1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nước thải luộc vải

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi cecs_vn, 15/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cecs_vn

    cecs_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    nước thải luộc vải

    Xin chào các bác, tôi đang gặp phải nước thải từ công đoạn luộc vải cotton (cod khoảng 14.000mg/l, bod:8.000-10.000mg/l, pH khoảng 13) tôi đã thử nghiệm nhưng để đưa pH về khoảng tối ưu để làm keo tụ thì đã mất khoảng 200.000 vnd/m3 tiền H2SO4, không biết làm gì hơn nữa nên đành phải hỏi ý kiến các bác, ai có kinh nghiệm gì xin chỉ giáo giúp. Xin cám ơn
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên nếu có thể được thì bạn nên khuyến nghị cơ sở thay thế phương pháp nấu bằng kiềm (hoặc cácbonat natri) bằng phương pháp vi sinh (ví dụ pectinaz) (chế phẩm của hàng Bayer có tên gọi là Baylase Evo - dạng enzym chủng vi sinh Bacillus biến đổi gen -genetically modified bacillus microorganism). Sau đó hãy nghĩ đến việc thu hồi hồ để giảm COD và BOD.
  3. cecs_vn

    cecs_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    cám ơn nhiều bác khongaibiet2000 về các thông tin đã cung cấp, bác có thể cho biết thêm một số thông tin khác nưã đwợc không?:
    - Chất lượng sản phẩm có bị ảnh hưởng không khi chuyển sang dùng phwơng pháp vi sinh
    - Giá thành của phwơng pháp này so với phwơng pháp cũ (kiềm).
    - cơ sở nào ở VN đã sử dụng phương pháp này rồi
    - và các thông tin liên quan khác
    một lần nưã cám ơn bác nhiều
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    - Chất lượng sản phẩm nếu dùng chế phẩm vi sinh hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu, không những thế đây lại là giải pháp tốt nếu doanh nghiệp muốn đạt chứng nhận môi trường.
    - Giá thành thì hình nhu đắt hơn 10% thì phải, cái này tôi không có được thông tin chính xác
    - Cách đây mấy năm đã thử nghiệm một số hoá chất dạng này cho công đoạn hồ và tẩy nhuộm tại công ty 28. Hiện nay chắc chắn sẽ nhiều hơn vì yêu cầu đơn hàng từ EU, US càng khắt khe.
    Nếu bạn thực sự quan tâm, nên lên Tổng công ty Dệt May - đường Bà Triệu Hà Nội, gặp Ông Dũng phụ trách môi trường hoặc ông Phòng (ông này trước làm bên viện Dệt nên có khá nhiều tài liệu chuyên ngành dệt may - chỉ có điều hơi khó chia sẻ thôi)
    Hy vọng bạn sẽ thành công.

Chia sẻ trang này