1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ và Các Giá trị Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgoiSaoDen, 07/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Nếu ghét Mỹ mà khôn ngoan thì cũng nên học hỏi từ họ cách để lính ở nhà "chơi game" hơn là để lính mình có quá nhiều anh hùng bạn ạ.
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Số lượng người Mỹ sống ở mức nghèo khổ, theo các kết quả của năm 2010, đã vượt quá ngưỡng 46 triệu người. Trong báo cáo chính thức của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (United States Census Bureau) nói về điều này. Sau một năm số lượng người nghèo trong nước đã tăng thêm 2,8 triệu người.

    Tổng cộng ở Hoa Kỳ hiện có 15,1 phần trăm người sống nghèo khổ. Con số này này tăng 0,8 phần trăm so với năm trước. Thống kê của Cơ quan điều tra dân số cho thấy số lượng người nghèo ở Hoa Kỳ tăng bốn năm liên tục. Ngoài ra, múc độ nghèo đã đạt mức tối đa trong suốt thời gian quan sát được, tức là trong 52 năm qua.

    Trong báo cáo của Cơ quan điều tra dân số cũng nói rằng trong năm qua số lượng người nghèo trong số những người ít hơn 18 tuổi (từ 20,7 đến 22 phần trăm), cũng như trong số người Mỹ độ tuổi từ 18 đến 64 (từ 12,9 đến 13,7 phần trăm) tăng đáng kể. Đồng thời mức độ nghèo trong số những người già (từ 65 tuổi) không thay đổi và chiếm chín phần trăm.

    Trong thông báo báo chí nói rằng thu nhập bình quân của một gia đình trong năm 2010 ở Hoa Kỳ là 49,4 nghìn dollars, ít hơn một nghìn so với năm trước. Trong đó, nếu phân chia người Mỹ theo màu da, người châu Á lĩnh được nhiều nhất ở Mỹ (hơn 64 nghìn dollars). Vị trí thứ hai là những người da trắng (không tính người Mỹ gốc Latin) – hàng năm họ kiếm được 54,6 nghìn dollars. Người Mỹ da đen thu nhập bình quân 32 nghìn dollars

    [​IMG] Người vô gia cư ở New York. Photo AFP
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí Khoằm lại dùng cơ bắp thay cho cái đầu rồi, đói nghèo thì liên quan quái gì tới văn hóa.

    Mình vừa tới thăm vài gia đình ở miền trung và nam Mỹ mới thấy văn hóa Mỹ cũng rất đáng để quan tâm. Các gia đình này không có li dị, sùng đạo, rất biết giáo dục con cái, hướng con cái vào các hoạt động thể thao và cộng đồng, khá bảo thủ về văn hóa. 9/10 người thích săn bắn, ngay cả trẻ con cỡ 10 tuổi đã biết đi săn gà rừng rồi. Người lớn hay nghe nhạc đồng quê. Gia đình đi nhà thờ đều đặn vào cuối tuần, cái này còn sùng đạo hơn cả Anh quốc. Ông bà già 7,8 chục tuổi đội nón cowboy, quần jean, áo caro, rất tình tứ bên nhau. Hình như các bang miền Nam có đời sống văn hóa sâu sắc hơn miền Bắc nhiều.
  4. hungdao1

    hungdao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Mẽo thì có cái giá trị duy nhất là Tiền Tiền Tiền
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Bảy học sinh Mỹ đã bị bắt hôm thứ ba theo cáo tội gian lận trong kỳ thi vào đại học, ABCNews đưa tin.
    .
    Theo cơ quan điều tra phỏng đoán, Samuel Eshaghoff 19 tuổi, sinh viên của Đại học Emory, đã giúp đỡ sáu học sinh phổ thông thi vào Great Neck North High School, một cơ sở đào tạo danh tiếng của một trong những quận ở New York, đã thay họ thi hô tеst. Bản thân Eshaghoff đã tốt nghiệp chính trường đại học này vào năm 2010.
    [​IMG] Samuel Eshaghoff. Photo từ site nassaucountyny.gov

    .
    Khi thi test đã sử dụng các giấy tờ giả mạo với ảnh của Eshaghoff và họ tên của những người khác. Mỗi lần thi test sinh viên này nhận từ một nghìn rưỡi đến hai nghìn rưỡi dollars.
    .
    Các cáo tội nặng nhất (gian lận, giả mạo giấy tờ, thi hộ) giành cho chính Eshaghoff. Nếu tội của thanh niên này được chứng minh, nó sẽ bị giam đến bốn năm.
    .
    Sáu học sinh còn lại bị buộc tội theo các điều khoản nhẹ hơn, danh tính của họ không được nêu ra vì lí do tuổi tác.
    .
    Theo các thông tin của Associated Press, hiện nay cơ quan công tố New York đang kiểm tra giả thiết liên quan của các sinh viên khác vào đường dây gian lận này.

    http://lenta.ru/news/2011/09/29/students/
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
  7. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    833

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    .

    Hướng dẫn: Click nút Play phụ đề sẽ tự động hiển thị trên video. Nếu click vào giữa màn hình bạn cần Pause và Play lại mới có phụ đề.

    Xin gửi tới bạn đọc một phóng sự do nhiếp ảnh gia Aaron Huey trình bày tại talk show nổi tiếng TED. Qua phóng sự này ta có thể thấy được lòng tham của người Mỹ và tội ác họ đã gây ra đối với những người thổ dân bản địa. Phóng sự cũng phản ánh đời sống thiếu thốn, khó khăn, bệnh tật và đầy rẫy tệ nạn của những người bản địa ngày nay trước sự thờ ơ, bỏ mặc của chính quyền Mỹ.
    Nguyên văn phụ đề do TED cung cấp:

    Hôm nay tôi có mặt tại đây để giới thiệu những bức hình của người Lakota mà tôi đã chụp. Trong số các bạn ở đây chắc cũng biết đến người Lakota hoặc ít nhất thì cũng nghe đến nhóm dân tộc lớn hơn tên Sioux. Người Lakota là một trong những dân tộc bị đuổi khỏi vùng đất của mình đến các trại nhốt tù nhân chiến tranh nay gọi là những khu bảo tồn. Vùng đất người da đỏ Pine Ridge – chủ đề của buổi nói chuyện hôm nay, nằm tại 75 dặm theo hướng tây nam của Black Hills, Nam Dakota Nơi đây đôi khi được biết đến như Trại Tù nhân Chiến tranh số 334 và đó là nơi mà người Lakota hiện đang sinh sống. Nếu trong số các bạn đây có nghe đến AIM, Tổ Chức Bình Quyền Cho Nhóm Người Thổ Dân Da Đỏ hoặc nghe đến Russell Means,hoặc Leonard Peltier, hoặc cuộc nổi dậy tại Oglala,vậy nên chúng ta hiểu rằng Pine Ridge là nơi bắt đầu về vấn đề người Thổ Dân tại Mỹ.


    Tôi đã được yêu cầu để dành một chút thời gian hôm nay để kể về mối quan hệ của tôi với người Lakota, và đây là một việc rất khó cho tôi. Vì, nếu bạn để ý đến màu da của tôi, tôi là người da trắng,và đây là một cách biệt rất lớn giữa người thổ dân và tôi. Chúng ta có thể thấy được rất nhiều người trong các bức hình của tôi hôm nay, rồi dần dần tôi gần gũi với họ hơn, và họ chào đón tôi như người trong nhà. Họ gọi tôi là anh em và chú và liên tục mời tôi đến đó trong hơn 5 năm qua. Nhưng tại Pine Ridge, tôi luôn bị gọi là wasichu, và washichu là một từ của tiếng Lakota có nghĩa là không phải gốc da đỏ nhưng cũng có một nghĩa khác của từ này là “người lấy phần thịt ngon nhất cho riêng mình”. Và đó là điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây – người dành lấy phần thịt ngon nhất cho mình. Có nghĩa là tham lam. Vậy chúng ta hãy nhìn quanh khán phòng hôm nay xem. Chúng ta đang ở tại một trường tư tại Phía Tây của Mỹ, ngồi trên những ghế nệm đỏ với tiền trong túi. Và nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chúng ta, chúng ta thực đang lấy phần thịt ngon nhất. Hãy nhìn lại bộ hìnhcủa một dân tộc chịu nhiều mất mát để chúng ta có thể thấu hiểu, và biết rằng khi chúng ta nhìn những khuôn mặt của những người này đây không phải là hình ảnh của chỉ riêng người Lakota, mà họ đại diện cho những nhóm người bản địa.


    Trên mảnh giấy này, là lịch sử mà tôi đã học từ những người bạn và gia đình Lakota. Tiếp theo là cột thời gian của các hiệp ước được lập, các hiệp ước bị phá vỡ và những cuộc tàn sát được ngụy trang như cuộc chiến. Tôi sẽ bắt đầu từ năm 1824.”Điều gì được biết đến như là Phòng các vấn đề người Da Đỏ được thành lập trong Phòng Chiến Tranh, là nơi đầu tiên lên tiếng giận dữ về những vấn đề mà chúng ta giải quyết với người Da Đỏ.1851: Hiệp ước đầu tiên của Fort Laramie được lập, đánh dấu rạch ròi ranh giới của nước Lakota.Theo hiệp ước này, những vùng đất này là một quốc gia tự trị. Nếu ranh giới của hiệp ước này được giữ – và có những điều luật rằng họ nên làm theo– thì đây là hình dạng nước Mỹ ngày nay. 10 năm sau, Luật Nhà Đất, tổng thống Lincoln ký, đưa hàng loạt những người da trắng vào đất của người Da Đỏ. 1863: Một cuộc nổi dậy của người Santee Sioux tại Minnesota kết thúc cùng với 38 người đàn ông Simoux bị treo cổ, một cuộc hành quyết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. cuộc hành quyết do Tổng Thống Lincoln ra chỉ thị chỉ sau hai ngày ông ta ký vào Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.
    1866, năm đầu của đường sắt liên lục địa – một kỷ nguyên mới. Chúng ta khai thác đất thành đường ray và tàu lửa để rút ngắn đoạn đường qua trung tâm của Quốc Gia Lakota. Hiệp ước bị quẳng ra cửa sổ. Để lên tiếng, ba bộ tộc dẫn đầu bởi tộc trưởng của Lakota Red Cloud tấn công và đánh thắng quân đội Mỹ nhiều lần. Tôi muốn nhắc lại điều này. Người Lakota đánh bại quân đội Mỹ.1868: Hiệp ước Fort Laramie thứ hai đảm bảo việc tự trị của Nước Lớn Sioux và chủ quyền của người Lakota tại Black Hills linh thiêng. Chính phủ cũng hứa những quyền về đất và quyền săn bắn trong các khu vực lân cận. Chúng ta đã hứa rằng đất nước Power River sẽ mãi mãi đóng cửa với tất cả những người da trắng. Hiệp ước tưởng chừng như là một chiến thắng toàn vẹn cho người Red Clound và Sioux. Thực ra, đây là cuộc chiến duy nhất trong lịch sử Mỹ tại nơi mà chính quyền thương lượng một nền hòa bình bằng cách công nhận mọi đề mục được đề ra bởi kẻ thù.


    1869: Đường sắt xuyên lục địa hoàn thành. Nó bắt đầu chở theo, giữa những thứ khác, là một lượng lớn người đi săn những người bắt đầu giết bò hàng loạt, chiếm hết nguồn thức ăn, vải vóc và cả nơi trú ngụ của người Sioux. 1871: Luật Phân Bố Chủ Quyền Người Da Đỏ khiến cho tất cả người da đỏ bị cầm giữ bởi nhà nước. Thêm vào đó, quân đội ban lệnh cấm những người da đỏ phía tây đi khỏi các vùng bảo tồn. Tất cả những người da đỏ phía tây tại thời điểm đó trở thành những tù nhân chiến tranh. Và cũng trong năm 1871, chúng ta kết thúc thời gian hiệp ước. Vấn đề về hiệp ước là họ để những người đồng bào tồn tại như những quốc gia tự trị, mà chúng ta không thể có điều đó; chúng ta có những kế hoạch khác.
    1874: Đại Tướng Goerge Custer tuyên bố về việc phát hiện ra vàng tại khu Lakota, cụ thể là khu Black Hills. Tin tức về vàng tạo ra một lượng lớn người da trắng đổ về nước Lakota Custer cũng kiến nghị Quốc hội tìm cách chấm dứt hiệp ước với người Lakota càng sớm càng tốt. 1875: Chiến tranh tại Lakota bắt đầu bằng cuộc nổi loạn của hiệp ước Fort Laramie. 1876: Và ngày 26 tháng 07trên đường tấn công làng Lakota, đội quân số 07 của Custer bị đánh tơi tã tại trận Little Big Horn.1877: Đội quân anh dũng Lakota và thủ lĩnh tên Con Ngựa Điên bị bao vây tại Fort Robinson. Ông ấy sau đó bị giết trong trong thời gian tạm giữ.1877 cũng là năm mà chúng ta tìm ra cách giải quyết Hiệp Ước Fort Laramie. Thỏa hiệp mới được đưa ra trước những người đứng đầu Sioux dưới một chiến dịch được hiểu là “bán hoặc đói”. Ký vào giấy, hay không lương thực cho bộ lạc của họ. Chỉ có 10 phần trăm dân số nam ở tuổi trường thành ký vào. Hiệp ước Fort Laramie yêu cầu ít nhất ba phần tư dân làng phải bỏ đất của mình Biên bản đó hoàn toàn bị lờ đi.


    1887: Đạo Luật Dawes. Sở hữu đất của vùng đất thổ dân chấm dứt. Đất thổ sân bị chia cắt ra thành những miếng 160 mẫu và giao cho mỗi thổ dân với một phần đất lớn bị mất đi. Các bộ tộc mất hàng triệu mẫu đất. Giấc mơ Mỹ về chủ quyền đất độc lậplại trở thành 1 cách rất thông minh để chia đất thổ dân thành miếng đến hết. Việc di chuyển tàn phá đất thổ dân, làm chúng dễ dàng bị chia ra và bánvới mỗi thế hệ đi qua. Hầu hết những miếng đất thừa và nhiều miếng đất khác trong khu thổ dânhiện đang nằm trong tay của những chủ nông trại người da trắng. Một lần nữa, phần màu mỡ của miếng đất lọt vào tay wasichu.


    1890, thời điểm mà tôi nghĩ rằng là phần quan trọng nhất trong cuộc nói chuyện ngày hôm nay.Đây là năm cuộc tàn sát Wounded Knee diễn ra.Vào ngày 29 tháng 12, quân đội Mỹ bao vây lán trại Sioux tại thung lũng Knee Wounded, tàn sát Trưởng làng Bàn Chân To và 300 tù nhân chiến tranh, sử dụng loại vụ khí bắn hàng loạt mới loại mà bắn ra đạn nổ gọi là súng Hotchkiss Đối với trận chiến này, 20 Quân Hàm Danh Dự cho sự anh dũng được trao cho Đoàn quân thứ 7. Đến ngày hôm nay, đây là Quân Hàm Danh Dự tốt nhất từng được trao cho một trận chiến. Nhiều Quân Hàm Danh Dự khác được trao cho cuộc tàn sát chống phân biệt phụ nữ và trẻ em hơn trong bất kỳ trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Hàn Quốc, Việt Nam, Iraq hay Afghanistan. Trận tàn sát Wounded Knee được coi như là kết cục của các cuộc chiến tranh người da đỏ. Bất kỳ lúc nào tôi đến thăm nghĩa trang lớn tại Wounded Knee, tôi vẫn thấy rằng đó không chỉ là một nghĩa trang của người Lakota hay của người Sioux, nhưng đó là nghĩa trang của những người thổ dân.
    Thánh Black Elk từng nói, ”Lúc đó tôi không biết có bao nhiêu người đã chết. Khi tôi nhìn lại từ ngọn đồi cao của tuổi tác mình tôi có thể thấy phụ nữ và trẻ em bị tàn sát nằm hỗn loạn, ngỗn ngang dọc theo thung lũng cong vênh rõ như tôi nhìn thấy họvới những con mắt trong veo. Và tôi có thể nhìn thấy được cái gì đó chết trong lớp bùn máu và được chôn vùi trong cơn bão tuyết. Một giấc mộng chết tại đó, và đó là một giấc mơ đẹp.”
    Theo sự kiện này, một kỷ nguyên mới trong lịch sử người Da Đỏ bắt đầu. Mọi thứ đều có thể được đo lường trước và sau Wounded Knee. Vì nó xảy ra ngay tại thời điểm những ngón tay in hằn trên còi súng Hotchkiss tại chính quyền nước Mỹ tự tuyên bố vị trí của mình trong quyền người Thổ Dân. Họ trở nên mệt mỏi với các hiệp ước. Họ mệt mỏi với các đồi thánh. Họ mệt mỏi với những điệu nhảy của các hồn ma. Và họ chán ngấy cả những bất tiện của người Sioux. Nên họ mang cả súng thần công tới. ”Vẫn muốn là người da đỏ chứ,” họ nói như ra lệnh, tay để trên còi súng. 1900: dân số người Thổ Dân tại Mỹ xuống rất thấp – ít hơn 250,000 người, so với con số tám triệu dự tính trước đó vào năm 1492.
    Tua nhanh qua. 1980: Một phiên tòa diễn ra lâu nhất trong lịch sử Mỹ, Quốc Gia Sioux và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỹ, do Tòa Án Tối Cao Mỹ xét xử.Tòa đã quyết định rằng, khi người Sioux chuyển về lại khu vực của mình và bảy triệu mẫu đất được khai phá cho những thợ mỏ và những người dân lên sống tại khu vực những điều trong hiệp ước Fort Laramie thứ hai đã bị vi phạm. Tòa tuyên ánrằng Black Hills bị lấy đi một cách bất hợp pháp và giá đưa ra từ đầu cộng với tiền lãi nên được trả cho Nước Sioux. Để trả cho Black Hills, tòa án chỉ chi 106 triệu đôla cho nước Sioux. Người Sioux từ chối số tiền với khẩu hiệu, ”Black Hill không phải để bán”.


    2010: Thống kê về dân số người Da Đỏ hôm nay,hơn một thế kỷ sau cuộc tàn sát tại Wounded Knee, cho thấy những gì còn sót lại từ chế độ thực dân, nhập cư cưỡng ép và vi phạm hiệp ước. Tình trạng thất nghiệp tại khu vực Người Da Đỏ Pine Ridge xê dịch từ 85 đến 90 phần trăm. Tòa nhà văn phòng thì không thể xây mới được, mà kết cấu hiện tại thì đang hư hỏng dần. Nhiều người không nhà ở, những người có nhà thì nhúc nhích trong những tòa nhà hư hỏng có nhà chứa đến năm gia đình.39 phần trăm nhà ở tại Pine Ridge không có điện dùng. Ít nhất 60 phần trăm nhà ở trên khu đất đang bị mối đen ăn. Hơn 90 phần trăm dân số sống trong cảnh nghèo đói. Tỷ lệ lao phổi tại Pine Ridgecao khoảng tám lần so với tỷ lệ mắc bệnh trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong là cao nhất tại địa lục này và cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ học sinh bỏ học lên đến 70 phần trăm. Tỷ lệ giáo viên bỏ dạy cao gấp tám lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Nên thành ra ông bà phải nuôi dưỡng cháu vì bố mẹ chúng, do bệnh tật từ chứng nghiện rượu, nội chiến và tính cách thờ ơ, nên không thể dưỡng dục trẻ nhỏ. 50 phần trăm dân số ở độ tuổi trên 40 mắc bệnh tiểu đường. Tuổi thọ nam giới là từ 46 đến 48 tuổi bằngvới người Afghanistan và Somalia.


    Mục cuối cùng trong bất kỳ cuộc tàn sát thành công nào đều là mục mà trong đó người mở đầu cuộc tàn sát có thể phủi tay và thốt lên, ”Ôi Chúa tôi, mấy người này đang làm gì với bản thân họ vậy? Họ đang giết lẫn nhau. Họ giết nhau trong lúc chúng ta nhìn họ chết.” Đó là cách mà chúng ta đã tới và có được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đây là tài sản của một đích đến rất rõ. Những người tù vẫn được sinhngay tại trong các trại tù chiến tranh rất lâu sau khi các lính gác bị chuyển đi. Đây là những mảnh xương còn lại sau khi phần thịt ngon nhất bị cướp đi. Một thời gian lâu trước, hàng loạt các sự kiện bắt đầu xẩy ra bởi một người nhìn giống như tôi, một wasichu, háo hức lấy đất và nước và vàng trên các khu đồi. Những việc này gây ra hiệu ứng domino mà đến nay hậu quả của nó vẫn còn.


    Xã hội thượng đẳng chúng ta có thể thấy nhẹ nhõmtừ cuộc tàn sát trong năm 1890, hoặc hàng loạt sự kiện các hiệp ước bị vi phạm 150 năm trước, tôi vẫn còn một câu hỏi muốn hỏi, các anh chị cảm thấy như thế nào về những thống kê của ngày hôm nay? Có liên quan như thế nào giữa những hình ảnh kham khổ này và lịch sử mà tôi mới vừa kể cho các anh chị? Và lịch sử này chúng ta mắc nợ bao nhiêu? Có cái nào là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay? Tôi từng nghe nói là chúng ta cần phải làm gì đó. Phải có những kêu gọi hành động.Vì đã từ rất lâu tôi chỉ đứng ở ngoài đóng vai là một nhân chứng, chỉ chụp hình. Vì giải quyết vấn đề dường như quá xa trong quá khứ, Tôi rất cần một cỗ máy thời gian để xâm nhập.


    Những đau khổ mà thổ dân đang chịu đựng không phải là một vấn đề đơn giản, dễ sửa. Đó không phải là một vấn đề mà mọi người có thể giúp như cách mọi người giúp đỡ nạn nhân ở Haiti, tìm cách chữa AIDS, hoặc chống lại nạn thiếu lương thực.Cứu trợ, là từ được dùng, có thể khó khăn rất nhiều cho xã hội này hơn là một tờ 50 đô hoặc một buổi đến nhà thờ để sơn lại những ngôi nhà bị vẽ bậy,hoặc một gia đình ngoại ô quyên góp một thùng áp quần mà họ không muốn mặc nữa. Vậy điều đó rời bỏ chúng ta ở đâu? Nhún vai trong bóng tối?
    Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn hàng ngày vi phạm những điều luật của những năm 1851 và 1868hiệp ước Fort Laramie đối với người Lakota. Một lời kêu gọi hành động mà tôi muốn đưa ra hôm nay –ước muốn TED của tôi — là: Tôn trọng hiệp ước.Trả lại Black Hills. Họ làm gì với họ không phải là chuyện của chúng ta.


    (Vỗ tay)
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    http://vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=1422&cat=57&pcat=
    NƯỚC MỸ VÀ SỰ HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH MỸ

    TRỊNH SƠN HOAN (*)

    Trong bài viết này, tác giả đã nêu và phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của nước Mỹ từ khi châu Mỹ được phát hiện, nước Mỹ ra đời và phát triển bởi những cuộc di dân. Chính lịch sử di dân đã làm cho nước Mỹ mang trong mình bản sắc hết sức độc đáo. Đồng thời, tác giả đã cho thấy hình ảnh một nước Mỹ đa sắc tộc nhưng được hòa trộn thành một sắc tộc mới. Bên cạnh đó, các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng, triết học,… cũng được tác giả phân tích với tư cách những cơ sở góp phần làm nên tính cách Mỹ.

    Năm 1492, việc Christopher Columbus (1451-1506) phát hiện ra châu Mỹ là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển nhân loại. Đây được xem là một trong những thành tựu có vai trò làm biến đổi thế giới. Kể từ khi châu Mỹ (đặc biệt là Bắc Mỹ) được định vị trên địa cầu, người ta dần dần phát hiện thấy tiềm năng dồi dào của vùng đất này và những cuộc di dân đến đó cũng bắt đầu diễn ra một cách ồ ạt. Vậy, điều gì đã hấp dẫn nhiều người đến đất Mỹ để lập kế sinh nhai?
    Mỹ là nơi “có khí hậu ôn hoà của các nước Pháp, Tây Ban Nha hay ý ở các bang phía Bắc, và gần như á nhiệt đới của nước Maroc hay miền Nam Algérie, ở các bang phía Nam”. Và “dĩ nhiên các khí hậu này còn chịu ảnh hưởng của các dòng Đại Dương, của thiên nhiên và độ cao của địa thế, của các hồ lớn, của chế độ gió. Chẳng hạn, mùa đông ở Minnesota thường lạnh hơn ở Lorraine hay ở áo tuy gần như cùng vĩ tuyến. Có điều chắc chắn là: Không cực nóng và cũng không cực lạnh, khí hậu Hoa Kỳ là một thứ khí hậu lành và tăng lực, khuyến khích làm việc và đã đem lại những phần thưởng to lớn cho những người di dân châu Âu. Những người di dân này trong suốt ba thế kỷ đã kéo tới đây - thoạt đầu theo từng nhóm nhỏ, kế đó với số lượng lớn - để phát huy niềm tin tôn giáo, trí tuệ và bắp thịt của họ, lòng yêu thích sống tự do và ước muốn sống thoải mái”([1]). ở Mỹ, “có những ngọn núi cao, những cánh đồng lúa phì nhiêu, bằng phẳng; có cả sa mạc khô cằn, có những vùng nhiệt đới xanh tốt, có những cánh đồng cỏ bao la, có dải bờ biển lởm chởm và có cả những ngọn đồi nhấp nhô”([1]). Bên cạnh đó, ở Mỹ, trong lịch sử người ta không quên rằng “vàng trộn với đất” mà bản thân người da đỏ ở đây không hề biết đến giá trị của nó.
    Có nhiều nguyên nhân tạo nên kết quả di cư đến nước Mỹ, nhưng theo Cố Tổng thống J.Kennedy, chủ yếu: “do ba áp lực chính: sự khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực chính trị, khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính của sự di dân hàng loạt”(3) đến vùng đất này. Tuy nhiên, khi nói đến hệ quả của những cuộc di cư đến nước Mỹ thì vấn đề được truy xét không chỉ dừng lại ở mặt định lượng, mà còn là vấn đề định tính của nó. Bởi lẽ, di dân không chỉ mang theo số lượng con người đến Mỹ, mà còn mang theo cả văn hoá của khắp mọi nơi trên thế giới đến vùng đất này. J.Kennedy đã dẫn lại lời của nhà thơ Walt Whiteman (1819 – 1892) rằng, “chúng ta là một dân tộc gồm nhiều dân tộc”(4). Vì thế, trong hành trang của mỗi người di cư đến đây đều ít nhiều mang trong đó bản sắc văn hoá riêng của dân tộc họ. Đây là những cái riêng phong phú, đa dạng góp nhập vào kho tàng Mỹ để làm nên bản sắc Mỹ.
    Thế hệ đầu tiên của nước Mỹ là những con người can đảm phi thường từ khắp các châu lục, đó là những con người có ý chí mạnh mẽ, dám dứt bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để bước chân đến một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đặt chân tới nước Mỹ, tiếp đến là người Pháp, người Hà Lan, người Thuỵ Điển,… Người Anh đến nước Mỹ chậm hơn nhưng lại không phải “uống nước đục”. Họ dần dần chiếm ưu thế và làm bá chủ nơi này.
    Những con người thuộc thế hệ đầu tiên của nước Mỹ đều giống nhau ở một điểm là: “phóng thích mình ra khỏi sự ràng buộc về đạo đức, có tinh thần tiên phong, dám mạo hiểm, dám hy sinh, có niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Người ta thừa nhận, “kỷ nguyên của Jackson tháo vát và ít quan tâm đến nghệ thuật nhưng giỏi xoay sở để có thể hoàn thành tốt những gì mà mình tiến hành. Người Mỹ trên vùng biên giới mới này đôi khi là cả những người quê kệch, thô lỗ nhưng họ là những người làm việc có hiệu quả, sản xuất giỏi, có đầu óc thực tế hướng về tương lai và đoàn kết gắn bó với nhau”(5). Trong so sánh, nhà văn Mark Twain (1835 - 1910) đã chỉ ra rằng, tính cách người Âu bảo thủ, còn người Mỹ thì thực dụng. Ông còn mô tả người Anh là “người làm những gì đã từng làm”, và người Mỹ là “người làm những gì mà họ chưa bao giờ làm”(6).
    Từ rất sớm, những cư dân xây dựng nước Mỹ đã xác định phương hướng sinh tồn cho mình. Trước mắt, để có thể “tồn tại”, họ phải “rũ bỏ” lại đằng sau ý thức hệ phong kiến châu Âu. Đối với họ, đó là truyền thống không còn phù hợp với không gian sinh sống mới. Những luân lý trong quan hệ giai cấp mà phong kiến châu Âu tạo ra đã trở thành một món ăn tinh thần tẻ nhạt và cần phải được thay thế bằng một thứ khác. ý thức hệ được xây dựng một cách hào hứng, cả cộng đồng người Mỹ mới đồng tình xây dựng một phong thái tinh thần mà trong đó họ cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, đủ lực để xóa bỏ trạng thái sống cũ kỹ của văn hoá truyền thống châu Âu.
    ở Mỹ, có một khái niệm văn hoá đã thành văn: “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Với người Mỹ, ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho vào “nồi nấu” để nấu cho nhuyễn, hoặc có thể hiểu nó là một nơi mà ở đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại đan xen lẫn nhau. Ai xứng danh là một người Mỹ, thì người đó phải hấp thu một cách tất yếu những giá trị văn hoá khác nhau, và sự hấp thu của họ góp phần hình thành nên phong cách Mỹ. Crèveoeur (1735 - 1813), năm 1782 đã nói rằng, “những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới, và từ đó sẽ xuất hiện con người mới nhiều đặc điểm”(7). Về sau, năm 1908, Zangwil (1864 - 1926) đã cụ thể hóa bằng vở kịch “Nồi hầm nhừ” (The melting - pot) tại Washington, nhằm tôn vinh lãnh địa trú thân của những người biệt xứ và ca ngợi sự hoà hợp về hôn nhân giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau. Và, càng tiến gần đến sự phồn thịnh của nền văn minh công nghiệp thì tính chất của “Melting - pot” càng được trộn nhuyễn vào mọi góc cạnh của đời sống. Nhà công nghiệp Ford đã chuyển tải tinh thần “Nồi hầm nhừ” của người Mỹ bằng hành động đầy tự hào trong một buổi trao thưởng cho công nhân như sau: “Trước một màn sân khấu vẽ một chiếc tàu buông neo ở bến cảng nơi người nhập cư đổ bộ, có đặt một chiếc lò lớn được nối vào tàu qua một chiếc cầu nhỏ. Hơn hai trăm thanh niên từ tàu lên chui vào lò, lúc bước ra mặt mày rạng rỡ, phấn khởi vì đã trải qua quá trình “tôi luyện” để trở thành người Mỹ. Trước khi bước vào lò, những thanh niên ấy đã vứt lại quần áo rách bẩn của người di cư, và họ ra khỏi lò với những bộ quần áo mới. Hàng nghìn khán giả theo dõi. Người ta hỏi học viên ở lò ra: “Bạn có phải là người Mỹ - Ba Lan hay người Mỹ - ý không?” Họ trả lời: “Không! Tôi là người Mỹ”(8).
    Trong cuốn “Văn minh Hoa Kỳ”, Jean Pierre Fichou viết: “Làn sóng di dân vào Mỹ vừa nhiều vừa liên tục, chỉ nhất thời bị biến loạn vào những thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở các nước có di dân, hoặc trái lại, do có sự vẫy gọi của tân thế giới. Hệ quả đầu tiên là sự muôn hình, muôn vẻ của các cội nguồn sinh học và văn hoá. Những cuộc hôn nhân giữa những người dân tộc khác nhau đã góp phần rất lớn vào thành công của “Melting - pot”: Người Ariang, Do Thái, da đen, da vàng trộn lẫn với nhau, dù rằng cho tới gần đây những cuộc hôn nhân ấy hãy còn hiếm. Con cái những cặp vợ chồng đó tiếp nhận hai dấu ấn văn hoá của bố và mẹ, cộng với dấu ấn của môi trường xã hội, nhất là trường học. Tiếng Anh nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết bền vững. Sự pha trộn bẩm sinh ấy hẳn là nguồn gốc của tinh thần bao dung, trí óc cởi mở, yêu thích những tình thế quá độ. Cũng có thể tìm thấy ở đó nguyên nhân sự ít quan tâm đến quá khứ, hướng nhiều vào tương lai”(9).
    “Nồi hầm nhừ” đối với người Mỹ là một huyền thoại. Nó khảm sâu vào tâm trí người Mỹ một ước mơ, một khát vọng rũ bỏ sự “rác rưởi” để khoác lên mình ánh hào quang của sự giàu có. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ước vọng mang tính lý tưởng hoá đôi khi dùng để cổ vũ hoặc tuyên truyền, vì thực tế người Mỹ sống đối diện với nhau hơn là kề vai sát cánh. ở Mỹ, tinh thần dân chủ, công bằng của người da trắng (Anglo sacxong) ưu trội chỉ như một tấm màn che mỏng manh, mà nhìn từ xa người ta tưởng là trong trắng và tinh khiết, nhưng sau động thái “vén màn” người ta ngỡ ngàng vì biết người da đỏ bị diệt chủng, người da đen bị nô lệ hoá và từ đó, “Nồi hầm nhừ” chỉ còn như “một cái bẫy giương giương để đánh lừa chú chim non” (theo cách nói của Jean Pierre Fichou). Điều đó khiến “nồi hầm nhừ” ngày nay ở Mỹ luôn âm ỉ nhiệt độ nóng bỏng và gây ra nhiều vết rạn nứt, làm cho tinh thần gắn kết truyền thống của người Mỹ ngày càng doãng ra.
    Tất cả những ai, dù ở phương trời nào, khi đến Mỹ đều được khuôn đúc thành một khối. Những con người hướng tầm nhìn và bước chân đến miền “đất hứa” không chỉ mang theo thân xác, ý chí khẳng định mình, mà còn gói trong hành trang văn hoá của dân tộc họ. Tuy nhiên, khi đến đây - đối diện trước một tồn tại mới, bắt buộc họ phải tẩy rửa những vết tích quá khứ để hội nhập và “đeo bám”, để “rượt đuổi” và tìm kiếm sự thành công.(9)
    Thiết chế của một nền dân chủ, tự do là chất xúc tác để hình thành nên cá tính dân tộc Mỹ và nó được biểu trưng bằng những cá nhân trong xã hội. Chủ nghĩa tự do Mỹ dựa trên chủ nghĩa bình quân và thuyết **********cho thấy tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là có lợi ích cá nhân thì mới có tiến bộ, sự bình đẳng về cơ hội cho phép ai cũng có thể phát huy khả năng trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”. Mỗi người Mỹ đều tự khẳng định rằng, dù trong xã hội làm nghề gì, giàu hay nghèo, đã có những hành động gì... thì chính tôi đã tự tạo ra bản sắc của tôi. Vì vậy, mỗi người Mỹ không chịu nhờ vả ai, họ đi lên bằng chính đôi chân của mình bởi họ quan niệm rằng, “vận mệnh không ai trao cho mình bằng chính mình tạo ra”. Với suy nghĩ đó, họ chấp nhận hứng trải cuộc sống trong niềm tin, sự lạc quan về một kết cục tốt đẹp. ở Mỹ, chủ nghĩa tự do là cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, vì trong dòng chảy cuộc sống mỗi cá nhân tự khẳng định mình trong sự sáng tạo. Sự sáng tạo đó được xã hội công nhận trong chừng mực cá nhân đó thành đạt và có ích cho xã hội. Chủ nghĩa tự do ở Mỹ cũng có quan hệ mật thiết với đạo Tin Lành và Thanh giáo, bởi lẽ nó cho phép con người một mình đối diện trực tiếp với Chúa để tự do lựa chọn, tự giao ước. “Ngay thuở bình minh của sự ra đời của nước Mỹ, những nhóm nhỏ di dân đã ấp ủ một niềm tin mạnh mẽ vào sứ mạng xây dựng một vương quốc của Chúa Trời trên “miền đất hứa” này. Sự thông giao của Chúa với tín hữu Thanh giáo coi thành công vật chất là sự minh chứng về ơn huệ của Chúa. Lòng khao khát của cải, lòng hăng say lao động và vui sống đạm bạc, tất cả như biện minh cho việc kinh doanh buôn bán chính là một phương thức giành thắng lợi”(10).
    Một phương châm sống đã thành truyền thống của người Mỹ là phải tự làm nên chính mình - thân lập thân (self made man). Người Mỹ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng với cá nhân không thể có được từ một sự may rủi nào, nó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Đây chính là cơ sở tạo nên tính tự chủ về hành vi trong mỗi hành động của người Mỹ, họ quyết đoán trong hành động và có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với những hành động của mình. Để làm được điều này, đôi khi người Mỹ chấp nhận mạo hiểm. Nhưng vì lợi ích, họ chấp nhận lao vào vòng xoáy của sự tiến thân, “vươn vượt” lên phía trước để theo đuổi lợi ích, và xem mạo hiểm chỉ là một yếu tố trên con đường đi đến thành công. “Nếu hành động trong mạo hiểm sẽ có một nửa cơ hội thành công và một nửa nguy cơ thất bại, nhưng nếu không hành động thì không có gì cả. Vậy, nên hành động để có thể thành công”. Đó là suy luận của một người Mỹ khi đối diện với cơ hội và thách thức. Đối với người châu Âu, nếu không làm được cái gì tốt nhất thì thà rằng chẳng có gì; ngược lại, với người Mỹ: thà có được một cái gì đó còn hơn không có gì cả. Vì thế, hành động trong cuộc sống luôn được người Mỹ tôn thờ như một tín ngưỡng. (10)
    Người Mỹ quan niệm hành động là phải thúc đẩy để tạo ra một hiệu quả nào đó và nó phải giúp ích cho sự tồn hữu của họ. Họ quả quyết rằng, cái gì có “tác dụng” thì cái đó là chân lý, chân lý là “hiệu quả”, càng nhiều chân lý càng tốt. Để hành động có hiệu quả, mỗi cá nhân Mỹ lao phóng vào thực tiễn bằng sự dũng cảm và quyết đoán của ý chí, dám đối diện với thách thức và vượt qua nó để đạt đến thành công. Mọi hành động phải luôn xác định rõ mục đích và mục đích cuối cùng là “hiệu quả”. Hiệu quả chính là thước đo giá trị hành động.
    ở Mỹ, đứng trước “giá trị tiền mặt” thì mọi người đều bình đẳng như nhau: “Anh ta hài lòng vì ở đây (Mỹ) không phải là bác sĩ mới được tôn trọng, người ta không cần biết gốc gác anh là ai? Bố anh làm nghề gì?,... Chỉ cần có tiền là có thể mua xe Mescedes, tậu biệt thự, lên giai cấp dễ dàng... Nhiều nhà chính khách không giầu, mà còn khoe gốc gác hèn kém của mình. Người nước ngoài chê người Mỹ quá ư vật chất lý tài, họ chưa thấy hết giá trị tượng trưng cho thành công cá nhân của đồng tiền”(11).
    Những người Mỹ thành đạt và trở nên giàu có như thế giới biết đến không phải là một sự ngẫu nhiên, may rủi hay “ngồi mát ăn bát vàng”. Thành quả của họ luôn nằm sau sự nhọc nhằn nắng mưa, chịu khó, chăm chỉ, biết tiết kiệm, sống có kỷ luật và coi trọng đạo đức lao động. Đạo đức lao động của người Mỹ thể hiện ở việc họ không chỉ biết quý giá trị của đồng tiền có được từ “mồ hôi, xương máu và nước mắt”, mà còn coi đó là một sự ân sủng của Thiên Chúa. Lịch sử “Lễ Tạ ¥n” của người Mỹ viết: “Năm 1620, có một tàu buồm mang tên “Hoa tháng năm” (Mayflower), sau 65 ngày trôi nổi trên mặt biển đã đến New England của châu Mỹ. Trên thuyền có tất cả 102 người... Mùa đông năm 1621, số người này gặp giá rét dữ dội, lại bị một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến họ phải trải qua một cuộc sống hết sức khổ sở. Sau tai nạn trên, con số 102 người chỉ còn sống có 44 người và trong số đó chỉ có 7 người đủ sức khoẻ để chôn người chết. Mặc dù phải chịu sự khổ sở như vậy, thế mà khi con thuyền “Hoa tháng năm” bắt đầu trở về nước Anh, không có một người nào chịu theo thuyền trở về nước cả!... Mùa thu 1621, họ trúng mùa to. Thế là họ tổ chức ngay một buổi tiệc tạ ơn giữa đồng nội”(12). Khi đó, những người Mỹ đầu tiên nghĩ rằng, Chúa đã thương tình cứu vớt sự sống bằng những giá trị đích thực; vì vậy, phải tạ ơn Chúa! Điều này chứng thực rằng, ở Mỹ, yếu tố tôn giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá. “Chúa” có vai trò quan yếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Mỹ.
    ở Mỹ, yếu tố cá nhân luôn được đề cao hơn cả trong văn hoá, chính điều này đã làm nổi bật “cá tính Mỹ”. Người Mỹ luôn chống lại quan điểm cho rằng "tất cả mọi người đều giống nhau”. Họ nêu khẩu hiệu: "Hãy là chính mình". Và, không có lý do gì phải thay đổi cách ứng xử để hợp với số đông”. "Nếu muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, phải tự tay mình làm lấy" hoặc "về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể tin cậy, đó là chính mình".
    Tính cách Mỹ có những giá trị phổ quát đã được định hình. Tuy nhiên, nhìn từ giác độ đơn sắc thì nó lại luôn vận động không ngừng, vì mỗi cá nhân Mỹ luôn là một chủ thể bất định. Francis Lieber (1800 - 1872) từng nói: “ở Mỹ ông cảm thấy mình bị buộc vào cánh quạt của cối xay gió,… sự vận động trở thành sứ mệnh lịch sử”(13). Người ta cũng nói vui với nhau rằng, người Mỹ cử động cả trong khi ngủ. J.P.Fichou đã ví von: “Hoa Kỳ là đất nước của những bánh xe lăn”.
    Sự hình thành cá tính Mỹ theo dòng chảy của lịch sử nước Mỹ không thể thiếu vắng triết học Mỹ. Như F.Nietzche (1844 - 1900) nói, triết học là yếu tố cơ bản (bên cạnh tín ngưỡng và khoa học) làm nên văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, triết học Mỹ không như triết học châu Âu, vì ở châu Âu triết học là sản phẩm của nhà kính, của tư duy bị cuốn hút bởi những khái niệm tinh tế, còn ở Mỹ, triết học là sản phẩm của tự nhiên. Triết học Mỹ không xây dựng lâu đài bằng những khái niệm mà nó là một nền triết học tự do, tung bay ngoài trời. Nó chủ trương lảng tránh những vấn đề của triết học truyền thống, không thích bàn đến những vấn đề trừu tượng, chỉ chú tâm vào những vấn đề cụ thể mang lại lợi ích thiết thân cho con người. Trong sự đua nở của triết học Mỹ (triết học phân tích, triết học khoa học, trường phái lịch sử, chủ nghĩa Frued mới, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh,…) thì chủ nghĩa thực dụng được xem là biểu trưng của văn hóa Mỹ, nó là đặc sản tinh thần của nước Mỹ, đã thấm sâu vào tính cách Mỹ. “Nếu nói có loại triết học nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại, trước hết cần nêu lên triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ, được nảy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số phận với sự phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người Mỹ”(14). Quả thật, đối với người Mỹ, chủ nghĩa thực dụng được xem như một loại phương pháp chỉ dẫn mỗi cá nhân hành động hướng đến hiệu quả. Mỗi khi nói đến nó, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ; ngược lại, khi nói đến nước Mỹ, người ta cũng nghĩ ngay đến chủ nghĩa thực dụng.
    Tóm lại, nước Mỹ với những yếu tố tự nhiên cùng sự chuyển biến xã hội từ khi hình thành cho đến khi nó đi vào quỹ đạo phát triển là quá trình hình thành nên tính cách Mỹ. Nước Mỹ có điều kiện phát triển không giống bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và tính cách của người Mỹ cũng khác biệt tương tự. Nhờ tính cách này mà người Mỹ luôn xác định được phương hướng nhân sinh phù hợp để hành động và có hiệu quả tốt.
    Một quốc gia thịnh hay suy chủ yếu là do yếu tố con người của quốc gia đó. Chính người Mỹ và tính cách của họ đã làm nên sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước họ. Bằng nội lực con người cộng với “thiên thời, địa lợi” nước Mỹ đã trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực chỉ sau 4 thế kỷ. Cá tính Mỹ là sự hoà quyện lẫn nhau bởi các giá trị văn hoá, văn minh của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là một cá tính tồn tại trong đa dạng nhưng lại hết sức độc đáo. Sự độc đáo này đã làm nên một phong cách riêng biệt – phong cách Mỹ.(14)
    ************
    [FONT=Times New Roman,serif] (*) Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (1) Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị. Lịch sử nước Mỹ. Nxb Văn hóa – Thông tin, 1994, tr.6.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (2) Lê Thị Hương. Chủ nghĩa thực dụng và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2004, tr.8.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (3) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2001, tr.239.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (4) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Nxb Tổng hợp, Tp. HCM, 2000, tr.43.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (5) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hoá. Nxb Văn hóa – Thông tin, 2005, tr.132.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (6) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Sđd., tr.19.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (7) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội – văn hóa. Sđd., tr.143.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (8) Nguyễn Thái Yên Hưng. Sđd., tr.72.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (9) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998, tr.33.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (10) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.39.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (11) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội - văn hóa. Sđd., tr.72.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (12) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.14.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (13) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Sđd., tr.51.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman,serif] (14) Vương Ngọc Bình. Uyliam Giêmxơ. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004, tr.69.[/FONT]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Viết dài như vậy cũng là cần thiết.
    Tuy nhiên, viết như vậy e chưa đủ vì những tìm hiểu của 1 cá nhân sẽ luôn có những hạn chế về thông tin.
    Và giả sử khi đã có rất nhiều thông tin thì lại e rằng không đủ sức để 'đóng gói' thông tin, biến những bài viết thành những bản thống kê các đặc điểm của Người Mỹ.

    Theo tôi, viết ngắn gọn thôi. Và các bạn tha hồ kiểm chứng những luận điểm ngắn gọn đó. Nó sẽ đúng nếu không tìm thấy những điểm chứng minh nó sai.
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180

Chia sẻ trang này