1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước ngọt cho Trường Sa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 26/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Điện sạch cho Trường Sa
    http://www.sggp.org.vn/trithuccongnghe/2008/1/142014/
    Thứ tư, 30/01/2008, 10:24 (GMT+7)

    Các nhà khoa học đang nghiệm thu pin mặt trời và thử nghiệm tại Cam Ranh.Ảnh: H.M.T.

    100 chiếc đèn LED nhập khẩu từ Đức, sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng, đã lên đường đi Trường Sa vào chuyến hàng tết, để nắng trưa thắp sáng hàng đêm cho lính đảo. 100 chiếc đèn này là món quà đầu tiên trong dự án ?ođiện sạch cho Trường Sa?, được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM thực hiện, với mục tiêu cung cấp điện nắng, điện gió cho những người lính đảo.
    Giữ nắng, ôm gió?
    Binh nhất Bùi Ngọc Châu mở nắp nồi cơm điện. Mùi cơm chín tỏa ra, len vào từng góc nhỏ trong căn phòng chen chúc những bình ác quy, bộ biến tần, tivi, quạt điện? ?oMuốn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì phải nấu ở đây, vì trong phòng này tụi em có máy điện gió và máy điện mặt trời, xài hoài không hết. Còn điện ở các phòng khác thì phải sử dụng theo định mức, không được nấu cơm, nấu nước bằng điện?, cậu binh nhất trẻ vừa loay hoay cắm thêm một nồi cơm điện, vừa nói.
    So với nhiều lính hải quân trẻ khác, Châu là một chàng trai may mắn. Vào hải quân vùng Bốn, chốt ở chốt đồi thông 6 tháng, thì hơn 2 tháng nay Châu được xài điện ?othả phanh?. Nguồn điện ?otừ trên trời rơi xuống? đó, là các động cơ phát điện bằng sức gió và năng lượng mặt trời, do Trung tâm tiết kiệm năng lượng, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM (ECC- HCM) lắp thử nghiệm tại chốt đồi thông. ?oChúng tôi có một dự án triển khai quang điện và phong điện cho Trường Sa.
    Tuy nhiên, do điều kiện tại Trường Sa khắc nghiệt, cán bộ kỹ thuật lại khó có thể ra bảo trì, hướng dẫn mỗi khi xảy ra sự cố, nên các thiết bị này phải được lắp đặt thử nghiệm tại Cam Ranh trước, để kiểm tra tính ổn định, độ ăn mòn??, Thạc sĩ Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC-HCM, chủ nhiệm dự án ?oĐiện sạch cho Trường Sa? giải thích.
    Tốt không? Nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành tại TPHCM đã lặn lội ra Cam Ranh để kiểm tra các hệ thống được lắp đặt thử nghiệm tại đây, săm soi từng con ốc, từng chiếc đinh vít. ?oTheo tôi, trong các tấm pin mặt trời, cần chống ăn mòn kỹ ở hệ thống giá đỡ và các thanh sắt. Tôi cũng thấy các tấm pin lớn này rất mong manh, cần nghiên cứu kỹ xem có thể chịu đựng được gió bão Trường Sa hay không?, PGS ?" TS Lê Chí Hiệp nhận định.
    Cũng như PGS-TS Hiệp đã nói, chống ăn mòn là vấn đề mà nhóm thực hiện đề tài quan tâm nhất. Làm gì để các thiết bị điện này có thể chịu đựng được với độ mặn trong gió nắng Trường Sa? ?oĐộ mặn tại Trường Sa là 3 phần nghìn. Độ ăn mòn rất đáng sợ, đặc biệt là đối với các vi mạch điện tử?, Đại tá Lưu Văn Tuân, Phó chỉ huy trưởng vùng Bốn cung cấp thêm thông tin cho các nhà khoa học.
    Cuộc sống mới cho lính đảo
    Từ trước đến nay các người lính đảo đều phải sử dụng điện từ các máy phát chạy bằng dầu diesel. ?oChúng tôi có những bồn chứa rất lớn tại Trường Sa, để chứa dầu cho các máy phát điện. Tuy nhiên, vì việc vận chuyển khó khăn, nên lượng điện phục vụ cho sinh hoạt của lính đảo cũng hạn chế?, đại tá Lưu Văn Tuân cho biết.
    Nếu thử nghiệm thành công hệ thống máy phát điện năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời tại Trường Sa, hải quân có thể đầu tư thêm tiền để xây dựng mới hệ thống điện sạch phục vụ cho sinh hoạt lính đảo và phục vụ cho việc hoạt động của các máy móc thiết bị quốc phòng tại Trường Sa.
    Tuy nhiên, những khó khăn của thời tiết đang là thách thức đầu tiên với các nhà khoa học. ?oĐề nghị các nhà khoa học kéo dài thêm thời gian thử nghiệm tại đất liền đến tháng
    3- 2008. Chúng tôi cũng muốn các bình acquy có thêm phần bánh xe ở giá đỡ, để tiện vận chuyển, và mong các đồng chí kiểm tra kỹ phần thiết bị điện tử. Theo kinh nghiệm, các máy móc càng có nhiều thiết bị điện tử càng dễ bị ăn mòn tại Trường Sa, nếu phần nào có thể làm bằng máy cơ, xin thay thế bằng cơ?, sĩ quan kỹ thuật Lê Gia Tự góp ý thêm với các nhà khoa học.
    Một vấn đề lớn khiến các nhà khoa học băn khoăn là hệ thống điện mặt trời và điện gió phải thật ?ohoàn hảo? khi ra đến đảo, bởi vị trí địa lý xa xôi khó có thể cử cán bộ kỹ thuật đi bảo hành. Chuẩn bị trước cho việc vận hành các thiết bị này trên đảo, các nhà khoa học cũng lên kế hoạch tập huấn sâu cho các chiến sĩ trên đảo.
    Trước mắt, dự kiến toàn bộ các máy phát điện này sẽ được tập trung ở 2 cụm đảo, phân bố phù hợp trên cả đảo nổi lẫn đảo chìm để nghiên cứu khả năng hoạt động. Và sẽ có hàng chục lính đảo được tập huấn sâu về kỹ năng sử dụng và vận hành các thiết bị điện này.
    Khi chúng tôi rời khỏi Cam Ranh, nồi cơm thứ hai của binh nhất Bùi Ngọc Châu cũng đã bốc mùi thơm phức. Tháng 3 này, binh nhất Châu sẽ phải ?ochia tay? với phong điện, với quang điện, để các thiết bị này lên đường đến với Trường Sa. Theo các sĩ quan kinh nghiệm tại vùng Bốn hải quân, ở Trường Sa không phải lúc nào người lính cũng có điện để dùng, có lúc, điện hạn chế đến mức lính phải đi ngủ sớm, đêm không dám nghe đài?
    Dự kiến rằng tháng 9 năm nay, đề tài nghiên cứu khoa học về điện sạch cho Trường Sa mới có kết quả cuối cùng. Hy vọng không? Theo ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, ?ochủ đầu tư? của đề tài, đề tài này đã được đầu tư các thiết bị tốt nhất, tập hợp nhiều chuyên gia hàng đầu để thực hiện. Cũng là cố hết sức rồi, phải chờ thôi!
    MINH TÚ

  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Theo các thông tin thâu lượm được thì tại các đảo lớn, điển hình là Trường Sa Lớn thì đã có máy phát điện diezel, nước thì hầu hết các đảo chìm nổi đều có hầm chứa, bồn chứa. Vậy là về điện cho hoạt động các thiết bị quốc phòng là ổn. Vấn đề là điện cho sinh hoạt của chiến sĩ còn rất hạn chế. Với kinh nghiệm của người từng ở tại một đơn vị bệnh viện dã chiến thì may ra buổi chiều tối lính đảo có chút ánh sáng điện để sinh hoạt tập thể ...
    Các công trình nghiên cứu về sử dụng năng lượng gió, mặt trời thì đã tiến hành hàng chục năm nay. Trước đây thì chỉ là mua thiết bị nước ngoài về lắp đặt. Lính đảo mừng lắm. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn thôi, sau đó thì tiêu hết.
    Theo như bài báo trên thì việc nghiên cứu thiết bị tạo năng lượng cho các đảo xa đã đi vào thực chất. Hy vọng đến năm 2012 thì sẽ ứng dụng mọt cách đại trà được! Và lúc đó VN có thể xuất khẩu công nghệ chống ăn mòn cho thế giới được
  3. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    sao không thay béng khung thép bằng inox nhỉ!
    Cái đèn chiếu sáng dùng LED là giải pháp rất hay, ta có thể chế được từ các tấm pin mặt trời nhỏ, pin xạc thông dụng được. Cái này chắc các SV điện tử thừa sức làm, sao ta không triển khai nhanh nhỉ! LED ngốn rất ít điện mà lại sáng, có thể làm đèn chiếu sáng hayđèn pin tuần tra, đèn tín hiệu... rất tốt.
    Điện phong thì hơi gay, vì bão TS rất mạnh, cỡ trên cấp 12 không phải hiếm. Giải pháp an tòan cho các dàn điện phong này chắc phải nghiên cứu cải tiến nhiều mới áp dụng ổn ở TS được.
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Hy vọng 6 tỉ không đi đứt !
  5. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Em thì rất con này vì giá thành khá rẻ (chia bình quân cho công suất ) và có thể lắp đặt ở Trường Sa,hơn nữa công suất rất lớn và có thể biến Trường Sa thành một trung tâm hậu cần được.
    Windmatic 15S Wind Farm Generator - 65 Kw WM15SRetail Price: $50.000
    Turbine: Windmatic 65 kW, 3 Bladed upwind, 3 phase, 480 v, 60 Hz
    Operational History: 3 years, California , USA Rotor Diameter: 34 Ft.
    Annual production: 135,000 Kwh @ 12.5 mph avg.
    Cut In Windspeed: 8 mph
    Rated Windspeed: 28 mph
    Cut Out Windspeed: 56 mph, Centrifugal spoilers w/ reset.
    Max. Design Windspeed: 110 mph
    Tower: 84 Ft. 4 Leg lattice w/External ladder
    [​IMG]
    Con này khá lớn(84 feet) ,khi chế tạo xong thì đặt lên nó luôn một cái hải đăng hay một cái trạm gác .
    Nếu mua thì em đề nghị ta chỉ nhập ngoại cái turbin thôi , còn cái trụ bằng mấy thanh sắt thì lắp rắp trong nước được. Ta chế tạo được trụ cao thế 500 kV mà . Ngoài ra còn có chi phí cho một trạm biến điện và một số đường dây truyền tải điện nữa.
    Hy vọng đến một lúc nào đó con này ra đảo .
    Với các đảo chìm thì em đề nghị con này ,mỗi đảo ba hoặc bốn con
    AIR X Wind Generator 16.1032Retail Price: $749.00Sale Price: $699.00
    [​IMG]
    [​IMG]
    Simple rooftop installation; no tower necessary
    - Carbon Fiber Composite Blades
    - Aircraft quality aluminum alloy castings
    - Sophisticated internal battery charge regulator
    - Maintenance-free - Only two moving parts
    - Exclusive Auto-brake-feature that slows the AIR to a silent spin
    - High Wind Safe Mode - Automatically slows turbine in potentially damaging winds and reduces noise
    - Neighbor Friendly
    Rotor Diameter: 46" (1.14 meters)
    Weight: 13 lbs (6 kg)
    Start up wind speed: 7 mph (3 m/s)
    Output: 400 watts at 28 mph (12.5 m/s) Voltage: 12 & 24 VDC (36/48 VDC available soon)
  6. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    không hiểu tỷ lệ muối trong nước biển ở TS có nồng độ ăn mòn ra sao ? nhưng nếu có thể chắc QĐ cũng đã nghĩ đến phương án sử dụng Phong điện cho lính đảo vì các yếu sau :
    - Gió ở TS thì đủ lưu lượng.
    - Giá thành đầu tư ở mức trung bình.
    - Giá thành chi phí cho sản xuất thấp, chỉ chi phi dầu mỡ bảo dưỡng.
    - Công suất phát loại nhỏ ....cho đến từ 1MW đến 3MW hoặc lớn hơn. Tuy nhiên các đảo nhỏ chỉ cần loại vài trăm KW là đủ.
    Nếu có thể căn cứ theo tình hình thực tế của các đảo cấp cho mỗi đảo hoặc cụm đảo một cây phong điện...
    Xuất xứ của Phong điện có thê mua của Phần Lam hoặc Hà Lan đây là 2 nước có kinh nghiệm trong việc chế tạo và ứng dụng phong điện.....
    Vấn đề ở đây quan trọng nhất là phải nghiên cứu khí hậu ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị như thế nào?
  7. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Những thiết bị nhỏ thì chịu khí hậu rất tốt và rất dễ bảo trì( Vd con Air X kia chẳng hạn ),còn thiết bị to thì em không biết , hầu hết các thiết bị gió đều được chế tạo để chịu khí hậu lâu dài . Thiết bị nhỏ thì dễ bảo trì nhưng đắt còn thiết bị to thì rẻ nhưng khó bảo trì ....
  8. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Phong điện khi thiết kế đa đựoc tính toán đến khí hậu rồi. Tuy nhiên còn phải căn cứ theo từng vùng lắp đặt phong điện nhà thiết kế sản xuất phải nghiên cứu lại tỷ lệ nòng độ ăn mòn thiết bị của vùng đất đấy. Ở TS nếu mà đưa bọn chuyên gia nước ngoài ra nghiên cứu thì lộ hết còn gì, còn chuyên gia Vn thì không biết đã làm được việc này chưa. Các thiết bị lớn luôn có độ tuổi thọ cao hơn như vỏ máy, thân máy ...trục quay, còn các thiết bị khác như thiết bị điều khiển tuổi thọ thấp hơn vì không có khả năng chịu được khí hậu ở đó.
  9. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái công suất bé xíu thế thì chiếu sáng chả đủ, nói gì tới cấp điện cho nhu cầu khác!
    Muối ở TS tới 3 phần nghìn thì cao quá nhỉ
  10. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Mấy bác cho em hỏi một hệ thống Sam-2 hoàn chỉnh (radar,bệ phóng) thì cần bao nhiêu điện nhỉ .

Chia sẻ trang này