1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi honghoavi, 30/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề chẳng phải là nhỏ hay không nhỏ mà nên đổi lại là nước VN đủ hay không đủ ?[/b]
    Thằng Đức,Nhật xét về lãnh thổ tài nguyên chúng cũng chẳng nhiều,nhưng đời sống vật chất vẫn đầy đủ hơn.
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nước mạnh là do bộ máy lãnh đạo, do giáo dục ... vấn đề này ai cũng biết, tôi không nói thêm nữa.
    Trước thềm đại hội 10:
    - Mỹ ra điều kiện: bộ máy lãnh đạo thân Mỹ nếu muốn vào WTO.
    - Nhật vẫn tài trợ dù có tham ô.
    - TQ cử bộ trưởng bộ QP sang thăm, một ông: to, cao, đeo kính, hói ... sợ quá!
    ...
    Những vấn đề này nói lên điều gì.
    Nước ta nên là một nước pháp quyền -> dân chủ.
    Nên mở rộng nền kinh tế cho dân giàu.
    Thế sẽ là một nước mạnh.
    Sức ép chính trị buộc các nước lân bang TQ phải đầu tư cho ta nhưng bộ máy ta lại có các cơ quan tham ô.
    Các dây chính trị của ta nếu có bới móc cũng chỉ ở cấp nhỏ, trước đại hội 10 không nên. Làm sạch vụ PMU18 có thể có bàn tay của Nhật.
    Giá VN mình không là lân bang của TQ.
    Nội tình của VN phải do nhân dân VN quyết định, nếu ai đơn phương quyết định tình hình mà lựa chọn sai lầm đất nước sẽ phải trả giá bằng tụt hậu, nhân dân sẽ mãi trong lầm than.
    Lịch sử sẽ phán xét!

    Nước VN là của Nhân dân VN
    Nhân dân cần biết và phải được quyết định vận mệnh của đất nước

    bưng bít thông tin chính là chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nước mạnh là do bộ máy lãnh đạo, do giáo dục ... vấn đề này ai cũng biết, tôi không nói thêm nữa.
    Trước thềm đại hội 10:
    - Mỹ ra điều kiện: bộ máy lãnh đạo thân Mỹ nếu muốn vào WTO.
    - Nhật vẫn tài trợ dù có tham ô.
    - TQ cử bộ trưởng bộ QP sang thăm, một ông: to, cao, đeo kính, hói ... sợ quá!
    ...
    Những vấn đề này nói lên điều gì.
    Nước ta nên là một nước pháp quyền -> dân chủ.
    Nên mở rộng nền kinh tế cho dân giàu.
    Nếu muốn là một nước mạnh.
    Sức ép chính trị buộc các nước lân bang TQ phải đầu tư cho ta nhưng bộ máy ta lại có các cơ quan tham ô.
    Các dây chính trị của ta nếu có bới móc cũng chỉ ở cấp nhỏ, trước đại hội 10 không nên. Làm sạch vụ PMU18 có thể có bàn tay của Nhật.
    Giá VN mình không là lân bang của TQ.
    Nội tình của VN phải do nhân dân VN quyết định, nếu ai đơn phương quyết định tình hình mà lựa chọn sai lầm đất nước sẽ phải trả giá bằng tụt hậu, nhân dân sẽ mãi trong lầm than.
    Lịch sử sẽ phán xét!
    Nước VN là của Nhân dân VN
    Nhân dân cần biết và phải được quyết định vận mệnh của đất nước

    bưng bít thông tin chính là chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
  4. thuocladauloc

    thuocladauloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Sao chỉ so mình với chính mình?
    GS. Tương Lai
    Tạp chí Tia Sáng
    Lối sống bằng lòng với cái hiện có có thể thấy qua những quan niệm như ngại bứt dây động rừng, tự an ủi tránh voi chẳng xấu mặt nào, chủ trương cơm sôi nhỏ lửa, một điều nhịn là chín điều lành.
    Đọc Người thường gặp của Trần Đăng Khoa, tôi cứ suy ngẫm mãi, băn khoăn mãi về cái mà nhà văn gọi là ?otrong vắt một bầu khí quyển nông dân? và ở trong bầu khí quyển trong vắt ấy họ chỉ biết so sánh mình với chính mình thôi. Phải chăng chính cái tập quán đó là một lực cản rất đáng sợ cho sự phát triển, vì nó đang thực hiện điều mà có thể chính nó cũng không hiểu được, cái nguy hại của việc thần thánh hóa cái trạng thái cũ đã suy đồi để cho con người quỳ lạy, khấn vái.
    Nếu mô hình xã hội, làng xã là một trong những yếu tố quyết định để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua bao hy vọng và thử thách, thì bên cạnh những giá trị cần bảo lưu và đổi mới, cần phải thấy rõ chính đó là nguồn mạch của sự thiển cận và thủ cựu. Mô hình ấy dễ làm nảy sinh và duy trì một lối sống dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thỏa hiệp. Cái đã có vốn quen thuộc và có uy lực vì nó mang tính ổn định trì trệ.
    Cái đã định hình ấy khước từ mọi sự canh tân. Nó củng cố tính bảo thủ được khoác cho những tấm áo đủ mọi màu sắc để xoa dịu những số phận bị kìm hãm, để đánh lừa những đầu óc muốn đổi mới. Tâm lý trâu ta ăn cỏ đồng ta ngăn chặn mọi sự đổi mới, vươn xa, bóp chết những khát vọng giải phóng cá nhân, kích thích tìm tòi phát huy năng lực mới, cổ vũ những suy nghĩ táo bạo và sáng tạo.
    Cung cách sông lâu lên lão làng, cái trật tự lão quyền, ông bảy mươi phải hỏi ông bảy mươi mốt đã làm thui chột sức trẻ và sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ, mặc dầu vẫn tự nhủ rằng con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng "hơn" là hơn danh vọng, tước vị, hơn ở sự giàu sang, phú quý, chứ lại không cho hơn về trí tuệ sáng tạo, vì sợ chệch khỏi phương châm nối tiếp, làm theo, không thay đổi những điều mà cha ông đã cho là thiên kinh, địa nghĩa!
    Chính đấy là mảnh đất nuôi dưỡng sự trì trệ, an phận thủ thường được củng cổ bằng chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa quan liêu! Chủ nghĩa bình quân gắn liền với lối sống tiểu nông của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất quá thấp, không có tích lũy xã hội, triền miên trong sự thiếu thốn. Chủ nghĩa giáo điều gắn liền với lối học từ chương, mọt sách trong rập khuôn theo Tứ thư, Ngũ kinh, không vượt ra ngoài nhũng điều Khổng Tử viết. Chủ nghĩa quan liêu gắn liền với bộ máy cầm quyền rất xa dân, không chú trọng mấy đến SXKD, chỉ sống bằng tô thuế, vì vậy chỉ cần giữ yên chứ không cần phát triển.
    Tập quán được thần thánh hóa ấy nuôi dưỡng một tâm lý xấu đều hơn tốt lõi, khôn độc không bằng ngộc đàn, dễ nảy sinh sự đố kỵ với người ngoi lên hơn mình, dẫn đến tâm lý ghét giàu, ghét người giàu, lại được củng cố bằng việc đối lập nghĩa với lợi, coi khinh chữ lợi của đạo đức học Khổng Mạnh. Trong bảng giá trị xã hội theo trình tự thứ bậc sĩ, nông, công, thương thì người đi buôn, tức là người có khả năng lầm giàu nhất bị xếp ở cuối bảng.
    ...
    Trong cái xã hội dĩ nông vi bản ấy, doanh nghiệp và doanh nhân (đội quân chủ lục của sự hội nhập kinh tế quốc tế hôm nay) bị miệt thị, không có điều kiện phát triển. Sau năm l954 doanh nhân đồng nghĩa với giai cấp tư sản, đối tượng của cách mạng XHCN, phải xóa bỏ bằng công tư hợp doanh, bằng cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
    Giờ đây, rõ ràng là không thể quan niệm việc xây dựng một nền kinh tế thị trường văn minh và vững mạnh lại không có những doanh nghiệp phát triển, không có nhữgn doanh nhân tài giỏi, có kinh nghiệm và nhất là có trí tuệ, có bản lĩnh để có thể trở thành những đối tác ngang tài ngang sức với các nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta đang trải thảm đón mời.
    Để chủ đông tiến hành quá trình hội nhập kinh tế trong bối cánh toàn cầu hóa thì tiền đề cực kỳ quan trong là phải có một đội ngũ những doanh nhân như vây. Muốn có được cái đó thì đường lối, chính sách, pháp luật và thể chế cần phải tương thích với yêu cầu mới đương nhiên là cực kỳ cần thiết. Nhưng cùng với những cái đó, việc chuyển đổi tâm lý và dư luận xã hội còn chịu ảnh hưởng những tàn dư của quan điểm trọng nông ức thương trước đây có ý nghĩa lâu dài và cơ bản. Mặt khác phải khắc phục sự thiếu hiểu biết, thâm chí còn giữ lại những định kiến của một thời về vai trò quan trọng của tài năng kinh doanh, của tri thức và kinh nghiêm quản lý sản xuất và kinh doanh trong cuộc canh tranh trên thương trường.
    ...
    Con đường cũ dừng ỏ đây, tương lai không phải là sự tiếp tục của quá khứ, thế giới đá thay đổi và kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp với một thế giới phi tuyến thời đại mới đòi hỏi những cách tổ chức mới, người thắng cuộc trong thế kỷ XXI sẽ là những người có năng lực biến tổ chức của mình thành một cái gì đó thật linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh, chuyển hướng nhanh trong một miền đất đầy trắc trở và bất định.
    Hiện tại chúng ta vẫn sống trong ổn định.
    Một người nước ngoài, cụ thể bên Mỹ: ra đường có thể bị bắn, bị khủng bố, mất việc có thể bị các hãng đến nhà lấy hết đồ đạc, thậm trí nhà cũng bị lấy vì chỉ đi thuê hoăc mua trả góp.
    ... cao nhất chính phủ cũng thay đổi liên tục, họ vẫn giàu nước họ vẫn mạnh.
  5. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Bác làm ơn giải thích hộ một nước mạnh là như thế nào ? .
  6. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    bác đừng ấy nữa mà, hại sức khoẻ lắm!
    a`, ma` dân đông thứ 2 ĐNÁ (sau Indo), 7 châu Á, 13 trên thế giới bạn à, không nhỏ đâu.
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 09/04/2006
  7. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử sẽ phán xét, tôi đọc câu này trong topic Thiên An Môn ở Lịch sử Văn hóa. Lịch sử đã phán xét như thế nào về vụ này nhỉ ? Những thành tựu vượt bậc của TQ đã chứng minh rằng hi sinh tại TAM để giữ vững ổn định là quyết định đúng đắn.
    Hi vọng rằng, những quốc sách nhằm bảo đảm ổn định chính trị , tạo điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế của Việt Nam bây giờ mặc dầu bị nhiều người không ưa thích nhưng rồi người ta sẽ phải nhìn nhận lại những gì mình đã đánh giá. Bởi vì Việt Nam, với tình hình như hiện nay, sẽ trở thành thế lực kinh tế lớn của khu vực trong tương lai không xa, giống như Hàn Quốc đã có những bước tiến vuợt bậc.
    Dĩ nhiên, Việt Nam lớn hay nhỏ, một phần là do bạn, tôi, chúng ta sẽ làm gì để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.
  8. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Chú Lãngtử này lãng mạn quá.
    Nhỏ hay không nhỏ, đủ hay chưa đủ. Lại còn muốn không những nhỏ mà còn mạnh nữa (chỉ tổ bắt nạt láng giềng nhỏ).
    VN là nước nhỏ nhưng có võ.
  9. phatastic

    phatastic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Nước VN nhỏ hay không nhỏ?
    Đáp: Đúng vậy.
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy loạt bài trên thanh niên rất ư là củ chuối.... Củ chuối nhất là mấy tay đề hẳn tên tuổi phía dưới. Chắc.. là nhờ có tên tuổi nên mới dược đăng bài nhỉ... nào là giám đốc công ty, nào là tờ sờ, phờ sờ..... Mà thật ra có mấy bài đọc coi được....
    Ừh thì cứ cho là kinh tế đi, nhưng em ạh, con người làm ra kinh tế, mà giáo dục Việt Nam thì nhỏ như cái móng tay cả cưng đang học kinh tế, sau này em ra trường đi làm mới thấy trường đại học của ta hay ho vãi lúa....
    hờ lâu không gặp bác voi con... làm cốc gia nhá
    honghoavi

Chia sẻ trang này