1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước sinh hoạt

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ntyen, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0

    Em có thể cho biết rõ hơn về các điều kiện để xử lí nưóc không? Ví dụ như là có dùng bơm nước không? giá thành khoảng bao nhiêu tiền cho một hệ thống? các thiết bị mà họ sẵn có như bể nước hay thiết bị lọc trước đó.
    Còn về sử lí nước giếng khoan mà có nhiều Fe thì cũng dễ thôi chỉ sợ nó có nhiều Mn thôi.
  2. leminhphuongbk41_k46

    leminhphuongbk41_k46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là việc sử lý nước tại địa phương chưa được khoa học lắm. hầu hết là chuyền miệng thôi. Họ không có một phương pháp cụ thể nào cả. mặc dù hệ thống bể lọc của họ có nhưng khá là thô sơ. Giá thành cúng không cao cho một bể lọc như thế đâu. Khoảng 100 nghìn thôi vì chỉ có cát và máy bơm nước thôi. Mà họ lại dúng cát đen thay cho cát vàng mà nhiều bể vẫn dùng. Mặt khác nước họ không hề qua giàn phun mà cho di thẳng vào bể lọc. Do đó khi lọc nước xuống bể chứa thì nước vẫn còn màu đục. Để lâu có lắng cặn. Kể cà đựng trong gáo hay sô nhỏ đều có màu đục.
    Các anh cũng giúp em thêm một việc nữa nhé. Anh có thể nói qua về công nghệ sử lí nước giếng khoan mà một số hẵng sản suất hiện nay đang bán trên thị trường không. Nó gồm hai bồn lọc thô và lọc ttinh ấy mà. Họ thường quảng cáo bằng tở rơi trên các đước phố. Em muốn biết tác dụng của nó được bao nhiêu khi sử lý nước ở những vùng khác nhau.
    Được leminhphuongbk41_k46 sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 06/07/2003
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều hãng sản xuất membrane hiện nay (dow chemical, du pont, pall, zeenon, kubota, osmonics, trisep, koch, v.v và v.v. Nếu bạn chỉ cần các thông tin cơ bản thì vào mục literature/library/publication trong các trang webs của họ là đủ. Vào yahoo.com đánh tên hãng và từ membrane vào search engine
    ví dụ:
    http://www.gewater.com/library/index.jsp
    Công nghệ này rất thịnh hành ở các nước phát triển. Tuy vậy, ở VN cn này chưa được phát triển và tôi không biết nguồn tài liệu tiếng Việt nào cả.
  4. environ

    environ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

    Được environ sửa chữa / chuyển vào 08:15 ngày 08/07/2003
  5. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Xử lý nước giếng ô nhiễm
    Phương pháp xử lý chủ yếu dựa vào các chỉ số pH, với việc lựa chọn khoáng và đá carbonal làm vật liệu nâng pH rất tiện dụng và hữu hiệu, theo quy trình:
    - Lớp sạn sỏi: lớp sạn sỏi nằm bên trên có tác dụng tránh không cho nước làm xáo trộn, xói mòn lớp vật liệu bên dưới. Vận tốc nước cung cấp cho bộ lọc càng mạnh, bề dày lớp sạn sỏi không tăng. Lớp sạn sỏi nằm dưới cùng có tác dụng đỡ lớp vật liệu bên trên, giúp thu nước dễ dàng . Khi không làm được giàn mưa thì việc có lớp sỏi bên trên là cần thiết giúp tránh sói mòn lớp cát phía dưới. Loại sỏi thường được chọn có đường kính từ 2-3 cm là tốt nhất.
    - Lớp đá hoặc khoáng carbonat: trong bộ lọc, lớp này có tác dụng nâng pH, giữ nước ở trạng thái cân bằng. Các dạng khoáng và đá carbonat có kích cỡ càng nhỏ, diện tích tiếp xúc với nước càng nhiều, phản ứng xảy ra càng triệt để, hiệu quả nâng pH càng tăng.
    - Than hoạt tính: công dụng của than hoạt tính (than cốc, than bạch dương, than bùn dạng bột, than antraxit...) là hấp thụ mùi trong nước. Muốn phục hồi khả năng hấp thụ của than hoạt tính dùng dung dịch kiềm nóng.
    - Cát thạch anh: có tác dụng điều chỉnh tốc độ nước, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước với đá hoặc khoáng carbonat và than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn có tác dụng lọc cặn lơ lửng trong nước. Cát thạch anh có độ chọn lọc càng cao (đồng đều về kích thước), vận tốc nước đi qua sẽ càng tăng.
    Theo mình được biết thì việc xử lí nước ăn ở các vùng nông thôn thường là múc nước đổ vào bể lọc. Bể lọc chỉ thường là một lớp cát dày từ 40-50 cm sau đó là chảy thẳng xuống bể nước ăn qua một đường ra dưới đáy bể. Như vậy đây là quá trình lọc nhanh qua một lớp vật liệu lọc.
    Ta có thể cải tiến một chút để nâng cao hiệu quả bằng cách lắp thêm một vòi nước ra cao hơn lúc trước khoảng 30 cm. CÙng với đó là ta có thể dùng than củi làm vật liệu lọc nếu không có than hoạt tính. Lớp than này nên để trên lớp sỏi và dưới lớp cát.
    Với cả nên lắp thêm giàn mưa nữa vì nó cũng rẻ thui mà có mấy ống nước đục lỗ thôi.
    Nếu mà cái bể đó đủ to thì bạn có thể chia thành các ngăn nhỏ như thế sẽ đổi thành lọc ngang cũng được đó.
    CHúc bạn thành công.
    CÒn mấy cái hệ thống lọc của cửa hàng bán là loại lọc gì ấy nhỉ tui quên mất rồi mặc dù ngày xưa cũng được tiếp cận để làm tiếp thị cho cửa hàng kiểu đó mà . Nhưng cái khác so với bể lọc là nó trao đổi khí cưỡng bức bằng ejecter. Rồi sau đó qua các lớp vật liệu lọc và các cột xúc tác để khử Fe và Mn. Có gì sai thì các bạn bổ sung giúp.
    Cảm ơn nhiều.

  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Để có nguồn nước dùng sạch an toàn (từ giếng) thì phải qua chế độ lọc. Nhưng phải tuỳ vào tình trạng của nước vùng đấy, và muốn lọc đến mức độ nào, mà dùng phương pháp và thiết bị nào để lọc. Có đúng không ạ?
    Tớ có người bạn gia đình vừa mua nhà ở Thủ Đức không dùng nước cấp của TP mà dùng nước ngầm từ giếng khoan. Nước rất trong, tuy nhiên vẫn không dám dùng uống, chỉ dùng trong tưới cây, việc lau rửa, và nấu nuớng ít. Mình muốn hỏi tý:
    - Ở đâu sẽ giúp xét nghiệm mẫu nước (dụng cụ để lấy nước, cách bảo quản để đến nơi xét nghiệm). Có thể là viện Pateur không? Họ có tư vấn cho mình về vấn đề nước dùng không?
    - Tiêu chuẩn nước sạch (nước sinh hoạt, vv và vv ) của VN dựa trên tiêu chuẩn nào?
    Xét nghiệm có kkết quả xong, tớ sẽ hỏi các bác KS về cách xử lý sau
  7. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Tớ vào trang http://www.nea.gov.vn/html/Tcvndoc/default.htm
    nhưng tìm mãi chẳng có cách nào mà đọc được tiếng Việt (Unicode 8, Vietnamese.....). Làm sao đây ?
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bạn có thể tải font Tiếng Việt ở đây, cài vào máy để đọc: http://www.echip.com.vn/echiproot/weblh/andi/fontvn.exe
    Những mã đó là VnTime theo tiêu chuẩn VN3 cũ. Nếu cần thì cứ gửi cho tớ. Tớ sẽ dịch sang Unicode cho
  9. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nvl nhiều, giờ thì đọc được thoải mái trang đấy,
    Cái tài liệu đấy nhiều thứ lắm, post cái chỗ cần thiết để tham khảo cái nhỉ
    Trời, post lên mà không đọc được chi hết,
    Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6000 - 1995
    Chất lượng nước
    lấy mẫu
    Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
    Water quality - Sampling -
    Guidence on sampling of groundwaters
    1 Phạm vi áp dụng
    Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu và xử lý mẫu nước ngầm để đánh giá vật lý, hoá học và sinh vật học. Nó không bao gồm việc lấy mẫu để kiểm tra thường xuyên việc khai thác nước ngầm làm nước uống hoặc những mục đích khác, nhưng nó liên quan tới sự điều tra chung chất lượng nước ngầm. Do sự phức tạp của các hệ nước ngầm, nhiều áp dụng lấy mẫu riêng cần đến lời khuyên của các chuyên gia địa thuỷ văn mà không thể trình bày chi tiết trong tiêu chuẩn này.
    Xác định mục đích lấy mẫu nước ngầm là cần thiết trước khi chọn nguyên tắc áp dụng cho một chương trình lấy mẫu cụ thể. Mục đích chính của các chương trình lấy mẫu nước ngầm là điều tra chất lượng cấp nước từ nước ngầm, phát hiện và đánh giá sự ô nhiễm nước ngầm, và tham gia quản lý tài nguyên nước ngầm. Những nguyên tắc trình bày trong tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho những mục tiêu cụ thể hơn sau đây:
    a) xác định tính thích hợp của nước ngầm để làm nguồn nước uống hoặc nước công/nông nghiệp, và giám sát chất lượng của nó khi cung cấp.
    b) để phát hiện sớm sự ô nhiễm của tầng ngậm nước gây ra bởi những hoạt động độc hại tiềm ấn ở trên hoặc dưới mặt đất (thí dụ các điểm đổ phế thải, phát triển công nghiệp, khai khoáng, hoạt động nông nghiệp, thay đổi canh tác;
    c) để hiểu và giám sát sự di chuyển của các chất ô nhiễm nhằm đánh giá tác động của chúng đến chất lượng nước ngầm và để chuẩn hoá và hiệu lực hoá những mô hình chất lượng nước ngầm thích hợp;
    d) để phát triển sự hiểu biết về những biến động của chất lượng nước ngầm, kể cả những biến động gây ra do cố ý (thí dụ thay đổi chế độ bơm nước ngầm, hiệu ứng thấm từ các dòng thải xuống nước ngầm, các hoạt động làm sạch các điểm thải), để đạt được sự quản lý tối ưu tài nguyên;
    e) để thu thấp dữ liệu cho việc tăng cường thi hành luật kiểm soát ô nhiễm.
    3.4 Giếng, giếng khoan: Một lỗ sâu dưới đất dùng để lấy nước hoặc để thăm dò. Giếng thường có đường kính rộng hơn giếng khoan và thường được đào hơn là khoan. Một giếng khoan thường chỉ dùng cho mục đích giám sát và có thể được nối với ống vách và ống lọc thích hợp ở độ sâu nhất định.
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 12/11/2004
  10. hanhphantich

    hanhphantich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này