1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ạố?"ọáZọẵ?ố?? - C?Âu ?'ỏằ'i và c?Ăc Giai thoỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Nhà mình có ai nhớ giai thoại về đôi câu đối dưới đây nói về ai không nhỉ :
    Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ.
    Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dẫn quân vào

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ha ha, ông AQ này bậy thật!
    Cái giai thoại này ai mà chả biết hả anh, nó là truyện cười dân gian mừ.
    Chả là hôm động phòng, cô dâu mới thử tài chú rể.Cô đóng cửa buồng không cho chú rể vào, ra vế đối này, bảo đối được mới mở cửa.
    Cô dâu đã dùng điển "Lưu thần nhập Thiên Thai" để ra câu đối.
    Nhưng chú rể không phải tay vừa, dùng luôn điển "Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc", đối lại:
    Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dẫn quân vào.
    Cô dâu chịu là đối giỏi và mở toang ngay cửa ra để đón chú rể vào.
    aqcharles : Home !nhớ đen chữ ký của Anh khi quote bài nhé! ra là chuyện dân gian
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 28/11/2005
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    đọc Mạc Đĩnh Chi Ứng Đối Giải Oan bác AQ post, mới nhớ đến bài về Mạc Đĩnh Chi của ông Phan Bính.
    Mạc Đĩnh Chi
    Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Đổng huyện Chí Linh (Hải Dương, Bắc Việt) nguyên về giòng dõi quan thái thú Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý (Hiển Tích đỗ trạng nguyên đời vua Trung Tôn nhà Lý, làm đến Lại bộ thượng thư)
    Tục truyền làng Lũng Đổng có một khu rừng rậm, cây cối bùm tum, lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ Ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu đực bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu quen thói lại ra, bị Ông kia chém chết bỏ thây tại đấy.
    Sáng hôm sau ra xem thì mối đã đùn đất lấp hết, thành gò mả.
    Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng sinh ra Mạc Đĩnh Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống hầu.
    Mạc Đĩnh Chi lớn lên bốn năm tuổi, tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ Hoàng tử là Chiêu Quốc Công mở trường dạy học trò, Mạc Đĩnh Chi vào học. Đến năm gần hai mươi tuổi là năm Giáp Thìn đời vua Anh Tôn nhà Trần, Mạc Đĩnh Chi thi đình văn đáng đỗ đầu cả mọi người nhưng vua trông thấy người hình dáng xấu xa, toan không cho đỗ Trạng nguyên, Đĩnh Chi làm một bài phú "Ngọ tỉnh liêu" để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng Nguyên.
    Khi Mạc Đĩnh Chi phụng mênh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, có hẹn trước với người Tàu ngày mở cửa ải. Bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, Mạc Đĩnh Chi sai hẹn; hôm sau mới đến thì người Tầu đóng cửa không cho vào. Đĩnh Chi nói tử tế xin cho mở cửa. Người Tầu ra một câu từ trên ải ném xuống và bảo hễ đối được thì mở cửa.
    Câu ra:
    "Qúa quan trì, quan quan bế; nguyện quá khách quá quan".
    Nghĩa là: Qua ải chậm, người coi ải đóng cửa ải, mời khách qua đường qua ải mà đi.
    Đĩnh Chi viết nagay một mảnh giấy, đối lại đưa lên:
    "Xuất đối dị, dối đối non, thỉnh tiên sinh tiên đối".
    Nghĩa là: Ra đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.
    Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên Kim, người tàu thấy ông xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, viên tể tướng Tàu mời vào phủ đường ngồi chơi, Đĩnh Chi trông thấy trên bức tường có thêu con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là chim thực, đứng dậy chạy lại bắt. Người Tàu cười ầm cả lên. Đĩnh Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.
    Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:
    Tôi có nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai không ai vẽ đậu cành trúc. Nay tể tướng sao lại cho vẽ thế. Trúc là giống cây quân tử, chim sẻ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế là ra cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân tử mỗi ngày suy đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi:
    Chúng chịu là biện bác có lẽ.
    Đến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quý. Vua Tàu xai Đĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.
    Sứ Cao Ly làm xong trước.
    Lời tâu rằng:
    "Uẩn lòng trùng trùng, y Doãn Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề".
    Nghĩa là: Đang lúc nắng nực, thì như ông Y Doãn, ông Chu Côn (ý là đắc dụng với thời). Đến khi mưa tuyết lạnh ngắt thì như Bá Di, ông Thúc Tề (ý nói là xếp xó một chỗ).
    Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia, biết là lời lẽ như thế mới suy ra mà đề một bài như sau này:
    "Lưu kim thước thạnh thiên địa vi lô nhi ư tư thời hề Y Chu cự nho! Bắc phong kì lương, vủ tuyết tái đô; nhi ư tư thời hề Di Tề ngã phụ Y ! dụng chi tắc hành xả chi tắc tàng, dụng ngã nhữ hữu thị phù ?"
    Nghĩa là: Nắng chảy vàng tan đá, trời đất như lò lửa, người về lúc ấy ví như Y, Chu, hai ông quan tọ Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di Tề, hai người chết đói. Than ôi ! Khi dùng đế thì ra khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta với người được thôi.
    Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "y", phê rằng "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.
    Thường khi Mạc Đĩnh Chi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:
    "Sú ngã kỵ mã, Đong di chi nhân dã ! Tây di chi nhân dã ! Tây di chi nhân dã".
    Nghĩa là: Chạm vào ngựa của ta cưỡi, ấy là người Đông di hay Tây di?
    Mạc Dĩnh Chi chả lời liền:
    "át dư thừa lư, nam Phương chi cường dư ! Bắc Phương chi cường dư !"
    Nghĩa là: Chắn đường lừa ta đi, thử xem người Nam phương mạnh hay ngoời Bắc phương mạnh.
    Lại thường đối đáp người Tàu, Tàu ra rằng:
    "An nữ khứ, thi nhập vi gia"
    Nghĩa là chữ an, bỏ chữ nữ, chữ vào là chữ gia.
    Đối rằng:
    "Tù, nhân xuất; vương lai thánh quốc"
    Nghĩa là: Chủ từ bỏ chữ nhân, chũ vương đến thì là chữ quốc.
    Người Tàu phê rằng:
    - Con cháu về sau tất cả người làm đến đế vương nhưng hiềm về chữ quốc đơn thì hưởng nước không được tràng cửu mấy nỗi.
    Lại ra:
    "Nhật hỏa vân yên; bạch chú thiêu tàn ngọc thỏ".
    nghĩa là: Lửa mặt trời khói đám mây, ngày trắng đốt tàn con thỏ ngọc.
    Đối:
    "Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô".
    Nghĩa là: Cung mặt nguyệt, dạn nhôi sao chiều hôm bắn rụng cái ô vàng.
    Người Tàu phê rằng:
    - Con cháu về sau tất có người cướp nước. (Mạc Đặng Dung về sau giết vua cướp nước).
    Một khi bà hoàng hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc Đĩnh Chi vào đọc văn tế. Đến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ "nhất". Đĩnh Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:
    "Thanh thiên nhất đóa vân, hồng tô nhất điểm tuyết, ngọc uyển nhất chi hoa, giao trì nhất phiến nguyệt. Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết".
    Nghĩa là: Một đám mây trên trời xanh, một giọt tuyết trong lò đỏ, một cành hoa vườn thượng uyển, một vầng trăng ao Giao trì. Than ôi, mây rã, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
    Bài văn này còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.
    Đĩnh Chi làm quan liêm chính hết sức, vua Minh Tôn thường sai người đem mười quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai, ông vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.
    Vua bảo rằng:
    - Tiền ấy không có ai nhận thì nhà ngươi cứ việc lấy mà tiêu.
    Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới lấy. Đến triều vua Hiền Tôn, làm nên đến chứ Tả bộc xạ (Tể tướng). Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều. Con ông là Khẩn, Trực, cùng làm đến ngoại lang. Cháu là Địch, Toại, Viên cùng có quyền thế, làm quan lúc nhà Minh cai trị. Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ Trai, huyện Nghị dương thì có Đặng Dung là cháu bẩy đời, làm vua nhà Mạc.
  4. nang_tien_tren_cong_co

    nang_tien_tren_cong_co Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Ôi chủ đề này hay thật đấy, tiếc là nhiều người vào xem nhưng không kịp lu loa cổ vũ để bác AQ kêu quá trời Thôi để em vote 5* cho topic với cho bác để bác phấn khởi nhá Hồi Tết năm nay em cũng đọc quyển Chơi chữ của Lãng Nhân, mượn của ông ngoại, phê vật vã tiếc là giờ em lại không có quyển sách đó ở ngay đây chứ không chắc em phải post cả quyển lên mất. Đọc quyển đó hay thì hay thật nhưng thấy các văn sĩ thời xưa cũng ăn chơi trác táng khiếp, như cụ Tú Xương vợ nuôi vất vả thế mà vẫn chơi cô đầu như gì, hihi chắc là mắc nghiện cô đầu rồi không dứt ra được để về nhà tha hồ day dứt tự cười mình rồi ngâm nga thương vợ.
    Nhân tiện em nhớ được một giai thoại, chỉ là câu đố Nôm thôi, đọc được trên báo Văn nghệ quân đội lâu rồi.
    Số là một vị tướng quân đội được phân một cái nhà, nhưng vị tướng này đã có nhà rồi, lại thấy một người đồng chí chưa có nhà nên mới có nhã ý nhường lại cho. Vị thiếu tá kia cảm động lắm. Còn vị tướng kia thì cười xuề xoà và lúc đến thăm nhà của đồng chí ấy còn đọc một vế đối vui:
    Nhà cấp tướng nhường cấp tá.
    Mọi người đều bật cười, rồi cũng quên đi. Riêng người thiếu tá kia tuy cũng cười nhưng cũng để tâm tìm vế đối lại mà chưa được.
    Năm ấy Tết đến, viên thiếu tá tìm mua một băng pháo Bình Đà thật to về đốt. Chẳng dè pháo nổ lớn quá làm chiếc bình đào vỡ tan. Xót quá, người thiếu tá mới buột miệng:
    Pháo Bình Đà phá bình đào.
    Và tự nhiên đó lại là một vế đối rất chỉnh Năm đó khi các đồng chí nhà binh đi chúc Tết nhau người thiếu tá kia lại đem chuyện câu đối ra kể, cả đoàn tha hồ vui vẻ mấy ngày đầu xuân
    Nhắn bác AQ: bác chú ý phần chính tả tiếng Việt chút bác ơi. Bác tiếng Trung cũng giỏi lại rất nhiệt tình, mỗi tội viết sai chính tả nhiều quá à
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Vâng tôi xin nhận lỗi với Bác đây. Quả là món chính tả tiếng Việt của tôi kém thật. Gần đây tôi đánh tiếng Việt mà không sao phân biệt được khi nào thì dùng ch, tr hay g, gh, càng không nói đến s, x và l, n. Bác nào thơm thảo cho tôi 1 cái web hay bài viết nào về các quy định ghép các từ với các phụ âm trên mới. Chớ tôi không có từ điển tiếng Việt ở đây.
    Kính thư
  6. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    - Về g và gh (c và k, ng và ngh also)
    g, c, ng đi trước tất cả các nguyên âm, trừ e, ê, i
    gh, k, ngh chỉ đi trước các nguyên âm e, ê, i
    - Về ch/tr, s/x, l/n:
    Cái này thì phải học máy móc rồi, học từ nào thì phải thuộc từ ấy. Chứ không có mẹo mực hay quy luật chi tiết.
    Có cái link này khá cụ thể
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tiengvietth/chuong4.htm

    Hoặc Tết về mua quyển Mẹo luật Chính tả. Thấy rao bán online là 6500 đ.
    Được alex_fsvn sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 30/11/2005
  7. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    em xem trong chuyện đông chuyện tây của An Chi. Vế đối nổi tiếng của Mạc Đĩnh Chi thật ra là của một cậu học trò vô danh người Tàu
    "Khai quan tảo,quan quan vãn, phóng quá khách quá quan
    xuất đối dị,đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
    rõ ràng chỉnh hơn nhiều
    khai(mở)-quan(đóng), tảo(sớm)-vãn(muộn)
    xuất-đối,dị(dễ)-nan(khó)
    còn như câu của Mạc Đĩnh Chi, có lẽ là không được chỉnh lắm.
    phải chăng là tiền nhân tư tưởng lớn gặp nhau
    ------------------------------
    còn về câu đối của Ngô Thì Nhậm- Đặng Trần Thường:
    Đặng Trần Thường:
    "ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai"
    Ngô Thì Nhậm mới đáp lại là
    "thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc, gặp thời thế thế thời phải thế"
    bạn tù của Ngô Thì Nhậm lúc đó mới khuyên nên đổi là
    "thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc, gặp thời thế thế thời thì thế" như vậy sẽ được tha. NTN không nghe cứ giữ nguyên vế đối của mình nên ĐTT mang ông ra chém.
  8. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Ới, cái món trùng lặp này nhiều lắm á chứ không phải có mỗi câu này đâu. Tớ thì tớ cho rằng cái anh sao chép, chôm rồi xào sáo phịa thêm tý mắm tý muối thời nhiều vô kể . Đấy con cháu bây giờ chẳng bảo là đạo văn đấy thôi. Chắc cũng học từ tính các cụ mà ra cả. Nhờ?
  9. KitC

    KitC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0

    Đông Pha khiêm tốn sửa đối​
    Tô Đông Pha thời nhỏ vốn nổi tiếng thần đồng. Vốn tuổi nhỏ lại háo danh Đông Pha bèn treo đôi câu đối sau trong thư phòng :

    Thức biến thiên hạ tự
    Độc tận nhân gian thư

    Đôi câu đối cho thấy cái hùng tâm tráng chí của họ Tô nhưng khổ nỗi "thiên hạ tự" nhiều như lông bò sao biết cho hết mà sách trong nhân gian biết bao nhiêu quyển cho vừa thế nên thực cho thấy họ Tô cũng thật ngông.
    Chuyện treo câu đối ở thư phòng của Đông Pha tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa, một ông cụ nghe được tin này thì liền cầm một cuốn sách đến nhà Đông Pha thỉnh giáo. Đông Pha cầm cuốn sách từ tay cụ già quả có dăm chữ thực không đọc được mà sách là sách gì thực cũng chưa nghe đến trong lòng rất lấy làm xấu hổ. Biết là câu đối của mình có đôi phần thiệt ngông nên sau đó Đông Pha đã cầm bút viết thêm cho đôi câu đối rằng :
    Phát phẫn thức biến thiên hạ tự
    Lập trí độc tận nhân gian thư

    Câu đối sửa xong người người tán thưởng, và cũng từ đó Đông Pha ngày càng thêm chăm chỉ đọc sách sau này ông đã trở thành một danh nhân lớn.
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Cái mạng củ đậu này cứ dăm hôm NẠI thấy nó dở hơi. Kéo cái chủ đề này lên cái nào. Câu đối đây !!!
    S":""YO女"YO穷书"YO"Y"Y不息!

Chia sẻ trang này