1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ạố?"ọáZọẵ?ố?? - C?Âu ?'ỏằ'i và c?Ăc Giai thoỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU ĐỐI GHÉP TÊN NGƯỜI.
    Hồi sang sứ triều Nguyên, một hôm Mạc Ðĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Ðể đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:
    Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo
    (Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)
    Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại (1).
    Mạc Ðĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
    Ðại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
    (Nghĩa là: Ðình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)
    Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên (2) mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều.
    Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Ðĩnh Chi.
    Chú thích:
    - Can Mộc: Ðoàn Can Mộc- một nhân vật đời Chiến quốc
    - Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải- một triết gia đời Bắc Tống
    - Lục Gỉa: người nước Sở, giỏi biện luận, từng giúp Hán Cao Tổ
    - Tương Như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến quốc.
    - Tự Ðạo: Gỉa Tự Ðạo, người nước Tống, một quyền thần chuyên chế.
    - Ðại đình: một biệt hiệu của Thần Nông
    - An Thạch: Vương An Thạch, một nhân vật nổi tiếng đời Tống
    - Vọng Chí: người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế.
    - Hai tên sau: chưa tra cứu được.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU đối kén chồng
    Xưa ở làng Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương có cụ tú mở trường dạy học. Trong số học trò có Văn Quế là người xuất sắc, văn bài bao giờ cũng được thầy khen bạn phục. Quế không những hay chữ Hán mà còn có tài Nôm. Một hôm thầy ra một câu rằng:
    Trai Cổ Am học trường Cổ Am
    Văn Quế ứng khẩu đối ngay một câu thật chọi:
    "Gái Hà Nội bán hàng Hà Nội"
    Gần trường có ông phủ về hưu, có một tiểu thư kiều diễm đã đến tuổi lấy chồng. Học trò bên cụ tú thường vẫn ngấp nghé. Quế ta vẫn thầm yêu trộm nhớ, ngặt vì thân phận hàn sĩ nên "đũa mốc"chẳng dám chòi "mâm son"vẫn rụt rè chưa dám gì
    Tình cờ một buổi tối nọ, quan phủ sang chơi. Cụ tú liền đem bài của học trò ra khoe. Quan xem xong, quay ra đám học trò nói:"Con bé Sen nhà tôi cũng đã theo đòi được ít nhiều nghiên bút đang muốn kén bạn trăm năm. Nó có ra một vế đối, nếu ai đối được thì nó xin nâng khăn sửa túi".
    Cả bọn học trò đều nhao nhao xin đối. Ông phủ liền đọc:
    "Cô Sen mặc yếm hoa sen, đứng ở hồ sen chờ người quân tử"
    Các trò khác đều ngẩn người, kẻ tính bằng, người nhẩm trắc còn đang bí thì Văn Quế đã mau lẹ đáp:
    "Cậu Quế mặc đồ cánh quế, trèo lên cung quế bế chị hằng nga"
    Ðối xong, cả trường đều cười ầm, quan phủ cũng cười rồi tấm tắc khen và hứa nếu Quế học thành tài thì sẽ gả con gái cho.


    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU đối kén chồng
    Xưa ở làng Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương có cụ tú mở trường dạy học. Trong số học trò có Văn Quế là người xuất sắc, văn bài bao giờ cũng được thầy khen bạn phục. Quế không những hay chữ Hán mà còn có tài Nôm. Một hôm thầy ra một câu rằng:
    Trai Cổ Am học trường Cổ Am
    Văn Quế ứng khẩu đối ngay một câu thật chọi:
    "Gái Hà Nội bán hàng Hà Nội"
    Gần trường có ông phủ về hưu, có một tiểu thư kiều diễm đã đến tuổi lấy chồng. Học trò bên cụ tú thường vẫn ngấp nghé. Quế ta vẫn thầm yêu trộm nhớ, ngặt vì thân phận hàn sĩ nên "đũa mốc"chẳng dám chòi "mâm son"vẫn rụt rè chưa dám gì
    Tình cờ một buổi tối nọ, quan phủ sang chơi. Cụ tú liền đem bài của học trò ra khoe. Quan xem xong, quay ra đám học trò nói:"Con bé Sen nhà tôi cũng đã theo đòi được ít nhiều nghiên bút đang muốn kén bạn trăm năm. Nó có ra một vế đối, nếu ai đối được thì nó xin nâng khăn sửa túi".
    Cả bọn học trò đều nhao nhao xin đối. Ông phủ liền đọc:
    "Cô Sen mặc yếm hoa sen, đứng ở hồ sen chờ người quân tử"
    Các trò khác đều ngẩn người, kẻ tính bằng, người nhẩm trắc còn đang bí thì Văn Quế đã mau lẹ đáp:
    "Cậu Quế mặc đồ cánh quế, trèo lên cung quế bế chị hằng nga"
    Ðối xong, cả trường đều cười ầm, quan phủ cũng cười rồi tấm tắc khen và hứa nếu Quế học thành tài thì sẽ gả con gái cho.


    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU ĐỐI, NHÀ HÀNG nước.
    Lê Thánh Tông là ông Vua rất thích đi vào dân chúng trong những dịp Tết. Một lần nhân dịp Tết, ông vi hành đi chơi phố, tới một hàng trầu nước, thấy không có câu đối Tết, Nhà Vua liền viết hộ một câu đối như sau:
    Nếp giầu cun thói kinh cơi, bắc nam đây đấy lại hàng"
    Câu đối này phao truyền đến tai triều đình, các vị đình thần đều kinh ngạc và ra lệnh điều tra xem người viết là ai mà câu đối chẳng những tả đúng một cửa hàng trầu nước (giầu, cơi, ấm nước, bát, hàng...) lại còn ngụ một ý kinh bang tế thế, một khí phách lớn lao. Ðiều tra mãi không ra, câu chuyện được tâu lên vua Lê Thánh Tông, nhưng nhà vua chỉ gật đầu cười im lặng.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    CÂU ĐỐI, NHÀ HÀNG nước.
    Lê Thánh Tông là ông Vua rất thích đi vào dân chúng trong những dịp Tết. Một lần nhân dịp Tết, ông vi hành đi chơi phố, tới một hàng trầu nước, thấy không có câu đối Tết, Nhà Vua liền viết hộ một câu đối như sau:
    Nếp giầu cun thói kinh cơi, bắc nam đây đấy lại hàng"
    Câu đối này phao truyền đến tai triều đình, các vị đình thần đều kinh ngạc và ra lệnh điều tra xem người viết là ai mà câu đối chẳng những tả đúng một cửa hàng trầu nước (giầu, cơi, ấm nước, bát, hàng...) lại còn ngụ một ý kinh bang tế thế, một khí phách lớn lao. Ðiều tra mãi không ra, câu chuyện được tâu lên vua Lê Thánh Tông, nhưng nhà vua chỉ gật đầu cười im lặng.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Câu đối trên Văn Hồ
    Thời Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.
    Thoi đưa tay mỏi canh chày,
    Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
    Thầy rằng đang học tắt đèn
    Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.

    Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
    Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hìnhc hiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sỹ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:
    Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn.
    Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Câu đối trên Văn Hồ
    Thời Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.
    Thoi đưa tay mỏi canh chày,
    Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
    Thầy rằng đang học tắt đèn
    Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.

    Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
    Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hìnhc hiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sỹ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:
    Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn.
    Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    RA ĐỐI dễ, đối đối khó
    Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Ðĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tối, cửa ải đã đóng. Mạc Ðĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì mở cửa ải:
    Qúa quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

    Nghĩa là:
    Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
    Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bốn lần. Chữ quá nhắc lại 3 lần. Mạc Ðĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc lên một câu rằng:
    Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối

    Nghĩa là:
    Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.
    Tưởng đã bí, thế mà lại hoá ra có một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Ðĩnh Chi là có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    RA ĐỐI dễ, đối đối khó
    Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Ðĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tối, cửa ải đã đóng. Mạc Ðĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì mở cửa ải:
    Qúa quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

    Nghĩa là:
    Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
    Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bốn lần. Chữ quá nhắc lại 3 lần. Mạc Ðĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc lên một câu rằng:
    Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối

    Nghĩa là:
    Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.
    Tưởng đã bí, thế mà lại hoá ra có một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Ðĩnh Chi là có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    size=4]Vế đối của một cô gái thôn quê[/size=4]
    Khi còn là một chàng trai, một hôm Lê Thánh Tông đi dạo trên bờ một con sông đào ở vùng Thanh Hoá và tình cờ gặp một cô gái đang vo gạo dưới sông. Mến cảnh, mến người và cảm hứng chợt đến, vị hoàng tử trẻ tuổi liền đọc:
    - Gạo trắng, nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả...
    Nhưng cô gái vẫn thản nhiên vo gạo cho đến khi xong đâu đấy mới ngoái lại và đọc lên vế đối của mình:
    - Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho...
    Lúc bấy giờ đang thời buổi loạn ly, lời đối rất chuẩn xác của cô gái như có ý nhắc làm thân nam tử hãy lo việc lớn, để sức trai mà cứu dân giúp nước...Không biết lời đối đó của cô gái có tác dụng đến đâu nhưng sau này dưới sự trì vì của Lê Thánh Tông đã trải qua những năm tháng thái bình thịnh trị nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.


    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này