1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ó?Đó?Yó,?ó,?ó?êổ-Ơổoơỗ?ạọằ<ó??-ó??ó?ắó?~ó,?ó?ôốêưó,?ó?ê

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi vdiep1205, 23/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    hì ,bạn gì đó nếu có thời gian thì cứ dịch thôi!!Có rất nhiều cái lợi mà!!!
    keizoku wa chikara nari!!!!
  2. dhnluna

    dhnluna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là Luna,cũng như tất cả mọi người đều hiểu là chuyện "không được mượn vợ" là một jyoshiki,nhưng vì vdiep viết thêm chữ người Nhật vào sau,nên khiến mọi người thắc mắc đó.Vì chẳng lẽ đấy chỉ là jyoshiki của riêng người Nhật???Còn người VN hay người nước khác thì không có jyoshiki như thế sao?Chính vì vậy mà Luna hay Mít mới phải lên tiếng thắc mắc đó.
    Đây có thể cũng là một sự aimai trong tiếng Việt,hoặc là Luna không hiểu đúng ý của bạn.Hy vọng sẽ được đọc tiếp topic này với những bài post tiếp của bạn.Thân mến.
    Ps: Còn việc bạn nói uống rượu là tôn giáo,sẽ chẳng có gì cần thắc mắc(ít ra là với Luna), vì nếu thắc mắc thì phải thắc mắc cả bài như Mít đó.Nhất là với ai đã sống ở Nhật,đã biết hay nghe kể về những nomikai ở Nhật .Nếu có dịp gặp bạn,Luna cũng sẽ mời bạn đó,hy vọng bạn cũng theo "tôn giáo" này?
    Learn from yesterday,live for today,and hope for tomorrow
  3. vdiep1205

    vdiep1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Dùng những câu hết sức hiển nhiên để tạo nên cái chất nonsense cho bài viết là một thủ thuật rất hay được sử dụng của tay bút này. Một ví dụ khác:
    39 độ C: So với nhiệt độ của bồn tắm(ophuro) thì chẳng bõ bèn gì. Nhưng không may đấy là nhiệt độ cơ thể thì quả là không bình thường.
    Có nhiều người không quen ngay với cách viết này, và chẳng lấy làm thú vị chút nào. Nhưng mục đích cuối cùng chỉ là để gây cười.
    Đấy là chuyện mục đích, còn có buồn cười hay không thì lại là chuyện khác. Nói: "Cho phép tôi kể một chuyện cười" đã làm mất đi một nửa hài hước, trong khi không nói gì thì ta còn có đường rút nếu chả ai thấy buồn cười cho.
    To dhnluna: ま~っTて,"?!
  4. vdiep1205

    vdiep1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    NGÔN NGỮ
    "Doumo" là một từ nổi tiếng vì được sử dụng vô cùng rộng rãi. Dù ở trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần cúi đầu(không phải là để thể hiện tôn kính hay nhận lỗi mà đơn thuần chỉ là "ngắm đầu gối") và nói "Doumo" là sẽ không xảy ra vấn đề gì. Mục đích sử dụng vô cùng đa dạng, đại loại như: Xin lỗi, chào hỏi, ra lệnh, uy hiếp, tự mãn, biện hộ, dụ dỗ, cầu hôn, tốt nghiệp, hứa hẹn, nấu cơm.v.v. Người nước ngoài chỉ cần nhớ mỗi từ này là có thể sinh sống ngon lành trên đất nước Nhật Bản.
    Về cơ bản tiếng Nhật khá đơn giản và đơn điệu. Nhìn qua các nguyên âm, phụ âm cũng thấy rõ điều này. Thật không thể so sánh với tiếng Việt của chúng ta. Phần lớn người Nhật lầm tưởng tiếng Nhật khó. Thật trớ trêu, nói thành thạo một ngôn ngữ khó như vậy nhưng số người nói được tiếng nước ngoài chẳng là bao. Có lẽ khả năng học tập ngôn ngữ của người Nhật có hạn nên mới lầm tưởng tiếng Nhật khó.
    Ngữ pháp đơn giản, số biến cách, số thì cũng ít, đại từ quan hệ thiếu thốn nên câu văn trở nên vụn vặt, không thể viết nổi những câu dài trên một trang.
    Kình ngữ cũng tỏ ra khá thô sơ. Nam giới hơn tuổi, nữ giới hơn tuổi, cấp trên, quan chức, bố mẹ, thần thánh..v.v Tất tần tật chỉ có một kiểu kính ngữ, về cơ bản. Dù là ông bố hay ông thần thì cũng đều như nhau, không hiểu làm thế nào mà thể hiện tôn kính được cơ chứ. Có khi còn bôi nhọ các vị thần linh ấy chứ.
    Bằng thứ ngôn ngữ khá thô tạp này người Nhật giao tiếp với nhau. Nhưng có thể, chính nhờ chỉ suy nghĩ đơn giản, nói năng đơn giản mà hiệu suất truyền đạt cao cũng không biết chừng.
    (Còn tiếp)
  5. vdiep1205

    vdiep1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    VĂN HOÁ
    Hiện nay tại Nhật vẫn còn khá nhiều người theo học các môn văn hoá truyền thống. Đại để như hoa, trà, ninja, ngáp... Ngoài ra có thể kể đến hội thoại tiếng Anh, bơi lội, v.v. Những loại hình học tập này một phần được dạy ở các trường ĐH. Nếu học ĐH ở Nhật, chí ít thì bạn cũng master thành thạo được môn "ngáp".
    Tivi là một thứ được xem như không thể thiếu trong XH Nhật. Tivi được dùng cho những mục đích như tránh ngớ ngẩn ở người già, tránh phải nói chuyện trong gia đình. v. v. Thêm nữa, nó được dùng như một cái bệ đặt lịch bàn.
    Nhìn chung tivi Nhật khá lý thú. Chỉ có điều, đều là một nguời cả nhưng lúc nãy vừa bị giết xong, giờ đã thấy đang cầm cốc bia cười nhăn nhở, khá là lộn xộn.
    Hầu hết các chuơng trình đểu có nhân vật gọi là bình luận gia. Công việc chính là diễn giải các sự kiện, dự đoán này nọ, kêu ca chính truờng, gật gù bên cạnh tường thuật viên chương trình thể thao.v.v. Nói chung là xuất hiện ở mọi thể loại. Nhưng có một cái lạ là không có một bình luận gia nào bình luận các nhà bình luận cả.
    Người Nhật khá hay đọc sách. Không biết có phải do vẽ thì truyền đạt giỏi hơn viết hay không mà ở Nhật có rất rất nhiều chuyện tranh. Cổ điển, lịch sử, khoa học chuyên môn, chuyện "nuy"... đều được chuyển thể thành chuyện tranh hết ráo. Tới đây, việc chuyển thể hiến pháp thành chuyện tranh chắc cũng chỉ là vấn đề của thời gian.
    Thử nhìn qua thị hiếu đọc sách của các độc giả trên xe điện. Đàn ông trung niên đọc báo thể thao, các cô gái trẻ đọc hướng dẫn, quảng cáo du lịch, phụ nữ trung niên thì hoặc buôn dưa lê hoặc ngủ gật. Các bậc cao tuổi thì do không còn nhanh nhẹn nên không chiếm được ghế, đứng khổ sở như sắp chết.
    Dĩ nhiên có người này người kia nhưng nhìn chung thì người Nhật thích nói chuyện.Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cả hình thức lẫn nội dung đều đã được định sẵn. Có khi hội thoại được người Nhật xem như một thứ chào hỏi cũng không biết chừng.
    Bọn trẻ thì nói chuyện thời trang hay chuyện về phái khác giới, các bà mẹ thì nói chuyện giáo dục con trẻ. Cứ y như là đã có những câu viết sẵn, chỉ cần điền vài từ vào chỗ trống là xong.
    Các bậc cao tuổi cũng có những chủ đề riêng của mình. Số luợng bệnh tật và số khuyết điểm của con dâu là đề tài tranh luận yêu thích của các cụ, càng nhiều được coi như càng tốt. Và cùng nhau tự mãn về cả chất lẫn lượng.
    Các nhân viên công ti thì thích nói xấu nguời khác, chuyện khen gần như tuyệt đối không bao giờ. Có thể không khen nguời khác khi không có anh ta ở đấy là một luật bất thành văn của người Nhật. Ngoài ra việc nhắc lại những câu bình phẩm trên báo đài về xã hội hay chính trị cũng khá được yêu thích.
    Ngưòi Nhật yêu thích âm nhạc. Đặc biệt là thể loại được gọi là enka. Đây là loại nhạc có âm điệu buồn bã, não nề, kể về chuyện thất tình, quan hệ nam nữ không thuận buồm xuôi gió, .v.v. Qua đây có thể dự đoán là nước Nhật cũng giống đất nước ta, quan hệ lứa đôi hầu hết đều gặp trắc trở.
    Người Nhật hay đi hát karaoke. Vừa ngượng, vừa phải cầm micro gào thét trưóc người khác là một thứ hình phạt. Chắc ngưòi bị phạt đã làm một chuyện gì xấu xa ghê gớm lắm.
    Đến mùa hoa Anh Đào nở, rất hay thấy nhiều người quây quần lại cùng nhau hát hò. Có điều nó giống đọc kinh hơn là một loại âm nhạc. Chắc đấy là một thứ nghi thức tôn giáo, dính dáng đến hoa Anh Đào chẳng hạn.
    Ngưòi Nhật thích thể thao. Nhìn qua thấy xung quang những ngưòi chơi thể thao có rất nhiều người khác còn hoạt động sôi nổi hơn. Ăn, uống, hát, hay xem, chả biết anh ta đang làm gì. Ở những buổi diễn ca nhạc cũng vậy, khách và ca sĩ cùng hát, không biết họ đến để nghe hay đến để hát nữa. Không hiểu vì sao chẳng nghe cũng chẳng nhìn nhưng vẫn gọi là "khán giả", "thính giả" được.
    Nam nữ bất bình đẳng là một vấn đề khá nổi cộm ở Nhật.
    Công việc chính của phụ nữ là: buôn dưa lê, quyết định cách tiêu tiền, chơi tenis, đi mua sắm, giám sát đàn ông.v.v. Tóm lại là bao quát mọi lĩnh vực với trách nhiệm nặng nề. Trong số ấy còn có những ngưòi phải làm những việc trong gia đình. Nếu có gọi là "ngược đãi" cũng không quá lời.
    Trong khi đó, công việc của đàn ông là kiếm tiềm, làm việc nhà, giết thời gian đợi đến muộn rồi mò về nhà, nhẹ nhàng đến bất công.
    Chế độ kết hôn cũng không hơn gì các nước chậm tiến, một vợ một chồng, trên nguyên tắc. Bởi thế, một anh đàn ông suốt đời chỉ phải khổ sở bởi một bà vợ mà thôi. Đây có thể nói là một sự ưu ái lớn của đàn ông Nhật Bản.
  6. Ngo_Bung_new

    Ngo_Bung_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Hey, đọc bài của bác này lạ mà hài hước nhỉ. Em thấy nhiều cái cũng giống VN đấy chứ, đâu phải chỉ Nhật mới thế. Có khi các nước khác cũng nhiều vấn đề như vậy không biết chừng .
    À mấy anh chị đang ở bên đấy thử phát biểu xem liệu những cái bác này viết đúng được bao nhiêu phần trăm?

    Thế giới quả là rộng lớn và chúng ta có rất nhiều việc phải làm....

  7. ET.KODOMO

    ET.KODOMO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Hơ, Bung ơi, theo chị ET thì chẳng có gì lạ, cũng chẳng hài hước. Chẳng qua là bài viết nói về mặt trái của Xã Hội, mà cụ thể ở đây là Nhật Bản. Quay lại Việt Nam hay nhìn ra thế giới thì ở đâu cũng vậy thôi. Mỗi người nhìn cuộc sống một cách khác nhau, nhận xét về nó cũng khác nhau. Thế nên, bài viết của tác giả có thể vừa thật vừa không thật, chẳng ai tính được là đúng bao nhiêu phần trăm đâu.
    Hơ, mà cũng chỉ là Detarame, ai viết một bài kiểu này về Việt Nam thử coi, hehe, chắc chắn Bung đọc xong còn thấy hài hước hơn ý chứ nhờ.
    ET.KODOMO
    Arigatou ! Aete yokatta.....

    Được ET.kodomo sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 27/01/2003
  8. vdiep1205

    vdiep1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Loạt bài trên tôi trích dịch và phóng tác từ bản : "でY,?,な-o紹<~<にS-議T,<" của tác giả oY<賢O^tsuchiya kenji? trong một số báo ?^S-?~??khá cũ. Tác giả là giảng viên triết học trường ĐH nữ sinh Ochanomizu (御OfZ水女子大学), viết văn chỉ là nghề tay trái của ông. Các bài viết humour essay của ông theo tôi đều khá dí dỏm và hài hước, một thứ hài hước khá lạ, và hiếm hoi bởi ngưòi Nhật không giỏi nói chuyện cười. Một số tập essay của ông đã được xuất bản cả duới dạng -?庫, bạn nào ở Nhật có thể tìm đọc thử xem sao. (Tôi dịch khá cẩu thả và cũng không chắc nếu cẩn thận hơn thì sẽ có một bài dịch khá hơn. Nên nếu có ai đó đọc bản gốc rồi thì xin thứ lỗi cho)
    Mặc dù những người hâm mộ ông bình luận đủ kiểu, nào là chứa đựng tư tưởng triết học sâu sắc, nào là khéo léo phê phán XH... Nhưng tiêu chí mà ông luôn coi trọng, đó chỉ là đem tiếng cười đến cho độc giả.
    Ý kiến cá nhân của tôi:?? S<,度=SSSSS
    Được vdiep1205 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 28/01/2003
  9. vdiep1205

    vdiep1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    THAY LỜI KẾT
    Con cá không biết rằng đối với nó quan trọng nhất là nước. Con nhà hàng xóm láo thì biết ngay, nhưng con mình thì phải đợi khi nó chửi vào mặt mình rồi mới biết nó mất dạy. Biết vợ nguời ngoại tình thì nhanh, nhưng chuyện vợ mình ngoại tình thì phải đợi nguời khác nắn sừng cho rồi mới biết. Phàm ở đời, những cái gì thân cận nhất là những cái ít được chú ý đến nhất, là cái dễ bị quên nhất. Là người Việt, sống trong đất Việt, chắc chẳng mấy ai muốn hiểu rõ hơn về đất nước của mình. Nhưng khi rời xa nó rồi, người ta lại thấy muốn biết về nó. Lần đầu đặt chân đến Nhật, cái gì cũng mới, cái gì cũng muốn biết, nhưng càng quen, càng hoà vào nhịp sống, càng mất đi cái hứng thú ấy, càng trở nên vô cảm trước những chuyện xung quanh.
    Hoặc giống như đứa trẻ, được dạy 1+1=2, thì biết vậy. Nhưng đến một lúc nào đấy, khi không còn ngây thơ như một đứa trẻ nữa, người ta bắt đầu nghĩ tại sao 1+1 lại phải bằng 2, bắt đầu hoài nghi về nó, hay thấy rằng hình như mình vẫn chưa hiểu ngọn ngành cái phép toán giản đơn đó.
    Càng biết nhiều càng dàn trải, càng khó tổng quát, càng như không biết cái gì. Thà như đứa bé lớp vỡ lòng, biết ít nhưng cũng chẳng phải nhớ nhiều, cũng chẳng phải vặn vẹo điều mình biết có đúng hay không.
    Hình như tôi viết lạc đề quá rồi. Nói đơn giản, tôi tưởng rằng mình đã hiểu Nhật Bản phần nào, nhưng đôi khi vẫn nghĩ rằng hoá ra mình chẳng hiểu gì cả. Cảm tưởng về nước Nhật chỉ lúc nó còn mới là dễ nói lên lời thôi, còn bây giờ nó hỗn tạp, lan trải, không rõ ràng, hay nó cùn đi rồi cũng nên. Mà rất có thể, đó là bởi tôi vẫn chưa đủ hiểu "Nhật Bản" theo đúng nghĩa của nó cũng không biết chừng.
    Cái tựa là -o紹<?thế mà ngưòi viết lại nói rằng anh ta chẳng hiểu gì nghe hơi kì cục. Nhưng biết đâu như con cá quên nước, bản thân nguời Nhật cũng không hiểu rõ nó cũng nên!!!

Chia sẻ trang này