1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Nga - Kinh tế, tài chính, ngân hàng

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 03/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga đồng ý xóa khoản nợ 4,5 tỷ USD cho Libi

    Ngày 17/4, các hãng tin Nga đưa tin nước này sẽ xóa khoản nợ 4,5 tỷ USD cho Libi để đổi lấy các hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD.

    Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin xác nhận thoả thuận này bao gồm một hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD để xây dựng 500 km đường sắt tại Libi.
    Cùng ngày, Tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom cũng đã ký bản ghi nhớ với Công ty dầu mỏ quốc gia Libi và Quĩ đầu tư Châu Phi Libi. Các doanh nghiệp này đã thống nhất hợp tác trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, lọc dầu, khí đốt tự nhiên hoá lỏng và nhà máy điện chạy bằng khí đốt.
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Medvedev coi kinh tế là ưu tiên hàng đầu

    Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg lần thứ 12 diễn ra từ ngày 6 den 8/6, Tân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cam kết sẽ đưa nước Nga trở thành một cường quốc kinh tế hùng mạnh hơn.

    Đề cập tới vấn đề chuyển đổi nền kinh tế Nga sang một mô hình phát triển mới và mục tiêu trở thành 1 trong 5 cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2020, Medvedev nói Nga cần có chiến lược đầu tư dài hơi hơn nữa để đạt được những mục tiêu nhất định. Đây được coi là vấn đề ưu tiên trước nhất của Điện Kremlin.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga sẽ vận chuyển dầu trực tiếp sang châu Âu
    Theo hãng tin Ria Novosti, Bộ Giao thông vận tải Nga cho biết, Nga có khả năng sẽ ngừng hoàn toàn việc sử dụng cảng biển của các nước thuộc vùng biển Baltic để vận chuyển năng lượng ra nước ngoài vào năm 2015.
    Hiện khoảng 80% sản phẩm dầu xuất khẩu của Nga sang châu Âu phải đi qua các cảng biển thuộc các quốc gia vùng Baltic.
    Bộ trưởng Giao thông vận tải Igor Levitin cho rằng, Nga sẽ có đủ khả năng vận chuyển nguồn cung ứng năng lượng hiệu quả thông qua các cảng trong nước vào năm 2015.
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Mỹ vẫn ủng hộ Nga gia nhập WTO
    Đại sứ Mỹ tại Liên bang Nga John Byerlee nhấn mạnh bất chấp các sự kiện xảy ra tại Kavkaz, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    Trả lời phỏng vấn đài phát thanh "Tiếng vọng Mátxcơva" ngày 11/9, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh Mỹ coi Nga là đối tác tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố, vì vậy Washington muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả với Mátxcơva.
    Mỹ sẽ tiếp tục duy trì cuộc đối thoại tích cực với Nga, đồng thời sẵn sàng nối lại cuộc đàm phán với Nga về các vấn đề phòng thủ tên lửa trong tháng 9 này.
    Theo ông, Mỹ và Nga không cần cuộc "Chiến tranh Lạnh thứ hai". Bên cạnh đó, ông Byerlee cũng bày tỏ hy vọng Nga sẽ tiếp tục cho phép các máy bay của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) quá cảnh nước này chở hàng hóa phi quân sự cho lực lượng liên quân đang hoạt động tại Afghanistan.
    Cũng trong buổi trả lời phỏng vấn trên, ông Byerlee không loại trừ khả năng sẽ có gặp cấp cao giữa hai tổng thống Mỹ và Nga để thảo luận tình hình Gruzia.
    Ông này cũng bác bỏ cáo buộc rằng chính quyền Mỹ đã "khuyến khích" và "bật đèn xanh" cho Tổng thống Gruzia Mikhail Saacashvili mở chiến dịch tấn công quân sự chống lại Nam Ossetia đêm 7/8 vừa qua. Theo ông, hiện Mỹ không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào với Tbilisi về việc tái vũ trang cho Gruzia./.
    (VNA)
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Chính phủ Nga cứu ba ngân hàng
    Chính phủ Nga sẽ cho ba ngân hàng lớn nhất của nước này vay khoảng 44 tỷ USD để hỗ trợ khả năng thanh khoản.
    Ba ngân hàng được vay tiền là OAO Sberbank, VTB Group và OAO Gazprombank.
    Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nga và Ngân hàng Trung ương nước này cho biết họ sẽ tiến hành nhiều biện pháp để hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng trong tuần này.
    Ngân hàng Trung ương Nga còn dành riêng một khoảng là 400 tỷ rúp để hỗ trợ cho các ngân hàng khác trong trường hợp cần thiết.
    Tình hình kinh tế của Nga đang có rất nhiều diễn biến bất lợi: các nhà đầu tư nước ngoài dần rút vốn, nhiều ngân hàng phải đương đầu với vấn đề về thanh khoản,.
    Standard & Poor tuần trước cảnh báo dù Nga còn rất nhiều dự trữ cho kinh tế, thế nhưng nước này sẽ không tránh khỏi được các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai.
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga khởi động vòng đàm phán mới gia nhập WTO
    Vòng đàm phán mới về việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nga sẽ bắt đầu vào ngày 3/11, thông tin được một quan chức đàm phán hàng đầu của Nga tiết lộ hôm 18-9-2008.
    Nga bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập WTO từ năm 1995. Vòng đàm phán mới nhất với 153 thành viên của tổ chức hồi cuối tháng 7 vừa qua không thành. Hôm qua, nhóm đàm phán gia nhập WTO của Nga đã quyết định lên lịch trình tiếp tục các cuộc hội đàm.
    Theo ông Maxim Medvedkov, thành viên nhóm đàm phán, theo lịch trình, vòng đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu vào ngày 3/11 tới.
    Bao giờ cánh cửa WTO sẽ mở đối với Nga?
    Trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia, ông Medvedkov cho biết: ?oMột cuộc khủng hoảng tài chính đang leo thang trên toàn thế giới. Nó có thể lan tới cả thị trường hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, các quốc gia phải tiến hành các biện pháp để bảo vệ nền kinh tế quốc gia. Nếu chúng tôi không gia nhập WTO, các quốc gia khác sẽ chống lại chúng tôi. Đó là lý do khiến chúng tôi không thể trì hoãn việc gia nhập thêm được nữa?.
    Ông cũng cho biết thêm việc cắt đứt ngoại giao với Gruzia sẽ không là trở ngại đối với việc gia nhập WTO của Nga. ?oCó nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng không duy trì quan hệ ngoại giao với nhau. Ví dụ như Mỹ và Cuba, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nước khác nữa. Vì vậy, về nguyên tắc, việc hai nước không có quan hệ ngoại giao cũng không ảnh hưởng gì đến tư cách thành viên?, Medvedkov nói.
    Gruzia, là thành viên của WTO từ năm 2000, đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga sau khi nước này công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia.
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    [b[ Dự đoán kinh tế Nga 2009: Trì trệ, lạm phát và không thể tiếp cận vốn vay[/b]
    Ngày 19/11, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga - Sergei Ignatyev, và Bộ trưởng Tài chính - Alexei Kudrin, họp mặt tại Quốc hội để trả lời những câu hỏi chất vấn về việc làm sao đối phó với khủng hoảng tài chính.Dưới đây là bức tranh dự đoán về kinh tế Nga năm 2009.
    Dự trữ và chính sách
    Trước đó, nhiều lãnh đạo và người dân Nga thật sự ngỡ ngàng khi biết rằng dự trữ ngoại hối của nước này (bao gồm vàng và ngoại tệ) đều gửi hết ở nước ngoài. Họ lo lắng và băn khoăn liệu như vậy có là khôn ngoan, nhưng ngay sau đó tất cả đều nhất trí rằng đầu tư dự trữ bằng cổ phiếu nước ngoài đáng tin cậy và gửi tiền trong ngân hàng là cách duy nhất để bảo toàn chúng.
    Ông Ignatyev cam đoan với các đại biểu rằng chiến lược đầu tư dự trữ ngoại tệ đã được thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính và lan rộng ở các nước khác. Ngân hàng trung ương cắt giảm cổ phần các tài sản chủ yếu bằng đồng đôla, bao gồm trái phiếu thế chấp Mỹ; và gia tăng cổ phiếu các tài sản bằng đồng euro và chứng khoán châu Âu.
    Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính đã để lại một lỗ hổng lớn trong dự trữ ngoại tệ của Nga, giảm 24% từ 597,5 tỷ USD tháng 8 xuống còn 453,5 tỷ USD giữa tháng 11.
    Thống đốc ngân hàng trung ương cho biết dự trữ trong tháng 9-10 giảm 97,6 tỷ USD với 57,5 tỷ USD dùng cho đảm bảo giá trị đồng Rub, phần còn lại bị thua lỗ do những thay đổi trong tỷ giá trao đổi hay chi cho việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng.
    Ông Ignatyev từ chối tiết lộ liện ngân hàng trung ương có tiếp tục hỗ trợ đồng Rub như mức hiện tại hay sẽ dần dần giảm giá trị của nó để bảo toàn dự trữ ngoại tệ. Một điều không may mắn rằng, do thiếu những thông tin xác thực khiến những người gửi tiền lần lượt rút tài khoản bằng đồng Rub để mua ngoại tệ, vì thế nó lại đẩy một cơn gió mạnh quất vào hệ thống ngân hàng nước này.
    Đánh giá những gì hai nhà lãnh đạo phát biểu tại quốc hội, các quan chức kinh tế dự định sẽ đầu tư dự trữ ngân sách vào lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế thực sự. Ông Ignatyev cho biết ngân hàng trung ương đã cam kết với 250 ngân hàng lớn nhất nước sẽ bồi thường số lỗ của họ trên thị trường vốn vay liên ngân hàng.
    Ông Kudrin cho biết Chính phủ sẽ chi 200-400 tỷ Rub (14,5 tỷ USD) trong số 134,6 tỷ USD ngân sách dự trữ để hỗ trợ các khu vực trong năm tới. Nói chung, Chính phủ có thể lấy 18,1 tỷ USD hay thậm chí nhiều hơn từ ngân sách năm 2009, Bộ Tài chính cho hay.
    Lạm phát và tỷ lệ lãi suất
    Ông Ignatyev cho biết lạm phát năm nay có thể lên mức 13-14% - cao hơn so với mục tiêu đề ra là 11,8%. Điều này có nghĩa rằng tỷ lệ lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ không thể thấp hơn lạm phát, mà ở mức rất cao.
    Dường như phớt lờ những dự đoán của ông Ignatyev, ông Kudrin cho biết lạm phát sẽ giữ ở mức 8% vào năm 2009 ?" điều này là cực kỳ lạ. Bộ trưởng Tài chính lên tiếng ủng hộ phương án tạo rào cản thương mại để bảo vệ các nhà sản xuất của Nga khỏi nhập khẩu rẻ, nhưng cũng trong thời gian đó ông lại nói: ?ogiá cả các mặt hàng đang đi xuống?.
    Ông Kudrin gây sốc cho các nhà kinh tế học khi nói rằng tỷ lệ lãi suất của ngân hàng trung ương có thể hạ thấp hơn vào 6 tháng cuối năm 2009 ?" thời điểm Nga có thể vượt qua được khủng hoảng thanh khoản. Việc hai ông Kudrin và Ignatyev sẽ hoàn thành mục tiêu của mình như thế nào còn là một bí ẩn nếu họ dự định nâng tỷ lệ lãi suất và vay vốn thậm chí khả năng vay vốn hiện nay ngày càng khó tiếp cận.
    Vượt qua khủng hoảng
    Hai ông Ignatyev và Kudrin giống như trong một đội lính cứu hỏa chỉ có 2 người khẩn trương cố gắng dập tắt ngọn lửa đang cháy dữ tợn. Họ cố gắng vẽ ra một nền tảng tốt cho Bộ trưởng Kinh tế Elvira Nabiullina ?" người đang vạch ra một giải pháp dài hạn cho vấn đề tài chính hiện nay.
    Bà cho hay, Nga cần một mô hình kinh tế mới vì cuộc khủng hoảng tài chính chứng minh rằng hệ thống hiện tại đã ?okiệt sức?. Bà biện luận dựa trên giá dầu cao và khả năng tiếp cận vốn vay dài hạn cho các ngân hàng và công ty Nga. Kết quả là, kinh tế Nga loạng choạng và trở nên phụ thuộc ngày càng lớn vào xuất khẩu của các mặt hàng không thể kinh doanh. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính lại phát triển không đủ nhanh để bắt kịp tình hình.
    Dựa trên bản báo cáo của bà Nabiullina, để vượt qua khủng hoảng, kinh tế Nga cần phải giảm phụ thuộc vào ngân sách nhập khẩu, tăng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên trong nước, cắt giảm chi tiêu, xem xét lại các dự án hàng hóa đắt đỏ, tăng hiệu quả của ngành sản xuất mà cuối cùng phải là ngành chủ lực trong tăng trưởng công nghiệp của Nga.
    Dự đoán năm 2009
    Ngày 18/11, World Bank xuất bản ?obáo cáo kinh tế Nga lần thứ 17?. Sau khi xem xét những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lên kinh tế Nga và các biện pháp của chính phủ Nga, WB đã hạ mức dự đoán cho tăng trưởng GDP của Nga từ 6,8% xuống còn 6% năm 2008 và từ 6,5% xuống còn 3% năm 2009.
    Mục tiêu GDP của Chính phủ Nga cho năm 2008 là 7,8%, nhưng họ đã hạ thấp xuống còn 7-7,3%. Nga vẫn chưa công bố dự đoán chính thức ra công luận, nhưng có thể dự đoán của họ cũng gần với dự đoán của WB.
    Điều này là hợp logic vì Nga là 1 phần kinh tế thế giới và WB cũng đưa ra dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,93% năm 2009.
  8. Yatrau

    Yatrau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2001
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hai ông này thì giống người đứng ngòai đám cháy mà kêu "Cháy thế này chưa ăn thua" chứ không giống lính cứu hỏa mấy .
    Nếu đầu tư dự trữ bằng cổ phiếu thì dự trữ chắc không còn được mấy, chắc là trái phiếu (obligation).
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Moscow chuẩn bị gói giải cứu mới cho giới ngân hàng
    Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin hôm 04/02 thông báo: chính phủ sẽ mở rộng gói cứu trợ tài chính cho giới ngân hàng Nga và bơm thêm 40 tỷ USD (31 tỷ Euro) vào lĩnh vực này.
    Trong bài phát biểu tại London, ông Kudrin cho biết việc Nga hỗ trợ cho nền kinh doanh sẽ là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay. Ông cho rằng lạm phát hiện là thách thức lớn với Nga trong bối cảnh đồng RUB đang trên đà trượt giá. ?oChúng tôi sẽ mở rộng vai trò ủng hộ các ngân hàng thông qua chính sách cấp tín dụng trị giá 40 tỷ USD?, ông nói.
    Tại Moscow, Phó Thủ tướng Igor Shuvalov cho biết, chính phủ Nga sẽ mở một diễn đàn đầu tư nhằm bơm 15% vốn cho các ngân hàng tư nhân. Ông nói rằng, gói tiền này sẽ chỉ được cấp cho 50 ngân hàng trong tổng số 1.000 đơn vị trong đó, cả ngân hàng nhà nước lẫn tư nhân đều có thể được lựa chọn phương thức giải cứu này.
    Ngày 03/02, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có buổi họp bàn với nhiều đại diện các ngân hàng lớn nhất ở Nga để thảo luận về vấn đề cấp lại gói tiền trên. Hãng Iterfax (Nga) dẫn lời ông Putin cho hay: ?oChúng ta cần cân nhắc về mọi khả năng để tăng vốn hợp lý cho các ngân hàng, không chỉ các ngân hàng nhà nước mà cả các đơn vị tư nhân?.
    Các đại diện tham dự cuộc họp với ông Putin bao gồm German Gref , cựu Bộ trưởng Kinh tế, hiện là chủ tịch ngân hàng Sberbank, Mikhail Fridman, một trong những người giàu nhất ở Nga đại diện cho ngân hàng Alfa Bank.
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga: Rosneft dùng ?okhoản vay Trung Quốc? mua tài sản nước ngoài
    Tháng 2-2009, hợp đồng đổi dầu lấy khoản vay giữa Trung Quốc và Nga được thông qua, Trung Quốc sẽ cung cấp cho phía Nga 25 tỷ USD dưới dạng các khoản cho vay dài kỳ. Giới truyền thông Nga tiết lộ, Rosneft ?" công ty nhận được một phần khổng lồ trong hợp đồng đó sẽ dùng các khoản vay để mua lại những tài sản giá thấp của các quốc gia khác.
    Theo nhận định của các chuyên gia, Đông Âu và các quốc gia châu Á sẽ là mục đích mua bán của công ty này.
    Nhật báo tài chính của Nga hôm 16/3/2009 dẫn lời nhận định của các quan chức Nga, cho rằng hiện tại việc Rosneft tích cực mua lại tài sản của các quốc gia khác đang rất được quan tâm. ?oChúng tôi đang nghiên cứu thị trường quốc, thị trường nào có thể bán được dầu mỏ thị trường đó sẽ nhận được sự đầu tư lớn?. ?" một quan chức trong Chính phủ Nga nói.
    Tuy nhiên, những công tác đàm phán trực tiếp vẫn chưa được triển khai.
    Các nhà phân tích nhận định có nhiều tín hiệu cho thấy các công ty dầu mỏ Rosneft của Nga đang chuẩn bị công tác mua tài sản của nước ngoài. Sau khi Nga nhận được các khoản cho vay từ phía Trung Quốc, Rosneft có đầy đủ quyền lực để sử dụng khoản tiền đó vào mục đích thu mua tài sản của các quốc gia khác.
    Trước đó, tập đoàn Dầu khí Quốc doanh của Nga là Gazprom đã chi tiêu 500 triệu Euro để mua cổ phần của công ty dầu mỏ và khí đốt NIS của Serbia.
    Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu rất nhiều các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn, khi đang ở mức giá rẻ như hiện nay, công ty dầu khí Rosneft của Nga có thể sẽ mua thêm các xưởng lọc dầu.
    Được biết, Rosneft rất hứng thú với các thị trường châu Á cũng như Đông Âu. Theo nhận định của một chuyên gia phân tích tiền tệ của Nga, từ lý thuyết Rosneft đặc biệt hứng thú với việc thu mua các tài sản của các quốc gia đến từ châu Á điển hình như Ấn Độ.
    Tuy nhiên, thương vụ này phải do Chính phủ của hai nước đưa ra quyết định cuối cùng. Song trong bối cảnh của khủng hoảng, Chính phủ hai nước tạm thời thật khó có thể đưa ra quyết định như mong đợi.
    Hơn nữa, các đối tác châu Á thường đưa ra yêu cầu cao về mức giá, hoặc yêu cầu Rosneft phải tham gia vào các dự án chiến lược mà điều này thì không phù hợp với lợi ích của Rosneft.
    (VIT)

Chia sẻ trang này