1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nuôi con gì? Trồng cây gì?

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi rec, 03/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. halffreeze

    halffreeze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Có một lần tôi nghe một người bạn nói với tôi rằng QB mình hỉ có thể phát triển nhờ du lịch...lúc đó trong tôi chợt xuất hiện một ý tưởng...." có thể kết hợp ngành du lịch lịch và nông nghiệp không? và nếu được sẽ phải làm thế nào" và vấn đề ở đây có thể ta nên tạo các cơ sở khoa học cần thiết nhằm phát triển một mô hình rồi nhân rộng ra như mô hình du lịch sinh thái chẳng hạn.
    Điều này ở tỉnh ta vẫn chưa là vấn đề gì mới mẻ...Như khu phong nha_kẻ bàng chẳn hạn...nhưng đó chỉ là vấn đề
    về khu bảo tồn sinh thái ...ở đây tôi muốn nói đến sự gắn kết giữa du lịch và nông nghiệp....điều này ở tỉnh ta không phải là một chuyện quá xa vời và phiêu lưu...vậy tại sao không nhỉ?
    Trước hết mô hình đó có thể tạo cho ta một môi trường có tính bền vững hơn , tỉnh ta có nhiều vùng có khả năng phát triển mô hình đó ( như huyện tuyên hoá quê tui vậy....đẹp mộng mơ như phim kiếm hiệp trung quốc )...vấn đề bây giờ chỉ còn là vốn và một đội ngủ quản lý...là bạn là mình. ( cốt lõi là một kẻ tiên phong...cái này với dân mình thì khó đấy).
    Thật tình tôi rất ghét việc nói chuyện Khoa Học Kỹ Thuật lắm...bởi ý tưởng cũng chỉ là ý tuởng nếu chẳng có tiền...bàn về vấn đề văn hoá nghệ thuật đỡ cô đơn hơn
    but i''ll come back this topic
  2. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ mía mới ngọt ngào!?
    (Bài này viết lâu rồi, tản mạn, nay modify một tý để đúng với dạng bàn luận. Mong bác Noi_That bổ sung trên tinh thần của buổi nói chuyện giữa 2 anh em hôm trước.)
    <IMG src="http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/06/3B9C86A3/mia.jpg" align=left vspace=5 border=0> Nhắc đến cây mía thường làm người ta nghĩ đến sự ngọt ngào. Cái vị ngọt đến khắt cả cổ họng của cây mía được trồng ở vùng đồi, đất khô. Qua tháng 6, khi thời kỳ nắng hạn đạt đến đỉnh điểm, nước từ thân mía bốc hơi để lại vị đường đặc quánh, chỉ cần nhai khúc mía dài bằng gang tay là đã ngán lắm rồi. Ngọt ngào là thế nhưng sao người dân quê tôi khi nhắc đến cây mía ai cũng lắc đầu, họ bảo rằng "Giá như mía ngọt như người ta tưởng thì chẳng phải phá mía để tìm cây trồng mới, chẳng phải lận đận bao năm nay". Đúng vậy, ai cũng biết mía ngọt ngào chỉ có người trồng mía mới thấm thía cái vị đắng của "sự mất mùa"
    Nhà máy đường Quảng Bình chuẩn bị đóng cửa. Lần này thì giải tán thật chứ không còn là dự định như một hai năm trước. Vậy là hết. Hai ba năm nay, người dân trong tỉnh đổ xô phá hoa màu để trồng mía, kế hoạch 5 năm rồi 10 năm vậy mà mới được vài năm đã tan tành mây khói. Rồi đây phải mất bao lâu để bà con trở lại với thâm canh như trước ngày đến với mía đường, hay lại bắt đầu thử nghiệm với một loại cây mới. Các xã trong huyện nơi nhà máy mía đường xây dựng, được bao nhiêu thanh niên có bằng tốt nghiệp 12 thì "huy động" để đi học ''kỹ thuật mía đường'' vậy mà khi vừa học xong cũng là khi nhà máy đường của tỉnh tuyên bố ngừng hoạt động. Họ sẽ làm gì với cái bằng có được sau gần 2 năm "cơm, gạo, áo, tiền" ra miền Bắc học, hay là trông ngống xem nhà máy đường chuyển đi đâu để tìm cách đến đó xin việc làm, rồi lại bỏ quê đi theo cái nghiệp cây mía đến tận xứ Trà Vinh.
    Tưởng rằng sau khi nhà máy mía đường Thừa Thiên Huế và nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tỉnh đã kéo nhau di chuyển vào nam thì Nhà máy mía đường Quảng Bình có đủ nguyên liệu để cải thiện cái công suốt 37%. Vậy mà cuối cùng thì cũng tuyên bố đóng cửa. Năm trước tôi về quê, nghe đứa bạn làm trong nhà máy bảo rằng "Nhà máy đường Quảng Bình" đang tìm cách bám trụ đấy chứ, nợ nần lên đến trên 100 tỷ đồng rồi. Không biết nếu lúc này nhà máy phải "lên đường" vào Nam - Trà Vinh - thì con số nợ sẽ lên đến bao nhiêu và khi nào Quảng Bình mới có khả năng trả hết? Trước khi thi công cái dự án "đổi đời" cho người dân không biết các cô các chú trong tỉnh có nghĩ đến ngày ra đi của nhà máy đường sớm thế này không? Ai cũng nghĩ mía sẽ ngọt ngào, nào ngờ chua và đắng quá phải không!?
  3. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    nuôi con gái, trồng cây dương.
    Nuôi con gái để bán cho đài loan về cái món ni tỉnh miềng con kém qua. Khắp nơi con gái người ta lầy chồng đài loan xây nhà lầu sắm xe hơi rứa mà tỉnh miềng chưa cho mô hết. em mô xung phong thì contac gấp cho tui hỉ : điện thoại cầm tay mở máy 24/24:0900000không có. Không yêu cầu về ngoại hình chỉ cần biết ĐẺ là được.
    trồng cơn Dương để mà chắn cát. rứa thôi chư đòi chi nựa. ổn cả mà.
    chuồn đây!!!
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Xã Đồng Trạch - Quảng Bình thoát nghèo... bằng trồng rau
    Ngay phat tin: 02/06/04
    (TTXVN-02/06/2004) - Nằm cạnh đường Quốc lộ 1A, xã thuần nông Đồng Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vùng gió Tây (Lào) và cát trắng xem ra chẳng có gì đáng chú ý bởi diện mạo cũng giống như bất cứ vùng nông thôn nào khác.^ Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu, mới thấy ở Đồng Trạch có nhiều cái hay đáng học tập và nhân rộng. Cái hay, cái tốt ở đây có thể thấy được qua cách khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để vươn lên xóa đói nghèo. Xã Đồng Trạch đã vượt qua vùng thuần nông chỉ chuyên trồng lúa, để trồng thâm canh rau màu ngay chính trên những khu vườn hộ. Và điều đặc biệt, là nhờ thâm canh rau màu mà cả xã đã thoát nghèo. Toàn xã Đồng Trạch có 1.200 hộ, 5.600 nhân khẩu thì hiện số hộ đói nghèo chỉ còn 4,2%, số hộ khá giàu đạt trên 30%. Đây là một con số đáng tự hào ở vùng quê cát trắng và gió Tây vốn nhiều khó khăn.
    Bác Trần Văn Sự ở thôn 1b, xã Đồng Trạch cho biết: Với 680 m2 đất vườn hộ, gia đình đã tổ chức thâm canh trồng rau màu và thu trung bình 1 triệu đồng/tháng. Vào những vụ Hè nắng nóng, ở nhiều địa phương khác không thể trồng rau nhưng xã Đồng Trạch thì ngược lại, rau càng xanh và bán càng được giá. 3 tháng hè năm 2003, gia đình bác Trần Văn Sự đã bán được trên 8 triệu đồng rau màu. Và để chứng minh cho điều chồng mình nói, bà Dương Thị Phồn chỉ tay ra vườn rau xanh um nói: Nhờ vườn rau này mà gia đình chúng tôi mới mua được chiếc xe máy 19 triệu đồng, và còn có tiền lo cho con ăn học. Từ những hộ gia đình thâm canh theo hình thức tự phát, đến nay ở xã Đồng Trạch không có hộ gia đình nào không tham gia phong trào thâm canh vườn hộ, sản xuất rau màu. Để có những vườn rau màu xanh tốt quanh năm trên vùng cát trắng và gió Lào khắc nghiệt, bà con xã Đồng Trạch đã đào ao, be bờ khe cát, đào giếng lấy nước từ trong cát để tưới cho cây. Trung bình mỗi mảnh vườn đất cát rộng từ 500 m2 trở lên đều được đào trên 3 giếng để lấy nước tưới. Ở những hộ gia đình có diện tích vườn lớn bà con nông dân còn đào ao trữ nước tưới cây và dùng làm ao thả cá. Khắc phục khó khăn do vùng cát trắng ít chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, nên bà con đã tích cực mua phân chuồng ở nhiều địa phương khác về cải tạo đất. Anh Dương Văn Tính, trưởng thôn 1b cho biết: trung bình mỗi hộ gia đình tham gia trồng rau màu mỗi năm đều dùng khoảng trên 2 tấn phân chuồng để bón cho đất.
    Cách trồng rau màu ở Đồng Trạch cũng có nhiều điểm khác biệt so với nhiều vùng quê khác. Rau màu ở đây không trồng chuyên canh từng loại một, hay mùa nào thức nấy mà đa dạng các chủng loại. Các loại rau màu như hành, tỏi, xà lách, rau quế, rau răm, cải cúc... ở nhiều vùng quê khác nhau được bà con ở Đồng Trạch tuyển chọn và đem về trồng thử nếu thấy thích hợp mới đưa vào sản xuất trên diện tích lớn. Bà con nhân dân xã Đồng Trạch đã trồng được nhiều loại rau màu trái vụ như rau cải cay, cải ngọt, ngò thơm, hành lá... nên được thị trường chấp nhận và mua với giá cao. Vùng rau xã Đồng Trạch đã trở thành vùng sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp. Ở Đồng Trạch đã có đội ngũ tiểu thương chuyên đến gom và thu mua rau tại chỗ. Chị Trần Thị Bân một tiểu thương mua rau ở xã Đồng Trạch cung cấp cho chợ Đồng Hới nói: mỗi tháng chị cũng thu được trên 1 triệu đồng tiền lãi nhờ buôn bán rau màu.
    Đến nay, phong trào thâm canh vườn hộ ở xã Đồng Trạch đang phát triển mạnh và có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở đây. Toàn xã có 100% hộ gia đình với 35 ha vườn hộ được thâm canh, sản xuất rau màu bán cho thị trường. Trung bình mỗi năm xã Đồng Trạch cung cấp cho thị trường ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Hà Tĩnh khoảng 5.500 tấn rau màu các loại. Anh Phan Văn Mạc, Chủ tịch xã Đồng Trạch dí dỏm nói: "Với những mảnh vườn bằng bàn tay, nhưng người dân ở đây đã biết quay vòng vốn đất, thâm canh để vượt qua đói nghèo. Nếu tính giá thành 1.000 đồng/kg rau, từ sản xuất mỗi năm bà con nhân dân trong xã thu về trên 5 tỷ đồng". Và anh cũng cho biết thêm, số tiền thu được từ rau màu chiếm hơn 64% tổng thu của bà con nhân dân toàn xã. Tuy nhiên, để vươn lên làm giàu, Đồng Trạch vẫn gặp không ít khó khăn do quỹ đất sản xuất đã hết. Hiện nhân dân ở xã Đồng Trạch đang tích cực chuyển đổi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa năng suất thấp sang thâm canh sản xuất rau màu và nuôi trồng thuỷ hải sản. Nhờ sự đầu tư, giúp đỡ vốn của Đảng và Nhà nước, bước đầu xã Đồng Trạch đã chuyển đổi được 85/367 ha lúa năng suất thấp sang nuôi tôm sú, cá rô phi đơn tính và tôm càng xanh./.
    (Nguồn tin: TTXVN)

Chia sẻ trang này