1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Aigu thấy các bác bàn bạc rôm rả cũng ghé qua ném quả "lựu đạn" ^^
    Theo nhiều bạn nói ở trên đây thì có lẽ bạn nào ở lại Mỹ là vì Việt nam "quyền cơ bản" không đưọc tôn trọng, bạn nào về là để "xây dựng đất nước".
    Theo aigu hãy khoan nói đến tầm vĩ mô, tất cả mọi người khi quyết định ở lại hay về đều dựa trên nhiều yếu tố và phần lớn những yếu tố đó là rất "riêng", rất unique.
    Aigu vẫn đang ở đây, và vẫn chưa biết là sẽ ở bao lâu nữa (chả biết sẽ về hay ở) tuy nhiên aigu thấy rằng không có gì fancy để mà phải "do whatever it takes" để ở lại Mỹ như nhiều người, dĩ nhiên aigu cũng đồng ý là Việt Nam còn nhiều "vấn đề phải giải quyết".
    Nếu đem vấn đề làm biz ra để xem nên về hay ở thì có lẽ anh T của bạn BM đã đúng, mình chả học MBA (nếu MBA = married but available (for some time) thì ok) ^^ nhưng mình thấy người ta vẫn nói rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao.
    Còn việc cho rằng chỉ có ở VN doanh nghiệp mới trốn thuế thì chưa đủ, phải nói đúng ra là mấy chú công ty lien doanh ở VN trốn thuế mới giỏi. Nếu nói ở Mỹ doanh nghiệp không trốn, không lách thuế thì càng sai. Các bạn trong ngành biz có thể tự tìm ví dụ, trốn thuế và gian lận thương mại ở Mỹ xảy ra từ công ty nhỏ đến lớn (thế nên anh 2 hay anh 3 của BM mới được nhận lương bằng cash, hay một số tập đoàn lớn mới đổ bể, CEO đi tù báo chí tốn bao nhiêu giấy mực).
    Aigu có nghe người ta dùng thuật ngữ "thiên đường thuế" để chỉ một số nước là nơi "lách thuế" cho rất nhiều tập đoàn lớn. Có bác nào nắm rõ cái này thì chia sẻ với ạ!
    Mấy cái này obvious cho phép aigu không search google để tìm dẫn chứng nhé!
    Nói một cách túm lại (kẻo lại ra khỏi chủ đề), người ta nói rằng "crisis presents opportunities" vậy liệu có thể nói ở nơi nào đó có nhiều cơ hội là nhờ có crisis? Và nhiều khi ánh sáng của cái bóng đèn "cơ hội" làm người ta không nhìn rõ khoảng tối "crisis" dưới chân nó??
    Nothing ventures, nothing gains - Cơ hội là một chuyện còn để nắm được cơ hội đó cho riêng mình thì aigu tin rằng ai cũng phải trả một cái giá nhất định và hơn ai hết mỗi cá nhân tự biết rõ nhất cái giá đó của mình là bao nhiêu!
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn ba bạn Just, KK và Aigu đã tham gia vào thể hiện quan điểm của mình trong topic này. Nay mình xin thay đổi title của topic này lại một lần nữa để cho người đọc từ title có thể biết được trong topic này tụi mình đang nói về vấn đề gì. Theo ý kiến của riêng mình, việc "về hay ở" là một trong những điều luôn đi theo một bạn đi học ở nước ngoài.
    (ii) Mình đã đọc qua hết cả ba bài viết mới của ba bạn nói trên và xin có một số ý kiến ngắn gọn trước, sau này mình xin sẽ nói dài hơn và nhiều chi tiết hơn nữa bây giờ mình lại thiên về nói "về hay ở", như sau.
    (ii)(a) Theo mình, việc về hay ở (bỏ qua yếu tố có được ở lại hay không) là một quyết định mang tính cá nhân của một người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân đó. Việc mình ủng hộ việc ở lại không có nghĩa rằng mình kêu một bạn xem topic này ở lại. Tuy nhiên, mình phân tích ra những suy nghĩ của mình tại sao lại ở lại, hoặc tại sao lại quyết định như vậy, để cho viewers tự xem tự suy nghĩ và tự quyết định. Mình tin rằng nó sẽ giúp cho những người đang phân vân không biết về hay ở. Khi mình advise một bạn nào đó trong trường hợp này, mình đưa ra thông tin cho bạn ấy thấy rằng trong trường hợp này thì về nhưng trong trường hợp khác thì ở nhưng mình không đưa ra kết luận và về hay ở đối với bạn đó. Điều đó phải do bạn đó tự quyết định áp dụng facts của riêng mình. Theo mình đó mới đúng là advice giống như người ta cứ hay hỏi là mua lens này hay không hay mua lens kia. Người trả lời dùng Nikon cứ nói là mua Nikon người Canon cứ nói là mua Canon. Theo mình đó chưa phải là một advice tốt vì lý do mình đã nói ngay trong điểm này ở trên.
    (ii)(b) Trong đây mình ủng hộ quan điểm trong bài viết của KK và không ủng hộ quan điểm của Just, vì lý do sau đây (in brief vì msg này cũng đã dài):
    + Một, những gì mà gọi là đang phát triển ở Việt Nam chỉ là sự phát triển trên bề mặt của nó mà không có nền tảng. Một con người muốn phát triển tốt và lâu dài phải đi từ cái nền tảng. Bạn không tin bạn nhìn lại infrastructure của Việt Nam thử xem.
    + Khi nào bạn nói đến bão hoà (nghĩa là không còn phát triển mạnh nữa) ở Hoa Kỳ thì bạn phải reach đến đỉnh cao của nó (ví dụ Coca Cola mạnh quá rồi bây giờ phải mạnh hơn nữa) thì mới tính đến đi tìm ở những nơi đang phát triển. Bản thân cá nhân mình mình thấy cơ hội cho riêng mình còn nhiều lắm chỉ không biết là mình có khả năng đạt được hay không. Đó là mình chưa nói đến chất lượng giáo dục đó nghe.
    + Đồng ý với Aigu về việc trốn thuế. Ở đâu cũng vậy, con người ai cũng muốn vượt ra ngoài luật và trốn thuế để có nhiều tiền hơn. Chống lại việc đó phải là IRS. Bạn thử trốn thuế ở Mỹ thử và đi hối lộ cho IRS như bạn có thể làm dễ dàng ở quê hương thử xem rồi bạn xem IRS sẽ như thế nào.
    + Ở quốc gia này, luật pháp là strict bất chấp bạn là ai. Bạn là ông Clinton bạn vi phạm perjury (khai man) bạn cũng sẽ bị xử như thường. Mình nè, mình đọc bao nhiêu legal cases khi học luật rồi không có chuyện phổ biến bạn đi hối lộ quan toà để bạn win case đâu. Quên đi bạn in common law system. Luật pháp là luật pháp và không thể nào vì bạn có quyền hành bạn dùng nó để mang lợi cho mình. Bạn là một công dân bình thường nếu cảnh sát bắt oan bạn bạn có thể kiện him vì false imprisonment. Nếu ông Bush ra chính sách sai bạn kiện lên US Supreme Court bãi bỏ quyết định của ông ta vì unconstitutional.
    Mai mốt mình nói tiếp nghe. Các bạn hãy tiếp tục tranh luận tiếp đi nhưng cẩn thận đừng mang màu sắc chính trị quá để mình bị nói ah vì forum này là based ở Việt Nam đó.
  3. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Cho phép BM được nói rõ hơn một chút về quan điểm "nếu lôi thuế ra thì doanh nghiệp nào cũng chết" ạ. BM nhắc đến điều này vì theo BM nghĩ nếu làm ăn tại Việt Nam mà không trốn thuế thì doanh nghiệp không thể sống nổi. Vì hệ thống luật lệ và chính sách về tài chánh của Việt Nam còn rất nhiều bất cập. Nếu doanh nghiệp "sống và làm việc theo Pháp luật" thì tốt nhất là nên dẹp tiệm cho rồi vì khó có lời được. Thế nên người người trốn thuế và nhà nhà trốn thuế. Vì trốn thuế như là một điều bất khả kháng nên thuế cũng trở thành gót chân Asin của doanh nghiệp. Nếu ai đó muốn triệt doanh nghiệp thì chỉ cần đâm vào gót chân đó thôi. Bm xin phép không đưa ra ví dụ so sánh về hệ thống thuế của Việt Nam và Mỹ, vì như vậy sẽ đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn. Nhưng BM nghĩ nếu bạn nào đó làm trong lĩnh vực thuế và kế toán ở Việt Nam thì sẽ nhận thấy được. Khi còn làm tại Việt Nam, nhiều khi BM thắc mắc : Không biết người ta không hoàn thiện chính sách vì người làm luật không có khả năng, hay người ta biết mà vẫn cố tình tạo những "khoảng xám" ấy?
    BM không làm kế toán Việt Nam đã gần 5 năm rồi, không biết bộ Tài Chánh có thay đổi gì về hệ thống kế toán không. Ngày xưa, khi BM còn làm dịch vụ sổ sách cho các doanh nghiệp nhỏ, BM cứ vô tư tuân theo "bảng tài khoản kế toán Việt Nam" mà không có thắc mắc gì. Sau này, có điều kiện nhảy lên khỏi miệng giếng, làm kế toán tại một công ty đa quốc tại Mỹ, mới thấy doanh nghiệp Việt Nam tội nghiệp quá. Giả sử hãng của BM đặt trụ sở kinh doanh tại Việt Nam, thì chắc sẽ chật vật lắm với hệ thống kế toán và thuế. Vì để tuân theo đúng khuôn khổ, chẳng khác nào như người khổng lồ phải nong mình vào cái áo trẻ sơ sinh vậy.
    BM chưa đi làm nhiều nên tầm nhìn còn hạn hẹp, nhưng BM tin rằng những tập đoàn lớn tại Mỹ có thể lách thuế (tax planning) chứ không dám trốn thuế đâu a. Và chính sách thuế của Mỹ có nhiều cái hay và rất thú vị. Nhìn lại mới thấy chú Nhật Bổn là khôn ngoan. Sau vụ Enron và Worldcom, Mỹ đề ra Sarbanes Oxley Act(SOX). Thế là Nhật cũng bắt chước áp dụng ngay J-SOX để tránh chuyện tương tự có thể xảy ra cho nước mình.
    Còn về chuyện anh Aigu cho rằng chỉ có các chú liên doanh ở Việt Nam mới trốn thuế giỏi là không chính xác đâu ạ. Lúc BM còn làm kiểm toán viên (au***or), BM cũng có dịp được đi kiểm toán ở doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Lần đó ngân hàng thế giới cho VN vay tiền, nhưng với điều kiện phải để họ được kiểm toán một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Nghiệp. BM cũng từng nghĩ doanh nghiệp nhà nước thì cần gì trốn thuế. Nhưng những gì BM được "thực tế" đã chứng minh là BM đã sai.
    Vài dòng chia sẻ với những người đã và đang làm kế toán tại Việt Nam
  4. 1u29

    1u29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của BM cảm động quá. Phải nói là BM rất là vững vàng và can trường đấy. Ngẫm lại thấy số mình may mắn quá đi mất, đi đâu cũng có người bảo bọc. Cũng gặp trắc trở, bất công, nhưng chưa có bao giờ bị ai gạt, bị xử tệ mà không làm được gì cả. Ra trường cũng vất vả 1 thời gian nhưng rồi mọi chuyện đều ổn cả. Ở nhà mọi người đều bảo số sướng thì rồi thế nào cũng sướng. Mình chẳng biết có thật vậy không. Ngẫm đi ngẫm lại cái đứa không hề plan ở lại hay plan cái gì xa xôi như mình cuối cùng mọi thứ lại bày ra như thế. Có thể đấy cũng là số. Nhưng có cái gì tuyệt đối đâu, xa gia đình, xa bố mẹ. Cứ nghĩ đến các cụ ở nhà mỗi tuổi 1 già mà đâu phải nhấc điện thoại gọi là về được lại thấy đau lòng nhiều. Ở đâu cũng phải tạo dựng lại support network cho mình, công việc thì đầy sức ép. Nhiều thứ cũng đâu có tự quyết định được vì còn phải... chờ giấy tờ. Cuộc sống ở đâu cũng có những đánh đổi riêng của nó. Quan trọng là mình biết tự tạo lập và xác định con đường đi của mình, cho dù biết bao lần mình muốn quit và về nhà.
    Hôm nay viết lăng nhăng quá, chắc vì nhiều thứ cần quyết định quá.
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Mọi người thân mến, hôm nay mình chỉ rảnh được một ít thời gian xin viết một bài về chủ đề này tiếp theo trong một đoạn ngắn để mong cung cấp thông tin thêm cho các bạn. Trong thời gian ngắn sắp đến, mình sẽ viết một bài cho các bạn.
    (ii) Trong bài viết đó, mình sẽ liệt kê ra hầu hết tất cả những mặt (aspect) liên quan đến cuộc sống hàng ngày mà một cá nhân sẽ phải gặp phải khi họ đã (a) ở lại hay (b) đi về. Như mình đã nói, mình không bao giờ viết lên để bắt buộc hoặc ép một bạn phải đi về hai phải ở lại. Chuyện đó phải là do bạn đó muốn gì và hoàn cảnh của bạn đó như thế nào và điều nào là thích hợp nhất. Bài viết của mình chỉ là chỉ ra cho bạn đó thấy được tất cả những yếu tố mà bạn đó có thể thấy được khi phân vân ở hai về đây.
    (iii) Trong trường hợp bạn đó đã có hết thông tin rồi mà vẫn phân vân không biết về hay ở và đến tham khảo mình. Mình recommend là không nên đến tham khảo mình vì có lẽ sau khi tham khảo xong bạn sẽ ở lại và không về.
    (iv) Mình có suy nghĩ về bài viết của Just trong 24 giờ vừa qua khi mình trên đường một mình đi làm về, mình thấy Just nói đúng ở điểm. Quê hương hiện nay phát triển giống như là một ván bài trong Casino. Nếu bạn chịu rủi ro cao bạn sẽ rất có thể kiếm được lợi nhuận cao. Vì lẽ đó, nếu bạn chọn đi về và may mắn đến với bạn, bạn sẽ có thể kiếm nhiều tiền. Tuy nhiên, in the long term, hầu như không ai có thể làm giàu từ cờ bạc cả.
    (v) Mình biết rất là nhiều bạn đi học, đa số các em và bạn đều là những người sống từ tiền bạc của cha mẹ thay vì tự mình kiếm tiền đi học. Để cho các em đi học như vậy, cha mẹ các em đã phải tốn rất là nhiều tiền bằng cả một gia tài. Mong các em hãy thương cha mẹ của mình hơn nữa vì việc này. Cố gắng học giỏi hơn để sau này ra trường có thể tự sống và tự nuôi bản thân tốt và làm người tốt thay vì các em lazy lãng phí tiền bạc của cha mẹ. Hãy nhìn tấm gương của những người không có cha mẹ. Họ mong muốn được tài trợ như các em lắm nhưng mà họ không có được như vậy. Vì vậy, phải thương yêu và quý cha mẹ mình hơn nữa cho dù trong một hoàn cảnh nào đó cha mẹ mình không đủ cho mình tiền đến mức mình muốn.
  6. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Chia sẻ với bác analyst về cái này. Aigu có biết 1 bạn đi du học bằng xiền của bố mẹ nhưng lại học ngành kĩ thuật, một ngành mà người ta thường kiếm được assistantship mới học grad ở Mỹ. Việc chọn trường làm thủ tục đều do mẹ em ý làm, sang đến nơi học kì đầu không chịu học mà lo đi buôn, khổ nỗi buôn cũng không biết cơ toàn bị lỗ do không biết tìm hàng giảm giá, tiếng anh thì kém nhưng vấn đề lại cứ nghĩ là giỏi. Rồi cũng "iêu" Việt kiều (đã li dị 1 đời vợ ^^) nhưng rồi cũng chả được bao lâu khi bác ý đi tiểu bang khác làm ăn.
    Khi nhận ra việc học là quan trọng và tập trung vào đó thì đã muộn, người ta cho tốt nghiệp mà sẽ không cần phải làm thesis vì biết bạn ý chả biết làm gì.
    Cách cư xử thì cũng học theo người Mỹ một cách nửa mùa, người Mỹ thực dụng và sòng phẳng thì bạn ý chỉ "lợi dụng" ^^.
    Bạn này chắc chắn sẽ về rồi, ai cho ở, mà loại này về nhà thế nào cũng lại "nổ văng miểng" đại loại "hồi anh/chị ở bển . . ."
    Đây là một extreme case mà aigu đề cập cho đa dạng chủ đề.
    Chính vì thế mà aigu có lần đã nói ngoại trừ "khả năng" thì cái "thái độ" rất quan trọng để thành công!
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Mọi người viết dài đọc nhức mắt quá. Cứ thế này:
    + Làm 2 cái list, 1 cái Pro 1 cái Con. Mỗi list 2 cột, 1 là VN, 2 là Mỹ.
    + Liệt kê tất cả những gì cho là Pro/Con khi sống ở VN/Mỹ. Nhớ là phải từ A-Z, kô bỏ qua những thứ linh tinh. VD: nếu ở Mỹ, gần OC thì uống cafe ngắm tiếp viên diện bikini () nghe nhạc đĩa, còn ở VN thì chỉ được nghe nhạc nhưng đa dạng. Đại loại thế, dĩ nhiên các bác ở tiểu bang khác thì chỉ có thể ngồi Starbucks mà thôi. Hay như ở VN thì mát xa tẹt ga, vừa rẻ vừa khỏe vừa... (tự thêm); ở Mỹ thì vừa đắt vừa khó. Những chuyện như lương bổng + mức sống cũng phải liệt kê chi tiết, nhưng nên để chung vì có quan hệ tương hỗ.
    + Sau đó, đánh dấu bên list Pro những cái thích/chấp nhận được, list Con những cái ghét/kô chấp nhận được. Nhớ là chỉ được chọn Mỹ OR VN cho 1 hạng mục. Phải suy nghĩ kỹ trước khi hạ bút, bút sa là gà đi bán muối, kô có lần 2.
    + Tiếp tục, lấy tổng số Pro trừ tổng số Con. Bên nào kết quả cao hơn thì chọn ở đó. Cao hơn có nghĩa là nếu cả 2 cùng âm thì ta chọn thằng ít âm hơn.
    + Nếu 2 thằng = nhau, cúng ông Địa, khấn vái ông trời, rồi tung đồng xu.
    Đấy, đơn giản, hiệu quả, khỏi phải lăn tăn gì cả.
  8. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Chính ra làm cách của KP là hay đấy! Nhưng cần phải công bằng khi nhìn nhận hay đánh giá về từng khía cạnh của vấn đề, như thế thì kết quả mới có giá trị.
    Còn việc nhức mắt thì tự giải quyết nhá it''s ur own problem
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hê...hê... bác aigu, "công bằng" hay kô thì khó nói lắm, vì chuẩn của mỗi người khác nhau. Tỷ như bác aigu đã có vợ có con thì kô coi chuyện mát xa hay ngắm gái đẹp là trọng, còn độc thân kiểu kp thì đấy là tiêu chí phải nghĩ đến.
    Cho nên quyết định thế nào là tùy mỗi người. Ngay như cái plan đấy, sau 1 năm, tiếp thu thềm nhiều ý kiến, thì có thể đem ra đánh giá lại. Biết đâu lại thêm vào 1 số điểm mới.
    Xét về mặt bằng chung, đẹp nhất vẫn là, học ra kiếm việc ở Mỹ, cày cuốc 5-7 năm, có được GC, apply citizenship ngay, sau đó bắn về VN làm chừng 3-5 năm nữa, xem bản thân thích hợp với môi trường sống nào nhất thì định cư ở đó. Dĩ nhiên còn những side prob nảy sinh là vợ/chồng con thế nào, blah...blah...blah...
    Tóm lại, cách lập check-list, Pro vs Con, là 1 cách tiếp cận mang tính lý trí cao, nhưng vẫn kô bỏ qua các yếu tố tình cảm. Nói cho cùng, cũng chỉ thấy chủ yếu các bạn học các ngành kinh tế xã hội là phải đắn đo, chứ dân Science (natural) kiểu kp hay bác aigu thì đơn giản hơn nhỉ. Chưa có PhD hay post-doc thì đừng nói chuyện tương lai vội.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 26/05/2007
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hê...hê... bác aigu, "công bằng" hay kô thì khó nói lắm, vì chuẩn của mỗi người khác nhau. Tỷ như bác aigu đã có vợ có con thì kô coi chuyện mát xa hay ngắm gái đẹp là trọng, còn độc thân kiểu kp thì đấy là tiêu chí phải nghĩ đến.
    Cho nên quyết định thế nào là tùy mỗi người. Ngay như cái plan đấy, sau 1 năm, tiếp thu thềm nhiều ý kiến, thì có thể đem ra đánh giá lại. Biết đâu lại thêm vào 1 số điểm mới.
    Xét về mặt bằng chung, đẹp nhất vẫn là, học ra kiếm việc ở Mỹ, cày cuốc 5-7 năm, có được GC, apply citizenship ngay, sau đó bắn về VN làm chừng 3-5 năm nữa, xem bản thân thích hợp với môi trường sống nào nhất thì định cư ở đó. Dĩ nhiên còn những side prob nảy sinh là vợ/chồng con thế nào, blah...blah...blah...
    Tóm lại, cách lập check-list, Pro vs Con, là 1 cách tiếp cận mang tính lý trí cao, nhưng vẫn kô bỏ qua các yếu tố tình cảm. Nói cho cùng, cũng chỉ thấy chủ yếu các bạn học các ngành kinh tế xã hội là phải đắn đo, chứ dân Science (natural) kiểu kp hay bác aigu thì đơn giản hơn nhỉ. Chưa có PhD hay post-doc thì đừng nói chuyện tương lai vội.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 26/05/2007

Chia sẻ trang này