1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Úc -Nguồn gốc và lịch sử tên gọi

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi khaint, 13/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khaint

    khaint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Nước Úc -Nguồn gốc và lịch sử tên gọi

    Vào dđ Ngôn ngữ và văn hoá Úc đa phần thấy mọi người hỏi nhau về du học, định cư, công việc, PR, citizenship etc...(tôi cũng là một trong số đó ...hic).
    Mạn phép các mod, tạo ra chủ đề này không biết mọi người có hứng thú không.

    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

    Úc (tiếng Anh là Australia; tên cũ ít dùng là Úc Đại Lợi) có tên chính thức là Liên bang Úc (Commonwealth of Australia). Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa, và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc-Á (Australasia)/châu Đại Dương. Nó cũng gồm một số đảo nhỏ, lớn nhất trong số đó là Tasmania, một tiểu bang của Úc. Úc là một liên bang được cai trị theo chế độ quân chủ lập hiến nghị viện.

    Úc, với tên tiếng Anh là Australia bắt nguồn từ chữ australis trong tiếng Latinh có nghĩa là "phương nam", có ở các truyền thuyết từ thế kỉ 2 về một "vùng đất phương nam chưa được biết đến" (tức là terra australis incognita). Tên Úc trong tiếng Việt có nguồn gốc từ Hán-Việt 澳大^z Úc Đại Lợi Á. Nhà thám hiểm người Anh Matthew Flinders đặt tên vùng đất là Terra Australis, sau này được viết tắt như hiện nay. Trước đó khi người Hà Lan khám phá ra vùng đất, họ gọi đó là Nova Hollandicus, hay là Tân Hà Lan.

    Các nước láng giềng của Úc gồm có New Zealand về phía đông nam và Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea về phía bắc. Khoảng cách biên giới ngắn nhất giữa đất liền của Papua New Guinea và Úc khoảng 150 km; tuy nhiên, đảo có người sống gần nhất, đảo Boigu, cách Papua New Guinea 5 km. Điều này dẫn đến một thoả hiệp phức tạp cho phép người dân Papua New Guinea và đảo dân bản địa eo biển Torres dùng đường thuỷ truyền thống để băng qua biên giới.

    Thời điểm chính xác có người cư trú ở Úc vẫn còn là đề tài cho các nhà nghiên cứu. Có các bằng chứng khoa học mạnh mẽ xác nhận sự hiện diện của con người khoảng 50.000 năm trước, giai đoạn có những biến động sinh thái rộng lớn được tin là tương ứng với sự xâm nhập của con người. Tuy nhiên, cũng có suy đoán cho rằng con người đến vùng đất này sớm hơn nhiều, tận 100.000 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Những người Úc đầu tiên là tổ tiên xa của thổ dân Úc, và đến Úc qua các cầu đất liền hoặc theo đường biển từ vùng Đông Nam Á ngày nay.

    Việc có chung các loại động và thực vật giữa các vùng lân cận của Úc, Papua New Guinea, và Papua với các đảo Indonesia gần đó cho thấy trước đây tồn tại các cầu đất liền và chúng bị đóng khi mực nước biển dâng cao. Sự di chuyển truyền thống lịch sử của cư dân giữa các vùng này trong những chiếc thuyền buồm thô sơ cho thương mại và đánh cá, cho thấy có khả năng các thương gia Ả Rập và Trung Hoa đến các đảo phía bắc, biết được và rồi đến các bờ biển phía nam lục địa vào thế kỉ 9. Các bản đồ vẽ tại châu Âu từ cuối những năm 1400 cho thấy các phần của đường bờ biển.

    Người châu Âu phát hiện ra vùng đất này vào năm 1522 nhờ công của nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Cristóvão de Mendonça, nhưng mãi đến thế kỉ 17 lục địa đảo này mới trở thành mục tiêu cho các cuộc thám hiểm của người châu Âu, trong đó vài cuộc hành trình đã trông thấy Terra Australis: nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Jansz (1606), nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Luis Vaez de Torres khi đang phục vụ ở Tây Ban Nha (1607), và các nhà thám hiểm người Hà Lan Jan Carstensz (1623), Dirk Hartog và Abel Tasman (1642), tên ông này đã được đặt cho đảo Tasmania, nhưng chính ông ta lại đặt tên nó theo Anthoonij van Diemenslandt.

    Các nhà thám hiểm người Anh đầu tiên là Willem Dampier ở bờ tây của lục địa vào năm 1688, và đại uý James Cook là người vào năm 1770 tuyên bố 2 phần 3 phía đông của lục địa thuộc chủ quyền Vương quốc Anh bất chấp chiếu lệnh từ vua George III về việc ban đầu kí kết hiệp ước với dân bản xứ. Báo cáo của ông ta gửi về Luân Đôn nói rằng Úc không có người sinh sống (xem Terra nullius) tạo cớ thúc đẩy việc thiết lập một thuộc địa lưu đày ở đó theo sau việc mất các thuộc địa châu Mĩ.

    Thuộc địa hoàng gia (thuộc địa do Anh trực tiếp cai trị) của Anh ở New South Wales bắt đầu bằng việc thiết lập vùng định cư (sau này trở thành Sydney) tại cảng Jackson bởi đại tá Arthur Phillip vào ngày 26 tháng 1 năm 1788. Ngày đoàn tàu đầu tiên này (the First Fleet) cập bến sau đã trở thành ngày Quốc khánh của Úc.

    Vùng đất Van Diemen (hiện nay là Tasmania) có người đến sống vào năm 1803, và trở thành thuộc địa riêng biệt vào 1825. Phần còn lại của lục địa, ngày nay là Tây Úc, được chính thức tuyên bố chủ quyền bởi Vương quốc Anh vàp năm 1829. Theo sau sự mở rộng định cư của người Anh, các thuộc đia riêng biệt được lập ra từ các phần của New South Wales: Nam Úc vào 1836, Victoria vào 1851 và Queensland vào 1859. Lãnh thổ phía Bắc được thành lập, như là một phần của thuộc địa Nam Úc, vào năm 1863.


    Sydney vào khoảng 1828, nhìn ra phía bắc qua Hyde Park, Sydney về phía Cảng Jackson.Trong thời kì 1855-1890, 6 thuộc địa hoàng gia lần lượt trở thành các thuộc địa tự trị, tức tự quản lí công việc của chính mình. Luật pháp Anh được kế tục sử dụng vào thời điểm nhận quyền tự trị, và sau đó thay đổi bởi cơ quan lập pháp từng vùng. Chính phủ Anh vẫn giữ quyền điều khiển một số vấn đề, đặc biệt là ngoại vụ, phòng thủ, tàu thuyền quốc tế. Mặc dù có nền kinh tế dựa đáng kể vào nông thôn, Úc nhanh chóng đô thị hoá, tập trung nhất là quanh các thành phố Melbourne và Sydney. Vào những năm 1880 "Marvellous Melbourne" là thành phố lớn thứ hai trong Đế quốc Anh. Úc cũng giành được danh hiệu "thiên đường của người lao động" và là một nơi thí nghiệm cho cải cách xã hội, với kì bỏ phiếu kín đầu tiên và chính phủ đảng Lao Động đầu tiên trên thế giới.

    Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, liên bang các thuộc địa được hoàn tất sau giai đoạn 10 năm thai nghén, và Liên bang Úc ra đời với tư cách là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Lãnh thổ thủ đô Úc được tách khỏi New South Wales vào 1911, hình thành một nơi trung lập cho thủ đô mới của liên bang, Canberra (thủ đô lúc đầu là Melbourne). Mặc dù Úc đã trở nên độc lập về nhiều phương diện, chính phủ Anh vẫn giữ một số quyền lực cho đến khi Quy chế Westminster 1931 được Úc phê chuẩn vào năm 1942, và một số quyền lực trên lí thuyết của nghị viện Anh trên từng tiểu bang chưa hoàn toàn chấm dứt cho đến khi thông qua Đạo luật Úc năm 1986. Hiến pháp nguyên thuỷ cho phép chính quyền liên bang đề ra luật liên hệ đến bất cứ dân tộc nào, trừ thổ dân. Năm 1967, cuộc trưng cầu dân ý được hơn 90% người đi bầu ủng hộ việc cho phép chính quyền liên bang thông qua luật bảo vệ thổ dân và tính họ vào cuộc điều tra dân số.

    (Theo Wikipedia)
  2. khaint

    khaint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Chính quyền

    Liên bang Úc theo thể chế quân chủ lập hiến: Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc, một vai trò riêng biệt và tách rời khỏi địa vị là Elizabeth II của Vương quốc Anh, và được chấp nhận rộng rãi là nguyên thủ quốc gia, mặc dù không được quy định trong hiến pháp và pháp luật của Úc. Nữ hoàng được đại diện trên danh nghĩa bởi Toàn quyền; nhưng trên thực tế Toàn quyền thực hiện vai trò hiến định hầu như độc lập với Nữ hoàng. Theo Hiến pháp Úc vai trò của quốc vương hầu như hoàn toàn trên nghi thức. Mặc dù hiến pháp về mặt lí thuyết trao quyền hành pháp rộng rãi cho Toàn quyền, các quyền lực này ít khi được dùng trực tiếp, và theo truyền thống, chỉ được sử dụng khi được nội các cố vấn. Nội các gồm các bộ trưởng cao cấp của chính quyền và được Toàn quyền chỉ định dựa trên cố vấn của Thủ tướng.
    Hệ thống lãnh đạo được đảm trách bởi 3 quyền lực liên hệ lẫn nhau:
    Lập pháp: Quốc hội Liên bang
    Hành pháp: Hội đồng Hành pháp (Toàn quyền, Thủ tướng và các Bộ trưởng)
    Tư pháp: Toà án Tối cao Úc và các toà án liên bang.
    Cơ chế phân quyền là nguyên tắc theo đó hệ thống tam quyền thực hiện hoạt động riêng biệt nhau:
    Lập pháp thiết lập luật pháp, giám sát hoạt động của 2 hệ thống kia để thay đổi luật pháp khi thích hợp;
    Hành pháp ban hành, thực thi và cưỡng chế luật pháp;
    Tư pháp diễn giải luật pháp;
    Hành pháp và Lập pháp không thể ảnh hưởng lên Tư pháp.
    Các nguyên tắc luật pháp cơ bản đã được thay đổi khi thông qua Đạo luật Úc 1986. Với đạo luật này, luật pháp Úc trở thành luật pháp mang tính quốc gia, loại bỏ quyền lực lí thuyết của Quốc hội Anh thi hành luật vi phạm Hiến pháp Úc; và Toà án Tối cao Úc được xác nhận là toà phúc thẩm cao nhất và duy nhất. (Đạo luật:Pdf)
    Chính trị

    Toà nhà quốc hội mới ở Canberra.Úc có quốc hội liên bang lưỡng viện, gồm Thượng viện với 76 Thượng nghị sỹ và Hạ viện (Viện dân biểu) với 150 dân biểu (Hạ nghị sỹ). Bầu cử ở Úc là bầu cử bắt buộc (bị phạt tiền nếu không tham gia) và ưu tiên (cử tri đánh số ưu tiên chọn lựa trên các ứng viên). Dân biểu được bầu dựa trên số dân với mỗi đơn vị bầu cử (division hay electorat) chọn ra một dân biểu (một ghế). Tiểu bang càng đông dân thì càng có nhiều dân biểu vào Hạ viện và mỗi tiểu bang có tối thiểu 5 dân biểu. Trong Thượng viện, mỗi bang được 12 nghị sĩ và mỗi vùng lãnh thổ được 2 nghị sĩ đại diện bất kể dân số. Bầu cử cho hai viện này được tổ chức mỗi 3 năm, thường chỉ một nửa Thượng viện được bầu lại, vì Thượng nghị sĩ có nhiệm kì 6 năm. Chính phủ được thành lập dựa trên Hạ viện và người lãnh đạo của đảng chiếm đa số ở Hạ viện sẽ trở thành Thủ tướng. Nhiệm kì của chính phủ cũng là 3 năm, như nhiệm kì của dân biểu. Tuy nhiên chính phủ có thể trình Toàn quyền để giải tán quốc hội trước nhiệm kì và bầu lại.
    Năm 1999 một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức về vấn đề thay đổi hiến pháp, chuyển Úc thành nước cộng hoà với một tổng thống được chỉ định thay cho vai trò của Nữ hoàng, nhưng kết quả trưng cầu đã bác bỏ điều này.

    Tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc


    Bản đồ Úc với các thành phố chínhÚc có 6 tiểu bang và một vài vùng lãnh thổ. Các tiểu bang là New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc. Hai vùng lãnh thổ chính là Lãnh địa Bắc (Northern Territory) và Lãnh địa Thủ đô Úc (Australian Capital Territory hay ACT). Lãnh địa ACT cũng kết hợp với một vùng lãnh thổ riêng biệt nằm trong New South Wales gọi là Lãnh địa vịnh Jervis (Jervis Bay Territory) đóng vai trò là căn cứ hải quân và cảng biển cho thủ đô.
    Úc cũng có một số vùng lãnh thổ bên ngoài có cư dân sinh sống (đảo Norfolk, đảo Christmas, quần đảo Cocos và Keeling) và một số vùng lãnh thổ rộng lớn bên ngoài và không có người sinh sống: Quần đảo Biển San Hô (Coral Sea Islands Territory), quần đảo Heard và McDonald và Lãnh địa Nam cực thuộc Úc.
    Lãnh địa Thủ đô Úc được thành lập tại vị trí được chọn làm thành phố thủ đô Canberra trong vùng đất có tên Thung lũng sông Molongo. Việc thành lập Canberra là giải pháp thoả hiệp giữa 2 thành phố lớn nhất, Melbourne và Sydney, khi chọn thủ đô. Cái tên ''''Canberra'''' được lấy từ tiếng thổ dân Ngunnawal, có nghĩa là "nơi gặp mặt".
    Được khaint sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 15/12/2006
  3. thienluong

    thienluong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    ừh rùi, cảm ơn bạn vì những thông tin về nước Úc mà không tìm hiểu thù cũng khó có cơ hội để biết. Nhưng còn về kinh tế ở Úc thì sao? Từ khoảng thập niên 90 đến nay dã có cuộc khủng hoảng kinh tế nào chưa?
    Rõ ràng là kinh tế của Úc phát triển khá ổn định, nhưng mà có nét gì nổi bật về nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua không?
    hì, ai biết thì nói giúp tớ với nhé.
  4. khaint

    khaint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Có bài viết này về kinh tế Úc của Sở Ngoại vụ HCM, tuy số liệu khôngđược cập nhật cho lắm
    A. Vài nét về Australia
    Vị trí địa lý: Nằm ở Nam bán cầu bao gồm châu lục nhỏ nhất thế giới và một số đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
    Diện tích: 7.692.000 km2 (được chia thành 6 bang và 2 vùng lãnh thổ)
    Dân số: 20.200.000 người (tính đến 6/2005)
    Ngôn ngữ: Tiếng Anh
    Đơn vị tiền tệ: Australian dollar (AUD)
    Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Thủ tướng John Howard
    B. Nền kinh tế Australia
    Australia là một nền kinh tế thịnh vượng với mức GDP bình quân tính theo đầu người đạt 33.629 USD/năm (cao hơn Anh, Đức và Pháp). Năm 2005, Australia xếp hàng thứ ba về Chỉ số Phát triển Con người của Liên hiệp quốc và hàng thứ sáu về chất lượng cuộc sống (do tạp chí The Economist bình chọn). Trong những năm gần đây, nền kinh tế Australia ở vào giai đoạn phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống.

    Tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP bình quân hàng năm của Australia hiện nay khoảng 3%, trong đó tiêu dùng của các hộ gia đình tăng rất mạnh phản ánh mức thất nghiệp thấp (5,3%) và thu nhập ổn định của người dân. Khu vực dịch vụ của nền kinh tế Australia bao gồm du lịch, giáo dục và dịch vụ tài chính chiếm 69% GDP; khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 3% GDP và tài nguyên thiên nhiên khoảng 5% GDP song chủ yếu để xuất khẩu.
    Lạm phát: Năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 2,6% chủ yếu do giá nhiên liệu, nhà, giao thông và thực phẩm tăng. Mức lương trung bình, tính theo chỉ số giá lương (WPI), tăng 3,5% trong đó khu vực công tăng 4,1% và khu vực tư nhân tăng 3,4%.
    Tỷ lệ thất nghiệp: 5,2% (năm 2005).
    Tổng kim ngạch mậu dịch: Xuất khẩu đạt 103 tỷ USD (năm 2005), nhập khẩu là 119,6 tỷ USD.
    Xuất khẩu chủ yếu sang: Nhật Bản (chiếm tỷ lệ 18,7%), Trung Quốc (9,2%), Hàn Quốc (7,7%), New Zealand (7,4%), Ấn Độ (4,6%), Anh (4,2%).
    Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Than đá, vàng, thịt gia súc, len, alumina, quặng sắt, lúa mì, thiết bị máy móc.
    Nhập khẩu chủ yếu từ: Hoa Kỳ (chiếm tỷ lệ 14,8%), Trung Quốc (12,7%), Nhật Bản (11,8%), Đức (5,8%), Singapore (4,4%), Anh (4,1%).
    Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu: Thiết bị máy móc, máy vi tính và máy văn phòng, thiết bị viễn thông, dầu thô và những chế phẩm từ dầu mỏ.
    Cán cân thanh toán: Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2004 tăng 6,4% GDP (53,9 tỷ USD) chủ yếu là do thâm hụt thương mại tăng, hiện ở mức 25,7 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu tăng 4,2%, nhập khẩu tăng 14,3%).
    Nợ nước ngoài: Tổng nợ nước ngoài của Australia tính đến 30-6-2005 là 509,6 tỷ USD.
    Dự trữ ngoại tệ và vàng: 39,03 tỷ USD (năm 2005).
    Tỷ giá hối đoái: Từ năm 1983 Australia thả nổi tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Dự trữ Australia (Reserve Bank of Australia) quản lý hoạt động của thị trường ngoại hối nhưng không can thiệp để tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Hiện nay, Ngân hàng đang liên tục tăng lượng dự trữ ngoại hối khi đồng dollar Australia đang có sức mạnh trên thị trường thế giới.
    Chi tiêu ngân sách: Chiến lược chi tiêu ngân sách của chính phủ về trung hạn là duy trì cân bằng ngân sách trong chu kỳ tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế. Trong năm tài chính 2004-2005, ngân sách thặng dư khoảng 1,1% GDP. Trong vòng 8 năm qua tích lũy từ thặng dư ngân sách của Australia ước đạt khoảng 48 tỷ USD. Mức thặng dư này cùng với tiền thu được từ việc bán các tài sản tài chính đã giúp Chính phủ giảm được nợ ròng của khu vực công nói chung từ 19,1% GDP năm 1995-1996 xuống còn khoảng 1,9% GDP vào cuối năm tài chính 2004-2005. Trong năm tài chính 2005-2006, Chính phủ dự tính sẽ đạt được mức thặng dư khoảng 1% GDP.
    Chính sách tiền tệ: Ban Giám đốc Ngân hàng Dự trữ Australia có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ. Tính độc lập của Ban Giám đốc của Ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ đã được chính thức hóa trong Tuyên bố về việc Thực hiện Chính sách Tiền tệ do Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Dự trữ đưa ra vào tháng 8-1996. Tuyên bố này bao gồm cam kết của Ban Giám đốc Ngân hàng Dự trữ sẽ duy trì mức lạm phát giá tiêu dùng trong khoảng từ 2%-3% trong suốt chu kỳ kinh tế. Công cụ của chính sách tiền tệ là ?olãi suất tiền mặt? - đó là tỷ lệ lãi suất thị trường đối với các khoản tiền vay nóng. Trong năm 2004, lãi suất tiền mặt được duy trì ở mức không đổi là 5,25%.
    Cải cách Cơ cấu: Australia đã trải qua cuộc cải cách kinh tế vĩ mô và vi mô lớn trong vòng hai thập kỷ qua. Cuộc cải cách này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế bền vững từ đầu thập niên 90 đến nay. Những lĩnh vực cải cách chính gồm việc đưa ra khung chi tiêu ngân sách trung hạn, khung chính sách tiền tệ, cải cách về cạnh tranh trên thị trường hàng hóa, cải cách thị trường lao động, thay đổi các quy định về thuế, đổi mới khu vực tài chính, lương, mở cửa thương mại, cải cách khu vực giao thông vận tải? Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực quan trọng cần tiếp tục cải cách để đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho Australia như:
    Tạo nhiều cơ chế khuyến khích và loại bỏ những rào cản đối với việc tham gia vào thị trường lao động, cải cách lương, và tạo ra những quy định về lương hưu linh hoạt và phù hợp hơn.
    Nâng cao năng suất bằng cách tăng cường hội nhập quốc tế. Mục tiêu này được thực hiện bằng nhiều con đường như tự do thương mại, hỗ trợ sự phát triển của các thể chế đa phương quản lý các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, thuế, quy định tài chính?
  5. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về phong tục của người Úc.

    Nước Úc đa văn hóa

    Nước Úc là một nước khá bao dung với người từ những nền văn hóa khác. Mặc dù Úc có rất nhiều phong tục tập quán, mỗi thành viên trong cộng đồng luôn được khuyến khích duy trì và chia sẽ những giá trị văn hóa và tôn giáo trong khuôn khổ Pháp Luật cũng như tôn trọng quyền của những người khác.
    Để thích nghi với cuộc sống ở cộng đồng Úc, điều quan trọng là nhận thức được những phong tục này.
    Gặp gỡ và giao thiệp
    Khi gặp người nào đó lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay phải bằng tay phải của mình. Những người không quen biết nhau thông thừơng không hôn hoặc ôm nhau khi mới gặp.
    Nhiều người Úc nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ trò chuyện và coi đó như là sự kính trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe.
    Khi gặp người mới, Người Úc thường không cảm thấy thoải mái lắm khi phải đặt câu hỏi hoặc bị hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi, tình trạng hôn nhân và tài chính.
    Trừ khi bạn được giới thiệu với ai đó bằng tên gọi thông thường hoặc được yêu cầu gọi họ bằng tên gọi thông thừơng, chúng ta thường phải gọi người mới quen biết bằng họ hay bằng danh (ví dụ : Mr Jones, Mrs Citizen, Ms Smith, Dr Richards). Ở chỗ làm việc và đối với bạn bè người Úc thường tỏ ra ít trang trọng hơn và gọi bằng tên thông thường.
    Cách ăn mặc
    Úc là xã hội đa chủng tộc. Sự đa dạng trong cách phục trang của những người ở đây cũng đã phản ánh phần nào sự đa dạng này. Không có một quy định cụ thể nào về cách ăn mặc, mặc dù cũng có một số yêu cầu về cách ăn mặc trong một số tình huống. Bao gồm giày an toàn, nón bảo hộ ở công trường hoặc đồng phục cho cảnh sát, quân đội hay các tổ chức khác.
    Phần lớn các cơ quan đều có đồng phục chuẩn. Bên ngoài công sở, cách trang phục tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Rất nhiều người ăn mặc tùy theo tình huống xã hội và thời tiết. Các câu lạc bộ, rạp chiếu phim và một số nơi khác đòi hỏi phải ăn mặc gọn gàn, phù hợp.
    Nhiều người Úc sống gần bờ biển. Chính vì vậy mà họ có truyền thống ăn mặc thoải mái khi ở bãi biển hoặc các khu vực xung quanh đặc biệt là những ngày trời nóng. Điều này không có nghĩa là những người ăn mặc theo kiểu đi biển là những gái mại dâm hay lã lơi. Những va chạm không đúng lúc là không thể chấp nhận được cho dù ngừơi ta có mặc đồ kiểu gì đi chăng nữa. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ khỏi sự tấn công thân thể.
    Nhiều người Úc có đến từ nền văn hóa khác nhau nên ăn mặc theo phong cách truyền thống có thể theo phong cách tôn giáo hoặc phong tục như áo dành cho các thầy tu, khăn đội đầu? Vì là một xã hội dung hòa với nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, quần áo là một phần phản ánh tôn giáo và niềm tin và nó đáng được khuyến khích. Nhiều người đến lập nghiệp ở đây không hẳn phải mặc đồ truyền thống.
    Phép Lịch Sự
    ?o Làm ơn? và ?ocám ơn? là những từ rất hữu ích khi giao thiệp với ai đó hay mua bán và làm dịch vụ. Khi được hỏi bạn thích gì? Như trà hay càfe, cách lịch sự để trả lời ?oyes,please? nếu bạn thích và ?ono thanks? nếu bạn không thích. Khi nhận gì đó hay được giúp đỡ thì bạn nên nói ?oCám ơn?.
    Người Úc thường có xu hướng nghĩ rằng những người không nói ?olàm ơn? hay ?o cám ơn? là những người thiếu lịch sự. Sử dụng những từ này giúp xây dựng mối quan hệ được tốt hơn.
    Đôi khi cuộc trò chuyện làm nảy sinh những vấn đề tế nhị , nếu bạn né tránh thì có vẻ hơi kém nhã nhặn. Cách lịch sự nhất là nên nói ?o Xin lỗi, vấn đề này hơi khó giải thích? hơn là lờ tịt nó đi.
    Người Úc thường nói ?o"excuse me" để thu hút sự chú ý của ai đó và nói "sorry" khi vô tình đụng vào ai đó. Người Úc cũng thường nói "excuse me" hay "pardon me" khi chúng ta ợ ở nơi công cộng hay ở nhà người khác.
    Bạn nên đúng giờ trong các cuộc họp hay các buổi hẹn. Trong trường hợp đến trễ bạn nên liên lạc cho người ta biết trước. Điều này rất quan trọng trong các cuộc hẹn gặp chuyên nghiệp bởi bạn có thể bị phạt tiền nếu trễ hẹn hoặc bỏ buổi hẹn mà không thông báo trứơc. Người luôn trễ hẹn thường được coi là ngừơi không đáng tin.
    Phần lớn người Úc hỉ mũi vào trong khăn tay hoặc khăn giấy chứ không hỉ bậy ở vỉa hè và khạc nhỗ cũng vậy. Nhiều người sẽ nói ?obless you? ?" ?ocầu trời phù hộ cho bạn? khi bạn hắt hơi, câu này hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo.
    Một điều cũng khá quan trọng là bạn nên biết những hành vi nào là mất lịch sự và thậm chí là không đúng pháp luật. Ví dụ như chửi thề nơi công cộng, xô đẩy chen lấn khi đang xếp hàng và tiểu tiện hay đại tiện nơi công cộng trừ khi ở toa lét công cộng hay tư nhân.
    Những cách nói phổ biến ở Úc
    Có nhiều cách nói của người Úc hay còn gọi là tiếng lóng có thể khá xa lạ đối với những ngừơi mới đến Úc. Những tiếng lóng này có từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số bắt nguồn từ tiếng thổ dân. Đa số đến từ những người Châu Âu đầu tiên đến đây lập nghiệp hoặc trong chiến tranh. Một số là những dạng viết ngắn gọn của những chữ quá dài. Những chữ khác lại có nguồn gốc từ những người di cư từ miền Bắc nước Anh.
    Nếu bạn không chắc về ý nghĩa của những cách nói này, bạn có thể hỏi người phát ngôn ra nó và họ sẽ sẳn lòng giái thích cho bạn. Sau đây là vài cách nói phổ biển.
    bring a plate- khi bạn được mời đến bữa tiệc nào đó và được yêu cầu ?o"bring a plate? . Có nghĩa là bạn phải mang theo thức ăn đển để chia sẻ với chủ nhà và những người khác. Thức ăn bạn mang đến là bất kỳ món gì cũng được và do bạn nấu. Đây là điều khá thông thường đối với những cuộc họp mặt ở trường hay câu lạc bộ. Nếu bạn không biết mang theo món gì thì cứ hỏi chủ tiệc.
    BYO- khi bạn được mời đến bữa tiệc nào đó và được yêu cầu ?oBYO?. Có nghĩa là bạn phải tự mang thức uống theo. Nếu bạn không uống rượu thì có thể mang theo nước hoa quả, nước không ga, soda hoặc nước. Một vài nhà hàng yêu cầu ban phải tự mang thức uống. Bạn có thể tự mang rượu mặc dù thông thường có tính tiền lau chùi ly và cho mượn ly gọi là tiền "corkage".
    arvo- buổi chiều. ?o"Drop by this arvo" nghĩa là ?ođến thăm tôi vào chiều nay nhé?.
    fortnight- 2 tuần. Mỗi fortnight được xem là 2 tuần. Có nhiều người Úc đi làm được trả lương 2 tuần 1 lần.
    barbeque, BBQ, barbie- Bữa nấu ăn ngoài trời thường là bữa tiệc thịt nướng trên than hồng. Bửa thịt nướng này thường được ăn kèm với salad hoặc bánh mì. Thông thường khách đến dự tiệc thường phải hỏi chủ nhà có cần mang theo món gì nữa không.
    snag ?"xúc xích. Thường là xúc xích sống được nấu ở BBQ. Nó có thể được làm từ thịt heo, bò hoặc thịt gà.
    chook- gà
    cuppa- Một tách trà hoặc café. "Drop by this arvo for a cuppa" nghĩa là chiều nay ghé nhà dùng tách trà hoặc tách cafe nhé.
    loo or dunny ?" toilet. Nếu bạn là khách đến nhà ai đó lần đầu, thông thường bạn nên xin phép trước ki sử dụng toilet. "May I use your toilet please?, một vài người thì hỏi "Where''''s the loo?".
    fair dinkum- Thành thật. Câu nay còn được sử dụng như câu hỏi nghĩa là ?o có thật không?.
    to be crook- bị ốm, bị bệnh.
    flat out- rất bận rộn
    shout- Mua đồ uống cho ai đó. Ở quán bar khi họp mặt thông thường mỗi người phải "shout a round" nghĩa là phải mua đồ uống cho mọi ngừơi. Mỗi nguời phải thay phiên nhau mua đồ uống. Nếu bạn không biết uống rượu , có thể nói tôi kiêng rượu bia. Và điều này có nghĩa là bạn không bắt buột phải ?oshout?.
    bloke- anh bạn/ người đàn ông. Thỉnh thoảng nếu bạn nhờ giúp đở, bạn có thể được trả lời ?osee that bloke over there".
    How ya goin? - or ''''How are you going?'''' có nghĩa là how are you, or how do you do? Nó hoàn toàn không có nghĩa là bạn đến đây bằng phương tiện gì? Thỉnh thoảng bạn có thể nghe như thế này "ow-ya-goin-mate".
    (st)

    Được tulip77 sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 18/04/2007
  6. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Các ngày lễ kỷ niệm và lễ hội ở Úc

    [​IMG]

    Australia Day

    Vì nước Úc là nước đa chủng tộc nên từ xưa khi người Châu Âu sang đây định cư đã mang theo họ những giá trị truyền thống của lễ hội Noel. Giống như các nước phương Tây khác, Lễ Noel và Lễ Phục Sinh là ngày lễ lớn của đất nước.

    Các Ngày Lễ Chung (Public holidays):
    Phần lớn các bang và các địa hạt của nước Úc đều có những ngày lễ. Một số bang còn có ngày lễ cho riêng mình trong năm như Lễ Lao Động và Ngày sinh nhật của Nữ Hoàng. Các văn phòng và các ngân hàng thường đóng cửa trong các ngày lễ này.
    Ở các thành phố lớn, hầu hết các cửa hàng, nhà hàng và các dịch vụ vận chuyển công cộng vẫn mở cửa. Ở các thành phố nhỏ , hầu hết các doanh nghiệp bao gồm các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa.
    Những ngày lễ đặc trưng nước Úc (Unique Australian holidays)
    Nước Úc cũng có vài ngày lễ đặc trưng cho riêng mình:
    Ngày quốc khánh Úc:
    26-1 là ngày lễ kỷ niệm lớn nhất nứơc Úc là ngày quốc khánh- ngày lễ của cả nước. Ngày này đánh dấu lần đầu tiên người Châu Âu đặt chân lên nước Úc. Trong ngày này cờ được treo khắp nước Úc cùng với những nghi lễ. Một số người trong cộng đồng Thổ Dân coi ngày này là ngày tang tóc hay là ngày hồi sinh của văn hóa Thổ Dân.
    Anzac Day-25 tháng 4,
    là ngày lễ tưởng niệm của quân đội Úc và New Zealand cập bến Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915. Trong ngày lễ quốc gia này thường có những hoạt động tưởng nhớ, đặt vòng hoa và diễn binh. Ngày này cũng được tưởng nhớ như một phần của những ngày đầu thành lập quốc gia.
    Melbourne Cup Day- tổ chức vào thứ ba đầu tiên của tháng 11 là ngày có cuộc đua ngựa nỗi tiếng thế giới. Phần lớn người Úc cho dù ở đâu công sở, trường học hay ở nhà đều nghỉ để coi cuộc đua này ở trên Tivi . Đó là ngày hội lớn của dân thành phố Úc. Khắp nơi trên nước Úc và chủ yếu là ở công sở mọi người tổ chức ăn trưa mừng ngày Melbourne Cup.
    Ở Úc cũng có những hoạt động tưởng nhớ nhưng không phải là ngày lễ quốc gia.
    Commemorative days
    Citizenship Day
    Harmony Day
    NAIDOC Week (ATSIC)
    Những lễ khác ở Úc (Other celebrations in Australia )
    Người Úc cũng rất thích tổ chức những dịp lễ khác. Ngày càng nhiều người Úc thích tổ chức những hoạt động lễ hội khác như Tết truyền thống của người Hoa, trong khi đó nó không phải là ngày lễ quốc gia
    Lời Mời
    Thông thường bạn phải trả lời thư mời bữa trưa, tối, tiệc thịt nướng các tiệc cưới, hỏi và các dịp đặc biệt khác. Ở Úc, buổi trưa gọi là ?oluch? buổi tối là ?o dinner? .Tuy nhiên nhiều người ngụ ý buổi tối là ?otea?. Nếu được mời, bạn căn cứ vào thời gian để biết đó là mời uống trà hay ăn tối. Nếu được mời trước 6 giờ thì coi như được mời đến uống trà, còn nếu bạn được mời sau 6 giờ thì đó thông thường là mời đến ăn tối.
    Lời mời có thể được viết hoặc nói. Thư mời thường yêu cầu phải trả lời- Trong tiếng Pháp là repondez s''il vous plait. Bạn phải trả lời rằng bạn có đồng ý hay không? Thư mời sẽ cho bạn biết trả lời bằng cách nào và bạn phải trả lời trước ngày nào đó không.
    Chủ nhà cũng thường rất quan tâm đến việc bao nhiêu người được mời. Nếu cả nhà bạn được mời, bạn nên báo trước cho gia chủ có bao nhiêu người sẽ đi. Thông thường cả gia đình bao gồm cha mẹ và con cái.
    Người Úc rất nhạy cảm đối với những người không chấp nhận lời mời. Cách tốt nhất để từ chối là nói ?o cám ơn, nhưng không may là tôi đã có kế hoạch khác rồi?. Nếu bạn nói bạn quá bận thì có vẻ hơi thiếu nhã nhặn cho dù đó là sự thật.
    Khi bạn đã nhận lời mời, ban chỉ nên hủy bỏ nếu có một tình huống nảy sinh mà bạn không thể đi được. Bạn nên giải thích lý do cho gia chủ. Hủy bỏ vì bạn nhận được lời mời tốt hơn từ nơi khác có thể rất thô lỗ và điều này có thể ảnh hưởng đến tình bạn mới.
    Đôi khi tốt nhất bạn không nên chấp nhận lời mời ngay lập tức mà nên đề nghị chủ bữa tiệc để mình kiểm tra lại kế hoạch của bạn rùi sẽ trả lời sau.
    Khi đã chấp nhận lời mời đến bữa ăn nào đó, thông thường bạn nên nói với chủ nhà những món bạn không ăn được. Và hoàn toàn có thể hiểu được nếu bạn là người ăn chay và bạn không ăn thịt hay bạn là người theo Đạo Hồi hay Đạo Do Thái và bạn không ăn thịt lợn.
    Cũng không lịch sự lắm nếu bạn đến trễ. Người Úc sẽ dể chấp nhận nếu bạn gọi điện thông báo bạn sẽ đến trễ.
    Úc là một trong những quốc gia thành công nhất khi xây dựng thành công một xã hội dung hòa, hội nhập và đa dạng về văn hóa. Người Úc có nguồn gốc từ khắp mọi nơi trên thế giới nhưng lại được liên kết với nhau bởi những tiêu chuẩn và nguyên tắc chung.

    (st)
  7. khaint

    khaint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Thông tin rất bổ ích. Cám ơn tulip

Chia sẻ trang này