1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Nga - Kinh tế, tài chính, ngân hàng

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 03/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga có thể trở thành đối tác dầu mỏ chính của Cuba
    Hôm qua (18/3), Phát ngôn viên Bộ Công nghiệp cơ bản Cuba ?" ông Manuel Marrero Faz - cho hay, Nga rất có thể sẽ trở thành đối tác dầu mỏ chính của nước này.
    Ông Manuel Marrero Faz cho biết, hiện có 5 công ty Nga đang nghiên cứu tính khả thi của các dự án khai thác tại 15 mỏ dầu thuộc Vịnh Mexico. Tuy nhiên, ông không tiết lộ tên 5 công ty nói trên.
    Khu công nghiệp dầu khí của Cuba trên Vịnh Mexico có tổng diện tích 112.000 km2 và chia ra làm 56 mỏ. Hiện mỏ thứ 21 đang được các công ty của Tây Ban Nga, Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam, Malaysia và Brazil khai thác.
    Ông Marrero Faz nói: ?oTrong tương lai gần, chúng ta sẽ đàm phán kĩ hơn về các dự án với Nga?. Ông nhấn mạnh, hiện Trung Quốc và Angola cũng rất ?ohào hứng? với các dự án dầu khí tại Cuba.
    Theo phát ngôn viên Marrero Faz, dự kiến từ nay đến năm 2012, Cuba sẽ tăng cường khai thác dầu khí tại Vịnh Mexixo, với ít nhất 8 mỏ dầu mới sẽ được đưa vào khai thác.
    Hiện Cuba cung cấp khoảng 60.000 thùng dầu mỗi ngày.
    Việc Mỹ cấm vận Cuba hơn 40 năm qua đã ngăn cản các đối tác của nước này sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác dầu mỏ. Hi vọng, dưới thời chính quyền TT Obama, Mỹ sẽ nới lỏng cấm vận, nhờ đó, các công ty và tập đoàn quốc tế có thể dễ dàng đầu tư và khai thác dầu mỏ tại quốc gia có trữ lượng dầu đứng vào top 20 thế giới này.
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga: suy thoái là mối đe dọa lớn nhất
    Theo công bố mới nhất của cuộc chưng cầu dân ý tại Nga, khủng hoảng chính là nỗi đe dọa lớn nhất đối với nước Nga lúc này.
    Trung tâm nghiên cứu công luận của Nga hôm 6/7 tiến hành điều tra với hơn 1600 người và kết quả là ngoài 7% cho rằng mối đe dọa lớn nhất với nước Nga là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tất cả những ý kiến còn lại cho rằng suy thoái kinh tế là mối đe dọa lớn nhất với nước Nga lúc này.
    Theo bản báo cáo, trong cuộc điều tra của năm ngoái, 11% những người được hỏi cho rằng mối đe dọa lớn nhất chính là NATO, chỉ có 4% lựa chọn là suy thoái kinh tế.
    Nhu cầu tiêu thụ là động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế Nga phát triển, nhưng nửa đầu năm nay nhưng nhu cầu này lại xuất hiện tình trạng đình đốn.
    Tình trạng kinh tế Nga suy yếu khiến cho con số thất nghiệp của nước này cũng tăng mạnh. Đến cuối tháng 4/2009, con số thất nghiệp chính thức tại thị trường việc làm Nga là 2,269 triệu người, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Từ tháng một đến tháng tư năm nay, tổng mức thu nhập quốc nội của Nga (GDP) giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra, tốc độ phát triển của kinh tế Nga là khá nhanh. Nhưng sau khi khủng hoảng nổ ra, kinh tế Nga đã lộ rõ những dấu hiệu suy yếu, chất lượng đời sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề do hệ lụy từ khủng hoảng mang lại. Bản báo cáo cho rằng, năm ngoái NATO bị liệt vào đứng đầu danh sách những mối nguy hiểm cho nước Nga nguyên nhân chủ yếu do chiến tranh nổ ra giữa Nga và Georgia vào mùa hè năm ngoái.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Năm 2009 xuất khẩu của Nga chỉ đạt khoảng 40% so với năm trước

    Bộ Tài chính Nga nhận định, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong năm 2009 sẽ giảm xuống còn 190 tỷ USD, nhập khẩu trong khi đó cũng giảm còn 100 tỷ USD.
    Tại một cuộc hội thảo về kinh tế toàn cầu diễn ra tại Siberia và Viễn Đông, ông Alexei Kudrin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga cho rằng, do nhu cầu thấp và giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu mỏ, khí đốt và hàng hoá khác giảm, nên xuất khẩu của Nga sẽ chỉ đạt 190 tỷ USD trong năm nay.
    Theo ông Kudrin, xuất khẩu của Nga đã giảm một nửa trong nửa đầu năm. Các dự báo về sự phát triển của nền kinh tế này đều dựa trên cơ sở nhu cầu khí đốt, dầu mỏ và các hàng hoá khác trên thị trường.
    Theo số liệu công bố hồi tháng 2/09 của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga, kim ngạch xuất khẩu của nước này năm 2008 đạt 471,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 292 tỷ USD.
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Khốn đốn ngành công nghiệp Nga
    Theo nhận định của tờ ?o Pravda?, vụ nổ nhà máy thủy điện lớn nhất nước Nga Sayano-Shushenskaya tại Siberia hồi tháng Tám năm nay khiến người ta phải nghĩ đến những cơ sở vật chất công nghiệp đã bị lão hóa của Nga.
    Rất nhiều học giả người Nga cho rằng, nếu như chính phủ không chú trọng, thì đến năm 2010 sẽ là năm kết thúc của ngành công nghiệp Nga. Bởi những đập thủy điện, những đường ống dẫn dầu của Nga đều được xây dựng từ thời Liên xô cũ và giờ đã bị lão hóa. Nhưng để làm mới các cơ sở máy móc này, nước Nga cần phải đầu tư ít nhất là 2000 tỷ USD.
    Thủy điện
    Sau vụ nổ nhà máy thủy điện Sayano-Shushenskaya, các cơ quan ban ngành Nga đã tiến hành sửa chữa tất cả các đập thủy điện. Họ đã lên kế hoạch tìm kiếm những lỗ hổng để tránh những tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai. Nhưng trong các thiết bị thủy điện của Nga, 80% đã bị lỗi thời lạc hậu. Bước đầu tiên trong kế hoạch hiện đại hóa ngành điện của Nga đã bắt đầu, đến trước năm 2020, các nhà đầu tư tư nhân đã cam kết đầu tư 400 tỷ USD, nhưng hiện viễn cảnh kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch này.
    Than đá
    Ngành than đá là ngành gần với ngành công nghiệp điện nhất. Một vụ nổ khí mêtan xảy ra ở mỏ than Ulyanovskaya thuộc vùng Kemerovo (Siberia) cũng có một nguyên nhân tương tự khá đơn giản là các máy móc trang thiết bị của Nga đã quá lạc hậu. Hiện tại ngành công nghiệp than đá của Nga cũng đang phải trang bị những thiết bị bảo mật mới.
    Luyện kim
    Ngành công nghiệp luyện kim là ngành lâu đời nhất ở Nga, nhưng 80% các trang thiết bị đều đã lão hóa. Vì vậy, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp luyện kim của Nga đã có những thay đổi nhanh chóng. Cùng với giá kim loại tăng cao, các công ty phương Tây cũng yêu cầu Nga phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng được tiêu chuẩn này, ngành công nghiệp luyện kim của Nga cần có những công nghệ mới, thiết bị mới.
    Hàng không
    Ngành hàng không của Nga cũng tồn tại nhiều vấn đề tương tự. Giá dầu tăng cao cũng khiến cho ngành hàng không của Nga không có lợi nhuận, hơn nữa những máy bay cũ của Nga lại tiêu tốn nhiều năng lượng.
    Đường sá
    Tuyến đường quốc lộ của Nga có tổng chiều dài là 746000 km, nhưng chất lượng không đảm bảo. Vì những vấn đề về tình hình đường xá của Nga mà tỷ lệ tai nạn giao thông đã lên đến 35%. Trung tâm hiệp hội công nghiệp Nga cho rằng, cần phải có những quy định nghiêm ngặt về chi phí và chất lượng để xây dựng những công trình quốc lộ tại Nga.
    Nguồn vốn
    Theo tính toán sơ bộ, nguồn vốn ban đầu chi ra nước Nga có thể dùng hết trong bảy năm. Chính phủ Nga nên có những hạng mục đầu tư vào các lĩnh vực như hàng không, đóng tàu, khai thác mỏ và công nghiệp hóa chất. Để nhanh chóng công nghiệp hóa các ngành nghề, nước Nga cần đến ít nhất là 2000 tỷ USD nguồn vốn.
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga: Dự đoán GDP năm 2009 giảm 8,5%
    Theo dự đoán của chính phủ Nga, GDP năm 2009 sẽ giảm 8,5%. Tuy nhiên, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2010 sau khi lâm vào giai đoạn suy giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ qua.
    Theo thông tin được đăng tải chính thức trên trang web của chính phủ Nga, dự đoán tổng tài sản quốc nội (GDP) năm 2009 cả nước sẽ giảm khoảng 8,5%. Kinh tế sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại và đạt tốc độ tăng trưởng 1,6% trong năm 2010; 3,0% trong năm 2011 và 4,3% trong năm 2012.
    Theo các số liệu được công bố bởi cục Thống kê Liên bang Nga, con số GDP của quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này trong quý 02/2009đã giảm tới 10,9% do nhu cầu thế giới đối với các sản phẩm dầu mỏ, nhiên liệu đều đồng loạt suy giảm dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
    Chỉ số GDP năm 2008 đạt 5,6% trong khi GDP năm 2007 là 8,1%. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2002 tới nay của nước Nga.
    Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, chính phủ Nga đã quyết định phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá 2,5 nghìn tỷ rup, tương đương với 82 tỷ đôla Mỹ nhằm hỗ trợ kinh tế trong nước thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu trong thời gian vừa qua.
    Dự kiến ngân sách năm 2010 của Nga vẫn chủ yếu dựa vào lợi nhuận từ việc bán dầu thô trên thị trường năng lượng. Các chuyên gia kinh tế thuộc chính phủ Nga tính toán rằng, giá trung bình của dầu thô trên thị trường năm 2009 là 58 USD/thùng, sau đó tăng dần lên 59 USD/thùng và 60 USD/thùng cho hai năm tiếp theo.
    Cũng theo những tính toán này, sản lượng công nghiệp cả nước sẽ tiếp tục suy giảm khoảng 11,4% trong năm nay. Tiền lương thực tế giảm 4,6%. Thu nhập khả dụng thực tế giảm 4,1%. Doanh số bán lẻ theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ giảm khoảng 6% cho tới thời điểm kết thúc năm 2009.
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga giúp người nghèo ở các nước đang phát triển
    Tối 3/10, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Aleksey Kudrin đã ký một thỏa thuận với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick, theo đó Nga dành 50 triệu USD giúp người nghèo tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ chương trình trợ giúp khẩn cấp của WB.
    Theo thỏa thuận trên, trong năm 2009, Nga sẽ cấp 20 triệu USD và trong hai năm 2010-2011 tiếp theo sẽ cấp 15 triệu USD mỗi năm để giúp người nghèo tại các nước đang phát triển.
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Năm 2012 Nga mới thoát khỏi khủng hoảng
    Chinanews tại Moscow ngày 21/10 đưa tin, Phó Thủ tướng Nga kiêm Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin cho biết, Nga đã vượt qua khỏi sự co hẹp của nền kinh tế, nhưng ?othời điểm bước ra khỏi khủng hoảng và khôi phục tăng trưởng toàn diện dự đoán phải đến cuối năm 2012?.
    Cùng ngày, trong hội nghị xem xét dự toán ngân sách năm 2010 tại Duma Quốc gia Nga, Bộ trưởng Kudrin bày tỏ, do giá dầu thế giới trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu sụt giảm thê thảm, năm nay thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ khí đốt Nga ước tính là 1800 tỷ RUB, ít hơn 45% so với năm ngoái.
    Tuy nhiên, bộ trưởng cũng cho biết thêm, cùng với việc giá dầu quốc tế đã tăng trở lại và sự thắt chặt chi tiêu tài chính Nga, nền kinh tế nửa cuối năm nay bắt đầu chuyển hướng tích cực. Năm 2009, tỷ lệ thâm hụt ngân sách Nga chiếm trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP sẽ giảm từ mức 8,3% như dự đoán ban đầu xuống còn khoảng 7,5% - 7,7%.
    Cũng theo ông Kudrin, bất chấp giá dầu tăng hay không, dự toán ngân sách tài chính Nga vào năm sau sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bảo hiểm xã hội, chi tiêu xã hội sẽ chiếm 73% trong dự toán ngân sách.
    Đồng thời, chi tiêu tài chính trong cả năm 2010 của Nga sẽ đạt 10000 tỷ RUB, thu nhập chính phủ là 7000 tỷ RUB, cũng tức là thâm hụt sẽ được khống chế trong khoảng 3000 tỷ RUB. Trong vài năm tới, chính phủ Nga dự định từng bước giảm dần bội chi ngân sách liên bang, năm 2010 đạt khoảng 6,8%, năm 2011 là 4%, đến năm 2012 chỉ còn 3%.
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    ?oLạm phát ở Nga không thể tăng trên 10%?
    Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga Alexei Ulyukayev cho biết, lạm phát tại quốc gia này không thể tăng trên mức 10,3%.
    Nguồn tin từ hãng Itar-Tass noi tính đến trung tuần tháng 10 năm nay tỷ lệ lạm phát hàng năm đứng ở mức 10,3% và dự kiến con số này sẽ không tăng thêm vào cuối năm nay.
    Ông cho biết tỷ lệ lạm phát thậm chí có thể còn thấp hơn 10,3%.
    Ông Ulyukayev cũng nói thêm rằng, nước Nga đang sống trong giai đoạn lạm phát ở mức zero và kéo dài trong hơn hai tháng qua. Ông cho rằng ?oChúng ta có rất ít cơ hội để duy trì ở mức thấp hơn bản dự đoán?.
    Hiện tại, dự đoán lạm phát chính thức cho năm nay là 11%. Nhiều nhà phân tích cho biết, thông tin này sẽ làm giảm thiểu mức lãi suất trên các khoản vay bảo đảm để hỗ trợ nền kinh tế trong nước giữa bối cảnh khủng hoảng tài chính vẫn còn tiếp diễn.
    Ngày 23/9, chính phủ Nga đã thông qua một dự thảo đường lối chỉ đạo dành cho chính sách tiền tệ giai đoạn 2010-2012 của đất nước, đề ra các biện pháp cắt giảm lạm phát từ 9-10% vào năm 2010 và 5-7% vào năm 2012.
    Lạm phát ở mức cao bao vây Nga từ khi quốc gia này bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ đầu những năm 90, cản trở sự phát triển của nền sản xuất kinh doanh nội địa và đầu tư quan trọng từ nước ngoài.
    Tính đến ngày 12/10, lạm phát tại Nga đứng ở mức 8,1%.
    Theo dự đoán, lạm phát sẽ ở trong phạm vi từ 9-10%, tuy nhiên đây là mức có thể duy trì được và tỷ lệ thực có thể thấp hơn trong tương lai.
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga nâng dự báo về kinh tế năm 2010
    Sau khi nền kinh tế Nga trải qua đợt sụt giảm mạnh vào năm 2009, câu hỏi đã được đặt ra đó là ?otương lai nền kinh tế của quốc gia này sẽ phát triển theo chiều hướng thế nào?? Trả lời cho câu hỏi trên, mới đây Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết, sắp tới đây, kinh tế Nga sẽ chuyển biến tích cực.
    Theo các số liệu của tháng 11/2009, ngành công nghiệp đã tăng 2,4%, mức tăng trưởng lớn nhất trong năm 2009, hơn nữa hầu hết các cơ quan ngành công nghiệp chủ yếu đều xuất hiện mức tăng trưởng chẳng hạn như công nghiệp chế tạo tăng 4,7%, sản lượng điện tăng 1,4%, sản lượng khoáng sản tăng 0,7%, ngành xây dựng tăng 1,5%, ngành nông nghiệp tăng 0,8%. GDP của cả nước tăng thêm 0,8%, tốc độ tăng trưởng quý tăng từ mức 1,1% của quý III lên 1,9% trong quý IV.
    Trong bối cảnh cho rằng nền kinh tế đã có dấu hiệu tốt, Nga lại một lần nữa nâng cao các chỉ số dự đoán về phát triển kinh tế trong tương lai. Chính phủ Nga ban đầu dự đoán, GDP của Nga năm 2010 sẽ tăng trưởng 1,6%, còn dự đoán mới nhất của Bộ Phát Triển Kinh tế là 3,1%, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có thể đạt 2,8%. Tổng thống Nga D. Medvedev cho biết, năm sau kinh tế Nga có thể sẽ tăng trưởng từ 2,5% - 5%. Dự đoán phát triển kinh tế mới nhất của Bộ Phát triển Kinh tế Nga cũng gần sát với dự đoán của một số ngân hàng và tổ chức nước ngoài. Theo đự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, GDP của Nga trong năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,5%, Ngân hàng phục hưng châu Âu dự đoán là 3,1%, Ngân hàng Thế giới dự đoán là 3,2%. Bank of America dự đoán là 55, còn các chuyên gia của Liên Hợp Quốc dự đoán là 1,5%.
    Số liệu mà Nga nâng dự báo về phát triển kinh tế chủ yếu dựa theo 3 điểm: Một là cho rằng, giá dầu quốc tế sẽ ổn định trong khoảng 70USD, chứ không phải ở mức 58USD như đánh giá ban đầu, vì thế Nga sẽ tiếp tục tăng sản lượng và gia tăng xuất khẩu dầu mỏ. Hai là, cùng với sự chuyển biến tích cực dần dần của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tốc độ phục hồi kinh tế của các nước đang phát triển khá nhanh, nhu cầu hàng hóa của thế giới sẽ tăng, nên thu nhập từ ngành xuất khẩu của Nga có thể cũng sẽ tăng theo. Ba là, cùng với những tín hiệu tốt của tình hình kinh tế trong nước và việc cải thiện môi trường đầu tư, dòng vốn nước ngoài chảy vào Nga sẽ không ngừng tăng thêm. Tuy nhiên, đồng thời cũng cho rằng, nhân tố bất lợi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nga cũng sẽ rất nhiều, chủ yếu là sức cạnh tranh hàng hóa kém và nhu cầu tiêu dùng nội địa không mạnh.
    Theo các chuyên gia đến từ Học viện kinh tế Nga, sự phục hồi kinh tế hiện đang thấy chưa hẳn đã ổn định, sự phục hồi này có liên quan tới việc tăng trưởng xuất khẩu và sự bán tháo hàng hóa dư thừa, còn nhu cầu nội địa vẫn còn đang suy giảm. Các chuyên gia nhận định, kinh tế Nga trong năm 2010 sẽ từ từ bước ra khỏi khủng hoảng tài chính quốc tế.
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thị trường năng lượng nguyên tử thế giới và ưu thế của các công ty Nga
    Trong bối cảnh các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm, vấn đề tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho dầu lửa và khí đốt ngày càng trở nên cấp thiết đối với nhiều quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai gần, phát triển năng lượng hạt nhân là phương án thiết thực hơn cả nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho phát triển kinh tế.
    Hiện nay, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Nga được coi là những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra quá trình nghiên cứu năng lượng hạt nhân cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này do các chuyên gia độc lập tiến hành, các hãng cung cấp dịch vụ xây dựng tổ hợp hạt nhân của Pháp và Mỹ đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về công nghệ.
    Cụ thể, hãng ?oAreva? của Pháp đang trong thời kỳ khó khăn do những vấn đề nảy sinh khi thực hiện dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3 mang tên EPR-1600 tại Phần Lan. Đánh giá của các chuyên gia khoa học và thành viên Chính phủ ở Phần Lan đều cho rằng, việc hoàn thiện quá trình xây dựng lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3 tại nhà máy điện nguyên tử Ôn-ki-lu-ô-tô ở Phần Lan do hãng ?oAreva? đảm nhận sẽ phải hoãn lại cho tới cuối năm 2012 hoặc tới đầu năm 2013.
    Trong khi đó, cuối tháng 11.2009, một thanh sát viên về thiết bị hạt nhân của Anh đã công bố báo cáo chỉ trích gay gắt dự án lò phản ứng hạt nhân loại AP-1000 của Mỹ. Cơ quan Giám sát Nguyên tử của Trung Quốc sẽ không cấp giấy phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân loại AP-1000 chừng nào những khiếm khuyết chưa được loại trừ và những đòi hỏi cho loại lò này chưa được đáp ứng. Cho tới nay, loại lò phản ứng AP-1000 mà Mỹ quảng cáo ra thị trường nước ngoài vẫn chỉ nằm trên giấy và đã 30 năm nay, hãng Westinghouse của Mỹ chưa trực tiếp thực hiện việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân nguyên tử nào.
    Theo các chuyên gia, việc thiếu vắng các chuyên viên chuyên ngành và kinh nghiệm xây dựng là những khiếm khuyết rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường các nước thứ ba, có thể dẫn tới tăng giá thành một cách đáng kể ngay trong quá trình thực hiện dự án.
    Hiện nay, có ý kiến cho rằng, những tổ hợp hạt nhân mới nhất do Mỹ xây dựng có thể đi vào hoạt động vào giữa những năm 2010, nhưng do một số nguyên nhân khác, thời hạn trên có thể bị trì hoãn tới năm 2020.
    Trong bối cảnh đó, uy tín và vị thế của các hãng điện hạt nhân Nga ngày càng được khẳng định. Công nghệ hạt nhân Nga không có những khiếm khuyết nêu trên, mức độ an toàn của những lò phản ứng hạt nhân do Nga xây dựng đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Các hãng của Nga có những kinh nghiệm thực tế về xây dựng các tổ hợp hạt nhân trên toàn thế giới. Khả năng cạnh tranh của các công ty Nga trên thị trường hạt nhân ngày càng được nâng cao.
    Phát biểu tại một cuộc họp về phát triển năng lượng hạt nhân tại Nga vào tháng 3.2010, Thủ tướng Nga Pu-tin khẳng định, Nga có nhiều khả năng sẽ kiểm soát khoảng 25% thị trường xây dựng và phát triển nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
    Hiện nay, số lượng các nước đã và đang sử dụng dịch vụ của Nga trong lĩnh vực điện hạt nhân có xu hướng gia tăng. Cụ thể, các công ty Nga đã tham gia gói thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ác-hen-ti-na. Trong chuyến thăm Vê-nê-du-ê-la hồi tháng 4.2010, Thủ tướng Pu-tin và Tổng thống Cha-vét đã thảo luận về việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân dân sự đầu tiên trên lãnh thổ Vê-nê-du-ê-la. Ngày 24.3.2010, Công ty xây dựng hạt nhân Atomstroyexport thuộc Tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga ký thỏa thuận với đối tác Trung Quốc để xây dựng thêm hai lò phản ứng công suất 1.000 MW cho nhà máy điện hạt nhân Điền Loan ở miền Đông Trung Quốc.
    Các chuyên gia cho rằng, Nga đang cạnh tranh với các nước phương Tây và Nhật Bản để giành thị phần năng lượng hạt nhân của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh có kế hoạch tăng số lượng nhà máy điện hạt nhân nhằm giảm sự phụ thuộc vào than đá.

Chia sẻ trang này