1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước sinh hoạt nông thôn : Nồng độ asen nhiều vùng vượt mức cho phép

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi R_DASAEV, 21/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Nước sinh hoạt nông thôn : Nồng độ asen nhiều vùng vượt mức cho phép

    Nước sinh hoạt nông thôn : Nồng độ asen nhiều vùng vượt mức cho phép

    Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy chất độc asen (thạch tín) trong nước sinh hoạt ở nông thôn vượt mức cho phép 47,17% đang gây nhiều bệnh tật cho nông dân, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết sách nào loại trừ hữu hiệu.


    Nước sinh hoạt ở nhiều vùng nông thôn chưa sạch
    Những cuộc khảo sát về nồng độ asen trong nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn do Cục Thuỷ lợi, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn-CERWASS (Bộ NN&PTNT), Viện Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế tiến hành trên 23 tỉnh cho kết quả đáng kinh ngạc: Nồng độ asen trong nước ở các tỉnh này vượt chuẩn cho phép 47,17%.

    Trong đó, các tỉnh có nguồn nước nhiễm asen cao là Hà Nam (64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%). Đáng nói là nhiều mẫu nước có hàm lượng asen vượt quá 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Thạc sỹ Lê Thiếu Sơn-Phó GĐ CERWASS cho biết, Việt Nam phát hiện asen chậm hơn so với các nước khác, do đó chỉ khi được UNICEF giúp đỡ, các cơ quan chức năng mới nghiên cứu và tìm cách giảm thiểu asen.

    Trung tâm đã hướng dẫn người dân sử dụng nước ngầm phải lọc cẩn thận, nhưng ở nông thôn, số người dân sử dụng nước không qua xử lý theo thói quen vẫn cao. Đây là nguyên nhân khiến số người mắc những bệnh nói trên cũng ở mức cao tương ứng.

    Đến nay, sau một thời gian dài phối hợp với UNICEF nghiên cứu về quá trình nhiễm độc của asen tại VN, ông Phạm Đức Nam-Phó GĐ CERWASS cho hay, dù đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu nhưng các nhà khoa học VN vẫn chưa nghiên cứu được nguyên nhân khiến nước nhiễm asen cũng như chưa chỉ ra được bản đồ những vùng nhiễm asen trên cả nước.

    Bộ NN&PTNT cũng đã có chủ trương thực hiện giảm thiểu asen trong nguồn nước sinh hoạt của người dân nông thôn nhưng vẫn chưa tìm được nguồn tài trợ thiết thực. Do đó, ngay cả khi Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phạm Hồng Giang ký công văn trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép Bộ NN&PTNT xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt ?oChương trình giảm thiểu asen trong nguồn nước sinh hoạt nông thôn? hơn 1 năm nay, nhưng đến nay Bộ vẫn chưa triển khai được những công việc cụ thể. Và giảm asen trong nước để giúp nông dân không phải đối mặt với độc hại trong khi hiểu biết còn có hạn vẫn chỉ dừng ở việc đặt mục tiêu!?

    Quyền Thành
  2. ozone

    ozone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Úi, tìm mãi bây giờ mới gặp được người cần tìm.
    Cậu cũng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm As hử. Tui cũng vậy. Tui đang thu thập tài liệu về tình hình ô nhiễm As cũng như những phương pháp xử lí As.
    Liệu tui và cậu có thể trao đổi thông tin được không. Hình như đoạn bạn post lên là một bài báo ngắn đúng không. Thế còn những số liệu cụ thể thì sao?
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ah, tìm lại thêm được mấy bài báo nữa, có gì em IntoDream xem luôn nhỉ.
    Vi khuẩn làm tăng mức... nhiễm asen trong nước ngầm
    Các vi sinh vật khử kim loại trong đất làm nguồn nước ngầm nhiễm asen (arsenic), đầu độc hàng triệu người tại Bangladesh và bang Tây Bengal của Ấn Độ. Đây là kết luận do một nhóm nghiên cứu quốc tế đưa ra.
    Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu trên sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao nước uống bị nhiễm asen nhiều như vậy và giúp họ tìm ra phương pháp làm giảm mức độc tố này. Bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là sự nhiễm độc hàng loạt và tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, hàng triệu giếng nước ở Ấn Độ và Bangladesh đã bị ô nhiễm asen vào đầu những năm 1990. Tình trạng này vẫn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với những người tiếp tục uống và sử dụng nước nhiễm asen để canh tác ngày nay.
    Nhiễm asen ở mức cao có thể gây ung thư da, bàng quang, thận, phổi, các bệnh liên quan tới mạch máu ở chân và bàn chân. Nó cũng có thể "đóng góp" vào bệnh tiểu đường, áp huyết cao và rối loạn sinh sản. GS khoa học môi trường Willard Chappell tại ĐH Colorado (Mỹ ), đồng thời là chuyên gia về asen, cho biết: ''''Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng 2/3 dân số ở Bangladesh có nguy cơ bị nhiễm độc asen mạn tính''''.
    Trong thập kỷ vừa qua, các nhóm nghiên cứu trên thế giới đã cố xác định tại sao asen lại tồn tại ở mức cao đến vậy trong tầng ngập nước tại Bangladesh và bang Tây Bengal. Hiểu biết đó sẽ giúp họ nhận dạng các khu vực có nguy cơ cao cũng như hoạch định chiến lược giảm nhẹ tác động. Giờ thì một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng vi khuẩn là thủ phạm làm tăng mức asen trong nước. John Lloyd, nhà vi sinh vật thuộc ĐH Manchester (Anh) đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ''''Khi chúng tôi tìm thấy tỷ lệ mức asen tối đa, chúng tôi cũng tìm thấy các vi khuẩn khử kim loại''''.
    Vi khuẩn khử kim loại ''''hít'''' các kim loại như sắt để lấy năng lượng từ thức ăn của chúng. Điều đó giống như việc con người hít oxy để phân huỷ thức ăn. Chúng hít thở bằng cách chuyển các electron sang kim loại, làm thay đổi đặc tính của kim loại đó. Các nhà khoa học gọi điều này là khử kim loại. Derek Lovley, nhà vi sinh vật tại ĐH Massachusetts, nói: ''''Nghiên cứu mới đã chỉ ra điều mà nhiều nhà khoa học nghi ngờ''''. Nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng khử và giải phóng asen xảy ra sau khi vi khuẩn khử và giải phóng sắt. Đây là hai tiến trình tách rời.
    Lời giải thích cho hiện tượng tách rời này có thể là vi khuẩn ăn các chất nền. Những chất nền đó cung cấp cho chúng phần lớn năng lượng. Vì sắt có nhiều và được ưa thích bởi nhiều vi khuẩn nên chúng tiếp tục khử sắt trước khi chuyển sang khử asen. Một khả năng khác là khử sắt gây ra sự thay đổi trong cấu trúc khoáng của trầm tích. Do vậy, có nhiều asen hơn cho vi khuẩn khử kim loại, dẫn tới việc asen được giải phóng vào nước ngầm. Lloyd cho biết: ''''Chúng tôi đang kiểm tra và cố tìm ra chi tiết để trả lời những câu hỏi trên''''.
    Nghiên cứu trước kia của Lovley và đồng nghiệp cho thấy acetat là một loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn khử kim loại và làm cho số lượng của chúng bùng nổ. Nhóm nghiên cứu quốc tế đã cho acetat vào mẫu để bắt chước dòng carbon hữu cơ chảy vào trầm tích nơi vi khuẩn khử kim loại sinh sống. Kết quả là acetat kích thích quá trình khử sắt và tiếp sau đó là giải phóng asen. Theo các chuyên gia, việc acetat kích thích khử sắt và giải phóng asen chỉ ra rằng mức carbon hữu cơ kiểm soát lượng asen mà vi khuẩn khử và giải phóng vào nguồn nước ngầm.
    Lloyd cho biết: ''''Những trầm tích này đói chất hữu cơ và electron. Nếu chất hữu cơ xâm nhập vào lớp đất cận bề mặt, nó sẽ kích thích hoạt động của những vi sinh vật khử kim loại. Các dòng carbon hữu cơ xuất hiện khi các giếng khoan tưới tiêu được tạo ra, làm cho một số nhà nghiên cứu cho rằng carbon hữu cơ, xâm nhập vào đất do hoạt động khoan giếng lấy nước tưới, có thể là một nhân tố làm tăng mức arsen hoà tan trong nguồn nước ngầm tại Bangladesh và Tây Bengal".
    Lý thuyết trên được ủng hộ bởi nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế. Do các nhà nghiên cứu hiện hiểu rõ hơn về các tiến trình kiểm soát việc giải phóng asen vào nước ngầm trong khu vực này nên họ đang tìm cách đảo lộn chúng để làm cho nước uống an toàn.
    Theo Chappell, giới khoa học nghiên cứu asen vẫn chưa thống nhất về các cơ chế gây ngộ độc asen. Ông khuyến cáo nghiên cứu trên vẫn chưa phải là lời giải thích cuối cùng. Ông nói: ''''Ngộ độc asen là vấn đề rất tồi tệ. Mặc dù nó tồi tệ hơn ở Bangladesh và Tây Bengal so với bất kỳ nơi nào khác song ngày càng có nhiều quốc gia phát hiện ra vấn đề này, bao gồm Nepal, Campuchia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc nơi các giếng khoang được tạo ra để cung cấp nước sạch''''.
    Minh Sơn (Theo National Geographic)
    Sử dụng dương xỉ lọc nước nhiễm asen
    Theo các nhà khoa học Mỹ, có thể làm sạch nước ô nhiễm thạch tín (asen) bằng cách trồng một loại dương xỉ mang tên Pteris vittata trong đó. Trong vòng chưa tới một ngày, cây sẽ hút asen ra khỏi nước, làm mức kim loại độc này giảm xuống dưới ngưỡng an toàn do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đặt ra.
    Tiến trình làm sạch nước theo cách trên được gọi là lọc thực vật (phytofiltration). Nó có thể là một phương pháp rẻ tiền loại bỏ asen khỏi nguồn nước. Theo Mark Elless thuộc Công ty Edenspace Systems ở Virginia và đồng nghiệp, dương xỉ có thể được trồng trực tiếp trong nước, tương tự các hệ thống lau sậy hiện được sử dụng để loại bỏ chất hữu cơ.
    Andrew Meharg, chuyên gia nghiên cứu thực vật hấp thụ asen tại ĐH Aberdeen (Anh) nhận xét: ''''Đây là một công nghệ thú vị''''. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng nó là phương pháp phù hợp nhất để làm sạch nước trên quy mô nhỏ tại các nước phát triển chứ không phải lọc nước ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển.
    Nước sinh hoạt và tưới tiêu nhiễm asen, được lấy từ các giếng khoan, là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ người dân tại Bangladesh và Ấn Độ. Khi nước được sử dụng để tưới cho các đồng lúa, asen cũng tích tụ trong loại cây trồng này. Theo ước tính, 3.000 người có thể chết ở Bangladesh mỗi năm do ngộ độc asen từ nước. Elless và đồng nghiệp hy vọng dương xỉ của họ có thể được thích ứng để giúp lọc nước tại những quốc gia này. Phương pháp mới rất rẻ tiền và loại dương xỉ trên sinh trưởng trong khí hậu nóng ẩm giống như khí hậu ở nhiều vùng châu Á.
    Tuy nhiên, Meharg ít lạc quan hơn. Ông chỉ ra rằng dương xỉ không thể đối phó được với lượng nước khổng lồ được sử dụng trong tưới tiêu. Sử dụng dương xỉ làm sạch nước có thể mang lại lợi ích ở những nước phát triển hơn. Chẳng hạn asen trong hàng nghìn hệ thống cung cấp nước tại Mỹ vượt quá giới hạn 10microgam/lít của EPA. Giới hạn này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2006. Giới hạn hiện nay là 50microgam/lít.
    Cách đây ba năm, Pteris vittata được xác định là thực vật siêu hấp thụ asen. Nó sẽ chứa tới 22g asen trong mỗi kilogam lá. Đây là loài thực vật sinh trưởng nhanh và chịu được điều kiện khắc nghiệt. Elless và đồng nghiệp đã chứng minh rằng trong vòng 24 giờ, dương xỉ giảm mức asen (200microgam) trong một lít nước xuống gần 100 lần, dưới mức mới của EPA.
    Không giống phần lớn các phương pháp loại asen khác, lọc asen bằng thực vật không tạo ra bùn chứa nhiều asen mà rất khó vứt bỏ. Ép nhựa dương xỉ có thể chiết xuất được 70% asen để sử dụng cho các mục đích công nghiệp.
    Minh Sơn (Theo Nature)

    Đồng bằng sông Hồng nhiễm thạch tín trầm trọng

    (VietNamNet) - Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đang có hiện tượng ô nhiễm asen (thạch tín) trong nước ngầm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về chất lượng nước uống.
    Dương xỉ được coi là thực vật siêu hấp thụ Asen.
    Đó là kết luận Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đưa ra sau khi khảo sát sự ô nhiễm asen trong nước ngầm ở 12 tỉnh được trình bày tại Hội thảo về Ô nhiễm Asen do Viện Y học Lao động tổ chức sáng ngày 8/12.
    Nghiên cứu này cho thấy nhiều vùng ở Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Đồng Tháp có nồng độ asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và WHO về chất lượng nước uống.
    Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục phó Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế ), tại 3 xã Hoà Hậu, Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) và xã Bồ Đề (huyện Lục Bình) của tỉnh Hà Nam, thời gian sử dụng nước có nhiễm asen mới khoảng 6 năm song tỷ lệ mắc bệnh chung đã tương đối cao so với một số vùng nông thôn khác ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh liên quan đến asen có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian, trong đó số đối tượng có asen tóc và asen niệu trên giới hạn bình thường lần lượt là 50% và 25%. Kết quả hội chẩn với chuyên gia Trung Quốc đã xác định được 8 trường hợp có biểu hiện tổn thương ngoài da do nhiễm độc asen ở giai đoạn sớm.
    Cũng theo TS Nguyễn Huy Nga, ô nhiễm asen ảnh hưởng đến hệ điều hành đa chức năng của con người như da, hệ thần kinh, hệ tim mạch... Ngoài ra, asen còn gây ra các bệnh ung thư và ảnh hưởng tới gien khi tiếp xúc lâu dài qua ăn uống. Hiện nay, khoảng 13,5% dân số Việt Nam (10-15 triệu người) đang sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan, rất dễ bị nhiễm asen.
    L.Hà
    VN: nhiều giếng nước ngầm bị ô nhiễm thạch tín
    TT - ?oKết quả kiểm tra hàm lượng thạch tín trên 12.400 giếng khoan cho thấy tại lưu vực sông Hồng, nước ngầm ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương đều bị ô nhiễm thạch tín.
    Lưu vực sông Mekong, tỉnh Đồng Tháp bị ô nhiễm khá trầm trọng, An Giang có dấu hiệu bị ô nhiễm. TP.HCM và Long An chưa phát hiện được? - TS Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện Công nghệ môi trường, đã nói như trên hôm qua 8-12 tại hội thảo do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội về ô nhiễm thạch tín trong nước sinh hoạt ở VN.
    PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế ), đã công bố một nghiên cứu gần đây về bệnh tật do ô nhiễm thạch tín. Theo đó, tại 11 hộ gia đình sử dụng nguồn nước nhiễm thạch tín, tỉ lệ người mắc bệnh ngoài da, khô da, dày da sừng hóa cao. 16 người có biểu hiện tổn thương nghi ngờ do thạch tín. Kết quả hội chẩn với chuyên gia Trung Quốc cho thấy có 8/16 người được xác định nhiễm độc thạch tín giai đoạn sớm.
    L.ANH
  4. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Úi chà! cái này sợ phải đi ủ tờ như phóng viên Lan Anh lắm bạn ơi. Tìm tài liệu từ nước ngoài dễ hơn trong nước, nhất là từ UNICEP,... Cách đây 10 năm mình đã định làm về vấn đề này nhưng các cây đa, cây đề khuyên stop....
  5. ozone

    ozone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Úi chà! cái này sợ phải đi ủ tờ như phóng viên Lan Anh lắm bạn ơi. Tìm tài liệu từ nước ngoài dễ hơn trong nước, nhất là từ UNICEP,... Cách đây 10 năm mình đã định làm về vấn đề này nhưng các cây đa, cây đề khuyên stop....
    [/quote]
    Ặc Ặc! Em yếu tim lắm bác ơi! Bác đừng có doạ em thế chứ! He he! . Tiện thể em cũng "báo cáo" bác luôn, Em tìm tài liệu để nắm thông tin thôi, mục đích chính của em là tìm phương pháp xử lí As chứ không phải để "phao" tin giật gân đâu (nên chắc là em cũng không phải lo nhiều đến chuyện ủ tờ)! Hê hê, Dù sao thì cũng cảm ơn bác đã "quan tâm lo lắng"
    Nghe bác nói là bác định làm cái này từ ...10 năm trước thì chắc bác cũng sắp thành cây đa rùi nhỉ (ít ra là so với em). Bác chỉ giáo cho em tí chút được không vậy. Em đang tìm tài liệu (cả trong và ngoài nước) nhưng mà chẳng có mấy (đặc biệt là tài liệu nước ngoài) Bác chỉ cho em cách tìm nguồn tài liệu từ UNICEF cái.
    Cảm ơn bác nhìu nhìu!
  6. Avu

    Avu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Ô nhiễm asen trong nước ngầm đang được thế giới và cả việt nam quan tâm nên tài liệu tiếng anh trên mạng có rất nhiều.
    Bạn có thể tham khảo:
    http://www.arsenic.eawag.ch/publications/
    http://www.who.int/water_sanitation_health/arsenic/arsenicUNRep6.htm
    http://epa.gov/safewater/ars/treatments_and_costs.pdf
    Các phương pháp xử lý bạn vào http://www.sciencedirect.com/ mà search nhiều vô kể, tuy nhiên trang này bạn phải đến tt tư liệu 24-26 Lý Thường Kiệt mới down được.
    Còn tớ thì đang tìm gấp tài liệu tiếng việt:
    Hội thảo quốc tế ô nhiễm asen: Hiện trạng, tác động đến sức khỏe con người và các giải pháp phòng ngừa. Hà Nội 12/2000
    Tạp chí Hoá học và Công nghiệp hoá chất. Số 8 - 2000
    Nếu ai có hoặc biết nguồn thì share cho tớ với.

Chia sẻ trang này