1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nuôi trẻ ... những điều nên chú ý các bệnh của trẻ em như da vàng , ban , sởi ... hận trọng với chứn

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Milou, 27/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://www.ykhoanet.com/skds/NHIKHOA/55-01.html
    CHẮM SÓC RỐN TRẺ SAU KHI RỜI NHÀ HỘ SINH
    GS. BS LÊ DIỄM HƯƠNG
    Các trường hợp bất thường
    1. Trẻ rời nhà bảo sinh hoặc bệnh viện nhưng rốn chậm rụng, mở ra thấy có mùi hôi, quanh chân rốn có thể nổi mẩn, ẩm ướt, rỉ máu, cần thay băng ngày 2 lần, lau bằng cồn 90o, không nên băng kín, để hở cho thoáng và giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho bé, tránh tiểu ướt rốn.
    2. Nếu có hiện tượng loét quanh rốn thì tránh lau cồn mà chỉ chậm bằng oxy già hoặc dùng nước muối sinh lý 9? rửa sạch thấm khô và nên cho bé đi khám chuyên khoa.
    3. Nếu thấy quanh rốn nổi mẩn, da quanh vùng rốn tấy đỏ có thể do chà sát nhiều alcool 90o vào vùng da quanh rốn, hoặc do nhiễm trùng từ mạch máu rốn lan tỏa gây viêm tấy quanh rốn.
    4. Nếu rốn đã rụng nhưng có u hạt rốn, đó là một mầm sùi ở giữa rốn, to hoặc nhỏ, từ mầm này nước vàng hoặc trắng đục rỉ ra thường xuyên làm trẻ bứt rứt, khó chịu, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây loét quanh rốn và rất dễ nhiễm trùng.
  2. MAT-TROI-TREN-TUYET

    MAT-TROI-TREN-TUYET Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    thông tin hay quá , sưu tầm đâu đấy! cái này nhiều người chưa biết đaâu! tôi thì biết hết rồi, mọi người tham khảo nhé!
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 07:18 ngày 06/10/2004
  3. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhé, đọc nhiều bài rồi tổng hợp lại rồi chia xẻ với các bạn chuẩn bị làm mẹ lần đầu. Bạn đã qua "mấy lửa" rồi mà biết hết mấy thứ này rồi vậy.
    Nếu bạn ở thành phố (Việt Nam) thì không cần quan tâm lắm vì khi vào bệnh viện sanh sẽ có Hộ lý hay Nữ hộ sinh gì đó đưa số điện thoại đến tận nhà bạn để làm vệ sinh cho em bé, 20 000 một lần.
    Tếp theo
    10 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XẤU ÐẾN SỨC KHỎE TRẺ EM
    DS. TRƯƠNG TẤT THỌ
    Theo đà phát triển của cuộc sống hiện đại, một số vấn đề sức khỏe đã nảy sinh do hậu quả của xã hội công nghiệp hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em nhưng ít được các bậc cha mẹ quan tâm. Lâu ngày sẽ sinh ra bệnh tật. Có thể kể đến 10 yếu tố sau đây:
    1. Tai nghễnh ngãng vì tiếng ồn
    Thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số trẻ em nghe kém cả hai tai, có đến 61% không phải là hậu quả của bệnh mà do ảnh hưởng của tiếng ồn.
    Nguồn gốc khuấy động không gian yên tĩnh ngày nay có rất nhiều: từ những loa nhạc công suất cao ở các tụ điểm ca nhạc, loa nghe nhạc cá nhân, tiếng còi, tiếng gầm rú của xe, tiếng ồn từ những khu vực sản xuất v.v... Trẻ càng nhỏ, tác hại của âm thanh càng lớn, gây tổn hại cho thính lực, nhất là với các loại đồ chơi phát ra tiếng ồn mà bé thường chơi.
    Một công trình khảo sát đại trà trong nhiều năm tại Mỹ bằng phương pháp thính lực đồ đã phát hiện có đến 11,4% trẻ em từ 6-19 tuổi bị dị tật ở tai, trẻ nam nhiều hơn nữ và tùy thuộc vào lứa tuổi. Trong 597 trẻ có thính lực đồ bất thường thì có 18% nghe bình thường, 57% sức nghe giảm nhẹ, 20% giảm trung bình và 5% sẽ bị điếc. Công trình nghiên cứu đi đến kết luận tại Mỹ đã có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác có thể dẫn đến điếc. Tiếng ồn trong môi trường sống công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này.
    Ngoài việc giảm thính lực, tiếng ồn còn làm trẻ không nghe được tiếng người lớn, vốn là phương tiện giúp trẻ mau nhận biết ngôn ngữ, do đó làm bé chậm biết nói.
    2. Nước củ dền có phải là thuốc bổ máu?
    Nhiều bà mẹ muốn con bổ máu, đã dùng nước củ dền pha sữa cho con. Ðây là một sai lầm trầm trọng có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong. Sai lầm phát xuất từ chỗ máu có màu đỏ, vitamin B12 bổ máu màu đỏ, nước củ dền cũng màu đỏ, từ đó dẫn đến ngộ nhận dùng nước củ dền pha sữa sẽ có tác dụng bổ máu.
    Hàng năm, các khoa nhi cũng như những bệnh viện nhi ở nước ta vẫn thường phải tiếp nhận các ca cấp cứu ngộ độc do cha mẹ dùng nước củ dền pha sữa cho con uống, làm trẻ bị suy hô hấp do dư lượng nitrat trong thuốc bảo vệ thực vật. Nitrat, nitric trong nước củ dền khi vào cơ thể sẽ bám vào hồng cầu, biến ion sắt nhị (Fe 2+) thành ion sắt tam (Fe 3+), làm mất khả năng chuyên chở oxy trong tuần hoàn máu khiến cơ thể tím tái, suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ðiều nguy hiểm là tuy trẻ bị suy hô hấp nhưng lại không thở bằng oxy được, do không thể gắn kết oxy vào máu từ bệnh methemoglobine máu do nước củ dền gây ra.
    3. Ngộ độc do thuốc chống nôn
    Mùa du lịch, cha mẹ thường đưa con đi chơi xa. Tình trạng say tàu xe sẽ dễ xảy ra. Trong trường hợp này, cha mẹ thường cho con dùng thuốc chống nôn không qua ý kiến bác sĩ. Thuốc quen thuộc là hoạt chất Metoclopramide HCl (với nhiều tên biệt dược), thường được dùng trong hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, các thủ thuật chẩn đoán như nội soi ruột non và nôn khi trị liệu ung thư. Việc dùng Metoclopramide cho trẻ cần thận trọng vì có thể gây ra các phản ứng ngoại tháp. Và khi đưa trẻ cấp cứu, nếu người nhà không nói rõ đã dùng thuốc này thì có thể làm bác sĩ chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng hướng.
    4. Bất cẩn trong gia đình
    Với trẻ em, phần lớn thời gian là ở trong nhà. Ðây cũng là nguyên nhân gây tai nạn nếu cha mẹ không có biện pháp phòng ngừa: chẳng hạn bị bỏng do đổ nồi canh, sờ trúng ổ điện đến nuốt luôn bịch thuốc... Các trẻ trai dưới 5 tuổi với bản chất hiếu động thường dễ bị tai nạn trong gia đình nhất. Té ngã là nguyên nhân đứng đầu, tiếp đến là bỏng, ngạt thở, ngộ độc.
    5. Dùng thuốc cẩu thả
    Sự dùng thuốc cẩu thả cũng là nguyên nhân gây nhiều tai họa đáng tiếc cho trẻ. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài cũng có thể làm mắt bé sau này bị mù...
    6. Thiếu quan tâm chăm sóc
    Thời gian gần đây, y học đã báo động về tình trạng thiếu hụt tinh trùng ở đàn ông (giảm 50% trong nửa thế kỷ qua). Nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân như sự ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, tiếng ồn, stress, thuốc lá... Các tác giả Ðức vừa bổ sung thêm một yếu tố nữa, đó là tã lót trẻ em bằng plastic sẽ làm tăng nhiệt độ bìu tinh hoàn. Mà đối với nam giới, việc sản ********* trùng có thể bị biến đổi nếu nhiệt độ ở dịch hoàn tăng lên dù chỉ 10C. Từ phát hiện này, có thể nghĩ đến việc dùng tã lót bằng chất liệu khác để không làm tăng nhiệt độ bìu tinh hoàn.
    7. Cho bé bú sữa bò quá sớm
    Theo Viện quan sát dinh dưỡng trẻ em thì việc cho bé bú sữa bò quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ bị thiếu sắt, dễ dẫn đến các bệnh như thiếu máu, gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tai mũi họng và đường tiêu hóa. Mặt khác sự dư thừa protein sẽ dẫn đến bệnh béo phì sau này. Vì thế các chuyên viên dinh dưỡng khuyên không nên dứt sữa mẹ quá sớm trong năm đầu, thậm chí có thể kéo dài thời gian bú sữa mẹ đến năm thứ ba. Việc cho bé ăn dặm nên thực hiện từ từ với thực đơn giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng...
    8. Trẻ em bị thiếu ngủ
    Ngày nay với sự phát triển các phương tiện truyền thông và giải trí gia đình (như TV, Video, Games...), trẻ thường có khuynh hướng ngủ muộn để xem phim hoặc chơi game. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ của trẻ từ 5-15 tuổi. Theo một công trình nghiên cứu tại Israel, những trẻ ngủ ít đi 1 giờ trong vài đêm thường hay bị mệt mỏi vào buổi tối và đạt điểm kém hơn các bé ngủ đủ giấc trong những trắc nghiệm phản ứng nhanh về trí nhớ. Ngoài ra các thức uống có gaz hoặc chứa nhiều cafein cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ (Theo một công trình nghiên cứu tại Ðại học Ohio (Mỹ) trên 191 thiếu niên trong hai tuần).
    9. Say mê vi tính
    Hiện nay máy vi tính gia đình đang rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu không kiểm tra trẻ, để các cháu chơi game trong nhiều giờ sẽ dẫn đến mệt mắt, nhức đầu, buồn nôn, chưa kể đến các tác hại do điện từ trường của máy vi tính gây ra. Việc ngồi quá lâu bên máy vi tính còn làm cho trẻ lười hoạt động, một yếu tố căn bản trong quá trình phát triển cơ thể. Với trẻ nhỏ, mỗi ngày không nên để ngồi quá 1,5 giờ bên máy vi tính. Do mắt trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng cũng như điện từ trường từ màn hình máy tính phát ra, nên dễ dẫn đến khô mắt, nhức đầu. Ngoài ra, một số trò chơi mang tính bạo lực sẽ gây căng thẳng thần kinh trẻ, do đó cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra nội dung của trò chơi cũng như thời gian chơi của trẻ.
    10. Thiết bị trường học gây bệnh tật
    Theo một kết quả kiểm tra năm 2002, có 96% số trường sử dụng bàn ghế học sinh sai quy cách làm cho học sinh mệt mỏi, uể oải trong giờ học và có thể dẫn tới vẹo cột sống, cận - viễn thị sau này. Ngay cả ở những trường thuộc hạng tốt, tình trạng vẫn không khả quan với 40% học sinh phải ngồi sai tư thế do các loại bàn ghế này. Nhưng đây là một vấn đề tổng thể thuộc phạm vi xã hội, ngoài tầm với của gia đình.
    BẠN CÓ BIẾT?
    - Tiếng xào xạc của lá cây khi có gió: 20dB.
    - Tiếng ồn ở khu phố yên tĩnh: 40dB.
    - Tiếng ồn ở thành phố: 60dB.
    - Tiếng nói rất to: 80dB.
    - Tiếng ồn xe hơi: 70-90dB.
    - Tiếng ồn xe lửa: 90-95dB.
    - Máy bay: 130dB.
    - Máy bay phản lực: 160dB.
    - Tên lửa: 200dB.

    Báo SKĐS 230
  4. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chế độ ăn trong giai đoạn mang thai và cho con bú
    Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH
    http://www.vietpharm.com.vn/KT-PhoThong/index.asp?bvid=95
    Ðối với những phụ nữ mang thai, vấn đề ăn uống hợp lý để bảo đảm đủ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ thai nghén là hết sức cần thiết. Vậy nên ăn những loại thức ăn nào và ăn bao nhiêu là đủ? Cần tránh dùng các dược phẩm nào trong thai kỳ cũng như thời gian cho con bú sau này để đảm bảo sức khỏe người mẹ và thai nhi...? Ðó là những câu hỏi rất đáng quan tâm.
    Người phụ nữ có thai trong 4 tháng đầu nên ăn uống thế nào?
    Ðể sinh ra một em bé khỏe mạnh, đủ tháng, người phụ nữ cần ăn uống nhằm bảo đảm cho cơ thể nạp đủ năng lượng trong suốt thời kỳ thai nghén. Người ta ước tính tổng số phí tổn về năng lượng của quá trình thai nghén bằng 55.000 Calori. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, do vấn đề cấn thai, ốm nghén sẽ ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên: Sức tăng cân bình thường chỉ vào khoảng 1kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Chỉ cần uống thêm khoảng 1-2 ly sữa và 1 viên đa sinh tố mỗi ngày là đủ. Cần nhấn mạnh không nên tẩm bổ quá mức một khi biết mình đã đậu thai. Khuyến cáo mới là ngay từ khi chuẩn bị thụ thai nên cung cấp 400 mcg acid folic mỗi ngày (trong viên thuốc bổ sung) sẽ giúp tránh được nguy cơ thai bị "nứt đốt sống" hoặc sinh quái thai "không có não"!
    Những điều cần tránh
    1. Tránh làm việc nặng, chơi thể thao gắng sức để đề phòng sẩy thai.
    2. Tránh bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubéole (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
    3. Tránh dùng bất cứ một loại thuốc nào, nhất là loại an thần cho dù có bị mất ngủ (Mấy chục năm về trước, ở châu Âu, nhiều phụ nữ mang thai do dùng Thalidomide để chữa chứng mất ngủ đã sinh con dị dạng không có chân, tay).
    4. Tránh dùng vitamin A liều cao, ngay cả với dạng thuốc thoa bên ngoài, để trị mụn trứng cá chẳng hạn.
    5. Không hút thuốc lá, kể cả hít khói thuốc do người khác hút để tránh cho thai nhi không bị thiếu ôxy.
    Nên ăn những loại thức ăn nào và ăn bao nhiêu khi có thai?
    1. Nhóm ngũ cốc - khoai (quy ra gạo).
    2. Nhóm dầu, mỡ, bơ (để chiên, xào v.v...)
    3. Nhóm thức ăn giàu đạm (quy ra thịt):
    4. Nhóm rau lá xanh và rau khác:
    Phụ nữ có thai trong 5 tháng cuối nên ăn uống ra sao?
    Lúc này người phụ nữ mang thai cần được ăn thêm. So với các bữa ăn bình thường, người ta khuyến cáo nên ăn thêm 300 Calori mỗi ngày trong 5 tháng cuối. Hiện tượng tăng cân trong thai kỳ phần nào lệ thuộc vào năng lượng nhập vào và việc kiểm tra tiến trình tăng cân vẫn là một trong những cách tốt nhất để kiểm tra sự tiến triển của bào thai. Ngày nay, người ta căn cứ việc lượng giá sự tăng cân của bà mẹ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi có thai. Chỉ số BMI liên hệ số cân nặng của người mẹ với số chiều cao, vì chỉ riêng có số cân sẽ khó lượng giá được khối mỡ dự trữ. Nói chung, nếu nghĩ tới con thì lúc này những bà mẹ vốn thiếu cân, có BMI thấp nên lợi dụng đà tăng trưởng đặc biệt của tình trạng mang thai để cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân và thai nhi. Thí dụ bà mẹ có số cân bình thường cần tăng 8-10kg trong thai kỳ, còn bà mẹ thiếu cân, hơi suy dinh dưỡng cần tăng 12kg trở lên.
    Tỷ lệ cân đối Calo giữa đạm: béo: bột - đường có thể đề nghị bằng 14: 31: 55 là vừa.
    Về các chất vi lượng, nên lưu ý:
    - Khi có thai, phụ nữ đương nhiên cần nhiều sắt hơn vì hai lý do: 1) Ðể tăng khối máu cung ứng cho bánh nhau và bào thai; 2) Ðể thay thế lượng máu mất đi lúc sinh đẻ.
    - Vôi và Ma-nhê có tác dụng xây dựng xương nên trong thai kỳ cần cung cấp đủ để khỏi bị loãng (bở) xương (osteoporosis) và đề phòng chứng tiền sản giật (pre-ecclampsia).
    - Thiếu kẽm không những có thể dẫn đến dị tật bào thai mà còn gây những biến chứng cho mẹ như mắc nhiều thứ bệnh, có vị giác bất thường "ăn gì cũng thấy tanh", thời gian mang thai rút ngắn hay kéo dài, tiến trình chuyển dạ không hiệu quả và khi sinh dễ bị xuất huyết, khó cầm máu.
    - Vitamin B có tác dụng hỗ trợ tiến trình tăng trưởng não bộ trẻ:
    - Thiếu acid folic có thể tạo nguy cơ bào thai bị nứt đốt sống (spina bifida) - khi phần dưới của ống thần kinh không khép kín được một cách đúng mức, có thể sinh quái thai như quái thai không có não (anencephaly) hay bị thoát vị não (encephalocele - não lòi ra ngoài sọ)!
    - Vitamin C, E và beta-caroten tham gia vào hệ thống phòng ngừa, bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương do oxy-hóa bởi các gốc tự do dễ gây tổn thương cho các tế bào nói chung.
    - Vitamin D đẩy mạnh tăng trưởng làm tăng sự hấp thu chất vôi cần thiết cho tiến trình phát triển thích nghi của bộ xương. Ðặc biệt cần những mức nồng độ cao hơn đối với các phụ nữ mang thai ít ra nắng, ở trong nhà nhiều.
    Ðể giải quyết vấn đề, có thể có hai cách: 1/ Ăn uống đủ mọi thức ăn trong tháp dinh dưỡng, mỗi thứ một chút theo khẩu phần mẫu (Xem bảng); 2/ Nếu ít quan tâm đến việc ăn uống và có phần thiếu thức ăn tươi thì nên uống thêm mỗi ngày một viên đa sinh tố gồm những vi chất bổ sung sau:
    Sắt: 30mg.
    Vôi: 1.200mg.
    Ma-nhê: 355mg.
    Kẽm: 19mg.
    Vitamin B6: 2,1mg.
    Vitamin B12: 2,2mg
    Acid folic: 400mcg.
    Vitamin C: 70mg.
    Vitamin D: 10mcg.
    Vitamin E: 10mg.
    Người mẹ cho con bú (sữa mẹ) nên ăn uống ra sao?
    Trên tinh thần bảo đảm dinh dưỡng tốt, chúng ta nên duy trì những kinh nghiệm của người xưa như thoa nghệ (để giữ cho da đẹp), ăn trứng gà luộc (hay trứng vịt cũng được), thịt heo, giò heo hầm đậu phộng, đu đủ xanh; uống nước lá vằng, lá bồ bồ. Ngoài ra còn có thể sử dụng:
    - Hạt mè (rất giàu acid béo thiết yếu, có lợi cho não bộ trẻ).
    - Mướp, rau đay (nấu canh hơi nhớt, rất dễ nuốt và lợi sữa vì mang lại nhiều nước).
    - Rau má có tính mát, nên ăn thêm dưới dạng rau tươi, nước ép hay nấu canh đều được.
    - Nếu có tí đất xung quanh nhà, có thể trồng một số loại cây thuốc như ích mẫu, nhân trần để lấy lá làm thuốc sắc hay pha nước uống (từ 6-12g/ngày).
    - Vảy tê tê (Hiện nay tê tê là một sinh vật khá quý hiếm, có vảy, có tuyến sữa nhưng lại không có vú nên không bao giờ bị tắc tuyến sữa!), có thể giúp một số bà mẹ khắc phục tình trạng tắc tia sữa.
    Báo SKDS 215
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nuôi trẻ ... những điều nên chú ý các bệnh của trẻ em như da vàng , ban , sởi ... hận trọng với chứng Vàng Da Nhân.

    Chào các bạn.
    Tôi là người mới ở đây. Xin được làm quen.
    Với tư cách là một người đã từng làm cha, tôi xin tâm sự với các bạn về chứng Vàng da nhân (Jaundice) ở trẻ sơ sinh.
    Ngày 20 tháng 11 năm 2002, hạnh phúc đến với tôi, lần đầu tiên được làm cha, một bé gái hết sức xinh xắn và trắng trẻo. Với kiến thức ít ỏi về y học của tôi, tôi biết rằng trong vòng 2 hay 3 ngày da bé sẽ chuyển sang màu vàng (gọi là vàng da sinh lý). và cho rằng đây là một hiện tượng hòan toàn bình thường ở trẻ sơ sinh. Và tôi rất yên tâm khi thấy màu da của cháu chuyển sang màu ưng ửng ở ngày thứ 2 và cũng yên tâm khi bác sỹ cho mẹ con cháu xuất viện.
    Đến ngày thứ ba toàn thân cháu đã chuyển sang màu vàng củ nghệ. Tôi phát hoảng vội vàng thuê xe đưa cháu đến bệnh viện nơi cháu sinh ra. Ở đây cháu được chiếu đèn tử ngoại nhưng không thuyên giảm mà tăng thêm. Tôi phải chuyển viện cho cháu lên BV Nhi Đồng 1 (Nhà tôi cách TPHCM hơn 100km). Đến nơi các bác sỹ mới cho biết là cháu đã có triệu chứng co giật. phải thay máu gấp (lượng máu gấp đôi thể tích máu trong cơ thể cháu). Cuối cùng cháu cũng qua được cơn hiểm nghèo và xuất viện. Nhưng hằng tháng phải tái khám và theo dõi trí năng của cháu.
    Tra trên internet về bệnh này mới biết, vàng da nhân là do tỷ lệ bilirubin (một chất thải ra khi hồng cầu bị phá huỷ) tăng quá cao, nếu không kịp thời xử lý (chiếu đèn tử ngoại, thay máu) thì có khả năng bị nhiễm độc não dẫn đến bại não (Kernicterus).
    Trải qua hơn một năm theo dõi trong đau khổ và mệt mỏi đến nay, cháu đã hoàn toàn khoẻ mạnh, thông minh tuy động tác chân có hơi yếu và răng hơi xấu do ảnh hưởng của thời gian chiếu đèn. Nhưng theo bác sỹ và khuyến cáo tôi đọc được trên mạng thì tôi phải theo dõi cháu và tập luyện vật lý trị liệu cho đến ngày cháu bước vào lớp một.
    Bằng chủ đề này, tôi muốn gửi lời tri ân đến các bác sỹ của bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tham gia chữa trị cho cháu và nhắn nhủ đến các bạn sắp làm cha làm mẹ: "Hãy coi chừng triệu chứng vàng da. Nếu thấy triệu chứng này, dù bác sỹ ở nhà bảo sanh có đuổi cũng phải nán lại để theo dõi".
    Xin chào thân ái.
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn anh cuonghlvt, chân thành chia sẻ tâm sự của anh. Dù sao thì anh đã có những hành động rất chính xác, đã cứu sống con anh. Con gái anh về sau chắc chắn sẽ rất tự hào về anh và chắc rất yêu quý anh.
    Có lẽ đây là một kinh nghiệm cần chú ý, tuy tỉ lệ gặp có thể rất ít, nhưng khi gặp thì hậu quả có thể rất nguy hiểm.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  7. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn cuonglhvt ,
    Trước khi G. post lên những điều quan trọng người mẹ cần biết khi đứa bé sau khi sanh ra bị vàng da , hầu để ngừa những bệnh trầm trọng xãy ra đưa đến ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khoẻ của đứa bé sau này ...
    G . muốn hỏi bạn là bác sĩ giải thích vì nguyên nhân nào gây ra lượng Unconjugated Bilirubin cao ?
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 23/02/2004
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn Gerbich và luuthuy.
    Rất vui khi các bạn quan tâm đến trường hợp của tôi.
    Thực tình các bác sỹ cũng không giải thích cho tôi vì sao lượng bilirubin trong máu của cháu lại tăng cao như vậy. Hỏi cũng không trả lời. Có lẽ họ cũng không rõ. Thông thường theo tôi biết là do hoạt động của mật hoặc ở trẻ sơ sinh thì do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Trong trường hợp của con tôi thì không hề có bất đồng nhóm máu. Hai mẹ con cháu hoàn toàn chung nhóm máu.
    Xin mời các bạn tiếp.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anh cuonglhvt chú ý thử xem. Ngoài hiện tuợng bất đồng nhóm máu A,B,C,O(thuờng ít ảnh huởng gì đến chuyện mang thai, chỉ có ảnh huởng mạnh đến lúc truyền máu) thì bất đồng một yếu tố khá quan trọng là Rh+(máu có mang Rh) và Rh-(máu ko mang Rh). Yếu tố kháng nguyên này có thể đi qua nhau thai. Và lúc đó hệ thống miễn dịch giữa con và mẹ có thể đối kháng nhau.
    Hiện tuợng con mang Rh+ mẹ mang Rh- thì thuờng có thể xảy ra nếu như bố mang gen Rh+ gặp tế bào trừng Rh- thì vẫn có thể cho ra con trai hay con gái Rh+.(lâu lắm rồi ko động đề tài này, anh Gerbich xem hộ em Rh+ thuộc nhiễm sẵc thể giới tính hay nhiễm sắc thể thuờng nhé)
    Thân.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  10. ngoc_han_giang

    ngoc_han_giang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn cuonglhvt ,
    Rất hay khi bạn chia sẽ nổi lo của mình với mọi người .
    Bệng Vàng Da là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân đưa đến hiện tượng : da vàng , tròng mắt vàng ..Chịu trách nhiệm hiện tượng này là do chất Bilirubin trong máu quá cao . Bilirubin được thành hình do sự phá hủy hồng huyết cầu trong lá mía . Thời gian này chất bilirubin chưa hòa tan được trong nước , sẽ theo đươngg máu vào gan . Nơi đay chất bilirubin sẽ đườc thay đổi , hoà tan trong nước , theo đường mật vào ruột , sau đó sẽ được bài tiêt ra ngoài theo đường tiểu . Nếu tất cả bộ phận trong người vưa nói trên , làm việc tốt , thì nồng độ của chất bilirubin trong máu sẽ xuống thấp , ngược lại sẽ lên cao , và đưa đến bệnh Vàng Da .
    Chất bilirubin tích tụ nhiều nơi da , sẽ làm người bịnh ngứa ngáy khó chịu , tuy nhiên chưa nguy hiểm . Nơi trẻ em chưa sinh , hoặc mới sinh , chất bilirubin nhiều trong máu , sẽ ngưng tụ nhiều nơi trí nảo , đưa đến nguy hại cho trẻ nhỏ sau này .
    Nguyên nhân :
    -- Uống nhiều rượu
    -- Uống thuốc nhiều , gây nguy hại đến lá gan TD : paracetamol ...
    -- Ung thư gan
    -- Bị ngộ độc
    -- Đường mật bị sưng , bị nghẽn ( sỏi mật )
    -- Ung thư đường mật
    Trường hợp nơi trẻ em mới sinh , trong thời gian đầu , lá gan của đứa bé chưa đủ sức làm việc để đưa chất bilỉubin từ đường mật đi ra ngoài . Khi thấy hiện tượng Vàng Da nơi đứa trẻ , lúc nào cũng nên đưa đi Bác Sỹ khám liền !
    Sự chuẩn đoán , để tìm ra nguyên nhân :
    Người bệnh phải thành thật nói rõ : có uống rượu quá độ , thường nhật , đi chơi ra nước ngoài ( Asien , Africa ..) , đượ c truyền máu trong thời gian gần , làm việc trong labor ...
    Thử máu , GOT, GPT ,siêu âm để coi lá mật , lá gan ..có bình thường không .
    Rhesusfaktor của luuthuy nói đúng đó . Dó cũng là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến bệnh Ikterus của trẻ con !
    Chúc vui , khoẻ !

Chia sẻ trang này