1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước ngọt cho Trường Sa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 26/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Khổ thế, máy móc thì đầy ra đấy nhưng mà việc trang bị đồng loạt cho các đảo là không thể. Năng lượng đâu mà chạy máy chứ? Đừng nói là dùng pin mặt trời hay là quạt gío nhé! Chưa kể việc bảo dưỡng máy móc, phụ tùng thay thế.
    Hầu hết các lô cốt đều có hầm chứa nước gọt, cái nào không có vì khi thiết kế quên (!!!) thì trang bị bồn chứa và tăng cường tiếp tế.
    Có chăng, hy vọng là mua được vài cái máy xách tay đưa vào cơ số dự trữ, để dành khi xảy ra chiến sự!
  2. traitimvietnamchieu

    traitimvietnamchieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Các bác hiến kế nhiều quá, e cung xin hiến kế, chúng ta sẽ đóng các xà lan chứa nước (cái này chi phí ít) vì thực chất chỉ là 1 bồn thép lớn (càng to càng tốt vì tiết kiệm thép). sau đó thả xuống biển, dùng 1 tàu kéo, kéo 1 lúc 10 cái xà lan này, chở ra trường sa. Đến mùa mưa có thể dùng các xà lan này trữ nước. Khi hết nứoc thì kéo về, tiện tu sửa luôn.
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Có một dạo sau 1988, quân ta kép pông tông ra ngoài ấy để làm chốt. Sóng to gió lớn đánh trôi luôn cả pông tông. Cả người lẫn chốt mất tăm.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    chiến sĩ ta đã trồng dc rau sạch
    thế chẳng phải đã giải quyết dư 1 phần nước ngọt rồi sao ?
  5. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Đúng là quân ta trên đảo không chết khát ,và còn dư một ít nước để trồng rau ,nhưng vẫn phải rất rất rất dè sẻn vì nước ngọt không có nhiều, hơn nữa chi phí nước ngọt đem ra đảo rất đắt vì phải chuyên chở bằng tàu và không phải khi nào cũng có thể chở được, gặp hôm biển động tàu không ra được thì chịu khó nhịn khát vậy nhé. . Có hệ thống tại chỗ tính ra chi phí ban đầu khá đắt cỡ 20.000 $ (đủ bộ ,xài solar) nhưng nếu tính ra thì số tiền này chỉ bằng khoảng vài chuyến tàu tiếp nước cho các đảo thôi .
  6. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Đính chính thêm, 20.000$ là bọn Mẽo và Châu Âu nó bán cắt cổ vậy thôi ,chứ thật sự thiết bị này chỉ khó ở mỗi thiết lọc ,còn lại tất cả các vật liệu đều bằng nhôm và nhựa ,thêm một cái bơm do đó mình đề nghị không mua sản phẩm nhập ngoại mà tiến hành nội địa hóa tối đa có thể thì giá của một bộ lọc sẽ chỉ còn cỡ từ 10 --> 20 triệu thay vì 10000 $ nếu nhập nguyên con .
    Khi đó giá của một thiết bị sẽ là : 10.000 $ pin solar + 1.000 $ thiết bị lọc, --> ok ,khá rẻ.
  7. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Trích bài viết báo Thanh Niên :
    [​IMG]
    Những người lính Trường Sa chắt chiu từng giọt nước để tưới rau - Ảnh: T.Tú
    Ở quần đảo Trường Sa, những người lính đảo từ bao lâu nay vẫn chung sống với cái thiếu nước thường kỳ và khao khát những cơn mưa như một câu trong bài hát Mưa Trường Sa nổi tiếng: "mưa đi, mưa đi, đảo nhỏ chờ mưa!".
    Hơn 100 đảo chìm và đảo nổi trong khu vực quần đảo Trường Sa là hơn 100 điểm nằm trong khu vực 4 tháng mưa không thấy mặt trời và 8 tháng không có lấy một giọt mưa. Thời gian khô hạn gấp đôi thời gian mưa đã cho thấy thời gian thiếu nước với những người sống ở đảo mới dài dằng dặc xiết bao.
    Với những đảo nổi, có một số đảo có mạch nước ngầm, người ở đảo đào giếng để lấy nước sinh hoạt nhưng mùa khô thì nếu như biển mặn 10, nước lấy từ dưới lòng đất lên cũng mặn đến 7, 8 phần. Nước ngầm không có đủ cung cấp nên người ở đảo thường chỉ trông chờ từ nguồn nước thiên nhiên, cụ thể ở đây là mưa. Mỗi khi có mưa, các đảo nổi sẽ tập trung hứng nước mưa từ mái nhà chuyền về các bể ngầm dưới mặt đất.
    Đảo chìm nước càng khó khăn. Mùa mưa nước sẵn đó nhưng không có đủ diện tích để mà chứa nước cho cả 8 tháng còn lại nên lượng nước dự trữ cho mùa khô rất có giới hạn. Các đảo thậm chí phải lên lịch cho bộ đội tắm, có khi tuần mới tắm 1 lần, giặt giũ nửa tháng mới có một lần. Khi tắm thì tắm nước mặn và chỉ được "tráng" lại nước ngọt. Người ở đảo tiết kiệm nước đã thành thói quen, khi tắm thường phải đứng trong một cái khay để tận dụng nước đã tắm mà tưới rau. Quy định theo tiêu chuẩn của Nhà nước là 140 lít mỗi người một ngày nhưng hiện tại nước cung cấp cho các chiến sĩ chỉ khoảng 30 đến 40 lít nước mỗi ngày, cho mọi sinh hoạt.
    Khi chúng tôi tò mò về việc tại sao không chở nước ngọt ra cho đảo, mọi người ở đây đều lắc đầu bởi việc chở nước ngọt ra đảo dù chỉ trong cuối mùa khô cũng là không khả thi do sự tốn kém và khó khăn về phương tiện chuyên chở. Các chuyến tàu thường chỉ để chở nhu yếu phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng cần thiết khác cũng đã mất nhiều công sức. Chưa kể xa xôi, đi có khi hơn 2 ngày mới đến một đảo, chở bao nhiêu nước là vừa?
    Mỗi đảo chìm sức chứa nước dự trữ chỉ được khoảng 60 khối. Đến mùa khô, lịch cấp phát nước ở đảo chìm bắt đầu theo ngày và luôn phải cân đối được lượng nước dự trữ bắt buộc phải dùng đủ cho hết mùa khô, đến khi có mưa xuống để dự trữ nước cho mùa tiếp nối.
    Thế mới hiểu tại sao bài hát Mưa Trường Sa với những câu hát trong đó thực sự là những khao khát của người lính đảo, chờ mỗi một cơn mưa xuống dường như mát lành còn hơn cả nụ hôn của người yêu. Quần áo của người sống ở đảo khi giặt cũng là giặt xuống biển, giặt thật sạch sau đó "nhúng" lần cuối qua nước ngọt để phơi. Bởi nước ngọt đó cũng dùng để tưới rau hoặc làm các công việc cần nước ngọt khác. Nhiều khi những người dân đánh cá cũng vào xin nước ngọt của anh em, nhưng lượng nước có ít nên phải điện báo cáo vào chỉ huy và thường thì không từ chối dân bao giờ, do đó càng thiếu nước. Cũng như mỗi khi có khách đất liền, người ở đảo chắt chiu là vậy vẫn hào phóng múc từng thau nước cho khách rửa mặt, rửa tay. Nhưng khách đất liền biết cái khô hạn của đảo, thường không nỡ?
    Mùa khô lượng nước cho mỗi người trong mỗi ngày được phân phát theo lon. Trung úy Hoàng Đình Luân, một người lính hải quân đã từng sống ở đảo chìm Tốc Tan C kể với chúng tôi: "Trong suốt 8 tháng trời của mùa khô hạn, không một cơn mưa cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi mỗi ngày chỉ được khoảng 20 lít nước hoặc thậm chí ít hơn. Trung bình 4 ngày tắm 1 lần. Nỗi khao khát nước là những khi bất chợt có những cơn mây đen kéo đến, lính đảo ngửa cổ lên trời mà chờ đợi nhưng đôi khi gió từ đâu thổi lại làm những đám mây hứa hẹn những cơn mưa ấy bay đi mất. Không có mưa, đó là nỗi thất vọng vô cùng lớn cho lính đảo".
    Đến mùa mưa, trước khi những cơn mưa đầu tiên trút "nước của trời" xuống, người ở đảo phải rửa sạch hành lang (đặc trưng đảo chìm là bể chứa nước ngầm nên không dùng máng xối như ở đất liền) hứng nước, chuẩn bị cho việc trữ nước mùa khô. Khoảng 4 tháng mùa mưa đó phải bằng mọi cách lấy nước dự trữ cho đảo. Nên bất cứ cái gì đựng được nước đều dùng để trữ nước. 4 tháng mưa là tháng 11, 12, 1, 2. Sau Tết bắt đầu những tháng khô. Mùa khô nỗi khổ nhất của người lính là ít được tắm, nhất là khi đi câu cá lấy thức ăn, mùi cá ngấm vào người. Chịu đựng và chắt chiu từng hạt nước đã thành nếp. Vì thế nên trên thành bể nước thường viết câu "nước là máu". Quần áo lính đảo vì thiếu nước cũng luôn có mùi đặc trưng của muối, mà anh Luân gọi là "mùi hắc hắc".
    Cả nước đang hướng về Trường Sa, Hoàng Sa. Đời sống của những người ở đảo đang được cải thiện rất nhiều, nhưng nước thì vẫn thiếu.
    [​IMG]
    Bồn trữ nước ngọt trên đảo - Ảnh: T.Tú
  8. Gerpard

    Gerpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Em nghe nói ngày xưa các chiến sĩ đặc công rừng Sác có cách trưng cất được nước ngọt từ nguồn nước nhiễm mặn. ở đảo có dùng được cách này ko nhỉ
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    toàn ăn rễ cây chứ cách gì
    hôm tham quan rừng Sác xúc động lắm
    mấy tấm hình đặc công lúc mới tuyển toàn nam thanh nữ tú, trải qua chiến đấu có khi gầy trơ xương, nữ thì bị bom hoá học rụng trọc cả đầu
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Ở đây thì được thường xuyên tiếp tế nước ngọt à các bác? http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110006&ChannelID=4
    ==========
    Thứ Tư, 30/01/2008, 08:47
    Nhà giàn DK1 đón Xuân nơi đầu sóng, ngọn gió
    TP - Những ngày giáp Tết Mậu Tý, Tiền phong đã cùng Đoàn M71 Hải quân chở những món quà Xuân đầy ý nghĩa của đồng bào cả nước gửi đến các cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió trên thềm lục địa của Tổ quốc.
    Cách đất liền hàng trăm kilômét, những trạm nghiên cứu khoa học dịch vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (còn gọi là nhà giàn DK1) được xây dựng trên những bãi san hô chênh vênh giữa vực thẳm sâu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét.
    Tàu HQ 624 bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chở quà Tết đến với các cán bộ nhân viên và chiến sĩ trạm DK1/14 (Tư Chính 5).
    Sóng cấp 7 - 8, đành phải ?otặng quà qua dây, chúc Tết qua máy bộ đàm? và vẫy chào nhau vì không thể lên nhà giàn
    Cán bộ nhân viên chiến sĩ trên các nhà giàn mổ vịt
    Chiến sĩ trên các nhà giàn làm báo tường
    Đón Tết nhưng vẫn không quên nhiệm vụ
    Huy Thinh

Chia sẻ trang này