1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ và Các Giá trị Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgoiSaoDen, 07/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Reuters, đoạn video, được đăng tải trên Youtube và các website khác, chiếu cảnh bốn người mặc quân phục chiến đấu ngụy trang của lính thủy đánh bộ đang tè lên thi thể của ba tay súng.



    Một trong số họ còn nói đùa: “Chúc một ngày tốt đẹp, anh bạn”, trong khi một người khác nói những câu tục tĩu.
  2. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
  3. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]


    Nhân tròn 10 năm kể từ khi những tù nhân đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố bị quân đội Mỹ đưa tới giam giữ tại nhà tù Guantanamo, Cuba, ngày 11/1, hàng trăm người tại thủ đô Washington đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính quyền nhanh chóng đóng cơ sở này như đã cam kết.

    Người biểu tình mặc quần áo đồng phục màu cam của tù nhân, xếp thành hàng kéo dài từ Nhà Trắng đến trụ sở Tòa án Tối cao. Họ giương cao các biểu ngữ đòi sớm đóng cửa nhà tù Guantanamo, phản đối các hành động tra tấn nhục hình và chính sách giam giữ tù nhân vô thời hạn mà không cần xét xử.


    [​IMG]


    Trong số hàng trăm người biểu tình dưới trời giá rét có nhiều thành viên đến từ nhóm "Nhân chứng chống nạn tra tấn," những người đã tiến hành chiến dịch phản đối Nhà Trắng về nhà tù Guantanamo từ ngày 8/1. Các hoạt động biểu tình đòi đóng cửa nhà tù Guantanamo cũng diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha và Ottawa của Canada.

    Trước đó, ngày 9/1, Nhà Trắng đã khẳng định Tổng thống Barack Obama vẫn giữ cam kết sẽ đóng cửa trung tâm giam giữ nghi can khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo, nhưng hiện vẫn còn nhiều rào cản trong tiến trình đóng cửa cơ sở giam giữ nghi can khủng bố nói trên nhưng không vì thế mà ý định này bị bỏ lửng.

    [​IMG]



    Ngay sau khi nhậm chức hồi tháng Giêng năm 2009, Tổng thống Obama đã cam kết đóng cửa nhà tù Guantanamo trong vòng một năm và chuyển các nghi can được giam giữ tại đây đến các nhà tù ở Mỹ.

    Ông cho rằng cơ sở này đã biến thành một công cụ mới cho việc tuyển mộ các phần tử khủng bố và đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch của Nhà Trắng đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối của các nghị sỹ Quốc hội, khiến vấn đề đến nay vẫn để ngỏ.

    [​IMG]


    Năm 2002, nhà tù Guantanamo được thành lập trong khuôn viên Căn cứ hải quân của Mỹ tại Vịnh Guantanamo, phần lãnh thổ Mỹ chiếm đóng trái phép của Cuba. Nhà tù này đã gây tranh cãi gay gắt tại Mỹ và bị dư luận thế giới lên án vì đã giam giữ các nghi can khủng bố trong nhiều năm mà không đưa ra xét xử. Hiện vẫn còn 171 tù nhân bị giam giữ tại đây./.



    Nhà tù Guantanamo vẫn “sừng sững” sau 10 năm


    Mười năm trước, cả thế giới đã sững sờ trước hình ảnh những tù nhân bị tình nghi là khủng bố bị giam giữ trong các chiếc ***g ở nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantanamo. Ngày nay, nơi này vẫn là nơi giam giữ 171 người, bất chấp làn sóng kêu gọi chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đóng cửa nhà tù này.

    [​IMG]


    Ngày 11/1/2002, khoảng 20 tù nhân đã tới nhà tù ở Vịnh Guantanamo trong tình trạng bị bịt kín và bị xích. Ngay lập tức, những kẻ bị tình nghi là khủng bố đã được phân loại và giam giữ tại nhà tù mà Mỹ từng thuê lại của Cuba theo một thoả thuận hồi năm 1903.

    Ít lâu sau, nhà tù Guantanamo đã trở thành một biểu tượng tồi tệ của Mỹ nhằm đáp trả lại tổ chức khủng bố Al-Qaeda, nhóm đã thực hiện các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ hồi tháng 9/2001.


    [​IMG]


    Ngày nay, một thập kỷ đã qua song nhà tù Guantanamo vẫn còn đó. Bất chấp cam kết của Tổng thống Obama về việc đóng cửa nhà tù, Guantanamo vẫn là nơi mà quân đội Mỹ giam giữ một số lượng không nhỏ tù binh, khoảng 171 người.

    Còn trong 10 năm qua, nơi đây đã giam giữ 779 người. Song so với những năm trước, tù nhân hiện đang bị giam ở nhà tù tại Guantanamo giờ được hưởng một số dịch vụ tốt hơn như được đọc báo, xem tivi, gọi điện thoại về nhà và hơn hết, 80% số này có phòng giam riêng.

    Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Todd Breasseale cho biết: "Chúng tôi luôn cố gắng cải thiện cơ sở vật chất tại nhà tù ở Vịnh Guantanamo. Dù Tổng thống Obama vẫn bảo lưu quan điểm sẽ đóng cửa nhà tù này song Quốc hội Mỹ lại có quyết định khác."

    Một trong những rắc rối nhất liên quan tới việc đóng cửa nhà tù Guantanamo chính là việc Mỹ không có một nhà tù nào lại có thể sử dụng như một "trạm trung chuyển" tù nhân ở nước ngoài như vậy. Trong số những tù nhân đang bị giam giữ, chỉ có sáu người bị kết tội bởi các uỷ ban quân sự còn bảy người khác sẽ bị đưa ra xét xử trong những tháng tới.

    Như vậy, còn hơn 100 tù nhân ở nhà tù Guantanamo nằm trong diện tình nghi nên sẽ rất rắc rối nếu giam giữ những tù nhân này trong lãnh thổ Mỹ, vốn có thể dẫn tới các vụ rắc rối như vấn đề nhân quyền hay pháp lý.

    Hồi tháng Năm vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cam kết Washington sẽ đóng cửa trung tâm giam giữ nghi can khủng bố của Mỹ ở vịnh Guantanamo, Cuba, cho dù đã bỏ lỡ thời hạn chót thực hiện quyết định này.

    Song cho tới lúc này, nhà tù Guantanamo vẫn chưa bị đóng cửa, bất chấp làn sóng phản đối từ dư luận trong nước./.



    Mỹ bị cáo buộc tra tấn tù nhân Afghanistan

    Ủy ban Giám sát hiến pháp của Afghanistan (COC) vừa công bố một báo cáo cho biết các tù nhân tại nhà tù Bagram ở Afghanistan do Mỹ quản lý bị tra tấn, đánh đập và ngược đãi.


    Chủ tịch COC Gul Rahman Qazi cho biết, không ít tù nhân tố cáo họ đã bị tra tấn. Abdul Jabar, 71 tuổi, cho hay ông bị giam trong một căn phòng tối đen như mực và gãy một chiếc răng sau khi bị khảo cung. Theo một số tù nhân khác, họ bị làm nhục trong quá trình khám xét cơ thể, bị lột sạch quần áo trong thời tiết giá rét. Nhiều người khác thì bị bắt oan. Theo COC, trong số 3.000 người giam giữ tại Bagram chỉ có 300 người được đưa ra xét xử và tuyên án. Số còn lại bị giam giữ mà không có lý do nào hoặc giam vô thời hạn…


    Ông Qazi kêu gọi Mỹ trao trả quyền quản lý nhà tù Bagram cho Chính phủ Afghanistan, đồng thời nhấn mạnh nước ngoài kiểm soát, quản lý các nhà tù trên lãnh thổ Afghanistan là vi phạm hiến pháp nước này. Trước đó, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cũng đã yêu cầu Mỹ phải trao trả quyền quản lý nhà tù Bagram cho Afghanistan trong vòng 1 tháng. Đây cũng là một trong những điều khoản thỏa thuận quan trọng về hợp tác chiến lược giữa Mỹ - Afghanistan.


    Một số chuyên gia chính trị nhận định động thái của ông Karzai là nhằm phản đối Mỹ và một số nhân vật của Afghanistan ngầm thảo luận về việc Taliban mở văn phòng chính trị tại nước ngoài (có thể là Qatar), bước đi tiến tới đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Taliban. Theo ông Karzai, mọi thỏa thuận, đàm phán đều phải thông qua chính quyền đương nhiệm do ông đứng đầu.









    Nhà tù Bagram còn được biết đến với tên gọi Trung tâm giam giữ Parwan, được xây dựng tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Bagram, phía Bắc thủ đô Kabulsau khi Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, cho biết Mỹ sẽ nghiêm túc xem xét và điều tra các cáo buộc về tra tấn tù nhân.

    Sự kiện nhà tù Mỹ ở Bagram nhắc dư luận nhớ đến các scandal nhà tù Mỹ trên khắp thế giới. Các tù nhân bị giam giữ tại nhà tù Abu Ghraib do lính Mỹ kiểm soát ở Iraq đều xem Abu Ghraib là địa ngục trần gian. Abu Mustafa, bị bắt tháng 12-2004 và bị giam giữ 10 tháng tại Abu Ghraib, cho hay đó là chuỗi ngày kinh hoàng trong cuộc đời anh. Theo Abu Mustafa, một trong những hình thức tra tấn ở Abu Ghraib là nhốt tù nhân vào trong các hộp sắt rồi tạo ra những tiếng động khiến tù nhân đau đầu ghê gớm. Hiện Abu vẫn thường xuyên bị các cơn đau đầu hành hạ.


    Năm 2004, hàng loạt ảnh về ngược đãi tù nhân được công bố khiến cả thế giới rúng động bởi những hành động tra tấn dã man tại Abu Ghraib. Tổng thống Mỹ thời điểm đó, George W. Bush, đã thừa nhận: Tra tấn tù nhân là một “lỗi lầm lớn nhất” của Mỹ tại Iraq. Nhà tù này sau đó đã phải đóng cửa từ tháng 12-2006 đến 2-2009. Naji Abid Hamid, người đứng đầu Ahed, một tổ chức về quyền tù nhân, cho biết 70% trong số hàng chục ngàn tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù của Mỹ đều mắc các vấn đề về tâm lý, sức khỏe. “Có những người sau khi được trả tự do sống tách biệt hẳn với cộng đồng hoặc không chịu ăn uống gì trong nhiều ngày”, Hamid nói. Abu Mohammed, 47 tuổi, sống ở Samarra (Iraq), tin rằng anh đã trở thành người “chống lại xã hội”. Anh không còn cảm thấy vui vẻ, muốn gần gũi bạn bè, gia đình. Abu bị giam giữ tại Abu Ghraib trong 2 năm.


    Ngày 11-1 tới đây đánh dấu 10 năm nhà tù Guantanamo của Mỹ tiếp nhận những tù nhân đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết sẽ cho đóng cửa nhà tù này nhưng đến nay lời hứa vẫn chưa thành hiện thực. 171 tù nhân hiện vẫn bị giam giữ tại Guantanamo. Hãng AFP dẫn lời ông Rob Freer thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế (AL), nhận định Guantanamo đã trở thành biểu tượng về thất bại mang tính hệ thống của Mỹ về nhân quyền.

    Một số hình ảnh về nhà tù Guantanamo
    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    Tổng hợp
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Từ lâu, Mỹ vẫn luôn tự hào rằng mình là “mảnh đất tự do”, nơi mọi công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân mà không chịu áp bức và là nơi người dân thuộc mọi tầng lớp đều có thể theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng có vẻ như mảnh đất tự do giờ đã không còn.

    [​IMG]
    Tượng nữ thần tự do, biểu tượng của nước Mỹ - nhưng dường như hiện nay Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa?

    Theo một bài viết của tác giả Jonathan Turley được đăng trên tờ WashingtonPost, nước Mỹ hiện giờ đã giống những nước mà vẫn bị Mỹ lên án vì thiếu tự do.

    Hàng năm, Bộ Ngoại giao vẫn công bố các báo cáo về tình hình nhân quyền của các quốc gia khác, theo dõi những điều luật và qui định hạn chế nhân quyền được thông qua trên khắp thế giới. Ví dụ như Iran, đất nước này đã bị phê phán vì phủ nhận xử tử công khai và hạn chế quyền riêng tư, còn Nga thì đã bị chỉ trích vì bỏ qua các thủ tục pháp lí cần thiết. Các nước khác thì bị lên án vì dùng các công cụ bí mật và tra tấn.

    Khi chúng ta công bố những nhận xét của mình về những quốc gia mà chúng ta cho là không tự do, người Mỹ sẽ vẫn tự tin cho rằng khái niệm một quốc gia tự do sẽ bao gồm chính nước mình – mảnh đất của sự tự do. Tuy vậy, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, đất nước chúng ta đã giảm sự do công dân một cách tổng thể dưới tên gọi "trạng thái tăng cường an ninh". Ví dụ gần đây nhất là Điều luật quốc phòng quốc gia được kí ngày 31/12 đã cho phép giam giữ không giới hạn các công dân.

    Người Mỹ thường tự tuyên bố với thế giới rằng quốc gia mình là biểu tượng của sự tự do đồng thời gọi các nước như Cuba và Trung Quốc vào nhóm các nước không tự do. Tuy vậy, một cách khách quan, chúng ta chỉ có thể chỉ đúng một nửa. Có thể các quốc gia đó chưa có đủ các thể chế pháp lí đảm bảo quyền tự do các nhân thế nhưng chính Hoa Kỳ hiện nay lại có nhiều điểm giống với các quốc gia đó mà không ai dám thừa nhận.

    Dưới đây là 10 chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực thi kể từ ngày 9/11/2001 khiến nước Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa.

    1/ Ám sát các công dân Mỹ

    Tổng thống Obama đã làm theo người tiền nhiệm, cựu tổng thống George W. Bush khi tuyên bố mình có quyền ra lệnh giết hại bất kì công dân nào bị coi là một kẻ khủng bố hay tiếp tay cho khủng bố. Năm ngoái, ông Obama đã cho phép giết hại một công dân Mỹ là Anwar al-Awlaqi và một công dân khác. Tháng trước, các quan chức chính quyền đã xác nhận về quyền đó và cho biết tổng thống có thể ra lệnh ám sát bất kì công dân nào mà ông coi là có liên quan đến khủng bố.

    2/ Giam giữ vô thời hạn

    Theo một điều luật được ký vào tháng trước, những nghi phạm khủng bố sẽ bị quân đội giam giữ và tổng thống có quyền được ra lệnh giam giữ vô thời hạn những công dân nào bị buộc tội khủng bố. Chính quyền tiếp tục tuyên bố mình có thể tước đi quyền được bảo vệ của công dân một cách vô điều kiện.

    3/ Xử án chuyên quyền

    Hiện nay, Tổng thống có quyền quyết định một người nào đó sẽ được xét xử ở các tòa án liên bang hay tòa án quân sự, một quy trình bị toàn thế giới nhạo báng là thiếu những quy tắc bảo vệ nhân quyền tối thiểu. Cựu tống thống Bush tuyên bố mình có quyền này vào năm 2001 và Tổng thống Obama tiếp tục thực hiện.

    4/ Lục soát thông tin không cần giấy phép

    Hiện nay tổng thống có thể ra lệnh lục soát mà không cần giấy phép. Với quyền mới, chính quyền có thể buộc các công ty và tổ chức phải trình bày thông tin về tình hình tài chính và giao tiếp của công dân. Cựu tổng thống Bush có được quyền này năm 2001 và năm 2011 ông Obama mở rộng quyền cho phép lục soát mọi thứ từ tài liệu kinh doanh cho đến các thông tin mang tính lưu trữ.

    5/ Dùng chứng cớ bí mật

    Hiện nay chính phủ có thể thường xuyên dùng chứng cớ bí mật - tức chứng cớ không được công khai - để bắt giữ các cá nhân và sử dụng bằng chứng bí mật tại các tòa án liên bang và tòa án quân sự. Ngoài ra, một số vụ thậm chí còn không được đưa ra tòa.

    6/ Tội phạm chiến tranh

    Thế giới lên tiếng đòi những người có trách nhiệm trong vụ tra tấn nghi phạm khủng bố bằng hình thức dội nước trong thời kì chính quyền Bush, nhưng vào năm 2009 chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không để CIA bị điều tra hay truy tố vì những hành động như vậy. Điều đó đã phá hoại không chỉ các quy định của pháp luật mà còn cả các nguyên tắc Nuremberg của luật pháp quốc tế. Khi các tòa án ở những nước như Tây Ban Nha tiến hành điều tra các quan chức chính quyền Bush về tội ác chiến tranh, chính quyền Obama được cho là đã thúc ép các nhà ngoại giao nước ngoài không được để vụ đó được tiến hành, bất chấp một thực tế là Hoa Kỳ đã đòi tội phạm chiến tranh ở các nước khác phải bị xét xử.

    7/ Phiên tòa bí mật

    Chính phủ đã tăng cường sử dụng Phiên tòa giám sát tình báo nước ngoài. Tòa án này mở rộng các quyền bí mật của mình được xét xử các các công dân có dấu hiệu trợ giúp hoặc tiếp tay cho các chính quyền hoặc tổ chức nước ngoài thù địch. Vào năm 2011, Tổng thống Obama đã tiếp tục sử dụng quyền này, và cho phép bí mật tìm kiếm các cá nhân mà họ không hề thuộc về một nhóm khủng bố nào cả. Chính quyền đã khẳng định quyền của mình được phớt lờ những qui định của quốc hội hạn chế kiểu giám sát như vậy.

    8/ Miễn trừ xét xử

    Cũng giống như chính quyền Bush, chính quyền Obama đã tìm cách trao quyền miễn trừ xét xử cho các công ty giúp chính quyền giám sát không giấy phép các công dân, khiến các công dân không còn giữ được quyền chống xâm phạm tự do cá nhân của mình.

    9/ Tiếp tục theo dõi các công dân

    Chính quyền Obama đã thành công trong việc bảo vệ lập luận của mình về việc sử dụng các thiết bị định vị GPS để theo dõi từng bước đi của các công dân mục tiêu của họ mà không cần lệnh của tòa án.

    10/ Dàn xếp "phi thường"

    Chính quyền Mỹ giờ đã có quyền thuyên chuyển cả các công dân Hoa Kỳ và công dân nước khác tới một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ theo một hệ thống được biết đến là “sự dàn xếp phi thường”, để tra tấn các nghi phạm. Chính quyền Obama cho hay không nối tiếp các hoạt động lạm dụng này từ chính quyền Bush nhưng khăng khăng duy trì quyền được ra lệnh thực hiện các vụ thuyên chuyển đó.

    Một quốc gia độc đoán được định nghĩa không chỉ bởi việc sử dụng các quyền lực độc đoán mà còn bằng khả năng sử dụng chúng. Nếu một tổng thống tước đi quyền tự do hoặc mạng sống của bạn bằng quyền lực của mình, thì tất cả các quyền công dân chẳng khác gì sự tự do cá nhân có được tùy theo ý chí của nhà cầm quyền.

    Sự thiếu trung thực của các chính trị gia không còn là điều gì mới lạ đối với người Mỹ. Nhưng câu hỏi thực chất là liệu chúng ta có đang tự lừa dối mình khi gọi đất nước này là “mảnh đất của tự do”?

    Nguồn: http://infonet.vn/the-gioi/bao-my-my-khong-con-la-manh-dat-cua-tu-do/a10766.html
  5. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
  6. unknown01

    unknown01 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    4
    Bài báo này có câu nói thế giới sẽ phải cảm ơn nước Mỹ vì công nghệ khai thác khí đốt mới
    http://www.cnbc.com/id/46606934
    Giá khí đốt giảm thê thảm, rất nhiều nước có triển vọng có độc lập về năng lượng. Việc Trung Quốc cũng chê khí đốt của Nga mà đi khai thác trong nứoc, thậm chí sẽ còn giảm áp lực biển Đông rất đáng chú ý.
  7. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Deepwater. là cái gì vậy bạn???
  8. nguyensg

    nguyensg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    1
    testing
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    BBC Panorama - Poor America

    Meo giới thiệu: Tới mùa bầu cử, BBC làm chương trình này cho thấy hiện trạng của người nghèo ở Mỹ. Vấn đề này càng ngày càng trở thành trầm trọng. Hồi Obama tranh cử, dân đen hy vọng Obama sẽ thay đổi tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng này và Obama cũng hứa hẹn thế nhưng kết quả là từ khi Obama lên đã có thêm người phải xin trợ cấp thực phẩm và số người không có bảo hiểm sức khỏe cũng tăng.


    Video này nói về tình trạng vô gia cư và thiếu ăn và không có bảo hiểm y tế.



    Vì những người trong tuổi lao động phải hoàn toàn tự túc, và họ chỉ được lãnh trợ cấp vài tháng một khoảng thời gian nhất định, cho nên những người mua nhà rất dễ bị mất nhà vì tiền trợ cấp thường không đủ trả tiền nhà và tiền ăn. Thuê nhà đàng hoàng giá cũng cao cho nên nếu thất nghiệp lâu hết tiền trợ cấp thì chỉ còn cách ra đường ngủ.



    Có những 'thành phố lều' mọc lên ở Mỹ. Nhà làm phim chọn trường hợp đầu tiên là thành phố Las Vegas, 'thủ đô của chủ nghĩa tư bản' để cho thấy rõ sự tương phản giàu nghèo ở Mỹ trên đỉnh và dưới đáy.
    [YOUTUBE]http://youtu.be/whlEY1DAidw[/YOUTUBE]


    01:10: Phỏng vấn hai người ở chung với nhau ở dưới cống thoát nước mưa dưới thành phố Las Vegas. Hệ thống này dài tổng cộng khoảng 200 miles và ước tính có khoảng 300-400 người ở như thế. Lúc mưa thì đồ đạc có thể bị trôi đi. Ban ngày hai người này kiếm tiền bằng cách phát quảng cáo cho một chỗ chơi nào đó. Họ từng có một cuộc sống tương đối tốt trước đó.



    04:30: Xe bus đón học sinh ở những nhà trọ rẻ tiền. Có 1,5 triệu trẻ em vô gia cư ở Mỹ. Nhà làm phim đến một trường có nhiều trẻ em vô gia cư để thăm. Trường này có gần nửa là trẻ em như vậy, và họ chọn một gia đình tiêu biểu. Gia đình này phải ở trong một cái trailer bỏ hoang không có điện nước vài tháng sau khi người chồng mất việc. Sau đó người chồng tìm được việc bán thời gian nên có tiền ở nhà trọ. Việc làm sửa xe của người đàn ông này không xin được tiền thất nghiệp. Số người thất nghiệp từ khi Obama lên đã tăng thêm 3 triệu. Hiện nay có 47 triệu người được xếp vào mức nghèo.



    07:50: Một làn sóng giận dữ nổi lên khắp nước Mỹ vì 1/5 thu nhập rơi vào tay của 1/100 giàu nhất. Nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách sâu sắc.


    08:12: Lúc tranh cử Obama hứa hẹn sẽ đem công ăn việc làm trở lại cho nước Mỹ và tuyên bố chắc như bắp rằng 'những thử thách sẽ được đáp ứng'. Nhưng Obama đã gặp những rào cản ở QH. Đảng CH trong quốc hội nói dân nghèo phải cố gắng làm việc hơn chứ không nhà nước không nên bố thí. Một trong những ứng viên tt hàng đầu của đảng CH đề nghị con nít nên tham gia lao động để được trả lương. Phe CH không đồng ý rằng số người đó là nghèo vì theo họ phân nửa số đó có computer và 40% có TV màn hình rộng. Luôn có đầy đủ thực phẩm để dùng và 96% được phỏng vấn bảo rằng con họ không bị đói bất cứ lúc nào trong năm.



    10:20: Nhưng trở lại trường học có gần nửa hs vô gia cư thì những cô giáo ở đó thấy một hiện thực khác. Trường cho ăn trong tuần và đến mỗi thứ sáu họ đều chuẩn bị đồ ăn trong túi nhựa cho hs đem về ăn cuối tuần. Họ dùng đồ ăn ăn liền vì nhiều hs ở nhà không có bếp. Có 20 triệu hộ bốn người có thu nhập dưới 11 ngàn/năm. Con số nghèo nặng đã bùng nổ dưới thời Obama. Người làm trong căn-tin nói bà ta thấy hs thường bỏ đồ ăn vào túi để ăn thêm vì còn đói. Những hs này không được ăn đầy đủ ở nhà. Họ tập họp một nhóm hs nghèo và phỏng vấn. Một em gái tên Leslie nói thấy một lần mẹ em ăn chuột. Hai em trai kia thì nói ở nhà thường không có bữa tối và các em nhịn đói đi ngủ chờ sáng vào trường ăn. Mẹ một em đang có bầu và nghĩ có nên cho đứa bé khi sinh ra không và em này băn khoăn rằng làm như vậy không biết có tốn tiền không.



    13:30: Đảng CH cho rằng chuyện này không phải là phổ biến cho nên không cần thêm tiền giúp người nghèo vì nước Mỹ không có khả năng. Bộ Nông nghiệp Mỹ bảo có 6,4 triệu người bị đe dọa an ninh lương thực. Người được phỏng vấn không đồng ý bảo rằng theo định nghĩa, những người đó trong năm có vài lúc không đủ thực phẩm thôi. Phần lớn hs trường nói trên học trễ một hai năm vì gia cảnh khó khăn.



    28:33: hoảng 500 người không có bảo hiểm y tế xếp hàng 4 tiếng đồng hồ để được vào khám miễn phí. Người tổ chức chương trình này ngày xưa tổ chức khám từ thiện miễn phí ở rừng rậm Amazon nhưng nay thấy rằng ở ngay nước Mỹ cũng cần có những buổi khám như thế. 50 triệu người Mỹ hiện nay không có bảo hiểm y tế, tăng 4 triệu so với lúc Obama nhậm chức.



    18:08: Một người đàn ông đến khám vì bị sa ruột đã 10 năm. Người này không có bs gia đình và chi phí bảo hiểm hằng năm sẽ mất khoảng 5000 cho hai vợ chồng. Số tiền này gần bằng tổng số ông ta kiếm được trong một năm với nghề thợ xây. BS ở đó khuyên ông ta đi đại vào phòng cấp cứu ở bệnh viện với lý do ruột ông ta lòi ra ngoài thì có thể gây ra biến chứng khác nguy hiểm đến tính mạng nhưng ông này lo tiền chi phí sẽ rất cao và biết chắc rằng mình không có khả năng trả. Nhưng nghe bs nói về biến chứng ông ta càng lo thêm.



    20:42: Hơn 40% người Mỹ khăng khăng rằng khám bệnh thì nhất quyết phải có tiền trả. Ở một buổi tranh luận giữa các ứng viên đảng CH, trả lời câu hỏi của chủ tọa: Nếu một người không mua bảo hiểm bị tai nạn và hôn mê thì ai trả tiền? Ứng viên Ron Paul trả lời với ngụ ý: 'tự do là vậy, anh có quyền liều và phải gánh hậu quả' và cử tọa vỗ tay tán thưởng. Không có một ứng viên tổng thống nào trong cuộc tranh luận đó đứng ra nói rằng, chấm dứt chăm sóc y tế và để cho một người chết vì người đó không có bảo hiểm y tế là một sai lầm về mặt đạo đức



    21:43: Trở lại người đàn ông bị sa ruột, ông này sau đó đã đến bệnh viện và được cho biết chi phí mổ là 20.000 và nếu không mổ sẽ có khả năng bị hoại tử. Nhưng ông này đã quyết định về nhà.


    22:00: Một số nơi ở Mỹ đã bị bỏ hoang vì mất việc làm. Thành phố Detroit nhìn thảm hại hơn Beirut. Obama đã dùng nhiều tỉ để vực dậy ngành công nghiệp xe hơi ở tp này, xd cơ sở hạ tầng và chống nghèo nhưng ông ta phải đang đứng trước một cuộc sụp đổ lịch sử của ngành sản xuất ở tp này. Nó đã mất nửa số dân và không có tiền nên nhiều trường học đã đóng cửa và sụp đổ. Sở cảnh sát, tòa án cũng thế. Đèn đường bị cúp hoàn toàn.



    23:58: Chính quyền tiểu bang tiếp tục cắt giàm tiền giúp người nghèo trong khi đó cũng giảm thuế cho doanh nghiệp. Đảng CH tin rằng thị trường chứ không phải là tiền giúp người nghèo sẽ mang lại công ăn việc làm. Với tình trạng thất nghiệp và cắt giảm chi phí cho xh đó, người dân nghèo đã dọn ra ở ngoài rừng bên cạnh freeway, cách Detroit 45 phút, và đây là một trong những thành phố lều ở Mỹ. Người ta đã chọn nơi đây để sống trong mùa đông. Một cặp ở đây đã một năm. Đêm ngủ họ dùng tay chà vào mặt cho ấm. Người thanh niên trước đó có đến một chỗ tạm trú cho người không nhà của chính quyền nhưng không được nhận và được chỉ đến 'thành phố lều' vì nơi đó đã quá tải.



    36:30: Đối diện với phóng viên, phó thống đốc Michigan nói đại khái rằng thà cho những người vô gia cư đó ở lều chứ nếu vung tiền giúp chỗ ở cho họ thì sẽ dẫn đến sụp đổ toàn diện ảnh hưởng đến tất cả và muốn thay đổi- cải thiện thì phải từ từ không gấp được.

    Video: http://www.youtube.com/watch?v=whlEY1DAidw&feature=player_embedded
  10. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Thế giới tự do là vậy sao?


    Tạp chí Time của Mỹ số ra tuần qua vừa công bố một thông tin bất ngờ là tính đến hết năm 2010, có hơn 7,2 triệu người Mỹ bị giam giữ trong các nhà tù liên bang và các bang.


    Dân số Mỹ chỉ chiếm khoảng 5% tổng số dân thế giới, nhưng số người hiện bị giam giữ trong các nhà tù của nước này chiếm tới 25% tổng số phạm nhân của toàn thế giới. Như vậy, tính trung bình cứ 100.000 người Mỹ có 760 người bị ngồi tù, tỷ lệ cao hơn mười lần so với các nước phát triển khác.


    Những con số nói trên vẫn chưa thể hiện hết nét "độc đáo" của nhà tù Mỹ, bởi Oa-sinh-tơn còn có hệ thống nhà tù bí mật ở nước ngoài, được điều hành bởi Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) mà cựu Tổng thống G.Bu-sơ đã thừa nhận năm 2006. Và thực tế, tại những nhà tù bí mật nói trên, phạm nhân bị đối xử bất công, vô nhân đạo, vi phạm Công ước LHQ.


    Điều mỉa mai là, dù là "cường quốc về nhà tù" song xưa nay Mỹ luôn tự ca ngợi mình là "thế giới tự do" và tự cho mình "quyền" mang các giá trị tự do, dân chủ áp đặt khắp năm châu.


    Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tinthegioi/th-gi-i-t-do-la-v-y-sao-1.341930?mode=print


    Ngược đời thay, cái thằng độc tài nhất thế giới lại đi cho mình tự do nhất thế giới, hơn thế nữa còn tự cho mình cái quyền dạy đời và xuất khẩu ra cả thế giới cái gọi là tự do dân chủ.


    Thế mà người VN, ở cả VN lẫn hải ngoại, vẫn có vô số thằng ngu tin và lặp theo như những con vẹt.


    VN đa đảng mà không loạn và rơi vào tay Mỹ mới lạ.


    Sợ thật! :-s

Chia sẻ trang này