1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Nga - Российская Федерация

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi bittersweet, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LIÊN BANG NGA
    Giới thiệu chung:
    Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Âu và á, phía nam và đông-nam giáp Trung Quốc, phía đông-nam giáp Bắc Triều Tiên, phía nam giáp Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, A-déc-bai-gian và Gru-dia, phía tây-nam giáp U-crai-na, phía tây giáp Bê-la-rút, Lát-via, E-xtô-nia, Phần Lan và Na Uy, phía bắc là Bắc Băng Dương, phía đông là Thái Bình Dương (biển Bê-rinh, biển Ô-khốt và biển Nhật Bản). Tỉnh Ca-li-nin-grát của Nga nằm cách xa phần lãnh thổ chính của Nga, giáp giới với Ba Lan, Lít-va và biển Ban-tích.
    Nga cũng là một nước đa sắc tộc, đa tôn giáo. Tại Nga hiện có trên 100 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới. Phần lớn dân Nga theo đạo Chính thống. Tuy nhiên, một bộ phận dân số không nhỏ (gần 20 triệu người) theo đạo Hồi, sống dọc biên giới phía Nam của Nga. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Phật, Do Thái, Thiên Chúa Lã Mã.
    Về cơ cấu hành chính, Liên bang Nga chia làm 89 đơn vị lãnh thổ, hành chính, gọi là các chủ thể Liên bang, gồm: 21 nước cộng hoà; 49 tỉnh; 06 vùng; 01 tỉnh tự trị; 10 khu tự trị; 02 thành phố trực thuộc TW là Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. 89 chủ thể Liên bang trên nằm trong thành phần của 7 đại khu hành chính là các đại khu: Trung tâm, Tây ?" Bắc, Nam, Châu thổ Vôn-ga, U-ran, Xi-bi-ri, Viễn Đông. Các đại khu này không phải là các đơn vị hành chính. Người đứng đầu đại khu do Tổng thống bổ nhiệm, giúp Tổng thống thực thi quyền hành pháp tại các đại khu.
    Thành phố lớn nhất của Nga là thủ đô Mát-xcơ va (hơn 9 triệu dân), sau đó là Xanh Pê-téc-bua (4,6 triệu), Nô-vô-xi-bia-xcơ (1,6 triệu), Nốp-gô-rốt Hạ (1,5 triệu), Ê-ca-te-rin-bua (1,4 triệu), Xa-ma-ra (1,3 triệu), Ôm-xcơ (1,2 triệu), Trê-lia-bin-xcơ (1,1 triệu) và các thành phố Ca-dan, Péc-mơ, U-pha, Rốc-xtốp-na-đôn-nu, Vôn-ga-grát (mỗi thành phố khoảng 1 triệu dân) .v.v.
    Về chế độ nhà nước, Liên bang Nga là một nước cộng hoà liên bang. Theo Hiến pháp, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, là người bảo đảm việc thực thi Hiến pháp trên toàn lãnh thổ đất nước. Chính phủ Liên bang, đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ thực thi quyền hành pháp. Tuy nhiên, các bộ sức mạnh (Quốc phòng, Nội vụ, Cơ quan Anh ninh Liên bang, Cơ quan Biên phòng, Bộ về các tình trạng khẩn cấp) và Bộ Ngoại giao trực thuộc trực tiếp Tổng thống Liên bang Nga và khi thấy cần thiết Tổng thống có thể chủ toạ các phiên họp của Chính phủ. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội Liên bang gồm hai viện: Hội đồng Liên bang (Thượng nghị viện) gồm 178 đại biểu, mỗi chủ thể liên bang được cử 2 đại biểu; Đuma Quốc gia (Hạ nghị viện) gồm 450 đại biểu, trong đó 225 đại biểu được bầu theo danh sách các đảng trên phạm vi toàn quốc (những đảng thu được hơn 5% số phiếu bầu chia nhau 225 ghế theo tỉ lệ số phiếu thu được) và 225 đại biểu bầu theo 225 khu vực bầu cử 1 đại biểu.
    Tổng thống đương nhiệm là V. V. Pu-tin (được bầu tháng 3/2000); Chủ tịch Chính phủ - M. Ca-xi-a-nốp (bổ nhiệm tháng 5/2000); Chủ tịch Hội đồng Liên bang - X.Mi-rô-nốp (bầu tháng 12/2001); Chủ tịch Đu-ma Quốc gia - G. Xe-le-dơ-nhốp (bầu tháng 12/1999).
    Tháng 7/2001, Nga đã ban hành Luật về các đảng chính trị nhằm loại bỏ tình trạng lộn xộn đảng phái, tiến tới xây dựng hệ thống đa nguyên chỉ gồm 2-3 đảng mạnh tương tự mô hình hệ thống đảng phái chính trị ở Phương Tây. Đảng Cộng sản Liên bang Nga hiện vẫn là một đảng chính trị lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất, có cương lĩnh rõ ràng nhất và có số đại biểu lớn nhất tại Đuma quốc gia. Tuy nhiên, với uy tín lớn như hiện nay của Tổng thống Pu-tin và sự tập hợp lực lượng của các đảng phái cánh hữu và trung hữu, vị thế và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản giảm đáng kể; cánh tả có sự phân hoá, một số lực lượng ra khỏi Liên minh nhân dân yêu nước, xuất hiện khuynh hướng dân chủ xã hội trong Đảng cộng sản. Đảng ?oNước Nga thống nhất? được thành lập tháng 12/2001 trên cơ sở hợp nhất 3 đảng trung hữu lớn với tham vọng trở thành đảng chính quyền mạnh làm chỗ dựa cho Tổng thống và Chính phủ. Đảng này được coi là đảng của chính quyền, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền trung ương và nhiều địa phương nên hiện đang tỏ ra thăng thế. Tuy nhiên, đây chưa phải là một đảng chính trị thực sự, uy tín của Đảng phụ thuộc vào uy tín của Tổng thống và vị trí trong chính quyền của các nhân vật chủ chốt của Đảng.

    Sau khi Liên Xô tan rã, kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng sâu sắc, sản xuất đình trệ, giá cả leo thang, đời sống nhân dân sa sút, nợ nước ngoài và nợ khó đòi trong nội bộ nền kinh tế chồng chất. Các chương trình, chính sách kinh tế thiếu thực tế đầu những năm 1990 như ?oliệu pháp sốc?, chương trình tư nhân hoá ồ ạt, cộng với tình hình chính trị bất ổn càng đẩy nền kinh tế sâu vào vòng xoáy khủng hoảng. Khi mới có những dấu hiệu phục hồi vào các năm 1996-1997, thì nền kinh tế Nga lại rơi vào ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997-1998, mà đỉnh cao là việc Chính phủ của Thủ tướng Ki-ri-en-cô tuyên bố phá sản tháng 8/1998.
    Trong hơn 4 năm gần đây (kể từ 1999) kinh tế Nga đã từng bước ra khỏi khủng hoảng, có những biến chuyển tích cực: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, GDP tăng năm 1999 tăng 3,2%, năm 2000 - 7,9%, năm 2001 - hơn 5%, năm 2002 - 4,3%, sáu tháng đầu năm 2003 ?" tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2002. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển đáng kể, đặc biệt năm 2002 Nga sản xuất được 92,6 triệu tấn lương thực, tăng 70% so với năm 1999 và Nga đã trở thành nước xuất lương thực. Trong các năm 2000 và 2001 Nga bắt đầu trả nợ nước ngoài đúng hạn và đầy đủ, không cần sự trợ giúp của IMF. Nga cũng cam kết hoàn thành nghĩa vụ của mình trong những năm tiếp theo. Nga có kế hoạch lập quỹ dự trữ tài chính phục vụ việc trả nợ nước ngoài. Dự trữ ngoại tệ tăng nhanh từ 12 tỷ USD cuối năm 99 lên gần 40 tỷ USD đầu 2002. Giải quyết được nhiều vấn đề xã hội: cơ bản giải quyết nợ lương, từng bước tăng lương hưu, lương ngân sách và lương quân đội, bước đầu cải thiện được đời sống nhân dân. Nền kinh tế Nga cũng còn những khó khăn phải khắc phục như: còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn lớn, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, gánh nặng nợ nước ngoài vẫn rất lớn (năm 2002 Nga phải trả 14 tỉ USD, năm 2003 phải trả 17 tỉ USD).
    Một số thông tin chính:

    Tên nước: Liên bang Nga

    Quốc kỳ: trắng - xanh - đỏ
    Quốc kỳ Liên bang Nga

    Quốc huy: đại bàng 2 đầu
    Quốc huy Liên bang Nga

    Thủ đô: Mát-xcơ-va

    Dân số: 145,1 triệu người

    Diện tích: 17.075.400 km2

    Tốc độ tăng trưởng: 2002 - 4,3%

    Tổng thu nhập quốc dân: 2002 - 10863,4 tỉ rúp (tương đương 345 tỉ USD)

    Tỉ lệ nghèo đói: ước tính 1/3 dân số Nga sống dưới mức nghèo khổ

    Tỉ lệ lạm phát: 2002 - 15,1%

    Thất nghiệp: hơn 6 triệu người (khoảng 4,1% dân số Nga)

    Ngân sách: 2003 (chỉ tiêu)
    tổng thu: 2417 tỉ rúp (tương đương 71,7 tỉ USD)

    tổng chi: 2345 tỉ rúp (tương đương 69,6 tỉ USD)

    Kim ngạch xuất khẩu: 2002 - 105,8 tỉ USD

    Kim ngạch nhập khẩu: 2002 - 46 tỉ USD

    Mức tăng trưởng thương mại: 2001 - 4,9%, 2002 - 5,9%

    Bạn hàng chính: EU, ấn độ, Trung Quốc.

    Hàng xuất khẩu chủ lực: nguyên nhiên liệu thô (dầu khí, kim loại màu), sản phẩm chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, vũ khí

    Hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm.

    Tổng giá trị đầu tư nước ngoài: 43 tỉ USD

    Nhận đầu tư nhiều nhất (từ Đức): 10,5 tỉ USD

    Tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài: 3,9 tỉ USD

    Đầu tư nhiều nhất (vào Belarus): 1,2 tỉ USD

    Quốc tệ : đồng rúp

    Tỉ giá ngoại tệ: 30,26 rúp/USD, 512 VND/rúp (30/7/2003)

    Nợ nước ngoài: tính đến 1/1/2003 là 123,5 tỉ USD

    Các ngành công nghiệp quan trọng nhất: khai thác dầu khí, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, điện, thực phẩm.

    Tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp: 2001 - 4,9%, 2002 - 3,7%

    Điện năng: 2002 ?" 892 tỉ kw/giờ
    Nga là thành viên các thể chế hợp tác kinh tế quốc tế:

    Theo tuyên bố của các nước G-8 tại cuộc họp cấp cao ở Ca-na-đa (6/2002) Nga được coi là thành thành viên chính thức của G-8.

    Nga đang đàm phán gia nhập WTO

    Thành viên Cộng đồng kinh tế Á ?" Âu (bao gồm Nga, một số nước thuộc Liên Xô cũ).[/*]

    Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam: 30/1/1950
  2. Beryoza

    Beryoza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    CÁC CUNG ĐIỆN Ở SAINT PETERBURG
    Pie Đại đế đã xây dựng kinh đô mới của nước Nga, Saint Peterburg, trên vùng đất vốn là đấm lầy trên bờ sông Neva. Ông muốn tạo cho nước Nga cửa ngõ thông ra biển và "cửa sổ hướng sang phương Tây". Đến năm1712 thì ông đạt được mục tiêu đặt ra, nhưng hàng ngàn người đã bỏ mạng do sốt rét và bị vắt kiệt sức trong quá trình xây dựng. Saint Peterburg là thành phố của các cung điện và tháp nhọn, phản ánh phong cách cổ điển của rất nhiều kiến trúc sư người nước ngoài. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trên một triệu người dân thành phố đã hy sinh trong cuộc phong tỏa kéo dài gần ba năm của phát xít Đức, Saint Peterburg được đổi tên thành Pêtrôgrat từ năm 1914 đến năm 1924, sau đó là Lêningrat cho đến năm 1991, khi tên gọi đầu tiên được phục hồi.
    [​IMG]
    Pháo đài thánh Pitơ và thánh Piôn
    Được khởi công từ năm 1703, các pháo đài là những công trình xây dựng đầu tiên của thành phố. Nổi lên ở trung tâm thành phố là Thánh đường Thánh Pitơ và Thánh Piôn. Với tháp cao và nhọn, nó là biểu tượng của thành phố, giống như Thánh đường Thánh Basil ở Matxcơva.
    [​IMG]
    Tu viện Smolny
    [​IMG]
    Rastrelli được Nưhoãng Elizabeth giao trọng trách xây dựng Tu viện Phục sinh. Các tòa nhà lộng lẫy của nó được hoàn thành vào năm 1764, sau khi Elizabeth qua đời. Kiến trúc bên ngoài lộng lẫy của tu viện khi đó đã hoàn tất, nhưng bên trong các gian phòng còn chưa được trang trí. Catherine Đệ nhị đã trưng dụng tu viện để làm trường học đầu tiên ở nước Nga dành cho nữ sinh thuộc tầng lớp quý tộc. Smolny (Xmônưi) sau này đã trở thành tổng hành dinh của những người Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lênin. Chính tại nơi đây, Lênin đã vạch ra kế hoạch cho Cách mạng tháng Mười năm 1917.
    Kiến trúc của thành phố
    [​IMG]
    Saint Peterburg được xây dựng quanh các dòng sông và kênh nhỏ với sông Neva rộng lớn ở giữa. Các đảo lớn như đảo Vasilievsky ở bên trái và đảo Hare, nơi có các pháo đài, đứng đối mặt với đất liền. Nevssky là đại lộ quan trọng nhất trong các đường phố chạy vuông góc với dòng sông Neva.
    Fontanka, dòng sông băng
    Với các tòa nhà đồ sộ chạy dọc hai bờ, Fontanka là một trong bốn dòng sông và kênh nối liền với sông Neva để ôm trọn khu trung tâm của thành phố. Về mùa đông, mặt sông Fontanka đóng băng dày đến mức xe cộ có thể đi lại được.
    Kiến trúc sư Rastrelli
    [​IMG]
    Bortolomeo Rastrelli (1700 - 1771), người Italia, là kiến trúc sư trưởng của triều đình dưới thời trị vì của các nữ hoàng Anna và Elizabeth. Ông đã xây dựng các cung điện nguy nga, lông lẫy với các gian phòng rộng rãi. Nhưng phong cách của ông không được Nữ hoàng Catherine Đệ nhị ưa thích, vì bà thích kiến trúc cổ điển hơn.
    Cung điện Catherine
    Đây là các tháp vòm dát vàng của nhà thờ nhỏ trong Cung điện Catherine, dinh thự mùa hè của hoàng gia ở Làng Nga hoàng, ngoại ô Saint Peterburg. Nó được Rastrelli thiết kế cho Nữ hoàng Elizabeth và được mang tên mẹ bà. Các vườn cảnh của cung điện được xây dựng dưới thời trị vì của Catherine Đệ nhị.
    Các phòng lớn
    Rất nhiều phòng lớn, như phòng ăn rộng mênh mông này, được xây dựng cho các cung điện ở thế kỷ 18 và 19, không chỉ dành cho các Nga hoàng, mà cả tầng lớp quý tộc cao cấp nữa. Các cột trụ bằng đá cẩm thạch được sử dụng nhiều trong các phòng theo kiểu kiến trúc Hy Lạp và La Mã. Các vật liệu quý như hổ phách được sử dụng để trang trí các bức tường; vàng lá cũng được sử dụng khắp nơi.
    Cung điện Mùa Đông
    Cung điện Mùa đông nguy nga, tráng lệ trên bờ sông Neva được khởi công xây dựng năm 1754 và hoàn thành năm 1762, là đỉnh cao trong sự nghiệp của Rastrelli. Nó là một hình vuông khép kín, với sân trong rộng mênh mông, vốn được xây dựng dành cho Nữ hoàng Elizabeth. Bị cháy trụi năm 1837, nhưng chỉ trong vòng 3 năm nó được xây dựng lại gần đúng như ban đầu. Là nơi ở của các Nga hoàng một thời gian dài, sau Cách mạng tháng Mười, Cung điện mùa Đông trở thành Viện bảo tàng Hermitage.
    Petergof
    [​IMG]
    Được xây dựng trên vịnh Phần Lan, Petergof là dinh thự mùa hè được ưa thích của Pie Đại đế. Cung điện được khởi công xây dựng từ năm 1714, sau đó được Rastrelli cải tạo. Nó phỏng theo phong cách cung điện Versailles ở Pháp, với các vườn cảnh xinh đẹp. Bậc thang các đài phun nước lớn được tô điểm bởi rất nhiều tượng phủ vàng. Toàn bộ cung điện đã bị thiêu trụi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sau này đã được nhân dân Liên Xô khôi phục lại hoàn toàn.
    Được thanhminh sửa chữa / chuyển vào 05:09 ngày 17/08/2004
  3. Beryoza

    Beryoza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    CÁC NHÀ KHOA HỌC LỖI LẠC​
    Nước Nga đã đạt được rất nhiều thành tựu khoa học nổi bật. Trong thế kỷ 19, các nhà khoa học Nga đã có những bước tiến quan trọng trong hóa học, điện báo vô tuyến và toán học. Dưới thời Xô Viết, khoa học quân sự và công nghệ vũ trụ được ưu tiên. Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, sau đó đưa người lên vũ trụ.
    Máy thu thanh đầu tiên của người Nga
    [​IMG]
    Nhà vật lý học Alexander Popov (1895 - 1905) đã sáng chế ra anten ngoài trời. Năm 1895, ông chế tạo được chiếc máy vô tuyến đầu tiên, nhờ nó ông có thể gửi điện văn qua anten tới máy thu. Nguyên mẫu chiếc máy này ngày nay vẫn hoạt động được. Sáng chế này đã tăng cường rất nhiều khả năng thông tin liên lạc giữa tàu thủy và đất liền, thúc đẩy sự phát triển điện thoại. Ngoài ra, còn có thể gửi điện báo bằng sóng vô tuyến thay vì bằng "dây thép". Gần như đồng thời, nhà vật lý học người Italia Guglielmo Marconi, mặc dù có biết về các thí nghiệm của Popov, đã đăng ký sáng chế máy vô tuyến.
    Cha đẻ của ngành hàng không
    [​IMG]
    Nikolai Giukovsky (1847 - 1921) thường được gọi là cha đẻ của ngành hàng không Nga. Ngay từ khi ngành hàng không mới ra đời, ông đã đi tiên phong trong nghiên cứu khí động học. Năm 1905, ông tìm ra công thức tính lực nâng của cánh máy bay, sau đó ông xây dựng được lý thuyết dòng xoáy, cơ sở của bộ môn động học chuyến bay của trực thăng.
    Nhà lý luận về nguyên tử
    [​IMG]
    Mikhail Lomonosov (1711 - 1765) là nhà khoa học vĩ đại. Là nhà vật lý và hóa học tiên phong, ông đã có phần đóng góp cho sự ra đời thuyết nguyên tử sớm hai thế kỷ trước khi nó được trình bày đầy đủ. Ông còn là nhà thơ, người sáng lập Trường đại học tổng hợp Matxcơva.
    Những chú chó của Pavlov
    Là nhà sinh học, Ivan pavlov (1849 - 1936) đã nghiên cứu về não, hệ thần kinh và tiêu hóa. Bằng cách rung chuông mỗi khi cho thức ăn, ông đã huấn luyện cho chú chó chảy nước bọt khi nghe thấy tiếng chuông ngay cả khi chưa có thức ăn. Trên cơ sở nghiên cứu này, Pavlov đã phát triển lý thuyết phản xạ có điều kiện, sau đó áp dụng sang người. Ông đã được trao giải thưởng Nobel năm 1804.
    Ước mơ về du hành vũ trụ
    [​IMG]
    Konstantin Tsiolkovxky (Xiônkôpxki 1857 - 1935), thầy giáo ở trường phổ thông, được ví von là người mơ mộng vì ông đã hình dung ra du hành vũ trụ trước khi nó diễn ra gần một thế kỷ. Năm 1903, Tsiolkovsky đã thiết kế con tàu vũ trụ này và đã xây dựng được lý thuyết về lực đẩy của tên lửa. Những năm 1920, Tsiolkovsky đã thiết kế con tàu vũ trụ này và đã xây dựng được lý thuyết về lực đẩy của tên lửa. Những năm 1920, Tsiolkovsky phát triển ý tưởng về động cơ phản lực và cho rằng có thể sử dụng tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng để phóng tàu vũ trụ. Tuy nhiên, vào thời của ông, công nghệ chưa đủ sức làm cho du hành vũ trụ trở thành hiện thực.
    Khinh khí cầu của Mendeleyev
    [​IMG]
    Dmitri Mendeleyev (1834 - 1907) là sự kết hợp kỳ lạ giữa nhà khoa học vĩ đại và một doanh nhân thành đạt. Ông đã xây dựng được Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nền tảng để nghiên cứu hóa học. Ông cũng là người đi tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học và dầu mỏ, khí đốt và các chất lỏng. Ông còn quan tâm đến khí tượng học và thiên văn học. Khi nhật thực diễn ra trên bầu trời nước Nga năm 1887, Mendeleyev đã một mình bay lên không trung bằng khinh khí cầu để quan sát hiện tượng này kỹ hơn.
    Nhà vật lý học Kapitsa
    [​IMG]
    Pyotr Kapitsa (1894 - 1984) đã được trao giải thưởng Nobel năm 1978 vì công trình của ông trong vật lý nhiệt độ thấp. Những năm 1920 và 1930, Kapitsa làm việc ở nước Anh. Ông đã trở về Liên Xô và ở lại làm việc tại quê hương từ năm 1934. Từ năm 1946 cho đến khi Stalin qua đời, Kapitsa bị quản thúc tại nhà do không chịu tham gia chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình bằng các thiết bị tự tạo
    [​IMG]
    Người đầu tiên bay vào vũ trụ
    [​IMG]
    Bốn năm sau khi phóng vệ tinh Sputnik I, Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 12 tháng Tư năm 1961, anh được phóng lên quỹ đạo trên con tàu Phương Đông I, bay một vòng quanh Trái Đất trong khoảng thời gian 1 giờ 48 phút, sau đó tách khỏi khoang tàu và trở về Trái Đất bằng dù. Vào năm sau đó, Gagarin đã hy sinh trong một chuyến bay thử nghiệm máy bay phản lực.
    Vệ tinh nhân tạo của Liên Xô
    Ngày 4 tháng Mười năm 1957, cả thế giới sửng sốt khi nghe tin Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik I. Được Tổng công trình sư tài ba Sergei Korolev và Valentin Glushko thiết kế, Sputnik I là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất. Kỷ nguyên vũ trụ bắt đầu; cuối cùng con người đã đổ bộ xuống Mặt Trăng, các trạm thăm dò không người lái đã tới được Sao Hỏa, sao Kim và sao Mộc.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này