1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ kỳ quặc!!!

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Nước Mỹ kỳ quặc!!!

    Bác nào có chuyện lạ ở Mỹ thì vui lòng post vào đây cho cho anh em thưởng thức nhé
    Cám ơn nhiều


    * Những điều luật kỳ lạ tại Mỹ

    Bang Alaska: Cho chuột uống rượu tại Fairbanks là bất hợp pháp. Giết gấu là hợp pháp, nhưng đánh thức gấu để chụp ảnh là bất hợp pháp.

    Bang Arkansan: Trai gái tán tỉnh nhau trên phố Little Rock có thể bị phạt 30 ngày tù giam.

    Bang Connecticut: Vận tốc xe cứu hỏa ở New England không vượt quá 40km/h ngay cả khi có hỏa hoạn. Người chồng ôm hôn vợ ngày Chủ nhật là bất hợp pháp tại Hartford.

    Bang Georgia: Sẽ là bất hợp pháp nếu gà mái tơ đi qua đường ở Quitman và thay quần áo cho manơcanh trong tủ kính mà không hạ riđô xuống.

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    DEMOLITION DERBY
    (Thi phá xe)​

    Bài viết của Lê Chánh Thiêm

    Như chúng ta đã biết, Hoa-kỳ là một quốc-gia đa chủng cho nên có nhiều trò chơi, nhiều tập-tục kỳ lạ mà người dân đến từ các nước khác mang lại. Một trong các điều đó là trò thi phá xe hơi (Demolition Derby) được tổ-chức hàng năm. Ban đầu trò chơi này được tổ-chức tại các nông trại miền Đông Bắc nước Mỹ, ngày nay lan ra toàn quốc và có các nước khác tham-gia. Đây là một trò chơi ít người biết đến nhất nhưng cũng là môn chơi ly-kỳ nhất. Ta có thể gọi là môn thể-thao mà cũng có thể gọi là môn chơi phá của: trong khi ở các nước khác mong có một chiếc xe hơi để đi thì tại Mỹ mang xe ra để ... thi phá.
    Trước hết, về nguồn-gốc chữ Derby, đó là tên một thành-phố ở Anh quốc. The Derby là tên của một cuộc đua ngựa hàng năm dành cho lứa ngựa ba tuổi chạy, được tổ-chức tại Epsom, đầu tiên do ông Lord Derby tổ-chức ra. Như vậy, có lẽ tục này do người Mỹ gốc Anh bày ra tại Mỹ. Demolition là danh-từ bắt nguồn từ động-từ demolish có nghĩa là phá-hũy, phá hoại (vật), đánh đổ (một học thuyết).
    Tập tục Demolition Derby xảy ra ở các vùng nông trại thuộc khu vực New York và các vùng phu-cận lúc ban đầu, ngày nay có đến 9 khu-vục tổ-chức. Giống như môn đua bò mộng nhưng môn chơi này chỉ khác ở chỗ người và bò mộng là một. Thông thường, mọi người lái xe, mọi chủ xe phải cố giử làm sao chiếc xe của mình khỏi bị đụng, nói khác hơn là mình làm sao để giử cho xe của mình khỏi thiệt-hại. Môn chơi này trái hẵn nguyên-tắc căn-bản nói trên, quy-luật của cuộc đua là phải làm sao cho xe hư. Trong cuộc thi, các tài-xế, các tay đua không còn coi trọng chiếc xe nữa. Và trong trò chơi này, quan-niệm tránh gây ra tai-nạn cũng bị loại bỏ, các tay đua phải húc, tông vào nhau càng nhiều càng tốt.
    Công việc chuẩn-bị chiếc xe để tham-dự cuộc chơi này thật kỹ-lưỡng và đầy tính toán. Các nhà chuyên-môn cho kiểu chơi này và các chủ xe, tay đua phải bỏ ra hàng mấy tháng trời để chuẩn-bị con thần-mã của mình. Kính xe, các vật-dung linh-tinh không cần-thiết hay các vật-dụng cản trở cho tài-xế đều bị gỡ bỏ. Bình xăng của xe được họ dời ra phía sau cho an-toàn khi xe bị va chạm, thường thì không đổ xăng nhiều, lượng xăng được tính-toán vừa đủ trong thời-gian đua. Cửa xe được hàn kín lại vì không cần mở, thùng xe và nắp máy xe được khoá chặt lại. Các vè xe được độ lại cho thật chắc-chắn đến mức tối-đa. Đuôi xe thường được làm lại sao cho càng chắc càng tốt vì nơi đây là con át chủ bài, mũi dùi chính để tấn công vào địch thủ trong cuộc chơi. Việc chuẩn-bị là những công-trình đặc-biệt, họ tính toán từng ly từng tí thật chính-xác. Các chiếc xe đua được vẽ, ghi chú tuyệt đẹp chung quanh với những dấu hiệu ngoằn-ngoèo và mang tính trừu-tượng, khó hiểu. Chủ chiếc xe cố gắng làm sao cho chiếc xe của mình thật chắc. Các chiếc xe sẽ tham chiến này thường được chạy trình-diễn quanh đấu trường cho quan-khách xem trước khi vào cuộc tranh đua một mất một còn.
    Đấu trường là một đoạn của vòng đua xe hơi, chỉ dài có 60 m, rộng 12 m nhưng có đến 18 chiếc xe tranh nhau, chiến-đấu nhau trong khoảng không-gian nhỏ hẹp như thế. Thời-gian của một lần đấu không quá 4 giờ đồng-hồ. Nội quy cuộc chơi không có gì nhiều, thể-thức đấu cũng rất đơn-giản: chiếc xe nào cuối cùng còn chạy được là thắng cuộc. Chiếc xe thắng cuộc và chiếc xe còn tồn-tại áp chót đều được thưởng. Riêng tài-xế lái ?ongoạn-mục nhất? thì được khán-giả tuyển chọn bằng những tràng pháo tay. Ba người này sẽ vào một trận chung-kết được tổ-chức sau đó vào ban đêm. Họ sẽ lái những chiếc xe chưa dự cuộc đua nào hay các chiếc xe đã bị thua nhưng được sửa chữa lại cấp-thời. Giải thưởng thật là ít ỏi, không bao giờ quá 200 đô-la tiền thưởng. Như thế các tay đua chỉ vì nghệ-thuật, vì lòng đam-mê, vì tính chuộng cảm-giác mạnh, vì tinh-thần trẻ trung của tài-xế và vì giá-trị truyền-thống của cuộc đua mà thôi. Thời-gian, công sức, tiền của cùng các nguy-hiểm mà tài-xế gặp phải thì nhiều mà giải thưởng thì không bao nhiêu, đó là điều đáng để ý.
    Luật lệ nêu ra gồm những điều khoản không mấy gò bó. Đó là các tiêu-chuẩn về an-toàn cá-nhân như phải đội mũ an-toàn, mang đồ bảo-vệ mắt, phải mang seat belt, xe phải có bình chữa lửa. Luật qui-định loại xe nào được tham-gia, sơn màu cho dễ thấy, xe phải có mang số ở 2 bên hông và ở mui xe, những tiêu-chuẩn cần-thiết của chiếc xe tham-dự. Không được uống các thứ nước có chứa cồn trước và đang khi tham-dự, kể cả khán-giả. Sau cuộc thi, mọi người có thể uống tại quán rượu.
    Chiến-thuật mà các tay đua áp-dụng là ?olàm sao dùng xe của mình húc cho xe địch thủ hư và đừng để cho địch thủ húc vào xe mình?. Kẻ này húc người kia, húc lung-tung lẫn-nhau, đôi khi trong lúc một tài-xế đang chú-tâm húc chiếc xe này thì bị một xe khác ?oxơi tái? họ mà họ không ngờ. Chiến-thuật thường hay dùng nhất là lấy đuôi xe mình húc vào xe đối phương. Bình xăng được bảo-vệ kỹ vì nếu bình xăng hư sẽ dễ sinh ra hỏa-hoạn. Dễ hư nhất là bình nước giãm nhiệt của xe. Khi bình nước giãm nhiệt bị chảy thì máy xe nóng lên và sẽ bốc khói. Khi mà khói ở máy bốc lên rồi, đó là sự báo-hiệu của việc bị loại ra khỏi vòng chiến, việc ra đi . . . chưa hẹn ngày trở lại. Tài xế chỉ còn có một vài phút phù-du để trả-đũa trước khi chiếc xe của mình ?otiêu tán đường?, ?đi đời nhà ma?. Trong cuộc đua, tốc-độ không cao lắm, thường vào khoảng 15 hay 20 dặm một giờ. Đôi khi cũng có tay đua liều mạng, nổi hứng bất tử chạy đến 25 dặm làm cho người xem khoái-chí la hét om-sòm. Bùn đất bắn tung-tóe vào khán giả đứng xem bên đường nhưng không ai ?ocare? cả mà vẫn chú-tâm theo-dõi cuộc đua bên trong vòng đua. Các tài-xế thì bị dằn-xóc rất mạnh vì thường bị húc bất-ngờ nhưng ít khi có ai bị thương nặng. Hỏa-hoạn xảy ra thường-xuyên trong các cuộc đua này. Có khi ta nghe thấy một tiếng nổ lớn, một khối lửa khổng-lồ bốc lên, rồi từ trong khối lửa đó có một người đầy bụi khói chui ra, mặt mày lem-luốc, trên gương mặt có thoáng chút hoảng sợ thế mà miệng vẫn cười toe-toét. Niềm vui của họ là chỗ đó, và đó cũng là trò. . .ngoạn-mục dành cho khán-giả, một trong các lý-do để họ thích-thú mà đến với môn chơi này. Cuộc chơi không những hấp-dẫn cho tài-xế, các nhà tổ-chức mà còn cho khán-giả mộ-điệu.
    Các loại xe Mỹ cũ-kỹ của thập niên 60, 70, 80 thường được dùng trong các cuộc đua này vì nó to, chắc, mạnh và nặng. Các tay đua, các nhà chuẩn-bị đi mua lại các chiếc xe cũ này thường bị chủ nó bỏ đâu đó ngoài vườn, sau hè hay trong các nông trại, được bao phủ bởi cỏ cây, bị rỉ sét mang về sửa-soạn để mang ra đấu trường. Thời-gian gần đây cũng có các loại xe như Toyota, Volvo, Datsun, Peugot 4 máy cũng tham-dự cuộc đua nhưng vì nhỏ con, máy yếu và nhất là nhẹ quá nên chẳng sống trọn con trăng, vào trận chưa bao lâu đã phải dừng bước giang-hồ nghĩa là chưa mang lại chiến-thắng nhỏ-nhoi nào về cho chủ nó cả. Làm sao các chú lùn cự lại chú Sam trong các trò chơi mạnh bạo như vậy được!
    Đối với thế-giới thì trò chơi Demolition Derby này bị xem là phí-phạm của-cải, là phá-hoại nhưng đối với người Mỹ thì đó là một cảnh tượng siêu-việt, một trò chơi lý-thú. Người Mỹ thường thích những cảm-giác mạnh, như ta thấy tại các trung-tâm giải-trí với các trò chơi đầy tính phiêu-lưu mạo-hiểm; các chiến-binh Mỹ tham chiến tại Việt-nam thích đi xe Cyclo máy, họ bảo tài-xế chạy thật nhanh, càng luồn lách họ càng thích-thú. Ta cũng thấy trò chơi tương-tự như môn đấu này tại các trung-tâm giải-trí ở Hoa-Kỳ, thường dành cho thiếu-nhi. Nơi đây, các chiếc xe được khởi động bằng điện, xe được bao bọc chung quanh. Trò chơi được tổ-chức thành từng toán, thường vào khoảng 15 đến 20 chiếc, xe chạy trong một quãng hẹp, thời-gian chơi có hạn định, mỗi người lái một chiếc. Khi bắt đầu, điện được khởi động, các xe chạy húc nhẹ vào nhau, các em chỉ bẻ tay lái làm sao cho xe mình khỏi bị xe bị vướng trước đầu. Đây là môn chơi được giới thiếu-nhi thích-thú.
    Tuy thực-tế là môn chơi phá-hoại nhưng trong trò chơi này, quan-niệm cái nghèo khó, cũ kỹ vẫn còn được hữu-dụng, vật dụng đã tưởng đã bị bỏ phế lại được tái-dụng. Riêng về công-trình chuẩn-bị cho cuộc chơi thật đáng thán phục. Họ phải bỏ công sức ra hàng mấy tháng trời để chuẩn-bị cho con ngựa chiến nhưng đôi khi chỉ dùng nó được trong đôi ba phút. Thế mà họ vẫn vui-vẻ vùi đầu vào sự chuẩn-bị hàng năm, hàng tháng trời, quả là những kẻ có lòng vì nghệ-thuật! Nếu thắng cuộc, giải thưởng thật nhỏ nhoi so với giá-trị mà họ đã bỏ ra cho cuộc đua.
    Trò chơi này vẫn còn được thực-hiện hằng năm trên nước Mỹ. Muốn trở thành hội-viên phải ghi danh. Hiện nay, Demolition Derby Association có 3,226 hội-viên chính-thức, có 50 văn-phòng đại-diện trên 50 tiểu-bang, có 15 văn-phòng đại-diện trên 15 quốc-gia. Tại Hoa-kỳ, chia ra các khu-vực như sau:
    1. Khu-vực Đông Bắc: gồm các tiểu bang CT, ME, MA, NH, NY, RI, VT.
    2. Khu-vực Trung Đại tây dương: các tiểu-bang DE, MD, NJ, PA, VA, WV.
    3. Khu-vực Đông Nam: các tiểu-bang AL, FL, KY, MS, NC, SC, TN.
    4. Khu-vực Trung Tây: các tiểu-bang IL, IN, IA, OH, MI, MN, MO, NS, SD, WI.
    5. Khu-vực Trung Nam: các tiểu-bang AR, KS, NB, OK, TX.
    6. Khu-vực Rocky Mountain: các tiểu-bang AZ, CO, ID, MT, NM, UT, WY.
    7. Pacific Rim State: các tiểu-bang AK, CA, HI, OR, WA.
    8. Khu-vực Canada.
    9. Các quốc-gia khác.
    Muốn tham-dự cuộc đua phải ghi danh trước, chấp-nhận và tuân-thủ các điều lệ của hiệp-hội nêu ra.
  3. CoGaiViet

    CoGaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chào netwalker!
    Bài viết trên netwalker tìm ở website nào vậy? Lê Chánh Thiêm (tác giả của bài viết trên) là bạn thân của bố CoGaiViet. Chú hiện đang ở San Jose, CA. Theo mình biết thì chú có rất nhiều bài viết trên báo Xuân của cộng đồng người Việt tại San Jose và một số báo?mình không tiện bàn đến trên forum này.
    Tiếp theo bài viết của thosan?
    California: Sẽ là bất hợp pháp ở thành phố Pasadena nếu như người thư ký và ông chủ cùng ở chung một phòng.
    Colorado: Logan County, sẽ là bất hợp pháp nếu như người đàn ông hôn người đàn bà khi người đó đang ngủ.
    Illinois: Sẽ là bất hợp pháp ở thành phố Chicago nếu bạn vừa mặc đồ ngủ vừa câu cá.
    Rhode Island: Thành phố Providence, sẽ là bất hợp pháp nếu như người chủ bán kem đánh răng và bàn chải đánh răng cho cùng một khách hàng trong ngày Chú nhật.
    Texas: Bộ sách bách khoa Britannica bị cấm vì sách này bao gồm công thức làm beer ngay tại nhà.
    Utah: Người chồng sẽ chiệu trách nhiệm cho mọi hành vi phạm tội của vợ mình nếu như trong lúc phạm tội có sự hiện diện của ông ta.
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào Cô gái Việt,
    Bài viết trên là do một người có nick là K.. post lên trên VNE. Tôi thấy hay và có hỏi ý kiến K.. để post lại ở đây cho mọi người tham khảo và có giữ nguyên tên tác giả và hết sức trân trọng tác giả bài viết. Hy vọng tác giả hiểu được thiện ý của tôi.
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    JOSHUA ABRAHAM NORTON
    Vị ?oHoàng Đế Không Ngai? của Mỹ ​
    Bài viết của Lê Thiêm
    Hoa-Kỳ là một quốc-gia theo Tổng-thống chế nhưng trước đây lại có một hoàng-đế. Đây là một sự thật, đã xảy ra cách nay hơn 140 năm. Câu nói: ?oTất cả mọi người hiểu Mickey Mouse, một ít người biết đến Hermann Hesse, khó có người biết được Einstein và rất ít người biết hoàng-đế Norton? nói về điều lạ-lùng này. Joshua A. Norton tự xưng mình là ?oHoàng-đế Norton Đệ Nhất? của Mỹ quốc, đóng đô tại San Francisco và ?otrị vì trên ngai vàng? trên hai thập niên, từ năm 1859 mãi đến khi ông chết, vào tháng 1 năm 1880.
    Joshua Abraham Norton sinh trưởng tại Luân-đôn, Anh quốc vào năm 1818. Khi lên hai tuổi, Norton cùng với cha mẹ tha phương cầu thực tại Nam Phi. Nhờ có kinh-nghiệm, cha của Norton được nhận làm quản-gia cho gia-đình ông Grahamstone, một điền chủ giàu có gốc người Anh tại Nam Phi. Nhờ vậy, gia-đình có cuộc sống ổn-định và Norton lớn lên trong trong hoàn-cảnh thuận lợi đó. Khi cha vừa mãn phần vào năm 1848, cậu trai Norton đã được 28 tuổi. Đến năm 1849, Norton gặp thất-bại trong kinh-doanh. Đến khi có phong-trào đi lập nghiệp tại Tân thế-giới, Norton phát mãi tất cả mọi thứ do cha lưu lại để làm một chuyến phiêu-lưu sang tận Ba-Tây. Cùng thời-gian này, tại Mỹ đã có phong-trào về miền viễn Tây để tìm vàng (gold rush). Vì thế, các tay săn vàng người Mỹ cũng như ngoại-quốc đều đổ xô về các thành-phố Sacramento, San Francisco để mong làm giàu nhanh chóng trong lãnh-vực vàng cũng như cung-cấp các dịch-vụ cho dân tìm vàng. Thế là cánh chim giang-hồ Joshua Norton lại một lần nữa tung bay về vùng nắng ấm California. Tháng 11 năm 1849, Norton đã có mặt tại San Francisco cùng số vốn trong tay $40,000 USD.
    Với máu kinh-doanh cùng óc phiêu-lưu, mạo-hiểm sẵn có cộng với những hiểu biết ít nhiều về kinh-doanh, Norton đã áp-dụng nguyên-tắc lấy tiền đẻ ra tiền, thay vì chú tâm vào các công việc làm ăn bình thường hay các công-việc kinh-doanh căn-bản. Norton đã khôn ngoan đứng ra khai-thác một tiệm bách-hóa và đầu-tư vào dịch-vụ địa-ốc. Không đầy hai năm sau, Joshua Norton đã kiếm được $250,000, một số tiền không nhỏ vào thời đó.
    Vào thời-gian đó, California vẫn là nơi hấp-dẫn của di-dân gốc đến từ Á-châu như Trung-hoa, Nhật-bản ... vì khí-hậu nơi đây ấm-áp và điều-kiện sinh sống dễ-dàng. Thực-phẩm chính cung-ứng cho dân châu Á là lúa gạo mà lúa gạo thì phải nhập-cảng từ nước ngoài, thiếu hụt luôn mà Mỹ thì chưa trồng lúa. Nắm vững tình-hình cùng định-luật cung-cầu, Norton bèn đi đến quyết-đinh táo-bạo là áp-dụng chính-sách chợ đen trong kinh-doanh. Do đó, nếu có chuyến tàu chở gạo nào bất cứ từ đâu cập bến là Norton tìm mua cho đến bao gạo cuối cùng và mua đến đồng xu cuối cùng mà ông có. Ông ta đã không tính lầm, chỉ trong một thời-gian ngắn, giá gạo tại California tăng từ 4 xu /1 pound lên đến 32 xu/ 1 pound. Nhưng với lòng tham không đáy, Norton vẫn chưa chịu bán số gạo ông đã dự-trữ ra thị-trường vì ông nghĩ giá gạo còn tăng thêm nữa. Thế rồi một thời-gian không lâu sau đó, vào năm 1853, một đoàn tàu khổng-lồ từ Nam Mỹ chở đầy gạo đến để ổn-định thị-trường gạo tại miền viễn Tây Hoa-kỳ. Cũng từ đó, gạo được chở đến California bán đều-đặn. Giá gạo xuống thấp, chỉ còn 2 xu 1 pound, làm cho Norton thua lỗ nặng. Sau hai năm lây-lất cầm hơi, Norton khánh-tận, phải khai phá sản, không còn một đồng xu dính túi.
    Từ đấy, cuộc đời Norton bắt đầu đi vào khúc quanh đặc-biệt khác. Vào ngày 17 tháng 9 năm 1858, ông ta bèn đi một đường tự xưng vương với đế hiệu là ?oNorton đệ I của Mỹ quốc? trong bộ quân-phục màu xanh dương chạy kim tuyến vàng rực-rỡ với quân-hàm Đại-Tá. Nguyên văn lời xưng đế của ông như sau:
    ?oAt the peremptory request and desire of a large majority of the citizens of the United States, I, Joshua Norton, declare and proclaim myself Emperor of these United States?.
    Thấy chuyện lạ kỳ lại sẵn có máu tiếu-lâm cũng như muốn đăng một tin giật gân để câu khách, Samuel Clemens, chủ bút tờ San Francisco Bullertin đương thời cho trích đăng ngay ?otuyên-ngôn xưng đế? của hoàng-đế Joshua A. Norton. Khi đọc tuyên-ngôn xưng đế trên báo, toàn thể dân chúng thành-phố San Francisco thích-thú và vui-vẻ chấp-nhận ngay nhà vua không ngai Norton của Mỹ quốc này.
    Thấy được mọi người hưởng-ứng như thế, một tuần lễ sau đó, Hoàng-đế Norton hạ chiếu-chỉ ra lệnh giải-tán quốc-hội và lập nền quân chủ tại Hoa-kỳ.
    Không thấy phản-ứng gì từ phía chính-quyền Mỹ tại Hoa-Thịnh-Đốn, hoàng-đế nhà ta lại ban chiếu chỉ thứ hai, ra lệnh cho Tổng Tư-lệnh Tối-cao của Quân-lực Hoa-Kỳ phải áp-dụng mọi biện-pháp cần-thiết và thích-nghi, kể cả vũ lực, để giải-tán quốc-hội. Chiếu chỉ này còn nhắc-nhở các tiểu-bang phải gởi đại-biểu về triều-đình tại San Francisco Opera House để phục mệnh hoàng-đế (Majesty?Ts Royal Order). Chiếu chỉ ban ra nhưng không một ai tuân mệnh, hoàng-đế cũng không lấy làm buồn phiền gì và nhà vua vẫn hăng say phục-vụ. Ngoài ra, hoàng-đế Norton lại có lòng bao-dung, quảng-đại nên đã đứng ra kiêm nhiệm luôn chức vụ giám-hộ (protector) cho nước láng-giềng Mexico, một quốc-gia đã và đang có nền kinh-tế èo-uột, một nền chính-trị bất ổn, một dân-tộc nghèo từ bấy lâu nay.
    Điều đáng nói là chính-quyền và dân chúng thành-phố San Francisco lại tỏ ra rất chịu chơi với vị hoàng-đế của họ. Hội-đồng thành-phố San Francisco cung-cấp cho triều-đình một nơi được tạm xem như một cung điện với nhiều phòng ốc để hoàng-đế Norton có nơi ăn chốn ở, làm nơi tiếp kiến thần dân của mình và là nơi giải-quyết các việc triều chính. Riêng về vấn-đề ẩm thực, tất cả các cao lâu, tửu quán, trà đình, tiệm ăn, . . . trong thành phố San Francisco đều cho hoàng-đế ngự hoàn-toàn miễn phí mọi khoản, vô thời hạn. Ngay cả việc đi đây đó, các công-ty vận-chuyển công hay tư đều dành mọi sự dễ-dàng cho nhà vua. Hoàng-đế Norton chỉ có việc ?ongày ngày lang-thang đây đó? với hai chú chó, như là nhiệm-vụ ?thăm dân cho biết sự tình?, lúc nào cũng với bộ quân-phục chỉnh-tề, tay cầm cây gậy. Nếu nhà vua cảm thấy đói, nơi đâu cũng có chỗ cho ăn, khát có chỗ uống, buồn có thể vào bất cứ nơi giải-trí nào để giải khuây ngay.
    Toàn thể cư dân thành-phố San Francisco mỗi khi gặp hoàng-đế đều gập người cúi chào một cách kính mến. Các rạp hát luôn luôn để dành một ghế danh-dự cho hoàng-đế. Mỗi khi hoàng-đế giá lâm là toàn thể mọi người im lặng đứng dậy để tỏ lòng kính-cẩn.
    Thế rồi có một chuyện xung-đột xảy ra giữa hoàng-đế và nhân-viên công-lực của chính-phủ tại San Francisco. Một hôm, một viên cảnh-sát mới được thuyên-chuyển từ đâu tới phục-vụ tại thành-phố, không biết hoàng-đế nên bắt Ngài, với tội danh ?du-thủ du-thực và để chó phóng-uế bừa-bãi làm mất vệ-sinh thành-phố?. Toàn thể cư dân của thành-phố San Francisco nỗi giận thực sự về sự cố này nên họ đã tổ-chức biểu-tình, đòi ?olàm cỏ? bót cảnh-sát. Nhận thấy tình-hình quá căng-thẳng và bất lợi cho chính-quyền, vị Cảnh-sát trưởng thành-phố San Francisco đích-thân trả tự-do cho ngài và xin lỗi hoàng-đế cùng thần dân của Ngài, nội vụ sau đó mới tạm yên.
    Hoàng-đế Norton cũng rất quan-tâm đến việc đại-sự quốc-gia. Khi nội chiến Nam Bắc Hoa-Kỳ sắp bùng-nổ vào năm 1861, hoàng-đế Norton đã ra chiếu chỉ triệu-hồi cả hai vị lãnh-đạo Nam và Bắc quân: Jefferson Davis và Abraham Lincoln, khẩn về triều-đình San Francisco để ?ophục mệnh?. Lệnh có ban mà không có một ai tuân-hành cả. Nội chiến Mỹ vẫn xảy ra và lan rộng, gây thiệt-hại cho đất nước và làm cho hoàng-đế nhà ta đau lòng không ít.
    Tuy không lo về việc ăn uống cùng nơi cư-trú nhưng tình-hình tài-chánh của triều-đình thật eo-hẹp. Bộ quân phục nhà vua đã cũ nhưng chưa có tiền để thay bộ mới, nhiều vấn-đề cần tiền để giải-quyết. Để giải-quyết các vấn-đề này, hoàng-đế ban-hành một sắc thuế đặc-biệt: hằng tuần, các cao lâu, tửu quán, trà đình, tiệm ăn, . . . phải đóng 25 xu, đặc-biệt các rạp hát và ngân-hàng phải đóng 3 đô-la cho triều-đình. Cả thành-phố San Francisco đều cười ngất nhưng ai ai cũng vui vẻ đóng góp cho hoàng-đế không một thắc-mắc nào. Nhờ thế, hoàng-đế mới có tiền để chi tiêu cho các nhu-cầu của triều-đình.
    Qua những sự-kiện xảy ra trong suốt thời-gian nhà vua trị vì đã chứng tỏ hoàng-đế Norton rất được lòng thần dân của ngài. Khi hoàng-đế thăng hà vào ngày 8 tháng 1 năm 1880, một đoàn người đông đến 30 ngàn người đã đến viếng và đưa linh-cửu ngài đến nghĩa-trang Woodland, tại Colma, thuộc thành-phố San Francisco để an táng. Trên mộ bia có ghi dòng chữ: ?Nơi đây an nghỉ Norton Đệ I, hoàng-đế của Hiệp Chủng quốc Hoa-kỳ và giám-hộ tối cao của Mễ Tây Cơ, Joshua Abraham Norton, 1819-1880?.
    Hiện tượng Norton là sự kiện duy-nhất trên thế-giới. Sự thu-hút kỳ lạ của Joshua A. Norton đối với dân chúng và chính-quyền địa-phương, theo như tờ San Francisco Bullertin, là do: ?oHoàng-đế Norton Đệ I không giết hại ai, không bỏ tù ai, không cướp bóc của ai, trái lại rất được lòng tất cả mọi người?. Có rất nhiều sách báo, tạp-chí viết về trường-hợp kỳ lạ này đã được phổ-biến trên toàn cõi Hoa-kỳ từ trước nay.
    Đúng là chuyện thật như bịa.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 13/08/2003
  6. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Chữ Tài cùng với chữ Tai một vần
    Unabomber Người làm bom số một
    Theodore Kaczynski sinh ngày 22 tháng 5 năm 1942 . Ông học xong cử nhân tóan (BA Maths) tại trường Harvard 1962 sau đó lấy xong MA và Ph.D về môn Tóan Học tại Đại Học Michigan năm 1967. Ông ta chưa bao giờ phục vụ trong quân đội và đã làm Phó Giáo Sư tại Đại Học Berkeley, California năm 1967 - 69 . Sau đó ông ta biến mất trên cuộc sống bình thường . Sống một mình trong 1 cái chòi nhỏ ở miền Tây tiểu bang Montana . Năm 1996 FBI đã bắt và gán tội cho ông la` ''''Unabomber'''', một người bí mật đã gửi bom thư đến và giết chết 3 nguời và làm bị thương 23 nguời khác mà chưa ai bắt đuợc trong vòng hơn 20 năm .
    Kaczynski có IQ của một người cực kỳ thông minh những đã từ bỏ một tuơng lai huy hoàng của một giáo sư Tóan tại Berkeley để sống một mình trong căn chòi nhỏ không có điện nuớc, đọc sách bằng nến và dùng một cái sô làm nhà vệ sinh . 22.000 tờ nhật ký tìm đuợc trong căn chòi nhỏ này đã cho biết lý do ông đã gửi bom đi giết hại nguời khác là để trả thù .
    Kaczynski đã bị kết án tù chung thân .


    All you need is Love ...

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 13/08/2003
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhớ hồi Kaczynsky mới bị bắt, báo Newsweek có 1 biếm hoạ vẽ hình cái nhà gỗ (cabin) hắn ta ở và ghi chú là: The mind is a terrible thing to waste.
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Giải ''Ăn nói vụng'' cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ​
    Giải này do Chiến dịch Tiếng Anh Giản dị của Anh trao tặng hằng năm cho tuyên bố lẩn thẩn nhất trước công chúng. Ông Donald Rumsfeld năm nay đã "chiến thắng", nhờ một lời bình luận về Iraq khiến tất cả các nhà phân tích phải bối rối.
    ?oCó những điều đã được biết đến, đó là những điều chúng ta biết là chúng ta biết. Chúng ta cũng biết là có những cái không biết được biết đến; có nghĩa là chúng ta biết còn những điều chúng ta không biết. Nhưng còn có những cái không biết không được biết đến - những điều chúng ta không biết là chúng ta không biết?, Rumsfeld phát biểu tại một cuộc họp báo hồi năm ngoái. [​IMG] [​IMG]
    Phát ngôn viên của Chiến dịch Tiếng Anh giản dị nhận xét: "Chúng tôi đoán là chúng tôi hiểu ông ấy muốn nói gì. Nhưng chúng tôi không biết là liệu mình có biết thực hay không nữa".
    Để giành giải lần này, ông Rumsfeld phải đối mặt với sự "cạnh tranh" quyết liệt từ tân Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger. Cựu người hùng Holywood từng bình luận về hôn nhân đồng tính như sau:
    ?oTôi cho rằng hôn nhân đồng tính là một chuyện nên có giữa một người đàn ông và một người phụ nữ?. [​IMG]
    Còn Cao ủy EU Chris Patten thì cũng suýt chiến thắng, khi nhận xét rằng đảng Bảo thủ (Anh) đã tự sát về chính trị và giờ đây đang sống để hối tiếc về điều đó. Những người từng được giải "Ăn nói vụng" trước đây có diễn viên Alicia Silverstone và Richard Gere.
    Các fan của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định ông hay bị hiểu sai. Có nhiều website chuyên miêu tả ?ochất thơ? của Rumsfeld, thậm chí có một quyển sách, với tiêu đề ?oNhững lời lẽ thông minh?, giải thích những câu nói của ông là một dạng văn viết của sự sống.
    Minh Châu (theo BBC)
  9. hanna

    hanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    YOU WILL FEEL SMARTER AFTER YOU READ THESE QUOTES​
    Question : if you would live forever, would you and why ?
    Answer : "I would not live forever, because we should not live forever, because if we were supposed to live forever, then we would live forever, but we cannot live forever which is why I would not live forever,"
    Miss Alabama in the 1994 Miss USA contest.
    "Whenever I watch TV and see those poor starving kids all over the world, I can''t help but cry. I mean I''d love to be skinny like that, but not with all those flies and death and stuff,"
    Marieah Carey.
    "Smoking kills. If youare killed, you''ve lost s very important part of your life,"
    Brooke Shields, during an interview to become spokesperson for federal antismoking campaign.
    "I''ve never had major knee surgery on any other part of my body,"
    Winston Bennett, University of Kentucky baskeball forward.
    "Your food stamps will be stopped effective March.1992 because we received notice that you passed away. May god bless you. You may reapply if there is a change in your circumstances."
    Department of Social Services, Greenville, south Carolina.
    "If somebody has a bad heart, they can plug this jack in at night as the go to bed and it will monitor their heart throughout the night. and next morning, when they wake up dead, there''ll be a record."
    Mark S.fowler, FCC Chairman.
    "It''s no exaggeration to say that the undecideds could go one way or another."
    George Bush, US president.
    "If we don''t succeed, we run the risk of failure."
    Bill Clinton, President
    "We are ready for an unforeseen event that may or may not occure."
    Al Gore, VP.
    " I wish you the caring of close friends
    And I wish you Love that never ends! "
  10. ccsu

    ccsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0

    Bang Connecticut: Vận tốc xe cứu hỏa ở New England không vượt quá 40km/h ngay cả khi có hỏa hoạn. Người chồng ôm hôn vợ ngày Chủ nhật là bất hợp pháp tại Hartford.
    heheh tui là dân cứ củA Connecticut đây ...sống ở đây 13 năm rùi mà chưa thấy cái luật lạ đời này bao giờ .

Chia sẻ trang này