1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ạố?"ọáZọẵ?ố?? - C?Âu ?'ỏằ'i và c?Ăc Giai thoỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chữ " quốc " được giản thể từ bao giờ thì FC không rõ lắm và cũng không biét có phải Bác Hồ đã từng nói câu này hay không! Nhưng nếu Bác có nói thì cũng không lấy gì làm lạ!
    Nhân đây FC xin đăng đôi câu đối mà Fc đọc được từ truyện trạng Quỳnh. Chuyện kể khi Trang Quỳnh được triều đình cho giả làm ông lái đò đón sứ Thanh, khi qua sông sứ Thanh trót "trung tiện" nhưng lại nói quá lên rằng:
    Sấm động Nam bang
    Trạng không suy nghĩ lập tức vạch quần " tiểu tiện" qua đầu sứ Thanh và nói:
    Mưa tràn Bắc quốc
    Sứ Thanh cự lại thì Trạng bảo có sấm thì tất có mưa,, cac vị coi chừng mưa đắm thuyền đó! Sứ Thanh đành chịu!
    Một câu đối rất chỉnh mà lại thể hiện được tinh thần dân tọcc cao độ! Thật đúng là bậc trí nhân!
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Hi một vế đối thật hay. Vế đối này còn gắn liền với vế đối của Bà Điểm nữa thì phải
    Nam bang nhất thổ thốn, bất tri kỷ nhân canh?
    Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất!


    Lâu lắm mới có người làm sôi nổi chủ đề này !! Tks FC
  3. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Hi một vế đối thật hay. Vế đối này còn gắn liền với vế đối của Bà Điểm nữa thì phải
    Nam bang nhất thổ thốn, bất tri kỷ nhân canh?
    Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất!


    Lâu lắm mới có người làm sôi nổi chủ đề này !! Tks FC
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Hehe! Chỉ e thời đó, sứ thần nhà Thanh không biết tiếng ta ma ra được câu đối như vậy thôi. Có lẽ bác cần khảo cứu thêm chứ không nên post một cách cảm tính như vậy.
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Hehe! Chỉ e thời đó, sứ thần nhà Thanh không biết tiếng ta ma ra được câu đối như vậy thôi. Có lẽ bác cần khảo cứu thêm chứ không nên post một cách cảm tính như vậy.
  6. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Xin cho FC lạm bàn một chút!
    Một là, Từ cổ chí kim khi tiếp các phái đoàn ngoại giao bao giờ cũng có ít nhất một người am hiểu tiếng nói của nước bạn đó là quy luật. Nếu không hiểu ngôn ngữ thì làm sao tiếp kiến! Ai thông ngôn! Hẳn triều đinh lúc đó bấy giờ cũng không ấu trĩ đến nỗi cử một người không biết Tiếng Hán chở đò tiếp sứ! Đặc biệt trong điều kiện hai dân tộc Việt và Hán lúc đó đang dùng chung chữ viết! Hơn nữa theo như thực tế chúng tôi đang học tại đây thì nhận thấy có tới khoảng 30% ngôn ngữ Quan Thoại ( tiếng Quảng Đông) tương đồng trong cách phát âm các từ Hán-Việt! Vậy là không có gì là phi lý trong điều mà FC đã trích dẫn ở trên ! Và FC tin rằng các bạn cũng sẽ đồng quan điểm như vậy !
    Hai là, theo tài liệu FC có đươc thì quả thực câu đối của Bà Đoàn Thị Điểm và câu đối của Trang quỳnh mà FC trích dẫn ở trên có liên quan với nhau. Nguyên là khi đó theo sự sắp xếp của triều đình, Trang được cử đi đón sứ, còn bà Điểm được đóng giả một cô bán hàng ăn mặc đỏng đảnh. Cửa hàng của bà Điểm được bố trí trên lộ trình sứ thần "Thượng quốc" sẽ đi qua. Sứ thần " Thượng quốc " ra vế những tưởng phen này đã trả được mối hận bị Trang chơi xỏ ai ngờ lại bi chơi lại vố đau hơn!
  7. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Xin cho FC lạm bàn một chút!
    Một là, Từ cổ chí kim khi tiếp các phái đoàn ngoại giao bao giờ cũng có ít nhất một người am hiểu tiếng nói của nước bạn đó là quy luật. Nếu không hiểu ngôn ngữ thì làm sao tiếp kiến! Ai thông ngôn! Hẳn triều đinh lúc đó bấy giờ cũng không ấu trĩ đến nỗi cử một người không biết Tiếng Hán chở đò tiếp sứ! Đặc biệt trong điều kiện hai dân tộc Việt và Hán lúc đó đang dùng chung chữ viết! Hơn nữa theo như thực tế chúng tôi đang học tại đây thì nhận thấy có tới khoảng 30% ngôn ngữ Quan Thoại ( tiếng Quảng Đông) tương đồng trong cách phát âm các từ Hán-Việt! Vậy là không có gì là phi lý trong điều mà FC đã trích dẫn ở trên ! Và FC tin rằng các bạn cũng sẽ đồng quan điểm như vậy !
    Hai là, theo tài liệu FC có đươc thì quả thực câu đối của Bà Đoàn Thị Điểm và câu đối của Trang quỳnh mà FC trích dẫn ở trên có liên quan với nhau. Nguyên là khi đó theo sự sắp xếp của triều đình, Trang được cử đi đón sứ, còn bà Điểm được đóng giả một cô bán hàng ăn mặc đỏng đảnh. Cửa hàng của bà Điểm được bố trí trên lộ trình sứ thần "Thượng quốc" sẽ đi qua. Sứ thần " Thượng quốc " ra vế những tưởng phen này đã trả được mối hận bị Trang chơi xỏ ai ngờ lại bi chơi lại vố đau hơn!
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Quốc thì rõ mười mươi là giản từ thể thảo.Bác có nói đến " quốc " trong câu " Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc" nhưng là "quốc " phồn thể.
    Hì hì,còn vụ sứ thần này thì tuy là có điển có tích có giai thoại,song cũng không thể tin cậy hoàn toàn được,giai thoại thì nhiều mà sử chép thì hầu như chẳng nhiều đến vậy.Hay chăng là nên " bàn xìn bàn ýi " vậy.
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Quốc thì rõ mười mươi là giản từ thể thảo.Bác có nói đến " quốc " trong câu " Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc" nhưng là "quốc " phồn thể.
    Hì hì,còn vụ sứ thần này thì tuy là có điển có tích có giai thoại,song cũng không thể tin cậy hoàn toàn được,giai thoại thì nhiều mà sử chép thì hầu như chẳng nhiều đến vậy.Hay chăng là nên " bàn xìn bàn ýi " vậy.
  10. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thế nên chúng ta mới nói đó là giai thoại, chứ nếu như thật 100% thì chúng ta đã gọi là chính sử nước nhà! Về những giai thoại kiểu này có thể do người sau dựng lên hoặc thêm bớt vào nhằm đề cao lòng tự tôn dân tộc mặt khác lại do công tác bảo tồn lịch sử của chúng ta quá kém cỏi nên rất nhiều vấn đề lịch sử bị lãng quên. Đơn cử như chiến thắng Như Nguyệt của Quân dân nhà Lý cũng chỉ được "Đại Việt sử ký toàn thư" ( Được coi là bộ sử chính thống của nước nhà ) cũng chỉ viết vẻn vẹn đại ý: Quân ta đang đêm vượt sông Cầu bất ngờ tấn công quân Tống, tiêu diệt hàng vạn quân!
    Vài ý kiến như vậy để chúng ta cùng bàn thảo, mong các bạn lượng thứ!
    Nhân đây FC xin kể thêm một giai thoại về Lưỡng quốc Trang nguyên MẠc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc. Như trên đã viết, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã từng đáp trả rất nhanh và rất chỉnh vế đối của vua quan "Thượng quốc":
    Tù, nhân xuất, vương lai thành quốc.
    Dù vậy " Thượng quốc" vẫn chưa cam chịu lại ra vế đối:
    Lị, mị, võng, lượng tứ tiểu quỷ
    Mạc Đĩnh Chi đã đáp ngay rằng:
    Cầm, sắt, tì, bà tứ đại vương
    Vế ra trong 4 chữ: lị,mị, võng, lượng đều có chữ quỷ cấu thành lại vừa có ý chê ông trạng nước Nam xấu như ma quỷ.
    Vế đối trong 4 chữ: cầm, sắt, tì, bà đều có chữ vương cấu thành. Lấy vương dẹp quỷ thì quá chỉnh! Lại vừ thể hiện được cái chí của ông Trạng
    Nghe nói, sau vụ này người Trung Quốc đương thời từng dự đoán con cháu Mạc Đĩnh Chi sau này sẽ làm vua nhưng không được lâu do ông dùng chữ quốc là chữ tắt, lại thêm 4 chữ vương trong cầm, sắt, tì, bà và tứ đại vương thì con cháu của ông sẽ làm vua được tám đời. Sau này nhà Mạc tiếm ngôi, làm vua 5 đời ở Thăng Long sau chạy lên Cao Bằng được mấy đời nữa thì diệt hẳn.
    Chuyện này thực hư ra sao không rõ nhưng FC cũng xin phép đưa ra để các vị bình giá!
    Được fc12389 sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 04/03/2005

Chia sẻ trang này