọi người may mắn và tìm được cơ hội cho riêng mình.
    Được justmqk sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 22/05/2007
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Cám ơn thông tin của bạn Justmqk về một mặt khác đi của cơ hội. Thế giới này phải mang tính đa dạng (diversified) cho nên suy nghĩ của một bạn này về ý nghĩa cơ hội sẽ có thể khác đi một bạn khác và, như thế, nó làm cho một người đọc có nhiều thông tin hơn.
    + Mình muốn bạn Just thể hiện quan điểm của bạn thêm chi tiết nữa nếu bạn có thể và vui lòng (bạn lưu ý là mình không có ý bắt bẻ bạn đâu và thật sự là muốn bạn thể hiện suy nghĩ của bạn cho viewers). Mong bạn cho biết suy nghĩ của bạn, ở tại môi trường Việt Nam, trong hai yếu tố sau:
    (i) Khi mình nói đến cơ hội ở đây, mình tập trung vào hai việc (loại trừ alien category) (a) muốn đi học được nhà nước giúp cho đi học, muốn học đến trường top nào cũng được miễn là có khả năng thực sự không phải vì con ông này ông nọ và (b) muốn đi làm chỉ cần có khả năng có thể làm đến mức nào cũng được. Nếu có khả năng có thể làm đến CEO cho những tập đoàn lớn lương rất cao. Thôi nói chi xa qua, nếu có khả năng học có thể làm bác sĩ, dược sĩ hoặc nha sĩ lương khoảng sáu con số dễ dàng. Giả sử là mình về Việt Nam làm việc theo cơ hội bạn nói, đang học mình muốn ngưng làm full-time để đi học full-time ở một bằng nào đó mà sau khi học xong đó mình lại phát triển đi lên nữa. Vì mình không đi làm không có gia đình nuôi mình phải có loan của chính phủ không interest mình mới đi học full-time được. Theo bạn lúc đó mình ở Việt Nam mình phải làm gì? Nếu nhà nước không có chính sách giáo dục như vậy mình không thể nào bỏ làm đi học full-time được thì mình làm sao phát triển đi lên đây? Bạn cũng biết là ở đây ngành professional là phải học một bằng đại học xong học tiếp một bằng đại học nữa. Mình đã có rất nhiều người mình biết ngày xưa học ví dụ (chỉ là ví dụ) engineer sau đó không thích thích học tiếp ba năm full-time lên thành professional của một lĩnh vực khác (ví dụ luật chẳng hạn). Họ có khả năng nhưng không có tiền. Nơi họ đang ở đây giúp cho họ điều đó và sau này họ ra trường làm nhiều tiền họ đóng thuế lại nhiều sẽ làm cho đất nước càng đi lên. Vậy, bạn suy nghĩ về cơ hội này ở Việt Nam với cơ hội này ở đây như thế nào?
    (ii) Câu hỏi thứ hai là khi bạn muốn kinh doanh ở Việt Nam bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối và phiền hà về hệ thống luật pháp của Việt Nam và sự quan liêu hành chính. Bạn mở một công ty ở một tiểu bang của Hoa Kỳ nhất là ở Delaware bạn chỉ cần 2 ngày. Bạn xem lại xem muốn thành lập một công ty liên doanh ở Việt Nam sẽ tốn bao nhiêu lâu. Văn phòng mình ở Việt Nam chuyên soạn thảo mấy cái giấy tờ này cho nên mình biết là tốn bao lâu. Theo bạn, những vấn đề này mình làm sao bây giờ.
    (again, bạn lưu ý là cứ tự nhiên nói ra suy nghĩ của bạn cho các bạn xem nghe, mình thật sự là không muôn bắt bí bạn đâu nhưng mình phải suy nghĩ hỏi hơi khó một chút (nếu có)).
  8. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn lời khen của bạn justmqk nha. Bm xin chia sẻ với bạn một vài quan niệm cá nhân của BM về chuyện đi hay ở. Thật sự thì lúc mới sang Mỹ, BM cũng có lúc ngồi ngẫm nghĩ :"Có nên ở lại không? Và cái gì sẽ là điều níu chân mình ở lại".
    Những buổi chiều đi học về qua cái cầu bắc ngang xa lộ, BM nhìn dòng xe chạy mà ngán ngẩm...Nếu nước Mỹ chỉ là đường xá thênh thang và xe hơi thì nước Mỹ chẳng có gì hấp dẫn, vì BM bị say xe ói mật xanh mật vàng. Một trong những điều làm BM nản chí là BM sang đây khi đã qua tuổi học đai học. Nhìn lại mình chỉ thấy dở dở ương ương. Hòa nhập vào văn hóa Mỹ là chuyện không tưởng vì lỡ ăn nước mắm mấy chục năm nay rồi. Cách suy nghĩ và cư xử của văn hoá Việt đã ngấm vào xương tuỷ .Học có bằng cấp đi chăng nữa cũng chẳng thể nói tiếng Anh giỏi được. Không được đến Mỹ khi thiếu niên, lại một thân một mình, thì việc chọn đất Mỹ là quê hương có là một cuộc chơi quá sức hay không?
    Thế rồi một biến cố tại Việt Nam đã tác động vào BM. Đó là vụ cháy toà nhà ITC. Anh họ của BM tại Việt Nam có người bạn bị chết trong vụ cháy ấy. Anh bị một cú shock khi anh là người chứng kiến cảnh chữa cháy và cảnh người chết. Có thể BM nhạy cảm, nhưng những gì được nghe kể lại và đọc trên báo chí làm BM đau lòng lắm. Nghĩ đến chuyện World Trade Center xảy ra trước đó mấy năm, lính cứu hỏa Mỹ bao nhiêu người hy sinh, nơi người khác chạy đi lại là nơi họ xông vào. Còn ở Việt Nam, nơi toà nhà ITC hơn 60 người chết, có người lính cứu hỏa nào bị trầy xước không? Cảm giác của mình sẽ như thế nào nếu một trong những người chết cháy ấy là bố, là mẹ, là con, hay là người mình yêu? BM cảm thấy bất mãn với những bất công xã hội mà mình phải bất lực đứng nhìn. Và như các bạn đã biết, vụ án ITC được đưa ra xét xử với bị cáo là chú thợ điện hay anh công nhân xây dựng gì đó.
    BM có một người bạn, anh T. Anh T là em của một đại gia ngành gỗ. Anh T được anh trai gửi đi học MBA cùng trường với BM. Anh học trước BM , học cực kỳ giỏi. Và anh chủ trương "học xong là về". ....
    Một buổi tối mùa thi, để giảo lao giữa giờ học, anh T rủ BM đi uống Starbuck. BM nói với anh " Có lẽ em sẽ không về". Anh T giải thích với BM về quan điểm "nên về" của anh. Về đi em. Việc gì mà phải ở lại Mỹ. Nước mình thì mình về chứ, về để xây dựng đất nước. Quê hương cần những người có tầm nhìn và nhiệt huyết như mình. Em không thấy cộng đồng người Việt chỉ là đang sống bên lề xã hội Mỹ thôi sao. Hơn nữa, tuổi của tụi mình sang đây là trễ tràng rồi. Muốn ở lại sẽ nhiều vất vả.Nhưng T ơi, em muốn được cảm thấy an toàn trong một xã hội có luật pháp rạch ròi, và những quyền tối thiểu của công dân được bảo vệ...Em lầm rồi, khi hệ thống luật pháp còn kẻ hở thì đó chính là lúc mình có cơ hội làm giàu và phất nhanh. Nhưng em sợ. Anh không thấy vụ Minh Phụng và Đông Nam sao. Trong mắt em hai vụ án đó chẳng khác nào "Chờ nuôi cho mập rồi làm thịt vậy". Em thấy doanh nghiệp ở VN còn làm ăn được là do được người ta nhắm mắt bỏ qua. Chứ khi người ta muốn triệt thì có thể triệt bằng đủ đường. Nói chi xa, chỉ cần kiểm toán thuế thì doanh nghiệp nào cũng "ngất ngứ". Nhưng em có đủ khả năng làm giàu như người ta không mà em vội sợ? Em biết em là "đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu".Em chẳng có thể làm được chuyện gì lớn lao. Em chỉ mơ ước một cuộc sống ít những điều khuất tất mà mình phải gắng tập cho quen:" Chẳng thà không biết thì thôi. Biết rồi nhắm mắt làm ngơ sao đành". Em muốn đi làm được vui vẻ đóng thuế, vì những đồng tiền thuế dù có rò rỉ đi nữa cũng chảy được môt phần vào tiện ích xã hội. Em có thể khổ. Nhưng em muốn con em sau này sẽ có một tuổi thơ và một cuộc sống khác em. Anh T trầm ngâm một chút, rồi nói :" anh tôn trọng quyết định của em. Chúc em chân cứng đá mềm nơi đất khách".
    Năm đó T về Việt Nam với mục tiêu " 30 tuổi 1 triệu đô la". Hai năm sau, anh sang Mỹ chơi, BM và anh lại có dịp ngồi Starbuck với nhau. Anh khoe với BM, anh đã đạt được mục tiêu rồi. Kiếm được hơn 1 tirệu USD rồi. Anh lấy vợ, cô bé bạn học thời sinh viên đã chờ đợi anh trong suốt thời gian anh đi học xa. Hai người có một bé gái xinh xắn. Anh xây một biệt thự ở cạnh sông Hàn. Sang Mỹ lần này sẵn dịp mua chiếc BMW...Còn em thế nào? Em vẫn chật vật đi làm sở Mỹ. Mới ra trường còn loay hoay tìm đường tiến thân. Đi làm được đúng ngành là mừng rồi. Lương công chức văn phòng để dành mỗi năm chắc được vài ngàn. Con số 1 triệu USD chẳng bao giờ dám mơ tới chỉ trừ khi trúng số.
    Thế đó, kẻ học xong quay về, người quyết định ở lại. Hai con đường khác nhau. Có lẽ anh T là "chí làm trai Nam Bắc Đông Tây. Cho thoả sức tang bồng trong bốn bể". Còn BM thì là phận đàn bà với giấc mơ cỏn con, chẳng nghĩ được chuyện đại sự. BM mừng cho những thành công của anh T, và luôn cầu chúc anh hai chữ "Bảo trọng".
    Được bluemiracle sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 24/05/2007
  9. justmqk

    justmqk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của mình. Justmqk thấy điều đó rất hay vì như vậy mọi người có thể học hỏi lẫn nhau. Chúng ta có thể nói về cơ hội theo cách này. Đầu tiên là nhận định cơ hội, có những cơ hội nào out there? điều này thì sự đóng góp của mọi người rất quan trọng. Bởi vì một người ko thể nhìn thấy hết được, nên càng có được nhiều thông tin càng tốt để có thể có được 1 quyết định đúng đắn. (informed choice).
    Thứ hai là việc chọn lựa cơ hội. Việc này thì chỉ tự cá nhân quyết định được thôi, tùy theo hòan cảnh, mục tiêu, sở thích...v..v Câu chuyện mà BM chia sẻ về quyết định ở hay về là 1 ví dụ rất cụ thể. người bạn với mục tiêu " 30 tuổi 1 triệu đô" chọn con đường của riêng anh và sẵn sàng đối đầu với cái giá phải trả. you can''''t get them all. chỉ là sự lựa chọn mà thôi. Và mỗi người đều có con đường riêng với những cái hay của nó.
    Thứ ba là nắm bắt được cơ hội. hi..hi cái này thì ko phải là dễ và ai cũng làm được. nhìn thấy được cơ hội rồi, quyết định nắm bắt rồi nhưng mà có đạt được ko thì cũng tùy vào mỗi người, nhiều yếu tố, may mắn, determination...v.v. Có điều cái này học hỏi đựơc. Ví dụ, như câu chuyện mà BM chia sẻ là rất quí báu cho những người đang nhắm đi vào con đường tương tự. Mình chắc nhiều người cũng muốn nghe người bạn chia sẻ kinh nghiệm "30 tuổi 1 triệu đô" của anh ấy. :)
    Dưới đây thì justmqk sẽ bàn thêm về phần nhận định cơ hội để trả lời câu hỏi của analyst. :) Mình cũng rất mong các bạn đóng góp và chia sẻ để chúng ta có thể có được một tổ hợp thông tin đầy đủ về những cơ hội ở Mỹ và VN cho mọi người tha hồ mà lựa chọn. :)
    Con duong học tập
    Mình đồng ý với quan điểm của analyst. Như mình nói ở bài trước, cơ hội học tập ở Mỹ tốt hơn và nhiều hơn so với VN. Cụ thể hơn, nói về hệ thống giáo dục đào tạo, cánh cửa đại học ở VN rất hẹp và khó chen chân. Và việc quay lại trường ở bất cứ độ tuổi nào là hầu như ko có. Cơ hội cho những học sinh ko có điều kiện kinh tế nhưng học giỏi để tiếp tục con đường học vấn cũng ko nhiều. Những học bổng ngon thì ko tới phiên mình. Ở đây mình ko bàn đến chất lượng đào tạo, hy vọng bạn nào có thể hiểu về vấn đề này hơn có thể bổ sung vì mình ko có đủ thông tin để so sánh chủ để hơi subjective này. Như mình có thể nói đến giá trị bằng cấp. Rõ ràng là bằng cấp ở Mỹ đươc công nhận ở nhiều nơi trên thế giới hơn là bằng VN. :) Vertical, Điều này cho người có bằng ở Mỹ nhiều cơ hội để có thể tiếp cận được kiến thức chuyen sau cao cap nhat của the gioi neu nguoi do chon con duong academic hoac nhieu co hoi de dat den nhung vi tri ngang tam voi the gioi thi du nhu lam cho nhung to chuc the gioi nhu wto , united nation v..v.. Horizontal, voi bang cap o My, nguoi do co the de dang lam viec o nhieu nuoc tren the gioi hon.
    Tuy nhien, khi nói đen hoc tap, ben canh viec ban ve bang cap, minh cung nen noi 1 chut ve van de kien thuc. voi su bung no cung internet thi co hoi de gap hat kien thuc o My hay o nhung nuoc khac ko con khac biet nhieu nua vi moi nguoi deu co the hoc nhung dieu ho can tu moi noi tren the gioi. "the world is flat"
    Con duong di lam
    1) Lam cho nha nuoc: o My thi co hoi thang tien dua tren năng lực thi rong rai hon so voi o VN. (he..he con Bush la 1 vi du de noi rang moi thu deu mang tinh tuong doi)
    2) Lam cho cong ty tu nhan, tap doan nuoc ngoai v..v: thi nhu minh de cap o bai truoc, voi tinh hinh o VN hien nay sau khi gia nhap WTO, co hoi de thang tien dua tren nang luc la thuc te.
    nen o muc nay, co hoi o My hay o Vn deu nhu nhau. vi cac cong ty deu theo 1 muc dich la loi nhuan.
    Con duong tự làm:
    O VN co hoi kinh doanh nhieu hon o My
    VN dang duoc cac nuoc nham vao dau tu thay vi china va trung quoc. Vn van con nhung diem yeu nhu he thong luat phat chua ro rang nhu analyst de cap, he thong thue phan minh nhu BM noi, "kinh doanh la co toi", nhung dieu do ko co nghia co hoi kinh doanh o VN ko bang o My. Thuc su la ko ai co the du doan duoc chuyen bien cua VN se nhu the nao vi VN moi tham gia WTO dau nam nay thoi. Nhung minh co nhung cơ sơ cu the VN co toc do tang truong rat nhanh so voi the gioi, dan so dong va rat tre . My quyet dinh se dau tu vao VN gap 2 -3 lan so voi truoc sau WTO . Cac nuoc tu tin hon khi dau tu vao VN, viec "nuoi map roi lam thit" se ko de dang xay ra nhu truoc. Minh ko noi la ko co, nhung co hoi thap hon. Thu tuc hanh chanh con cham tre nhu analyst noi ko con la ly do de lam cac nuoc chan chu nhu truoc nua. Ho ko co bo chay vi thi truong moi mo cua VN offer rat nhieu co hoi vi tat ca moi thu deu moi. Con thi truong o My moi thu bao hoa, tinh canh tranh rat cao. ........co hoi ngan han thoi, nhung vi du o Vn, thoi gian vua qua, so nguoi lam duoc tu 100 den 500% so voi so von ban dau trong vong duoi 1 nam la khong nho. co nguoi duoc hon, co nguoi thua lo, nhung co hoi kinh doanh de duoc lai suat nhu vay co nhieu o Vn hon la o My. Ban nao co hung thu thao luan them ve viec kinh doanh o vn thoi hau wto thi co the tiep tuc o ben www.vietnamwto.org.
    Biet dau lai tim duoc co hoi hop tac.
    mong cac ban gop suc nhe, minh viet dai roi, con rat nhieu con duong va co hoi nua.... Hi vong, cac ban se dong gop de moi nguoi biet them nhieu co hoi hon, va minh dang don doc nhung cau chuyen cua moi nguoi ve viec lam sao ban nam bat duoc co hoi cua minh.
    Được justmqk sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 23/05/2007
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Vn van con nhung diem yeu nhu he thong luat phat chua ro rang nhu analyst de cap, he thong thue phan minh nhu BM noi, "kinh doanh la co toi", nhung dieu do ko co nghia co hoi kinh doanh o VN ko bang o My.
    ------------------------------------------------------------------------
    Đây là điều quan trọng nhất mà một doanh gia nên suy nghĩ khi có ý định mở một cơ sở thương mại hay sản xuất. Khi lập ra kế hoạch kinh doanh, họ phải nghĩ đến phương thức kinh doanh (business model - tôi không biết từ tương đương trong tiếng Việt nên tạm dịch như vậy) có hợp pháp hay không và sẽ áp dụng những luật định thuế nào. Nhất là những lĩnh vực dễ đụng chạm (sensitive) đến pháp luật, ví dụ như y tế, dược... Nếu trong một nước có luật kinh doanh, quy định rõ ràng thì người ta nương theo vào những gì luật cho phép để điều hành cơ sở của mình. Ở VN, để mở được một cơ sở thương mại, đố bạn làm được mà không có ... .., dù chỉ là một chầu cà phê hay một bữa nhậu với các viên chức chính quyền. Chỉ mới mở, bàn tay thương nhân đã phải nhúng chàm, dù họ hoàn toàn không muốn! Dấu chàm này có thể dùng làm "mốc" để bị làm tiền những lần sau và cũng có thể làm bằng chứng cho tội hối lộ bất cứ lúc nào, dù 10 năm hay 20 năm sau.
    Ở Mỹ (xin giới hạn trong box này), doanh nhân làm việc trong luật pháp. Muốn thay đổi 1 điều luật nào đó chính phú phải qua các cuộc bầu phiếu, và doanh nhân có cơ hội chống lại, nếu sự thay đổi đi ngược lại lợi nhuận của họ. Ở VN, luật lệ thay đổi theo nghị quyết, các nghị quyết đôi khi lại ngược lại với luật, ngay cả hiến pháp, thì làm sao doanh nhân có thể nghĩ đến việc làm ăn lâu dài? Không cứ vừa buôn bán, vừa dò chừng nét mặt của các vị quan chức?
    Đồng ý với bạn là cơ hội làm giàu ở VN cao hơn Mỹ vì thị trường Mỹ đã bão hoà, trong khi VN là thị trường mới mẽ. Nhưng đó chỉ là những cơ hội tức thời, ngắn hạn. Bạn sẽ lời to nếu tổ chức việc kinh doanh theo "phi vụ", tức chuyến nào hay chuyến ấy. Còn làm ăn lâu dài và lương thiện. Bạn có biết nhiều doanh nhân VN luôn tìm cách chuyển một phần tài sản, vốn liếng của họ ra nước ngoài vì sợ rằng một "ngày ấy" sẽ xảy ra, họ phải lo cái cổng sau của họ.
    WTO, các công ty nước ngoài được lợi nhiều nhất, vì họ có quốc gia của họ đứng phía sau bảo bọc cho họ. CP VN phải tuân thủ các luật định quốc tế khi đụng chạm đến quyền lợi của họ. Còn các doanh nhân trong nước, việt kiều thì ai lo đây? Không biết bạn có để ý, sau mỗi đại hội, bầu cử chừng 6 tháng đến 1 năm, lập tức có một loạt công ty lại bị ra toà vì phạm pháp. Chỉ vì họ không bắt kịp các thay đổi, hoặc thay không kịp ngựa.
    Chất xám Việt ở nước ngoài, không cần biết đi từ 75 hay du học sau này, ai cũng muốn về giúp ích bằng cách này hay cách khác (tất nhiên, ngoại trừ những người có tư tưởng cực đoan). Nhưng cái khó khăn nhất làm cho họ chùn bước là những luật lệ không rõ ràng, những nghị định thay đổi nhanh chóng. Giúp nước cũng nên đồng nghĩa với xây dựng tương lai của đời sống của họ và con cháu họ. Còn không, lâu lâu cứ quyên góp hội từ thiện này, quỹ bão lụt kia cũng là giúp, nhưng ít ra mình an toàn.

Chia sẻ trang này