1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nuôi trẻ ... những điều nên chú ý các bệnh của trẻ em như da vàng , ban , sởi ... hận trọng với chứn

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Milou, 27/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daicathai

    daicathai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    nó quá nhỏ hả ?
    Con chai xin ra mắc mẹ Ly .
     
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    G. hoán chuyển bài dùm Daicathai
    Nuôi em bé từ 0-4 tháng tuổi
    (Giai đọan dùng sữa)
    Trong những tháng đầu tiên, ở trẻ em chỉ có phản xạ đẩy lưở ra trước và lên trên và chính động tác này giúp cho núm vú người mẹ tiết ra sữa.Lúc này nếu đút cho bé các loại thức ăn đặc, bé sẽ tự động đẩy chúng ra khỏi miệng thay vì nuốt vào. Chính vì vậy chỉ có sữa lỏng là loại thức ăn thích hợp với bé nhất trong giai đọan này.
    Khi được khoảng ba tháng bé đã có thể điều khiển được môi và lưỡi tốt hơn và thực sự có thể được cho bé ăn bằng muỗng. Tuy vậy ngay đến lúc này bạn không nên cho con ăn thức ăn đặc, vì 3 lý do :
    - Hệ thống tiêu hoá của bé lúc này vẫn chưa hoàn toàn phát triển để có thể tiêu hoá và hấp thụ những loại thức ăn phức tạp. Thức ăn đặc không tiêu hóa được có thẻ gây sự quá tải đối với thận còn non yếu của bé.
    - Khi cho ăn người mẹ vẫn phải đỡ đầu con,đứa bé vẫn chưa cókhả năng ra hiệu cho mẹ biết nó đã no.
    - Khi được tập ăn thức ăn đặc bé sẽ không muốn bú mút nữa, điều này làm khả năng tiết sữa của người mẹ giảm do bé bú ít đi.
    Nuôi em bé từ 4-6 tháng tuổi
    (Bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc)
    Để xem con bạn có thê4 bắt đầu tập ăn thức ăn được chưa (phần lớn khi đứa trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi),bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sao, đồng thời hỏi ý kiến nhân viên y tế.
    Bé có thể tự giữ thẳng đầu khi được bạn đỡ cho ngồinếu không làm được chứng tỏ con bạn chưa thể ăn được các thức ăn đặc ngay khi chúng đã được lọc.
    Không còn phàn xạ tự đẫy lưỡi ra trước và lên trên.Có thể tự dùng đầu muỗng đút một ít bột gạo(đã pha loãng với sữa mẹ hay sữa bột) vào miện bé.Nếu bột bị đẩy ra ngoài ngay chứng tỏ phản xạ đẫy lưỡi của bé vẫn còn,con bạn chưa thễ ăn bằng muỗng được.
    Bé đồi và có vẻ thích ăn thức ăn trên bàn.
    Bé có thể đẩy lưỡi ra vào cũng như lên xuống.
    Ngay khi đã được 4 tháng tuổi bé vẫn cần đến sữa. Hãy cho trẽ bắt đầu với thức ăn ngọt dịu,lỏng có dạng kem. Ví dụ: trái cây chín hoặc nạo nghiền,không thêm đường(như đu dủ,chuối,táo),rau nghiền hay hầm nhừ(như cà rốt,rau cải,cà chua)và bột gạo.
    Bắt đầu bằng cách cho bé ăn một hoặc 2 muỗng thức ăn đặc cùng với cữ bú sữa bình thường. Cẩn thận không đẩy muỗng vào quá sâu, bé có thể nôn ra phần thức ăn còn trên lưỡi.Bé có thể ra hiệu nó đã ăn đủ bằng cách miếm chặt môi,quay mặt khỏi muỗng hoặc củng có thể khóc lên.Không nên ép khi bé không muốn ăn nữa.Bạn có thể ngừng hoặc cho bé bú sữa lại.
    Nuôi em bé từ 6-8 tháng tuổi
    (Sẵn sàng ăn thức ăn cứng thô hơn)
    Khi con bạn được 6 đến 7 tháng bạn có thể tập co bé quen dần với các thức ăn cứng, thô hơn. Có thể dùng nĩa nghiền nát rau quả đã nấu chín hoặc băm nhuyễn .Thịt xay hoặc cắt lát mõng,gà bỏ da,cá xắt lát có thể đưa vào khẩu phần ăn của bé trong giai đoạn này.Do có thể điều khiễn lưỡi tốt hơn,bé đã có thể uống chầm chậm từng chút từng tách(cốc).
    Với một loại thức ăn mới nên cho true ăn cùng một lần đồng thời tiếp tục trong nhiều ngày liên tiếp.Điều này giúp trẻ quen dần với mùi vị và độ cứng của một loại thức ăn trước khi chuyển sang loại mới.
    Quan trọng hơn cả,khi cho bé ăn cùng một loại thức ăn trong cùng một thời điểm có thể phát hiện được những loại thức ăn gay dị ứng. Không nên thêm đường hoặc muối vào thực phẫm của trẻ em.Thêm quá nhiều đường có thể tạo thói quen thích ăn ngọt,dẫn đến nhiều vấn đề dinh dưỡng sau này.Muối hay gia vị điều không có lợi cho bé vì vậy nên tránh sữ dụng,ít nhất trong năm đầu tiên.
    Lúc bé đã mọc răng,có thể cho bé ăn các loại bánh quy hay bánh mì mềm nhưng bạn nhớ kiểm tra.Việc ăn thức ăn này giúp bé phát triễn chức năng nhai.
    Nuôi em bé từ 8-10 tháng tuổi
    (Ăn bốc)
    Lúc này hầu hết trẻ không những thích mà còn co thể tự bóc ăn.Bước chuyển tiếp này thường xảy ra bất ngờ.Ăn bóc giúp trẻ có thể tự ăn.Phải đảm bão thức ăn cho bé phải mềm,dễ nuốt và vụng ra mà không làm bé hóc.Ví dụ các loại đậu, đậu hòa lan,cà chua nấu chín,cắt nhỏ,và bánh quy xốp mỏng.Cũng có thể cho ăn thêm bánh mì nướng dòn ,gà thái nhỏ,trứng khuấy và chuối cắt khoanh.Gia đoạn này không nên cho trẻ ăn thức ăn phải nhai.Luôn luôn phải canh chừng ngừa trường hộp bé cố gắng miếng to và nuốt trọng.
    Khi tự ăn trẻ thường bôi quẹt khắp người,chúng cần được người lớn giúp.Nhiều trẻ thích thou các loại thức ăn cứng có mùi vị khác nhau không chỉ bằng miệng mà còn bằng tay.Khi bé lớn hơn có thể tự ăn gọn gàng hơn.Cố gắng cho bé ăn nơi mát mẻ,yên tĩnh tạo cho bé thấy thoải mái khi ăn.
    Nuôi em bé từ 10-12 tháng tuổi
    (Ăn cùng với gia đình)
    Không cần thiết phải chuan bị thức ăn riêng cho bé mười tháng tuổi vì bé đã làm quen với hầu hết tất cả các loại thức ăn dùng cho mọi người trong gia đình.Bé có thể được dạy ngồi cùng bàn với người lớn.
    Sữa lúc này vẫn là thành phần quan trọng trong bữa ăn hằng ngày nhưng không cần qúa 750ml mỗi ngày.Sữa trở thành nguồn thực phẩm bổ sung cho các khẩu phần thức ăn đặc. Và bú mẹ vẫn luôn luôn có lợi nếu cả bà mẹ và em bé cảm thấy thích thú.
    Nhưng làm thế nào để con bạn được nuôi dưỡng thích hợp ? cần hiểu biết về năm nhóm thức ăn.Một khẩu phần ăn lành mạnh và cân đối phải đãm bảo cung cấp tỉ lệ tương đương của mỗi loại thực phẫm.Mục đích là tránh ăn nhiều quá bất kỳ một nhóm nào vì khi đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu những chất dinh dưỡng thiết yếu.
    1. Mỡ dầu,và bánh kẹo ngọt.
    2. Nhóm sữa,nhóm thịt
    3. Nhóm rau,nhóm trái cây
    4. Nhóm ngũ cóc.
    Được Gerbich sửa chữa / chuyển vào 01:26 ngày 28/02/2004
  3. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Con gái tôi năm nay 3 tuổi. Gần đây cháu vừa bị 1 đợt sốt virus, viêm họng nên ko ăn được gì cả, cứ ăn vào là ọe ra. Bây giờ cháu đã khỏi sốt, không viêm họng nữa, nhưng vẫn tiếp tục không ăn được. Nhiều khi cháu rất muốn ăn nhưng chỉ ăn 1 miếng vào miệng là lại muốn oẹ ra. Đã một tuần nay cháu chỉ uống sữa thôi. Đã có 2 bác sỹ khám cho cháu nhưng không phát hiện được bệnh gì cả, theo các bác sỹ nói thì mọi thứ đều bình thường.
    Không biết có ai có gặp trường hợp tương tự như cháu bé nhà tôi chưa, xin cho tôi 1 lời khuyên nhé. Tôi không biết phải làm thế nào đây. Chẳng lẽ cứ để mặc như thế cho đến lúc cháu ăn lại? Nhưng đã 1 tuần rồi mà cháu thì gầy xọp đi, nhìn rất xót ruột. Ăn ít nên cháu hay mệt và ban ngày ngủ rất nhiều.
    Cảm ơn các bạn,
    hungarian_dance
  4. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    To hungarian_dance: Theo kinh nghiệm tớ nghe lỏm được thì trẻ con bị như vậy thì tốt nhất bạn nấu cơm nát hơn một chút cho cháu ăn, nhưng đừng cho uống sữa thay cơm vì sẽ làm trẻ mất phản xạ nhai và dù có bị oẹ ra vẫn cho ăn và phải kiên trì, tớ nhớ bố tớ dặn mọi người như vậy, vì không gì bằng tự ăn được đâu, bạn cố gắng kiên trì và vất vả với cháu một chút, giúp cháu lấy lại khả năng nhai và nuốt.
    Không biết có đúng không các bác sĩ?
                                      Tell everybody I'm on my way  and I'm loving every step I take....
                                                           Hakunamatata
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn hungarian_dance ,
    Trước khi các bạn chuyên về khoa nhi đồng vào trả lời câu hỏi of bạn ... G. trả lời 1 phần để bạn an tâm .
    Trong thời gian bị bệnh , có thể cháu cũng bị " stomach flu " ... bây giờ vừa khỏi ( tuỳ theo trường hợp ) ... đôi khi phải mất vài tuần cháu mới có thể ăn uống lại bình thường .
    Bạn có thể tập cho cháu ăn lại bằng cách cho cháu thử mọi thức ăn , có nhiều thức ăn cháu có thể ăn được trong thời gian vừa khỏi bệnh ... bắt đầu bằng đồ ngọt như kẹo chocolate và nên tránh đồ ăn có nhiều mỡ .
    Uống sữa mà không ăn thì không đáng lo ( G. có 1 đứa cháu , sữa là bửa ăn chánh , uống sữa đến 9 tuổi , nhưng vẫn mạnh khoẻ ) giữ đừng cho cháu bị mất chất nước ( dehydration ) ... tạm thời bạn có thể dùng loại " ensure " , ensure có nhiều Vitamins & chất bổ nuôi cơ thể .
    Nếu triệu chứng không ăn được kéo dài 1 tháng sau khi cháu khỏi bệnh , thì bạn nên mang cháu đến tham khảo với bác sĩ chuyên về trẻ em .
    Chúc cháu sớm bình phục .
  6. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào hungarian_dance,
    Nguyên nhân ăn không được rất nhiều và cần thiết phải khám, đôi khi cần một số xét nghiệm hỗ trợ. do đó, lời khuyên tốt nhất là bạn nên gặp BS chuyên khoa Nhi. Nếu bạn ở TP.HCM, bạn có thể PM cho tôi, tôi sẽ hướng dẫn bạn nơi khám hoặc có thể đưa cháu đến BV. Nhi đồng 1 tôi sẽ xem giúp.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  7. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã chia sẻ kinh nghiệm với hungarian_dance.
    Thực ra tôi đã cho cháu đi khám ở 2 bác sỹ nhi khoa rồi, và như tôi đã nói, các bác sỹ đều nói cháu khỏe mạnh ko có vấn đề gì. Nhưng có lẽ vì đây là lần đầu tiên cháu ko ăn được lâu như vậy nên tôi đã lo lắng mức quá chăng? Một người bạn của tôi nói trẻ con có thể ko ăn cả tuần vẫn ko sao, miễn là còn uống được (sữa, nước hoa quả etc.) Không biết có đúng không?
    Bây giờ tôi đang thử các loại thức ăn khác nhau để cháu ăn mỗi thứ 1 chút (mỗi lần chỉ được 1 vài thìa nhỏ). Nhưng có lẽ trước mắt không còn cách nào khác ngoài kiên nhẫn thôi nhỉ.
    To ladymeomuop: Không ngờ ladymeomuop cũng có kinh nghiệm về trẻ con nữa, chắc sau này làm mẹ sẽ giỏi lắm đây
    To Gerbich: Nghe bạn nói tôi cũng thấy đỡ lo nhiều. Quả thật những lời khuyên của bạn đã giúp tôi rất nhiều trong lúc tôi bối rối.
    to ndungtuan: Cảm ơn thiện ý của bạn, nhưng hiện nay tôi ko ở VN. Bạn là BS khoa nhi thì chắc chắn sau này tôi sẽ phải "thỉnh giáo" bạn nhiều đấy. Mà chữ ký của bạn ấn tượng quá
    Nếu các bạn ai có kinh nghiệm làm sao để "đối phó" với em bé bình thường lười ăn thì cũng xin chỉ giáo nhé. Tôi sợ ép ăn thì cháu sẽ bị áp lực tâm lý và càng ngày càng sợ ăn, nhưng nếu ko ép thì cả ngày cháu có thể ko ăn gì cả. Làm thế nào để gây hứng thú cho trẻ con trong chuyện ăn uống được nhỉ?
    hungarian_dance
  8. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chưa có em bé nhưng có kinh nghiệm với các cháu con của anh chị tớ.
    Theo tớ hiểu thì khi trẻ bị viêm họng vừa khỏi thì rất sợ phải nuốt và nhai vì sẽ vẫn còn bị ám ảnh khi bị đau họng, nên hoặc sẽ không nuốt hoặc nuốt vội nên dẫn tới bị oẹ, chớ...Ngay cả mình là người lớn, mỗi khi bị viêm họng xong, ăn uống cũng nhẹ nhàng hơn và nhiều khi vẫn nhăn mặt khi nuốt mặc dù nó không còn đau ở họng nữa
    Ngoài ra có một chút kinh nghiệm nhỏ với công dụng của mật ong, mẹ tớ kể là khi tớ mới đẻ, hồi đó chưa có thuốc tưa lưỡi như bây giờ, tớ bị tưa lưỡi trắng xoá, bà ngoại tớ cho tớ 1 giọt mật ong thế là mặt đỏ bừng bừng và cứ liếm láp suốt nên tự nhiên tưa lưỡi hết. Trong khi đó có những em bé bị tưa lưỡi mà người nhà không để ý nên bị dầy đặc lại và lan đến họng không thở được rất nguy hiểm
    Con gái của chị tớ bị sưng lợi rất đau, đi bác sĩ cũng cho thuốc mãi cũng không khỏi, mẹ tớ liền lấy bông thấm chút mật ong lau cho cháu thế là chỉ 2 lần là khỏi rồi
    Nuôi trẻ thật vất vả nhưng mà thật vui
    Làm bác sĩ đã khó nhưng làm bác sĩ Nhi khoa còn khó hơn vì trẻ em không nói và diễn tả được như người lớn, nhất là mấy em bé dưới 3 tuổi Còn bác sĩ Ngoại Nhi thì phải mổ hết tất cả, không có chuyên khoa như Ngoại cho người lớn. Phải không bac sĩ ndungtuan
                                      Tell everybody I'm on my way  and I'm loving every step I take....
                                                           Hakunamatata
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì hì, đúng là ladymeomuop đi từ trong ruột đi ra nên hiểu "hết chơn hềt chọi".
    Thật ra, trẻ em có ngôn ngữ riêng của chúng, và rất đáng yêu. Ví dụ, khi bé bắt đầu bập bẹ biết nói từ "Ba" thì lúc đó bé sẽ chỉ vô chó, mèo, gà, vịt và đều kêu " Ba, ba ..." . Còn lúc chưa biết nói, khi bé đói, bé sẽ khóc .... và há miệng ra .
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Hi ladymeomuop,
    Không hiểu sao các bác sỹ bên này lại nói rằng trẻ con dưới 1 tuổi tuyệt đối ko được dùng mật ong, nếu không sẽ rất bị ảnh hưởng đến đường ruột, mà những ảnh hưởng này thì phải đến độ 13-14 tuổi mới thấy rõ.
    Các bác sỹ cũng nói là trẻ con dưới 1 tuổi ko được cho 1 chút muối nào vào thức ăn, vì thận của bé còn yếu. Vậy mà tớ thấy người Việt mình cứ nêm muối vô tư vào đồ ăn của bé, còn nói là phải có 1 chút muối như thế cho trẻ khỏi bị nhạt miệng. Không biết sai đúng thế nào, bản thân tớ thì cứ cẩn thận nghe theo bác sỹ thôi. Thấy hồi đó bé vẫn ăn bình thường mặc dù đồ ăn hoàn toàn ko có muối.
    hungarian_dance

Chia sẻ trang này