1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ạố?"ọáZọẵ?ố?? - C?Âu ?'ỏằ'i và c?Ăc Giai thoỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thế nên chúng ta mới nói đó là giai thoại, chứ nếu như thật 100% thì chúng ta đã gọi là chính sử nước nhà! Về những giai thoại kiểu này có thể do người sau dựng lên hoặc thêm bớt vào nhằm đề cao lòng tự tôn dân tộc mặt khác lại do công tác bảo tồn lịch sử của chúng ta quá kém cỏi nên rất nhiều vấn đề lịch sử bị lãng quên. Đơn cử như chiến thắng Như Nguyệt của Quân dân nhà Lý cũng chỉ được "Đại Việt sử ký toàn thư" ( Được coi là bộ sử chính thống của nước nhà ) cũng chỉ viết vẻn vẹn đại ý: Quân ta đang đêm vượt sông Cầu bất ngờ tấn công quân Tống, tiêu diệt hàng vạn quân!
    Vài ý kiến như vậy để chúng ta cùng bàn thảo, mong các bạn lượng thứ!
    Nhân đây FC xin kể thêm một giai thoại về Lưỡng quốc Trang nguyên MẠc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc. Như trên đã viết, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã từng đáp trả rất nhanh và rất chỉnh vế đối của vua quan "Thượng quốc":
    Tù, nhân xuất, vương lai thành quốc.
    Dù vậy " Thượng quốc" vẫn chưa cam chịu lại ra vế đối:
    Lị, mị, võng, lượng tứ tiểu quỷ
    Mạc Đĩnh Chi đã đáp ngay rằng:
    Cầm, sắt, tì, bà tứ đại vương
    Vế ra trong 4 chữ: lị,mị, võng, lượng đều có chữ quỷ cấu thành lại vừa có ý chê ông trạng nước Nam xấu như ma quỷ.
    Vế đối trong 4 chữ: cầm, sắt, tì, bà đều có chữ vương cấu thành. Lấy vương dẹp quỷ thì quá chỉnh! Lại vừ thể hiện được cái chí của ông Trạng
    Nghe nói, sau vụ này người Trung Quốc đương thời từng dự đoán con cháu Mạc Đĩnh Chi sau này sẽ làm vua nhưng không được lâu do ông dùng chữ quốc là chữ tắt, lại thêm 4 chữ vương trong cầm, sắt, tì, bà và tứ đại vương thì con cháu của ông sẽ làm vua được tám đời. Sau này nhà Mạc tiếm ngôi, làm vua 5 đời ở Thăng Long sau chạy lên Cao Bằng được mấy đời nữa thì diệt hẳn.
    Chuyện này thực hư ra sao không rõ nhưng FC cũng xin phép đưa ra để các vị bình giá!
    Được fc12389 sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 04/03/2005
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bác hiểu sai ý tôi rồi: Bác xem lại xem sứ thần Thanh liệu có ra được câu đối nôm như thế không? "Sấm"? Nguyên văn của đôi câu đối là:
    Lôi động Nam Bang
    Vũ qua Bắc Hải
  3. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bác hiểu sai ý tôi rồi: Bác xem lại xem sứ thần Thanh liệu có ra được câu đối nôm như thế không? "Sấm"? Nguyên văn của đôi câu đối là:
    Lôi động Nam Bang
    Vũ qua Bắc Hải
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chuyện này cũng chỉ e là hư cấu. Câu đối này đã xuất hiện trong Anh hùng xạ điêu của Kim Dung: Lúc Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung tìm Nam Đế nhờ chữa nội thương, Chu Tử Liễu đã ra đối và Hoàng Dung đối được vì đã từng nghe ở chỗ bố là Đông Ta Hoàng Dược Sư. Điều này chứng tỏ trong dân gian TQ cũng có. Có lẽ người sau tô vẽ thêm cho Mạc Đĩnh Chi thôi.
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chuyện này cũng chỉ e là hư cấu. Câu đối này đã xuất hiện trong Anh hùng xạ điêu của Kim Dung: Lúc Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung tìm Nam Đế nhờ chữa nội thương, Chu Tử Liễu đã ra đối và Hoàng Dung đối được vì đã từng nghe ở chỗ bố là Đông Ta Hoàng Dược Sư. Điều này chứng tỏ trong dân gian TQ cũng có. Có lẽ người sau tô vẽ thêm cho Mạc Đĩnh Chi thôi.
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1


    Con bé Rổ sề ghê gớm này !! Lâu lắm mới có người động vào món Câu đối này mà cứ nói như muội thì có lẽ dân tình chạy hết !! Fc đang có công giới thiệu cho mọi người mà nghe những lời muội nói khác gì gáo nước lạnh dội vào. PM để góp ý nhé ! Đanh đá vừa thôi !!
    FC : Về đôi câu đối của Cống Quỳnh, Rosered góp ý đúng đấy. Nó vốn dĩ là đôi câu đối Hán và được chuyển qua Nôm. Nếu trích thì nên trích Hán như thế hợp với văn cảnh (aqcharles trích đôi câu của Đoàn Thị Điểm giữ nguyên âm Hán). và nếu tốt bụng ra bạn cho xin cái chữ vuông luôn (vì nhiều bạn ở đây chỉ học Hán hiện đại đọc âm Hán Việt rất khó khăn eg như cái câu lị mị ở trên). Còn việc trùng câu đối trùng điển tích là chuyện thường gặp. Ngay cái câu quá quan trì quan quan bế . . . Anh Trung QUốc cũng có giai thoại cả . Thế nên ta vưỡn cứ gọi la TỰ HÀO DÂN TỘC đi trùng lặp có sao !! Mong rằng nhận được thêm nhiều giai thoại từ FC !!
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1


    Con bé Rổ sề ghê gớm này !! Lâu lắm mới có người động vào món Câu đối này mà cứ nói như muội thì có lẽ dân tình chạy hết !! Fc đang có công giới thiệu cho mọi người mà nghe những lời muội nói khác gì gáo nước lạnh dội vào. PM để góp ý nhé ! Đanh đá vừa thôi !!
    FC : Về đôi câu đối của Cống Quỳnh, Rosered góp ý đúng đấy. Nó vốn dĩ là đôi câu đối Hán và được chuyển qua Nôm. Nếu trích thì nên trích Hán như thế hợp với văn cảnh (aqcharles trích đôi câu của Đoàn Thị Điểm giữ nguyên âm Hán). và nếu tốt bụng ra bạn cho xin cái chữ vuông luôn (vì nhiều bạn ở đây chỉ học Hán hiện đại đọc âm Hán Việt rất khó khăn eg như cái câu lị mị ở trên). Còn việc trùng câu đối trùng điển tích là chuyện thường gặp. Ngay cái câu quá quan trì quan quan bế . . . Anh Trung QUốc cũng có giai thoại cả . Thế nên ta vưỡn cứ gọi la TỰ HÀO DÂN TỘC đi trùng lặp có sao !! Mong rằng nhận được thêm nhiều giai thoại từ FC !!
  8. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Những câu đối dạng này có thể do các cụ nhà ta thêu dệt ra cho vui thôi. Loại truyện trạng kể ra cũng nhều lắm. Xưa các cụ nhà ta có các quan niệm gọi là bất tốn Trung Hoa. Ý rằng ta đây cũng chả kém cái thằng Tầu tí nào. Từ xa xưa nó quan niệm phía đông là di, tây là nhung, bắc là địch, nam là ma. . Đại để man di địch nhung đều là mọi rợ cả. Nó cho ta là thằng man di ở cõi nam hoang xa xôi, tăm tối thì mình cũng nhạo nó mấy câu, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp cho bõ tức. Trên thực tế các cụ nhà ta ngay cả xưng đế cũng chỉ là lưu hành nội bộ thôi, chứ tiếp kiến sứ giả cũng không dám lạm đâu. Ăn nhau đâu phải mấy cái danh hiệu suông để rồi nó động bịnh thì mình dẫu có đánh bại được nó cũng chả lợi gì. Chiêu các cụ hay dùng là nội đế ngoại vương. Nước nhỏ phải thờ nước lớn, hạn kì vào cống nó mấy thứ vớ vẩn cũng chả hại gì. Thời Nguyễn, để ý ra thấy mình cống nó đôi khi nó cho lại cũng chả thiệt là mấy.
    Lần về xa hơn, trong anh Lĩnh Nam chính quái ghi vụ người Việt Thường sang tận anh nhà Chu để cống chim cò. Nếu điều này đúng thì hoá ra ta có quan hệ với anh Tầu lâu lắm rồi. Về chuyện này, một số sách Tầu cũng ghi. Đồ rằng anh Việt Thường là anh nào đó ở phương Nam nhưng chưa hẳn đã là ta. Vụ này sách ghi cả triều đình nghe sứ giả nói chán chả hiểu gì, phải phiên dịch, dịch một lần không hiểu, phải dịch tiếp, vẫn không hiểu, lại dịch tiếp... gọi là trùng dịch, mới hiểu ra là vào cống con trĩ trắng. Hiểu rồi, anh Chu Công nói với sứ giả: "Sứ giả tại sao lại đến đây". Câu hỏi thật ngây ngô. Ai đời ngoại giao kiêu gì lại hỏi thế bao giờ.
    Đọc sử Tầu thấy thậm chí đến đời Tống mà vùng Lĩnh Nam (Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam) còn âm u lắm. Đến mức anh Tô ĐÔng Pha, anh Hoàng Đình Kiên và một số anh khác bị đày đều phải đến đây cả. Riêng anh Tô Đông Pha trước khi luân chuyển vợ con khóc lóc, châu rơi tung toé vì cho phen này ra đi chưa chắc có cơ quay về. Xem thế cũng gợi mở vài điều chăng?
    còn vụ cho bà Đoàn thị tham gia tiếp sứ thì đáng ngờ. Ngày xưa chính sự dẫu có tăm tối cùng không dễ cho đàn bà bén mảng đến được.
    Vụ trạng Quỳnh thì chỉ là giai thoại do dân gian bịa ra thôi. Không giống như quả Nga nga lương nga nga được vì người kia là một nhà sư tầm cờ trong thời đại Phật gia có địa vị và tri thức...
    Nông nổi mấy lời mong thứ cho là quê mùa!
  9. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Những câu đối dạng này có thể do các cụ nhà ta thêu dệt ra cho vui thôi. Loại truyện trạng kể ra cũng nhều lắm. Xưa các cụ nhà ta có các quan niệm gọi là bất tốn Trung Hoa. Ý rằng ta đây cũng chả kém cái thằng Tầu tí nào. Từ xa xưa nó quan niệm phía đông là di, tây là nhung, bắc là địch, nam là ma. . Đại để man di địch nhung đều là mọi rợ cả. Nó cho ta là thằng man di ở cõi nam hoang xa xôi, tăm tối thì mình cũng nhạo nó mấy câu, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp cho bõ tức. Trên thực tế các cụ nhà ta ngay cả xưng đế cũng chỉ là lưu hành nội bộ thôi, chứ tiếp kiến sứ giả cũng không dám lạm đâu. Ăn nhau đâu phải mấy cái danh hiệu suông để rồi nó động bịnh thì mình dẫu có đánh bại được nó cũng chả lợi gì. Chiêu các cụ hay dùng là nội đế ngoại vương. Nước nhỏ phải thờ nước lớn, hạn kì vào cống nó mấy thứ vớ vẩn cũng chả hại gì. Thời Nguyễn, để ý ra thấy mình cống nó đôi khi nó cho lại cũng chả thiệt là mấy.
    Lần về xa hơn, trong anh Lĩnh Nam chính quái ghi vụ người Việt Thường sang tận anh nhà Chu để cống chim cò. Nếu điều này đúng thì hoá ra ta có quan hệ với anh Tầu lâu lắm rồi. Về chuyện này, một số sách Tầu cũng ghi. Đồ rằng anh Việt Thường là anh nào đó ở phương Nam nhưng chưa hẳn đã là ta. Vụ này sách ghi cả triều đình nghe sứ giả nói chán chả hiểu gì, phải phiên dịch, dịch một lần không hiểu, phải dịch tiếp, vẫn không hiểu, lại dịch tiếp... gọi là trùng dịch, mới hiểu ra là vào cống con trĩ trắng. Hiểu rồi, anh Chu Công nói với sứ giả: "Sứ giả tại sao lại đến đây". Câu hỏi thật ngây ngô. Ai đời ngoại giao kiêu gì lại hỏi thế bao giờ.
    Đọc sử Tầu thấy thậm chí đến đời Tống mà vùng Lĩnh Nam (Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam) còn âm u lắm. Đến mức anh Tô ĐÔng Pha, anh Hoàng Đình Kiên và một số anh khác bị đày đều phải đến đây cả. Riêng anh Tô Đông Pha trước khi luân chuyển vợ con khóc lóc, châu rơi tung toé vì cho phen này ra đi chưa chắc có cơ quay về. Xem thế cũng gợi mở vài điều chăng?
    còn vụ cho bà Đoàn thị tham gia tiếp sứ thì đáng ngờ. Ngày xưa chính sự dẫu có tăm tối cùng không dễ cho đàn bà bén mảng đến được.
    Vụ trạng Quỳnh thì chỉ là giai thoại do dân gian bịa ra thôi. Không giống như quả Nga nga lương nga nga được vì người kia là một nhà sư tầm cờ trong thời đại Phật gia có địa vị và tri thức...
    Nông nổi mấy lời mong thứ cho là quê mùa!
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tiếp theo chùm giai thoại dân gian về Mạc Đĩnh Chi, nghe nói lúc quan Trạng đang đi sứ ở Tàu, một bà hậu phi từ trần. Thể theo phép ngoại giao, sứ thần An Nam cũng đến viếng và được phân công đọc văn tế. Nhưng tới lúc giở ra trên tờ giấy chỉ vỏn vẹn 4 chữ Nhất (một). Bọn Tàu thâm thật, chỗ này trang nghiêm, biết làm thế nào bây giờ. Quan Trạng họ Mạc điềm nhiên cầm tờ giấy tiến lên đọc:

    Thiên thượng nhất đoá vân
    Địa hạ nhất điểm tuyết
    Cung trung nhất chi mai
    Quảng Hàn nhất phiến nguyệt
    Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết
    Chúng đành chịu là người bặt thiệp.

Chia sẻ trang này