1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ạố?"ọáZọẵ?ố?? - C?Âu ?'ỏằ'i và c?Ăc Giai thoỏ?Ăi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Câu đối chó​


    Chuyện kể có ông quan huyện nọ tên Ngọc, văn chương chữ nghĩa thuộc loại thường thường bậc trung nhưng lại khoái khoe khoang - thói đời vẫn vậy. Một bữa nọ, quan huyện ngẫu nhiên đi ngang bến đò cùng tên với ngài, bến đò Ngọc.
    Ngồi trên đò, quan ngẫm nghĩ về sự trùng hợp ngẫu nhiên này và bất giác tủm tỉm cười, rồi thốt thành lời: - Hay quá! ?oQuan huyện Ngọc qua bến đò Ngọc?. Hà, dễ gì đối được? đoạn vỗ đùi khoan khoái.
    Trên thuyền có một cậu bé, ra dáng học trò, nghe thấy cũng mủm mỉm cười.
    Quan huyện ngứa mắt, hỏi: - Ngươi cười cái gì?
    Cậu bé gãi đầu: - Con nghĩ ra câu đối, con tức cười.
    - Ngươi có đối được không mà dám cười?
    - Dạ, tại đối được con mới cười.
    Quan huyện càng tò mò tợn: - Đâu, đọc ta nghe thử. Không chỉnh ăn đòn nghe không!
    - Dạ, chỉnh. Nhưng quan hứa không phạt con mới dám nói...
    Quan huyện cảnh giác, hơi chột dạ, ướm thử trước khi hứa: - Ngọc ngươi đối với gì?
    - Thưa vàng.
    "Ngọc" đối với "vàng" chắc khó xỏ xiên, quan nghĩ và gật đầu: - Được, ta hứa không phạt. Đâu, đọc câu đối nghe thử?
    Cậu bé đằng hắng, rồi cất cao giọng: - Thưa, "Con chó vàng ăn bãi *** vàng". Quan nghe xong giận tím mặt mà không sao được vì đã chót hứa không phạt thằng bé.
  2. fc12389

    fc12389 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ.
    Trên sư, dưới vãi, ngoảnh lưng trở lại, trên vãi, dưới sư
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1



    Đã mất công tầm đối thì phải tầm những câu đặc sắc mà phải đá thêm ít giai thoại cho máu Phan!!
    Nghe tớ kể một câu đối nhân gian đây. Có đám học trò nọ sáng sớm sách vở chỉnh tề đến nhà thầy đồ chuẩn bị buổi học sớm. Cả bọn thấy nhà vẫn còn đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giường kêu ọt ẹt, thì ai nấy bấm nhau cười lặt lẽo ( Đố biết âm thanh gì đấy). Nghe tiếng động, thày đồ vội vàng thay đồ rồi ra lớp. Để chữa thẹn Thầy liền ra câu đối, yêu cầu các trò đối lại, đối rằng :
    " Sĩ đáo ngọai gia, thầm bất thầm, thì bất thì, thầm thì thầm thì".
    Trong đám trò có đứa láu cá nhanh nhảu đối luôn :
    " Sư ngọa trung phòng, ọt bất ọt, ẹt bất ẹt, ọt ẹt ọt ẹt! "
    Thày đồ nghe xong giận tím mặt còn đám học trò thì không sao nhịn được cười
    Không biết trong box ta có ai theo nghề gõ đầu trẻ không nhờ
    (Giai thoại được Nông mỗ phịa theo trí nhớ có chi không phải mong mọi người bổ khuyết)
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Lâu không lôi chủ đề này lên. Nghịch lại nó tý nào !!
    Lê Thánh Tông (1442- 1497) trong ngót 40 năm làm vua đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. Sử gia Ngô sĩ Liên khen ?oLê Thánh Tông là vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, vạn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược?. Đức vua đã ban bố các bài chiếu như chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, chiếu định quan chế, chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khoá, khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi, khai khẩn đất hoang làm sao cho dân no ấm, đất nước giàu mạnh.
    Vua Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ hào tráng, chăm lo phát triển những giá trị văn hoá dân tộc. Là một người chăm lo đế nghiệp, ở xa trên cõi đế đô nhưng Lê Thánh Tông vào dịp lễ tết hay cải trang làm thường dân đi thăm phố phường, chợ búa, xuống nông thôn để hiểu nỗi niềm, cuộc sống của dân chúng.
    Có một lần nhà vua thăm một nhà dân không treo câu đối vào dịp tết Nguyên Đán vui tươi của dân tộc như các gia đình khác, Lê Thánh Tông đóng vai một người thường dân có biết chữ bèn hỏi:
    - Tại sao nhà nào trong dịp Tết cũng đều treo câu đối nói về nghề nghiệp của mình mà nhà ông lại không có?
    Chủ nhà ngại ngần một phút rồi buồn rầu đáp:
    - Thưa ông, chẳng dấu gì ông, tôi làm cái nghề hèn hạ quá nên không dám phô với thiên hạ ông ạ.
    Nhà vua hỏi lại, chủ nhà mới bộc bạch:
    - Thưa ông, nhà tôi làm nghề dùng cào chìa hốt phân bắc bán cho các nhà trồng rau ông ạ.
    Nhà vua cười vui vẻ:
    - Việc làm đó chẳng có gì hèn hạ cả mà nó còn giúp phát triển nông nghiệp trồng rau, trồng lúa xanh tốt. Ông nên chú ý ủ phân, đừng để phân tươi bốc mùi hôi thối cả vùng là được. Tôi xin tặng ông câu đối Tết nhé!
    Vua bảo lấy giấy hồng điều và bút nho rồi viết đôi câu đối sau:
    Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
    Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.

    Tạm dịch như sau:
    Khoác một áo bào, đảm đương việc khó trong thế gian
    Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ

    Nhà vua ví chiếc áo lá tơi và cây cào chìa 3 răng của người dân như áo bào và thanh kiếm của người hảo hán. Ta thấy Lê Thánh Tông đánh giá cao vai trò của người nông dân và quý trọng mọi nghề, miễn là nghề đó phát triển sản xuất làm cho dân no ấm.
    ý nghĩa câu đối đó mới mẻ và có tác dụng giáo dục nghề nghiệp sâu sắc cho ngàn đời sau. Thái độ thân dân, hành vi đi sát dân của vua xưa kia nhắc nhở cán bộ chúng ta ngày nay phải lấy dân làm gốc, gần gũi nhân dân, quan tâm đến đời sống của người lao động.

  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Câu kết chuyện trên của QQ huynh nghe như mới vào Đảng, chứ không mang mùi của tay đi buôn người lâu ngày nhỉ.
    Về chuyện câu đối của Ông Lê Thánh Tông, Nhọ nhớ có đoạn kết là sau đấy quan địa phương đọc câu đối, nghe khẩu khí rất quân vương, nên bắt ông bán phân này lại tâu lên vua rằng ông ấy có ý phản nghịch. Vua cười và hạ lệnh tha. Ông buôn kia về sau làm ăn rất suôn sẻ.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 31/07/2006
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Câu đối cũ-Câu đối mới
    :::Diệp Kim Kỳ::: ​
    Câu đối Việt Nam là loại hình văn học độc đáo. Những thể loại văn học khác cần có nhiều ngôn từ, điển cố để diễn tả, minh họa. Câu đối chỉ có hai câu, bố trí theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang, nhiều lắm có thể dăm ba chục từ, ít nhất dăm từ. Tuy vậy, đọc lên, người đọc người nghe vẫn cảm nhận sâu sắc ý tứ mà người ra đề, người đối - gửi gắm.
    Từ khi nước Việt có văn tự, các nhà văn hóa, vua quan, thầy giáo, học trò - bắt đầu sáng tác câu đối. Phải đến đời vua Lê Thánh Tôn - câu đối mới trở thành món ăn tinh thần của người yêu văn chương và được phổ biến rộng rãi. Sử sách còn ghi lại nhiều câu đối của nhà vua sáng tác khi ngài trị vì. Tương tuyền, ngài thường vi hành - đi thăm dân cư sau đó về ra các quyết sách phù hợp lòng dân.
    Một năm kia - vào tối 30 Tết - Ngài cải trang thành thư sinh cùng một thị vệ đóng vai thơ đồng đi tìm hiểu dân gian đón Tết. Dân Việt có câu tục ngữ từ bao đời: Ðói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Dù cả năm ăn đói mặc rách, nhưng ngày Tết nhà nào cũng cố sắm sửa cho con cái mình được bữa no, có tấm áo lành, đẹp để mặc.
    Khi Ngài đến cuối một phố nhỏ, vắng - trong kinh thành Thăng Long - thấy có một túp lều, cửa đóng im ỉm, lạnh tanh. Viên thị vệ tiến lên đánh tiếng, mãi sau mới thấy có một người đàn ông vẻ ngái ngủ ra nhấc tấm phên che. Nhà vua bắt chuyện, hỏi... người kia than phiền: Nghèo đến độ chỉ đủ hai bữa cơm hàng ngày, không có dư để mua sắm Tết. Ngạc nhiên - vì ngài thường được các quan trong triều tấu sớ rằng con dân của ngài sung túc - giờ thấy người kia nói vậy, ngài lạ lùng, hỏi: Anh làm nghề gì? Có chịu khó làm việc không? - Bẩm, con làm nghề... hót phân. Hàng ngày đi từ sáng sớm đến tối mịt, chỉ hót được hai nửa thúng, đem bán cho các chủ ruộng, mua vừa đủ hai bữa gạo ăn, bây giờ không có tiền để sắm Tết. Nhà vua nghe xong thương cảm, bảo người thị vệ mừng tuổi cho anh ta ít tiền đoạn sẵn giấy bút mang theo Ngài viết cho đôi câu đối:
    Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ
    Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.

    Khẩu khí như của một ông Nguyên Soái chuẩn bị ra trận. Nào chiến bào, nào kiếm, nào gánh vác thiên hạ trên hai vai. Ðủ cả. Thế nhưng nhìn người hót phân cũng thấy đúng các trang phục này:
    Áo bào chính là áo tơi khoác ngoài, che mưa nắng, rét mướt - vì cấu trúc, hình thể của chúng hoàn toàn giống y trang. Chỉ khác: Một làm bằng lụa quý thêu kim tuyến, còn một làm bằng lá gồi - thứ lá cây dùng làm nón và lợp nhà dành cho dân nghèo.
    Trên vai của nguyên soái gánh trọng trách của tổ quốc giao: Chiến thắng. Còn anh chàng hót phân thì gánh đôi sọt, đôi thúng đựng phân.
    Tay Nguyên soái cầm kiếm giết giặc, còn tay anh hót phân cầm cào, xẻng để hót những đống phân người, phân súc vật vương vãi trên đường.
    Vừa làm sạch lại vừa để bón cho lúa, hoa màu tốt tươi.
    Thời xưa, nghề hót phân là nghề mạt hạng nhất. Ðến độ, khi dạy con cái, bố mẹ, ông bà thường đem nghề này ra ''''dọa'''' trẻ: ''''Không chịu học hành, dốt nát, sau này lớn lên chỉ đi hót ***''''.
    Dưới mắt của Minh Quân Lê Thánh Tôn, người làm nghề thấp hèn, bẩn thỉu nhất đã trở nên quan trọng: Chức vị khác nhau rất xa nhưng ý nghĩa của công việc thì ông Nguyên soái và chàng hót phân gần... giống nhau. Còn gì vĩ đại bằng người thu phục được ''''nhân tâm - lòng dạ'''' thiên hạ! Ðó là ước nguyện, hành động của các đế vương!
    Tiếp theo, nhà vua đến một ngôi nhà ở phố khác.
    Theo phong tục, người chủ nhà cùng đứa con lớn ra chào khách xông nhà. Gia chủ này có vẻ khá hơn người hót phân, tuy cũng không hơn nhiều vì đến giờ tất niên mà nhà ông ta vẫn còn la liệt những mảnh vải đang nhuộm dở phơi trên dây. Biết khách là học trò, ông chủ nhà xin thầy cho đôi câu đối lấy may, đoạn sai cậu con trai mang giấy, bút, phẩm mực đến. Nhà vua quan sát, suy nghĩ đoạn viết:
    Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ
    Triều trung chu tử tổng ngô gia.

    Dịch:
    Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
    Ðỏ tía triều đình bởi cửa ta.

    Ông thợ nhuộm thì trong nhà phải có phẩm mực đầy màu sắc. Nhưng quan trọng là: Dù làm nghề thấp hèn, nhưng ông đã tô điểm ngay cho cả triều đình, vua quan. Họ đã từ tay ông mới trở nên danh giá!
    Hai đôi câu đối này được hai gia chủ treo ở cửa nhà đón Xuân.
    Thám báo của triều đình thấy khẩu khí có vẻ lộng ngôn, ngạo mạn, phạm thượng... vội về tâu trình thượng cấp trị tội. Sau khi biết rõ ngọn nguồn... các quan đại thần vô cùng cảm phục minh quân của mình. Hai gia chủ kia lập tức được nhận ân sủng: Con trai ông thợ nhuộm được ngay một quan đại thần, đem con gái gả cho. Còn người hót phân thì chức sắc địa phương cấp ruộng công điền... và lộc vua ào ào đổ dến. Thiên tử đến nhà là phúc lớn không chỉ cho cá nhân mà còn là ơn mưa móc của trời đất tưới cho cả vùng.
    Các thế kỷ sau, triều đại khác, câu đối càng phát triển. Ðến thời cận đại, các nhà Nho yêu nước ngoài sang tác các tác phẩm văn xuôi, thơ phú, câu đối vẫn được phát triển song song. Thời đại Cụ Nguyễn Khuyến sống - là một thí dụ. Cũng học theo phong cách của vua Lê Thánh Tôn, cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ lấy ngay đề tài quanh mình sáng tác. Làng xóm có việc, cư dân trong vùng, ma chay, giổ chạp, cưới xin... đều đến xin cụ cho Câu đối, Ðại tự, Hoành phi về kính cẩn treo trong nhà, ở nơi thờ cúng trang nghiêm.
    Một gia đình làm nghề thợ nhuộm, chồng chết, người vợ đến xin đôi câu đối để viếng chồng, cụ cho:
    Thiếp từ thuở lá Thắm xe duyên:
    Khi vận Tía, lúc cơn Ðen,
    Ðiều dại điều khôn nhờ bố Ðỏ.
    Chàng chàng hỡi suối Vàng có biết:
    Vợ má Hồng, con răng Trắng,
    Tím gan tím ruột với trời Xanh.

    Ðó chính là tóm tắt toàn bộ màu sắc mà ông thợ nhuộm tạo ra cho bàn dân thiên hạ dùng. Chỉ bằng đôi câu đối, Cụ Tam Nguyên đã nói đến 10 màu sắc. Nhưng đọc xong người đọc cũng chia sẻ nỗi đau với người đàn bà góa bụa và đàn con dại...
    Ông Hàng Giát (Giết lợn) đến xin, cụ viết:

    Tứ thời bát Tiết canh chung thủy.
    Ngạn liễu đôi Bồ dục điểm trang.

    Lại một đặc tính khác của người làm nghề mổ lợn. Tiết canh (Tiết cùng cổ hũ, các loại rau thơm...) , Bồ dục (để nấu cháo) - là hai bộ phận cơ thể của con lợn được dân ta chế biến thành món ăn khoái khẩu.
    Người đánh dậm nghèo rớt mồng tơi thì cụ cho đôi câu đối hỗn hợp Hán-Nôm:
    Nhất cận thị, nhị cận giang, thổ địa tích tăng xương tị Ốc.
    Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu Tôm.

    Ðánh Dậm - một cách đánh bắt tôm cá trên sông nước của dân nghèo, chỉ bắt được ốc, tôm, tép, cá lòng tong. (1)
    Ðọc câu đối của hơn 500 năm sau, chúng ta thấy rõ sự kế thừa, đồng thời không thể phủ nhận tài năng của hậu bối phát triển câu đối đến đỉnh cao.
    Thời kỳ Pháp sang xâm lược, giai đoạn chống Pháp, các sĩ phu trong phong trào Cần vương, các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, ngoài sang tác văn, thơ, phú - vẫn sáng tác câu đối để gửi gắm nỗi lòng mình cho người đời...
    Câu đối là một loại hình văn chương có tính đặc thù.
    Người sáng tác phải nắm bắt được cái thần, cốt lõi của vấn đề rồi chọn từ, sắp xếp sao cho trên nguyên tắc ''''Ðối''''. Ðối ý, đối chữ, đối từng đoạn, cả câu - nhằm lột tả được ý tưởng của tác giả và làm người đọc thấy hứng thú, đồng cảm. Cứ tưởng loại hình văn học này sẽ ít đi vì người biết chữ Hán - nền tảng của việc sáng tác câu đối - đang mai một.
    Giới trẻ tuy có ít người học Hán văn, cũng chưa đủ sức để phát triển loại văn học hình này. Nhưng cái chính thời hiện đại quan niệm hưởng thụ nghệ thuật đã thay đổi. Hướng theo xu thế của thời đại, câu đối một mặt vẫn trụ vững bằng cách thu hút nhiều người tham gia sáng tác, thưởng thức, đồng thời trong hoàn cảnh bức xúc: ''''Tìm lối ra''''. Xuân về, Tết đến, các tờ báo đều tổ chức ra đề, xướng họa.
    Trong các đợt ra vế và đối vế này, phải kể đến vế ra của ông Tú Sót:
    Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác.
    Ðây là thủ pháp chơi chữ Quốc Ngữ thuần túy. Nắm vững nguyên tắc ''''bất đảo'''' của chữ Việt hiện đại, ông Tú Sót đã chọn ra được 3 từ ?oBác Bôi Tôi? để lập ra một ý khác sau khi đảo chỉ hai chữ thành ?oTôi Bôi Bác?. Kết quả của việc đảo này đã cho một tập hợp từ mới mang ý nghĩa mới - có hơi hướng, thoang thoảng giống vế ra bằng hỗn hợp Hán-Nôm của nữ sĩ trứ danh Ðoàn Thị Ðiểm: Da trắng vỗ Bì bạch!
    Tiếng Việt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam - dùng rộng rãi Ðại từ nhân xưng Bác (Ngôi thứ hai số ít hoặc ngôi ở thể kính trọng), Tôi (Ngôi thứ nhất số ít). Bác nếu ở vị trí trên thang bậc của bố mẹ mình (xưng là Cháu). Bác - nếu ở vị trí ngang vai phải lứa ở tuổi trung niên tương ứng với mình (xưng là Em - thay cho con). Có lúc giới trẻ cũng''''lạm dụng'''' dùng để xưng hô với nhau (xưng là tôi).
    Bác bôi Tôi - có nghĩa là Ông, Anh, Mày (Bác) - đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít làm chủ ngữ. Bôi là động từ - làm vai trò vị ngữ. Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít làm vai trò bổ ngữ trực tiếp. Ðó là một câu đơn giản, hoàn chỉnh: Bác đừng bôi (bẩn) tôi, vùi dập tôi, thóa mạ tôi!...
    Khi đảo vị trí hai chữ Bác-Tôi (câu đơn giản thứ 2) - cho nhau, cấu trúc văn phạm của toàn câu phức tạp không thay đổi nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi - Bác Bôi (bẩn) Tôi - Không thể bằng - Tôi Bôi (bẩn) Bác. Ðây là lời thách đố, răn đe, cũng là lời khuyên chí tình: Ông bôi bẩn, nhục mạ tôi sẽ không thể bằng tôi nhục mạ lại ông đâu. Bởi vì Tôi là thằng mạt hạng, là đất nung - nhưng lương thiện, có chân lý. Còn ông tự xưng là ?odanh giá?, là ?ođồ sứ quý hiếm?, sạch sẽ, sang trọng từ đầu đến chân nhưng ngụy quân tử, lừa đảo - chỉ vì được giấu diếm che đậy. Tôi mà bôi (bẩn), bác mới thiệt. Bác có quá nhiều thói xấu, tôi vạch ra, tôi ''''bôi'''' lên giấy, thiên hạ biết... Bác mới ''''Phiền'''', mất mặt, chẳng khác nào (tôi) lột mặt lạ của kẻ ngụy quân tử!
    Bởi vậy bác đừng làm việc dại dột: Bôi bẩn người. gắp lửa bỏ tay người. ?oChân mình thì *** rê rê. Lại đi đốt đuốc soi lê chân người?. Ðó là việc làm xấu xa bỉ ổi của kẻ tiểu nhân!
    Ðộng từ ''''Bôi'''' chỉ hành động khi người ta cầm chiếc bút, chổi, cây cọ... bôi, quét mực, trát phẩm, sơn, vôi vữa - lên một vật nào đó (bức Tranh, khung Vải hoặc bức Tượng...) - là mặt phẳng hoặc hình khối không gian. Thậm chí kể cả cách nói cường điệu của dân gian: Bôi, trát (phân, ***) - ?olên mặt? - đối tượng...
    Ghép thêm chữ Bác vào thành Bôi Bác, lúc này tập hợp từ đã chuyển sang nghĩa khác rộng hơn: Nó chẳng những có nghĩa Ðen là ''''bôi'''' mà còn hàm nghĩa Bóng: Bôi bác - thóa mạ, nhục mạ danh dự đối tượng, trên phạm vi tư tưởng, nhân cách. Vế ra, ngoài việc làm người đọc hứng thú vì nghệ thuật câu đối hoàn chỉnh, còn nói lên ý nghĩa xã hội, tính khái quát sâu rộng...
    Hưởng ứng cuộc đối này có rất nhiều câu hay, xin chọn hai câu điển hình:
    Ông Tú Xuân đối lại như sau:
    Nhà Vô địch cứ sợ Ðịch vô nhà.
    Cũng bám theo câu của vế thách đối, vế đối của ông Tú Xuân lại gợi ra cho người thưởng thức suy nghĩ trước một vấn đề xã hội khác: ''''Ông'''' luôn nói rằng ông là Nhất - ?oLăm-bơ-oan?, là ''''Vô địch thiên hạ'''', ''''Bách chiến bách thắng''''. Nhưng thực ra ông rất sợ Ðịch vào nhà. Bởi vì ông có chỗ yếu, có ?oTử huyệt?... Ðịch còn đang ở ngoài ông đã run sợ. Còn nếu Ðịch vào hẳn trong nhà, chúng sẽ nhắm tử huyệt của ông mà đánh... ông không chống cự được - ?oToi là cái chắc?. Thế cho nên ông ?ocứ sợ?!
    Thực chất ông chỉ ''''nói phét'''' chứ ông không phải là Nhà vô Ðịch!
    Ông Tú Xuân thật thâm thúy, chua cay... Chỉ bằng 8 chữ tâm huyết của mình mà đã nói được rất nhiều, không kém gì một bài chính luận dài hàng chục trang viết!
    Còn nhà thơ Hữu Loan thì đối :
    Mày ăn Dân - hết nước - Dân ăn Mày.
    Câu đối Việt Nam ở thời Hậu Hiện Ðại không hề bị mai một!
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Câu ứng đối nổi tiếng
    Không biết đã có cô chú bác nào kể chưa nhỉ?
    Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau.
    Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường:
    Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.
    Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.
    Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.
    Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
    Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ hơn ai
    Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
    Có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế
    hoặc là:
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế
    Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói "thế đành theo thế" (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
    Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:
    Ai tai Đặng Trần Thường
    Chân như yến xử đường
    Vị Ương cung cố sự
    Diệc nhĩ thị thu trường

    Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.
    Tạm dịch:
    Thương thay Đặng Trần Thường
    Tổ yến nhà xử đường
    Vị Ương cung chuyện cũ
    Tránh sao kiếp tai ương?

    Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.
  8. haunghe78

    haunghe78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Em được một người bạn đọc cho nghe câu đối như vầy:
    Mei mei du shu xiang si han
    (muội muội độc thư tương tư hán)
    Shao shao pa yang shou zhe yin
    (tẩu tẩu phạ dương thủ già âm)
    Bác nào gõ lại hộ em bằng Hán tự với.
    Em nghe qua 1 lần nên không biết có sai sót gì không. Mong các bác chỉ giáo.
    Nghe nói đây là câu đối của Tô tiểu muội, là em gái của Tô Đông Pha tiên sinh với chị dâu. Trong 1 lần quét sân nhìn lên thấy cô em chồng đang đọc sách nhưng lại không chú tâm, vậy là bà chị dâu đọc vế thứ trên. và Tô tiểu muội cũng làm vế đối lại chị dâu.
  9. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Câu đối à, hay phết nhỉ, xin góp một câu đối khá thú vị của Trung Quốc đại lục đây:
    不o不O
    说 说
    你 不
    OO OO
    你 就
    就 不
    OO OO
    不 O
    O Y
    Y 不
    O O







Chia sẻ trang này