1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước thải xi mạ

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi vanuyen1311, 12/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanuyen1311

    vanuyen1311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Nước thải xi mạ

    Mình dang tìm hiểu về công nghệ tận dụng bùn thải từ nước thải xi mạ và thuộc da để tạo ra vật liệu xây dựng như gạch block hoặc gạch lát đường ấy. Có bạn nào có tài liệu gì liên quan giúp mình không ạ?
  2. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
  3. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Tính kỹ chưa? 1 tiền thóc bằng 3 tiền gà!
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    theo minh thì chắc bạn sẽ không tìm được tài liệu nào về vấn đề này đâu. Vì trên nguyên tắc chẳng ai dám làm như thế nếu nghĩ vì một tương lai tốt đẹp cả . Lý do đơn giản là nước thải thuộc da và mạ đều chứa quá nhiều kim loại nặng ở dạng muối. Nếu xây làm nhà ở thì ai sống trong căn nhà đó sẽ sớm gặp những bệnh về hô hấp, da liễu, nặng hơn nữa là ung thư. Nếu làm đường thì các kim loại dó sẽ thẩm thấu xuông làm ô nhiễm dất và nguồn nước mặt,. nước ngầm của khu vực.
    Tuy nhiên nếu mặc kệ những vấn đề đó, bạn vẫn có thể làm khá đơn giản. Trong thành phần gạch block hoặc vật liệu lát đường như bạn nói nói chung gồm 3 thành phần chính: chất nền (chất độn); chất kết dính, phụ gia tạo ra những tính chất đặc trưng cho vật liệu. bạn chỉ cần khử kiềm cho bùn thải của bạn trước khi trộn với chất kết dính là sẽ có được sản phẩm mong muốn. Có thể làm thủ công cũng được hoặc không thì tự lắp lấy một hệ thống bể có cánh khuấy như mấy cái máy trộn bêtông thủ công mà người ta vẫn dung là được.
  5. vanuyen1311

    vanuyen1311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Em đã đọc trong tài liệu của 1 dự án về xử lý bùn thải xi mạ của thành phố Los Angeles họ khẳng định rằng sau khi trộn bùn vào đất sét rồi nung ở 1100[o][/C] thi kim loai sẽ bị kết chặt vào đất sét thậm chí khi bị đổ axit nitric đậm đặc nóng vào thi kim loại vẫn bị giữ lại. Anh có ý kiến gì về chuyện này không ạ?
    Vấn đề thứ 2 em xin hỏi về thí nghiệm phân tích crom trong bùn thải của em. Em dùng phương pháp so màu và chất diphenylcarbazide để phân tích thì trong 11 mẫu phân tích của em có 2 mẫu có màu tím rất đậm, 1 mẫu là của nhà máy tiện, 1 mẫu là của nhà máy da, còn lại tất cả đều có màu vàng. Ban đầu em nghĩ là do ảnh hưởng của Mn nên mới có hiện tượng như vậy nhưng sau khi em phân tích Mn của 2 mẫu đó thì lại không có Mn. Em chưa làm phân tích kim loại nặng bao giờ cả. Anh khong ai biet co the giup em giai thich duoc khong a?
  6. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn có đủ điều kiện làm thì đây là 1 phương án rất hay. Ngay tại Việt Nam, từ những năm 2000 đã có nhiều kiến nghị từ phía các nhà khoa học về việc xử lý chất thải rắn có chứa kim loại nặng bằng cách đưa đi làm chất độn sản xuất clinke trong sản xuất ximăng. Nhật Bản cũng có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên do việc đánh giá hậu tác động đang còn được nghiên cứu nên các giải pháp này chưa được triển khai rộng trên thực tế. Nguyên tắc của nó là định hình cac thành phần chất độn trong cấu trúc silic dẻo (thuỷ tinh) nhờ vậy có thể chịu được axit. Tuy nhiên khi cấu thành nên sản phẩm vật liệu xây dựng thì sẽ phát sinh vấn đề phát tán bụi silic có chứa kim loại nặng ra môi trường sống. . Mình chưa biết có thông tin gì mới về vấn đề này chưa, nhưng theo những gì mình biết thì trên thế giới vẫn còn đang nghiên cứu dài dài.
    Bản thân mình không làm nhiều về phân tích, tuy nhiên theo thiển ý của mình có thể có 2 điều bạn cần chú ý:
    1. 2 mẫu của bạn có Cr thuộc hoá trị khác nhau (3+) và (6+).
    2. 2 nhóm Cr này nằm trong 2 cấu trúc khác nhau: Phức Crom bền và muối Crôm vô cơ.
    Chắc các bạn khác chuyên về phân tích sẽ giúp đỡ bạn nhiều hơn.

Chia sẻ trang này