1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước ngọt cho Trường Sa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 26/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Post cái này chơi :
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Turbin gió NC đây , không biết chất lượng mấy con này sao hy vọng là đủ sức chịu gió,chịu mặn ở Trường Sa, nếu không anh em ta lại phải mang đô đi mua ở nước ngoài thôi .Với lại không biết tỷ lệ nội địa hóa con này là bao nhiêu .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Small Hybrid Solar-Wind Generator
    Mã số của công nghệ thiết bị: VN07TMS00526
    Xuất xứ: Vietnam
    Mô tả tóm tắt công nghệ thiết bị
    Tổ hợp máy phát điện sức gió và mặt trời mini có công xuất từ 350W tới 10 KW bao gồm tuốc bin gió, các module pin mặt trời, ắc qui, thiết bị điều khiển nạp ắc quy và nghịch lưu tạo điện lưới xoay chiều 220V/50Hz kèm theo các phụ kiện cột, khung sắt, dây dẫn lắp đặt thành một tổ hợp phát điện sử dụng năng lượng gió và mặt trời phục vụ cho các hộ tiêu thụ điện ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo nơi chưa có điện lưới hoặc điện lưới thường bị cắt.
    Do phối hợp đựoc năng lựơng gió và mặt trời và ắc quy tích điện nên tổ máy đảm bảo có nguồn điện liên tục cả ban đêm họăc khi không có gió.
    Các lĩnh vực ứng dụng cung cấp điện tiêu biểu như:
    - Cho các hộ gia đình, nhà hàng, nhà nghỉ, trạm trường vv.. ở các nơi chưa có điện nhưng có nhiều gió và nắng
    - Các trạm khí tượng thủy văn ở các vùng sâu vùng xa, hải đảo
    - Các trạm chuyển tiếp tín hiệu phát thanh, truyền hình , viễn thông ở vùng sâu vùng xa
    - Các chòi quan sát, hải đăng trên sông biển
    - Các tàu biển, tàu cá đánh bắt xa bờ
    - Các dàn khoan dầu khí
    - Cung cấp diện chiếu sáng cho đèn đường cao tốc, các thiết bị điều khiển giao thông vùng sâu vùng xa
    - Các bè nuôi trồng thủy hải sản trên biển, trên sông hồ lớn
    - Các trang trại vùng cao
    - Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất dịch vụ trên các hải đảo, các vùng ven biển
    - Cung cấp điện cho các máy bơm nuớc, hệ thống tưới tiêu dùng sức gió
    - Cung cấp diện cho các trạm kiểm sóat tàu bè ở hải đảo, đồn biên phòng ở các nơi chưa có điện lưới
    Công suất / năng xuất
    Có các lọai:
    350W
    500W
    1000W
    2000W
    5000W
    10000W
    Tiêu chuẩn đạt được:
    Tiêu chuẩn Việt Nam
    Tiêu chuẩn nước ngoài
    Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác

    Lọai 350W: Cánh tuốc bin dài 2,5m ;Tuốc bin nặng 5Kg, tốc độ gió 2,5-6,5m/s, cột cao 5m; điện áp ra 220VAC/50 Hz.
    Lọai 500W: Cánh tuốc bin dài 2,7m; Tuốc bin nặng 6,5Kg, tốc độ gió 3-7m/s, cột cao 6m, điện áp ra 220VAC/50 Hz
    Lọai 1000W: Cánh tuốc bin dài 3,1m ; Tuốc bin nặng 15Kg, tốc độ gió 3,5-8,5m/s, cột cao 8m; điện áp ra 220VAC/50 Hz.
    Lọai 2000W: Cánh tuốc bin dài 3,8m ; Tuốc bin nặng 25Kg, tốc độ gió 3,5-9m/s, cột cao 9m; điện áp ra 220VAC/50 Hz.
    Lọai 5000W: Cánh tuốc bin dài 6,5m ; Tuốc bin nặng 70Kg, tốc độ gió 4-10m/s; điện áp ra 220VAC/50 Hz.
    Lọai 10000W: Cánh tuốc bin dài 8m ; Tuốc bin nặng 135Kg, tốc độ gió 4,5-11m/s; điện áp ra 220VAC/50 Hz.

    Ưu điểm của CN/TB
    Tổ hợp gọn nhẹ bằng 50% so với các tuốc bin gió của các hãng khác; có tốc dộ gió khởi động thấp; hiệu xuất chuyển đổi năng luợng gió cao > 0.78; chịu được gió mạnh cấp 9 và có cấu trúc tự động chống lại gió mạnh.
    Thấy khá hay ,hy vọng 6 tỷ vừa rồi ra đảo là hai tổ hợp loại này . Trong chi tiết kỹ thuật của nó thì chưa có chiều cao trụ , nhưng các bác cứ lấy chiều dài cánh quạt nhân cho khoảng 2.5 là ra chiều cao trụ ,tuy nhiên nếu lắp trên mái nhà hay nóc lô cốt thì không cần trụ cao lắm ,vì bản thân cái lô cốt đã cao rồi .
  3. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Chủ nhân của máy phát điện bằng gió và mặt trời
    Mế H.rết - một cán bộ phụ nữ ở làng Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã không dấu nổi niềm vui khi nói với chúng tôi về cái điện, cái ánh sáng đến với làng mình: Ban đêm, cái điện chui vào truyền hình, nó làm sướng con mắt cả làng. Ai cũng thích cái điện và cám ơn người Kinh-Chí Thành.
    Còn người mà H.rết nhớ rất rõ ấy chính là Lê Chí Thành - chuyên viên phòng Quản lý điện năng của Sở Công nghiệp Bình Định- tác giả của những dự án điện mặt trời, phong điện nhỏ, đang được vận hành cấp điện cho bà con các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Định như: An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh - nơi chưa có lưới điện quốc gia.
    ấp ủ nguyện vọng trở thành kỹ sư điện đến với Lê Chí Thành từ khi còn là cậu học sinh áo xanh của Trường Kỹ thuật Cơ điện Qui Nhơn. Sau ngày giải phóng, anh được ở lại Trường làm giáo viên. Thời gian này, anh có dịp tiếp cận với thực tế giảng dạy và lý thuyết về phong điện và điện mặt trời. Thích thú với lĩnh vực này, anh tiếp tục học tập nghiên cứu sâu hơn tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức và tốt nghiệp kỹ sư điện năm 1988.
    Thời điểm này, tại quê hương Bình Định của anh đang tập trung xây dựng điện nông thôn. Từng HTX nông nghiệp, từng huyện đang vận động bà con nông dân góp vốn để đưa điện về. Lúa, heo, đậu xanh... là những thứ được đem ra bán, đổi để có máy biến áp, dây điện, sứ... Đi đầu trong phong trào này là các huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát... Thế nhưng, đến tháng 8/1993, khi dòng điện quốc gia về đến Bình Định, mà 3 huyện trên vẫn chưa có.
    Hơn ai hết, người kỹ sư điện Lê Chí Thành hiểu được nỗi khổ và thiệt thòi của bà con. Anh ấm ức mãi trong lòng một câu hỏi: Phong điện và điện mặt trời cho các địa phương vùng sâu, vùng xa - Tại sao không? Anh đem câu hỏi này chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp và nhận được sự đồng tình, ủng hộ bất ngờ, nhất là của Trường Kỹ thuật Cơ điện Qui nhơn, Sở Khoa học Công nghệ Bình Định. Nhưng mãi đến năm 1996, khi anh được chuyển công tác về Sở Công nghiệp, thì câu hỏi ấy mới có điều kiện được trả lời. Lê Chí Thành đề xuất dự án của mình và được giao nhiệm vụ triển khai thí điểm cụm phong điện kết hợp năng lượng mặt trời ở khu vực Trà ổ, huyện Phù Mỹ, với số vốn khiêm tốn ban đầu là 60 triệu đồng từ nguồn nghiên cứu khoa học của Tỉnh. Một cột ăng ten đỡ động cơ quạt gió, với 2 tấm panen pin mặt trời đã hiện ra, tạo công suất 500W điện thắp sáng cho 12 hộ ven đầm Châu Trúc. Bình Định lần đầu tiên có điện từ gió!
    Thành công này đã mở ra niềm tin cho chính quyền và nhân dân trong Tỉnh, mở ra cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch đầy tiềm năng ở Bình Định. Lê Chí Thành lại được Sở Công nghiệp giao nhiệm vụ triển khai cụm điện gió kết hợp năng lượng mặt trời tại đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu - thành phố Qui Nhơn. Ngoài việc phục vụ ánh sáng cho bà con vùng đảo xa, điện gió và điện mặt trời còn phục vụ cho hoạt động của các đơn vị bộ đội D30 và đồn biên phòng với công suất 500W.
    ?oTiếng lành đồn xa?, các dự án về điện gió và năng lượng từ pin mặt trời đã tiếp tục được đầu tư từ những năm 2001-2004 bằng vốn ngân sách địa phương. 12 cụm phát điện bằng gió và pin mặt trời đã được triển khai xây dựng tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, với công suất được nâng lên 1000W, đủ phục vụ thắp sáng cho các gia đình sống gần UBND xã và đáp ứng được cả yêu cầu phủ sóng phát thanh trong toàn Huyện.
    Không dừng lại tại đó, dự án điện gió và điện mặt trời của Lê Chí Thành lại được thắp lên tại huyện miền núi An Lão, khi nguồn tài trợ 250 triệu của Đại sứ quán Canada giúp cho điện nông thôn Bình Định được giải ngân. Thế là 6 làng vùng sâu của huyện An Lão có điện gồm: Làng T6, An Vinh, T3, T5 và An Nghĩa; mỗi làng có 2 cụm phong điện và pin mặt trời với tổng công suất 1000W.
    Khỏi phải nói về niềm vui và hạnh phúc của bà con dân tộc An Lão khi biết rằng, chính cái nắng, cái gió ở vùng núi rừng heo hút này lại sinh ra cái ánh sáng kỳ diệu như vậy. Đối với Lê Chí Thành, khi nhận được cúp Vàng của Bộ Khoa học - Công nghệ năm 2005 về đề tài ?oMáy phát điện gió kết hợp năng lượng mặt trời?, anh thật sự xúc động. Anh cho biết: Tôi rất vui vì không chỉ là ước mơ của mình, những công trình ấp ủ của mình được trở thành hiện thực, mà vinh dự hơn là được chia sẻ niềm hạnh phúc cùng bà con dân tộc các làng vùng sâu, vùng xa khi lần đầu tiên nhìn thấy ánh điện toả sáng trên bản làng mình.
    Văn Thuận
  4. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
  5. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Mơ thì mơ cho tới bến luôn ,em đề nghị các đảo lớn thì phải có cỡ trăm Kw ,còn các đảo nhỏ thì nên có cỡ vài kw , he he . Sau khi có điện rồi thì trên mỗi đảo chìm gắn vài cái radar nhỏ để theo dõi hoạt động máy bay Khựa ,cộng thêm vài cái phao sonar để phát hiện tàu nghầm, như vậy Khựa chỉ cần nghe đã phát rét lắm rồi . Đảo lớn thì tăng cường lực lượng đồn trú ,vì điều kiện đóng quân đã khá hơn nhiều ,vác thêm vài con xì gà bay xxx gì đó lên nữa . He he .
  6. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Nếu vác trụ điện phong cỡ lớn ra đảo thì ta sẽ mua bào hiểm cho mấy cái trụ đó ,có gì thì bọn bảo hiểm nó chi tiến ,he he .
  7. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Đêk trang bị tên lửa với đêk có máy bay hoạt động trên đảo, tầu bè cả tháng mới ra 1 lần thì ra đa có xịn cũng như người què cụt có mắt sáng với tai thính, chả để làm giề. Cơ mà nếu đồn trú 1 lúc 3-4 chú Gepard hay Taraltu ở ngoài đó thì mấy cái ra đa đấy còn có tác dụng
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www1.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2008/2/2/224966.tno
    =================
    Giải pháp nước ngọt đầu tiên cho Trường Sa
    23:22:00, 01/02/2008
    Lê Thị Thái Hòa
    Ông André Menras, Nguyễn Đức Phương và Hồng Lê Thọ (từ trái qua) - Ảnh: Thái Hòa
    Sau gần một tháng phát động "hiến kế giải pháp nước ngọt cho Trường Sa", Thanh Niên đã nhận được hàng ngàn thư của độc giả trong, ngoài nước quan tâm, hiến kế... Và đã có một giải pháp đầu tiên được chọn để lắp đặt thí điểm.
    Hôm qua 1.2, ông André Menras, một người Pháp yêu Việt Nam mà Thanh Niên đã có bài viết cùng các ông Hồng Lê Thọ (Việt kiều Nhật), Nguyễn Đức Phương - chủ bút Báo Đoàn kết ở Pháp và chị Lương Bạch Vân - Chủ tịch Hội liên lạc với người VN ở nước ngoài tại TP.HCM, đã cùng với đại diện Báo Thanh Niên gặp gỡ và bàn các bước tiến hành thử nghiệm chiếc máy lọc nước biển, giải pháp đầu tiên mang tính khả thi cho Trường Sa. Đó là chiếc máy Power- Survivor 160 với công suất 25 lít nước/giờ chạy bằng sức gió bằng cánh quạt Eolienne AIR-X và những tấm pin mặt trời Photowatt PW6-110Wp-12V.
    Ông André Menras cho biết, máy Power-Survivor 160 thường sử dụng cho các thuyền buồm tham gia các cuộc đua vượt đại dương và sẽ được đặt mua ngay hôm nay. Máy có turbin AIR-X chạy bằng sức gió 12 nds và công suất tối đa sẽ đạt được là 400W. Trọng lượng của turbin nhỏ phù hợp với kích thước đảo chìm. Thân cánh quạt bằng nhôm có vernis chống ăn mòn đảm bảo trong nhiều năm. Kết hợp giữa năng lượng từ gió với năng lượng pin mặt trời Photowatt PW6-110Wp-12V, có thể đủ năng lượng để vận hành máy mà không cần nhiên liệu khác. Máy được bảo hành 5 năm với thời hạn sử dụng là 25 năm... (Các thông số kỹ thuật có thể tìm trong trang http://photowatt.com).
    Ông André Menras đã thông báo ngay trong buổi gặp gỡ với chúng tôi rằng ông sẽ góp 1.000 euro, các bạn ông cũng đang sẵn sàng đóng góp. Các ông Nguyễn Đức Phương và Hồng Lê Thọ cũng bày tỏ sự sẵn sàng góp kinh phí cho chương trình nhiều ý nghĩa này. Bà Đinh Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Quảng Thái, Đà Lạt (thương hiệu trà Atiso Thái Bảo) cũng đã tuyên bố sẽ ủng hộ 5.000 euro để mua máy và gửi tặng trà Atiso cho các chiến sĩ Trường Sa với lượng quà trị giá 10 triệu đồng...
    Thanh Niên chân thành cảm ơn và mong bạn đọc trong và ngoài nước tiếp tục hiến kế, đóng góp cho chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa".
    Lê Thị Thái Hòa
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Khả thi quá nhỉ!
  10. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    hem bik có ai chịu bỏ mấy chục mil $ để mua Gepard tặng các chiến sĩ TS kô nhỉ

Chia sẻ trang này