1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ và Các Giá trị Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgoiSaoDen, 07/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ối kẻ muốn được nghèo như thế, thảm cái gì mà thảm!@-)
  2. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Và chúng ta nên học tập họ để cũng có chương trình phát lương thực cho người nghèo như vậy. Và rút kinh nghiệm từ họ để sau đó không phải cắt các chương trình đó!
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đúng, cần phải học hỏi!
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Nghe Mỹ và Phương Tây nói hay nhìn Mỹ và Phương Tây làm?


    Mỹ và phương Tây luôn kêu gọi tự do, dân chủ. Đó là phương diện phát ngôn, còn hãy nhìn những hành động của họ, nào là sử dụng quân sự can thiệp vào nước khác, nào là sử dụng quyền biểu quyết để bác quyền độc lập của quốc gia khác, nào là sử dụng sức mạnh kinh tế để cấm vận, bao vây kinh tế các quốc gia khác.

    Ngày 25-10, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) một lần nữa đồng loạt khẳng định ủng hộ nhân dân Cu-ba khi lên án và yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay chính sách đơn phương cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính áp đặt lên nước láng giềng này trong nửa thế kỷ qua.

    Đây là năm thứ 20 liên tiếp Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cu-ba” với sự ủng hộ của đa số tuyệt đối (186/192) các nước thành viên LHQ, chỉ có 2 phiếu chống (Mỹ và I-xra-en) và 3 phiếu trắng (Mi-crô-nê-xi-a, quần đảo Mác-san và Pa-lao). Kết quả này cho thấy, ngày càng nhiều quốc gia đứng về phía nhân dân Cu-ba, ủng hộ việc bãi bỏ chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cu-ba và càng chứng tỏ tính chất phi lý, vô nhân đạo và lỗi thời của chính sách này.

    Số nước ủng hộ Cu-ba chiếm tuyệt đại đa số thành viên LHQ cho thấy, sự phản đối trên phạm vi toàn cầu trước việc Mỹ tiếp tục cấm vận chống Cu-ba kéo dài qua nhiều đời tổng thống. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, Việt Nam chia sẻ quan điểm của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận Cu-ba. Đại sứ khẳng định các chính sách và biện pháp cấm vận của Mỹ chống Cu-ba, trong đó có đạo luật Helms-Burton, đã vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, trong đó có quyền tự lựa chọn hệ thống chính trị và đường lối phát triển.

    Năm 1962, sau thất bại của vụ can thiệp Vịnh Con Lợn, Mỹ bắt đầu áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Cu-ba. Kể từ đó, mỗi Tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều củng cố lệnh này. Đến năm 1992, Oa-sinh-tơn lại đưa ra Đạo luật Helms-Burton trừng phạt bất cứ công ty nước ngoài làm ăn giao dịch với Cu-ba.

    Khỏi phải nói “bức tường” mà Mỹ dựng lên nhằm cô lập Cu-ba với thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại to lớn thế nào với đất nước này. Chính phủ Cu-ba ước tính, trong nửa thế kỷ qua, việc phong tỏa của Mỹ đã gây tổn thất tài chính vào khoảng 975 tỷ USD. Rất nhiều chương trình xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, giao thông vận tải và các dịch vụ khác của Cu-ba đã gặp nhiều khó khăn.

    Nhưng thời thế đã đổi thay và biện pháp cấm vận ngày càng tỏ ra lỗi thời và vô tác dụng. Thực tế 50 năm qua cho thấy, bất chấp sự chống phá và sức ép của lệnh bao vây cấm vận, Cu-ba vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Cu-ba đã đạt một số thành tựu về xã hội như bảo vệ sức khỏe toàn dân, giáo dục đại học và phổ thông, bảo đảm lương thực cho người dân... Hầu như không có ai nghĩ rằng, những biện pháp như vậy sẽ giúp Nhà Trắng thực hiện được mục tiêu thay đổi chế độ chính trị ở Cu-ba. Trái lại, ngày càng xuất hiện những tiếng nói đòi Oa-sinh-tơn phải từ bỏ chính sách này. Thậm chí ngay cả những nhân vật chính trị Mỹ có tiếng và nhiều ảnh hưởng cũng đã lên tiếng phản đối chính sách lỗi thời của nước Mỹ với Cu-ba. Hồi năm 2009, Thượng nghị sĩ cấp cao của Đảng Cộng hòa R.Lu-ga (R.Lugar) đã làm dư luận bất ngờ khi tuyên bố: “Sau gần nửa thế kỷ, lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ với Cu-ba đã không đạt được cái mục tiêu gọi là "đem nền dân chủ đến cho nhân dân Cu-ba". Lệnh trừng phạt đó chỉ khiến người dân Cu-ba hy sinh nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước”.

    Trong khi đó, dù bao vây, cấm vận Cu-ba trong suốt 50 năm qua, nhưng thật trớ trêu, nhiều người Mỹ lại cho rằng, chính nước Mỹ mới phải trả giá lớn hơn vì cuộc cấm vận. Các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD vì không làm ăn được với Cu-ba, chưa kể những cơ hội kinh doanh lớn ở Cu-ba trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Cu-ba mới phát hiện những mỏ dầu có trữ lượng lớn (lên đến 20 tỷ thùng). Một chuyên gia về Cu-ba ở Đại học Nebraska của Mỹ nhận xét: “Với trữ lượng dầu mỏ như vậy, cục diện trong cuộc đối đầu giữa Mỹ - Cu-ba sẽ thay đổi. Một khi Cu-ba tự chủ được về kinh tế, lệnh cấm vận của Mỹ coi như không còn tác dụng nữa”.

    Ngoài ra, xét về mặt chính trị, chính sách cấm vận chống Cu-ba đã khiến Oa-sinh-tơn mất vị trí ngay tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ, là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ của Mỹ với các nước Mỹ La-tinh. Có lẽ vì vậy mà kể từ khi chính thức nhậm chức tổng thống hồi tháng giêng năm 2009, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã có những quyết định nhằm làm dịu căng thẳng trong quan hệ với Cu-ba. Tuy nhiên, đó chỉ là “muối bỏ biển” vì dù cam kết cải thiện quan hệ với Cu-ba nhưng Tổng thống B.Ô-ba-ma (B.Obama) vẫn chưa có ý định dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cu-ba.

    Cũng như 20 lần trước, vấn đề dỡ bỏ cấm vận chống Cu-ba này vẫn phải chờ Hội đồng Bảo an LHQ “đang xem xét và giải quyết”. Dù tuyệt đại phần lớn các quốc gia thuộc LHQ đã thông qua nghị quyết lên án và yêu cầu xóa bỏ sự cấm vận của Mỹ ở Cu-ba, nhưng do không có tính ràng buộc nên chưa thể buộc Oa-sinh-tơn thay đổi chính sách đối với Cu-ba. Tuy vậy, trong 20 năm gần đây, nền chính trị thế giới đã có nhiều biến đổi lớn, kinh tế thế giới cũng đã phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cu-ba rõ ràng đã trở nên quá lạc hậu, đi ngược lại trào lưu phát triển của thế giới, ngược lại với chính các tuyên bố bảo vệ quyền con người của chính quyền Mỹ. Việc Đại hội đồng LHQ với đa số phiếu tuyệt đối hối thúc Mỹ dỡ bỏ cấm vận Cu-ba đã minh chứng điều đó.

    Ôi "tự do", "dân chủ", "nhân quyền"...[​IMG]
  5. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Nước Mỹ chỉ có người nghèo, chứ không phải nước Mỹ nghèo và nghèo của Mỹ khác với nghèo tại TQ hay VN vì chuẩn nghèo khác nhau.
    VD: Chuẩn nghèo của Vn là thu nhập dưới 200.000 VND/1th tức là 2.400.000 VND/năm.
    Chuẩn nghèo của TQ là 625 NDT/năm. 1NDT ~ 3.200 VND.
    Chuẩn nghèo của Mỹ khoảng 9.573 USD/1năm, 1 USD ~ 21.000 VND.
    Vì vậy nói nước Mỹ có 42 triệu người nghèo là không chuẩn xác, phải là người nghèo theo chuẩn Mỹ mới là chính xác. Một người nghèo ở Mỹ có thu nhập tương đương với tầng lớp trung lưu ở VN hay TQ. Chưa kể 1 lý do nữa là lạm phát ở các nước đang phát triển rất cao, nên thu nhập thực tế của người dân liên tục giảm do phải đuổi theo giá cả.
    Nước Mỹ có nhiều người nghèo 1 lý do nữa là vì trợ cấp thất nghiệp của họ rất cao dao động từ 300 - 600 USD/1tháng tuỳ theo bang vì vậy nhiều người không muốn lao động mà muốn hưởng trợ cấp của NN, điều này đáng buồn là tập trung chủ yếu ở các người dân nhập cư từ các nước thế giới thứ 3 trong đó có VN.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    46 triệu người nghèo theo cơ quan thống kê theo tiêu chuẩn Mỹ tức là thu nhập bình quân nhỏ hơn 10.000 USD/năm với người độc thân và nhỏ hơn 20.000 USD/năm với 1 gia đình 4 người, có 1 người đi làm. Tuy nhiên nếu theo chuẩn quốc tế với thu nhập chuyển thành sức mua thì Mỹ chỉ có rất ít người có thể gọi là nghèo, bạn có thể tham khảo bảng biểu dưới đây:

    TỶ LỆ DÂN SỐ SỐNG DƯỚI MỨC NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƯỚC (%)
    Quốc gia Năm Theo chuẩn nghèo quốc gia Theo chuẩn nghèo quốc tế
    1 USD/ngày 2 USD/ngày
    Đông Á
    Trung Quốc 2001 16,6 46,7
    Mông Cổ 1998 35,6 27,0 74,9
    Đông Nam Á
    Cam-pu-chia 1999 35,9 34,1 37,7
    In-đô-nê-xi-a 2002 18,2 7,5 52,4
    Lào 1997 38,6 39,0 81,7
    Ma-lai-xi-a 1999 7,5 0,2 9,3

    Phi-lip-pin 2000 34,0 15,5 47,5
    Thái Lan 2002 9,8 1,9 32,5
    Việt Nam 2002 28,9 13,1 58,5
    Nam Á
    Bang-la-đét 2000 49,8 36,0 82,8
    Ấn Độ 1999 26,1 36,0 81,3
  6. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Bac khoam ơi, Mĩ nó giỏi cái gì thì phải học nó chứ không chỉ biết chê thôi đâu.
    Thực ra thì bây giờ ở các nước phát triển lực lượng lao động nó cũng phát triển theo, thế nên các ông chủ nhận thấy là họ khó có thể bóc lột được lao động trong nước nữa nên đổi chiến thuật, quay sang bóc lột lao động ở những nước nghèo.
    Hôm trước trên VTV2 có chiếu một bộ phim tài liệu kể về một nhóm sinh viên Anh thử sang châu phi lao động tới đây họ mới thấy hoá ra những sản phẩm xa xỉ mà họ thường mua được làm nên từ máu và nước mắt của những người lao động ở đây.
    Những chiếc giầy của những thương hiệu lớn được sản xuất với phí nhân công rẻ mạt, và chúng được bán với giá cao gấp 10 lần khi quay về các nước phát triển.
  7. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Hỏi: Em thấy cứ nhắc đễn Mỹ là người ta nói chẳng ưa gì cả? Tại sao thế các bác?

    Trả lời: Người ta ghét Mỹ vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nguyên nhân chính sau đây:

    1) Mỹ hay áp đặt giá trị Mỹ cho các nước khác về nhân quyền, dânchủ và tự do. Mỹ thực hiện chúng bằng quân đội, kinh tế và truyền thông. Quân đội thì tấn công, ném bom. Kinh tế thì cấm vận hay dùng chiều bài của IMF. Truyền thông thì dùng cái mà chúng ta hay gọi là Hollywood...

    2) Mỹ đã và đang gây ra nhiều tội ác như xâm lược các nước khác. Nó xâm lược 67 nước từ sau 1945 đến nay, và giết 10 triệu người...

    3) Mỹ là nước vụ lợi nhất thế giới. WW1, Mỹ bán vũ khí cho 2 bên, và chỉ nhảy vào phe Allies khi thấy phe Central tơi tả rồi. WW2 cũng thế, Mỹ cũng trì hõan mở mặt trận phía Tây, để Xô - Đức chơi nhau 1 mình...

    4) Mỹ là nước mạnh nhất thế giới nên nó không coi ai ra gì.

    Đầu tiên người ta ghét vì nó mạnh nhất. Ganh tị là từ sự thua kém mà ra mà. Không được như Mỹ thì đạp đổ Mỹ. Thứ nữa là thái độ của Mỹ. Nó coi thường luật pháp thế giới, tấn công Iraq khi Liên Hiệp Quốc không đồng ý. Rồi tự tiện áp đặt thuế lên hàng hóa các nước khác nhập khẩu vào Mỹ, khi chính nó lại muốn các nước khác giảm thuế cho hàng của nó, ví dụ như cá ba sa của VN...

    Nguồn: http://www.v a t g i a.com/hoidap/4042/36279/vi-sao-co-nguoi-ghet-nuoc-my.html

    Noam Chomsky, học giả lừng danh của Mỹ, Giáo sư Viện Kỹ Thuật Massachusetts (M.I.T.) viết: “Nếu những luật của Nuremberg (tòa án xử tội phạm chiến tranh) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.”

    Harry Brown viết VÌ SAO HỌ GHÉT NƯỚC MỸ? – Tháng 5/2005

    Kể từ Tổng thống thứ 25, William McKinley (1897-1901) cho đến nay, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường coi mạng sống người dân nước khác rất nhẹ.

    Một vài điểm chính:

    McKinley đã phản bội ngưòi Phi-Luật-Tân, vốn là dân đã từng theo quân đội Mỹ đánh Tây-Ban-Nha năm 1898 – nhưng rồi ông quay trở lại chống họ rồi chiếm đóng Phi Luật Tân trong 47 năm trời.

    Tổng thống Woodrow Wilson giúp hai nước Anh và Pháp vẽ lại biên giới theo cách làm cho các nước Âu châu đánh nhau và thù hận nhau hàng thế kỹ - và tiếp tục tạo chiến tranh cho đến gần đây nhất là các cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo trong những năm 1990. Và ông Wilson hợp tác với Anh khi đế quốc này từ chối trao trả độc lập và tự do cho các dân Ả-rập để được Anh ủng hộ Đồng Minh trong Đệ Nhất Thế Chiến.

    Còn nữa...

    Trong những năm 1920 và 1930, các Tổng thống Mỹ thường chơi trò “ngoại giao bằng hăm dọa” các nước Nam Mỹ - xâm la(ng các nước như Nicaragua, Hondura - hoặc gửi lính đến Trung hoa, Thổ-Nhĩ-Kỳ.

    Franklin Roosevelt – cùng có một “viễn kiến” như W. Wilson và cũng dốt không kém gì Wilson về lịch sử và ngoại giao – đã hy-sinh tự do và độc lập của dân Hung-Gia-Lợi, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Bulgaria, Nam Tư, Albania, Latvia, Lithuana, Estonia và Trung Hoa, để thỏa mãn tham vọng lãnh đạo thế giới tự do.

    Harry Truman ủng hộ các nhà độc tài ở Á và Phi châu và gọi đó là “chủ nghĩa Truman.” Các dân tộc khác đã coi chủ nghĩa này là một chánh sách của Mỹ ủng hộ cho những thành phần bất hảo nhất trên thế giới – và Truman đã gửi quân Mỹ qua chết ở Triều Tiên để bảo vệ cho chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn.

    Và còn nữa...

    Dwight Eisenhower tán thành cuộc đảo chính chế độ dân cử ở Iran và thay vào đó bằng một vua Shah rất đáng sợ, và Dwight Eisenhower tiếp tục “chủ nghĩa Truman” - ủng hộ các nhà độc tài ở Á châu, Nam Mỹ châu, đóng quân Mỹ tại 12 nước ngoại quốc, và nhắc nhỡ tất cả mọi người ở khắp thế giới biết là nước Mỹ đã trở thành một đế quốc.

    John F. Kennedy xâm la(ng Cuba, gửi quân giúp dẹp một cuộc nổi dậy dành tự do ở Congo, ủng hộ một nhà độc tài tàn ác ở Nam Việt Nam rồi ám sát ông ta, giúp đànáp ở Lào và Cao Mên, và triển hạn các căn cứ quân sự Mỹ ở ngoại quốc.

    Lyndon Johnson bóp méo sự thật để đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp ở Việt Nam - một cuộc chiến đã giết hàng triệu người Việt và vẫn để cho Việt Nam rơi vào tay Cọng sản.

    Richard Nixon bí mật oanh tạc Cao Mên và rồi cả thế giới cũng biết được bí mật này - và Ngoại trưởng Henry Kissinger được nổi tiếng qua việc thực hành chủ thuyết “chính trị thực tiễn” (realpolitik), một chủ thuyết giúp ông ta dùng mạng sống con người như lá bài để đánh cuộc khi ông ta họp đối mặt với các nhà độc tài quốc tế.

    Và còn nữa...

    Gerald Ford và Jimmy Carter (theo hiểu biết của tôi) đã không xúi đẩy một cuộc xâm nhập đáng kể nào vào các nước khác, nhưng hai ông này vẫn hăng hái tiếp tục lấy tiền đóng thuế của dân Mỹ đem cho các nhà độc tài và tiếp tục đem quân Mỹ đến đóng tại hơn 100 nước trên toàn cầu.

    Ronald Reagan đem quân Mỹ húc vào trong một cuộc nội chiến ở Lebanon, xâm la(ng Grenada, oanh tạc Lybia, can thiệp vào nội bộ của Trung Mỹ Châu, gắn hỏa tiễn Mỹ trên lục địa Âu châu (tạo nguy hiểm cho người dân Âu châu) và ủng hộ các nhà độc tài ở El Salvador, Guatemala và các nước Nam Mỹ khác.

    George H. Bush xâmla(ng Panama và Iraq - rồi áp đặt hình phạt và không kích làm tử vong hàng vạn đàn ông, đàn bà, trẻ con vô tội.

    Và còn nữa...

    Bill Clinton tiếp tục hình phạt và không kích Iraq, gừi quân Mỹ đi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Bosnia và Kosovo, dùng quân đội Mỹ để áp đặt một nhà độc tài ở Haiti - đồng thời tiếp tục dùng tiền thuế của dân Mỹ để ủng hộ các nhà độc tài quốc tế và tiếp tục rải quân Mỹ ở khắp mặt địa cầu giống như lính của đế quốc La Mã ngày xưa vậy.

    George W. Bush đã xâm la(ng Afghanistan và Iraq, giết hàng vạn người dân, hăm dọa Iran và Syria, lật đổ chínhquyền ở Haiti và thiếp lập ở đó một chế độ độc tài; ca ngợi và ủng hộ độc tài ở Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Nga và nhiều quốc gia khác; và đòi hỏi mọi người ủng hộ nước Mỹ nếu không muốn bị oanh tạc và xâm la(ng - đồng thời tuyên bố ông ta muốn đem lại tự do và dânchủ (kiểu Mỹ) đến cho toàn thế giới.

    Bây giờ thì chúng ta biết...

    Vậy thì tại sao mà hàng tỉ người ở khắp thế giới lại ghét nước Mỹ đến như vậy?

    Dĩ nhiên là vì tự do, thịnh vượng và dânchủ của chúng ta.

    Làm sao tôi biết được? Tại vì George Bush đã nói với tôi như vậy.

    Chứ có lý do nào khác mà người ngoại quốc phải oán giận nước Mỹ?

    Nguồn và nguyên văn tiếng Anh: http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=470
  8. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    1- Phim Hollywood thì có liên quan gì ở đây? Hầu hết các nước đều xem phim Hollywood mà có vấn đề gì đâu. Bạn có thể kết tội là xâm lăng văn hoá, nhưng nếu thế chúng ta cũng đang bị HQ và TQ xâm lấn đấy. Cá nhân tớ thì thích phim Mỹ, không có vấn đề gì gọi là nhạy cảm cả, cướp trang bị súng bắn chết cảnh sát, thị trưởng, tổng thống nhận hối lộ...
    3- Mỹ là nước lợi nhất trong WW II thì theo tớ tại sao là lý do ghét nước Mỹ? Quan hệ giữa các quốc gia với nhau lợi ích của nước mình phải đặt lên đầu tiên. Tại sao phải bắt Mỹ thiệt hại chứ không được có lợi?
    - WW I sao bạn có thể khẳng định nước Mỹ không tham gia thì phe Liên Minh cũng vẫn chiến thắng?
    - WW II là Liên Xô đề nghị Mỹ Anh mở mặt trận thứ 2 để giảm áp lực cho Liên Xô đấy. Bạn nghĩ nếu 1 mình Liên Xô có thể chiến thắng, thì tại sao họ phải mời Mỹ mở mặt trận phía Tây làm gì? Mỹ là nước có công lao chỉ sau mỗi Liên Xô trong WW II thôi.
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Ô, nếu bạn thực tâm muốn phân tích, bàn luận thì nên căn cứ vào bài bạn quote mà bẻ gãy quan điểm của tác giả, làm gì mà quote cả bài dài thượt rồi nói xeo xéo chẳng liên quan gì thế.
    Box này không phải Thảo Luận nên đừng pót bài theo kiểu thảo luạn chứ!
  10. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thì bài của bạn dài quá nên tớ trả lời từng vấn đề mà, có bẻ cong gì đâu :|

Chia sẻ trang này