1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

õ-? Economie/Droit/Gestion õ~ẳ Hỏằ?i ?'?Ăp, trao ?'ỏằ.i vỏằ? kiỏ??n thỏằâc và phặ?ặĂng ph?Ăp viỏ??t

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi __Minh__, 02/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. __Minh__

    __Minh__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    õ- Economie/Droit/Gestion õ~ẳ Hỏằi 'Ăp, trao 'ỏằ.i vỏằ kiỏn thỏằâc và phặặĂng phĂp viỏt luỏưn trong cĂc l

    Các bác cho em lập cái topic này ra để em và các bạn có thắc mắc gì về économie có chỗ hỏi nhé .

    Em cũng mong bác nào học về kinh tế trả lời giúp câu hỏi của bọn em .

    Câu 1 : các bác cho em hỏi cái Bundesbank có fải là BCE ko ạ ?
    Em đang đọc một cái document có liên quan đến nó mà thấy vẫn mù mờ quá .

    Câu 2 : với lại bác nào biết về l''''ordo-libéralisme thì giải thích cho em với ạ .

    Em merci các bác
  2. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    em xin mạo muội trả lời câu 1 có j` sai các bác cứ mắng tự nhiên
    theo thiển ý của em thì Bundesbank nó là Ngân hàng Trung ương Liên bang của Đức (tương đương với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ý ah). Tiếp đầu tố Bundes--- dùng để chỉ Liên bang, vì Đức theo thể chế Cộng hoà Liên bang (ví dụ : Bundesliga : giải vô địch bóng đá liên bang etc).
    Còn đâu Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE theo tiếng Pháp, ECB theo tiếng Anh) tên tiếng Đức của nó là Europäische Zentralbank (EZB). Đấy là cơ quan phối hợp và điều hành chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ của các nước EU, đặc biệt là 12 nước đã chính thức đưa đồng , vào sử dụng).
    Trụ sở chính của cả hai Ngân hàng nói trên đều đặt tại trung tâm tài chính Frankfurt am Main (Frăngfuốc trên sông Mainơ), thủ phủ bang Hessen của CHLB Đức.
  3. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    em ko được học về kinh tế nên chỉ dám hót một tẹo, có chỗ nào ko chính xác nhờ các cao thủ sửa hộ nhá
    Ordolibéralisme là một học thuyết kinh tế do một nhóm các nhà kinh tế học người Đức xây dựng nên đầu thế kỷ XX. Libéralisme phản ánh nội dung và bản chất tự do của triết lý kinh tế ấy, còn tiền tố "ordo---", hay ordre, muốn nói đến cách thức để thực hiện nó : có thứ tự, có trật tự. Trường phái kinh tế này chủ trương thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế một cách có trật tự, khuyến khích cạnh tranh, nhưng trong khuôn khổ, và với cái nhìn tổng thể về hiệu quả kinh tế xã hội, giá trị văn hoá và đạo đức kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận kinh tế. Có nghĩa là vẫn phải tính đến vai trò điều tiết của Nhà nước một cách hợp lý.
    Trong giai đoạn hiện nay, khi các mô hình kinh tế khép kín (cực tả về giác độ kinh tế), tập trung cũng như các mô hình tự do hoá kinh tế (cực hữu) đều bộc lộ những hạn chế nhất định, thậm chí mất cân đối nghiêm trọng, một số nước (điển hình là chính phủ Pháp hiện nay) đang muốn áp dụng mô hình kinh tế xã hội - thị trường (économie sociale de marché) để điều chỉnh từ cực hữu về trung hữu, còn một số nước khác (điển hình là các nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây) thì cố điều chỉnh từ cực tả về trung tả (chẳng hạn dưới tên gọi kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN) để cân bằng tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Chính vì vậy mà trường phái kinh tế tự do trong khuôn khổ này của các nhà kinh tế Đức lại được đưa ra mổ xẻ, nghiên cứu.
    Bác đang nghiên cứu kỹ về vấn đề ấy thì có j` hay cho chúng em cùng hóng hớt với còn vừa rồi là em hót theo Gu-gờ thôi ah, nguồn chính là http://www.liberaux.org/wiki/index.php?title=Ordo-lib%C3%A9ralisme, còn trên Wikipedia http://fr.wikipedia.org/wiki/Ordolib%C3%A9ralisme thì cách giải thích lại hơi khác một tí (thiên về tính logic vô hình của trật tự kinh tế), mà h em thì cũng chưa xong việc nên cũng ngại đọc và đối chiếu.
    ps. lại thêm một đóng góp to lớn khác của người Đức cho nhân loại
  4. POKET

    POKET Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    4.127
    Đã được thích:
    0
    Bundesbank est la Banque Centrale Allemande. Bundesbank tương đương với la Banque de France.
  5. zim127

    zim127 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    3.195
    Đã được thích:
    0
    em cũng hót một tí, Bundesbank thì chắc chắn ko phải là BCE rồi ạ. BCE chỉ có một thôi, có thể coi nó là trung tâm đầu não của các ngân hàng nằm trong zone euro đại loại là nhiệm vụ của nó là maintenir la stabilité des prix (cái này ko thể quên được vì hồi học ông thầy bữa nào cũng hỏi mission principale của BCE là gì ), cụ thể thì nó sẽ đưa ra mức taux de change chung cho các ngân hàng thì fải, rồi ngân hàng các nước từ đó điều chỉnh giao động xung quanh cái taux đấy ... thôi em chả nhớ nữa rồi, tốt nhất là muốn có texte đầy đủ thì bác vào đây mà xem : http://www.ecb.int/home/html/index.en.html
    còn cái ordo liberalisme thì chỉ biết nó là một nhánh của néo-libéralisme phổ biến ở Đức, trong đấy ordo có thể hiểu là tắt của ordre hay ordonnance. Nội dung chính của cái école này là cần phải có một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định và công bằng trong concurrence. các cái principes chính thì em quên ráo, chỉ nhớ mỗi là principe le plus important est la constitution d''une monnaie stable
    bác còn gì thì chia sẻ tiếp nhá, em tuy dốt lịch sử ktế nhưng được cái cũng ham học hỏi
  6. dang_sang_tao

    dang_sang_tao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    bác nào có kinh nghiệm về khoản phân tích các tài liệu economie,với lại làm nghị luận< dissertation> thì truyền đạt cho em zới?
  7. Crazymouse

    Crazymouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    992
    Đã được thích:
    0
    Vậy mọi người giải thích cho em các khái niệm sau đuợc 0 ah?
    1) Quotas
    2)Elasticité prix,Elasticité revenue et élasticité prix croisée
    3)TMS(taux marginal substitution) et l''''utilité marginal khac nhau cho nao.
    4)Rendement et Productivité
    5)Droit de douane et Dumping(Thuoc ve chuong Monpole)
    Mặc dù mới thi về Economie politique nhưngthú thật là chẳng hiểu gì ráo.
    Được Crazymouse sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 14/02/2006
  8. thanlanden

    thanlanden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ordo ko phải là ordre đâu. Ordo là tên tạp chí đã đăng nhiều bài phân tích kinh tế của von Eucken và Röpke, sau đó đc sử dụng bởi Erhard để định nghĩa 1 nền kint tế như bác philippe đã nói.
    À quên, còn cái Bundesbank (1953) lúc đầu tên là Bank Deutsch Lander -BDL-chăc bác nhầm với BCE
    @phillipe: bác học prépa trường nào thế
    Được THANLANDEN sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 14/02/2006
  9. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    hỏi nhiều một lúc thế này cơ ah mod với các cao thủ đi vắng hết rồi, để em xem còn nhớ được gì thì spam nhá. Mà biết giải thích thế nào cho phải nhỉ, hình như bạn học xong môn Kinh tế chính trị, giờ lại bảo giải thích lại những khái niệm trong sách vở tài liệu của bạn thì cũng có cái khó của nó.
    Về quota (hạn ngạch), droits de douane (thuế quan) và dumping (theo nghĩa bán phá giá xuất khẩu).
    Đây là một số công cụ thường gặp trong chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionnisme). Nhìn chung, chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu và bảo vệ (thường là một cách tiêu cực) thị trường nội địa (cùng ngành sản xuất có liên quan trong nước cùng một loạt các vấn đề chẳng hạn như công ăn việc làm) khỏi sự cạnh tranh (đặc biệt là về giá) của các sản phẩm ngoại nhập.
    Muốn hạn chế nhập khẩu thì hoặc đặt ra hàng rào thuế quan (barrières tarifaires) hoặc là sử dụng các biện pháp phi quan thuế ( ~ non-tarifaires). Droits de douane (thuế XNK, chủ yếu áp dụng cho nhập khẩu) thuộc cái thứ nhất. Quota (hạn ngạch XNK) thuộc loại thứ hai.
    Thuế XNK không hạn chế về số lượng nhưng ảnh hưởng đến giá của hành nhập. Khi hàng bị đánh thuế cao thì tương ứng với nó giá bán khi được lưu thông trên thị trường nội địa cũng cao và giảm đi tính cạnh tranh so với hàng hoá sản xuất trong nước. Trong khi đó hạn ngạch khống chế về mặt số lượng xuất nhập khẩu theo thời gian.
    Ngày nay, các hàng rào thuế quan và một số hàng rào phi quan thuế không còn nhiều ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Một mặt, các thoả thuận trong khuôn khổ các khối kinh tế (EU và rộng hơn là EEE - Espace Economique Européen, NAFTA, MERCOSUR, AFTA...) và đặc biệt là trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO/OMC) đã hạn chế đáng kể việc sử dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch, tiến tới mở cửa dần dần toàn bộ thị trường các nước thành viên. Mặt khác, cái lợi do các công cụ này đem lại ngày càng nhỏ bé so với hậu quả mà nó gây ra : buôn lậu, các biện pháp trả đũa từ các đối tác, sự yếu kém của các ngành sản xuất trong nước đưọc bảo hộ... Tuy vậy, thuế quan, hạn ngạch vẫn còn được áp dụng ở hầu hết các khu vực thị trường. Vụ tranh cãi ầm ĩ hồi năm ngoái giữa EU và Trung Quốc về hàng dệt may là một ví dụ. Ngoài ra, các chính phủ còn nghĩ ra các biện pháp bảo hộ trá hình rất tinh vi, ví dụ như đẩy cao tiêu chuẩn (normes) về kỹ thuật, công nghệ đối với hàng công nghiệp, hay về vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản và thực phẩm. Cái này thì chắc các nhà sản xuất đồ điện gia dụng của Nhật khi sang EU, hay fromage và foie gras của Pháp khi xâm nhập vào thị trường Mỹ rõ hơn ai hết.
    Còn về dumping (bán phá giá hàng xuất khẩu) là một biện pháp được sử dụng để thâm nhập thị trường nước ngoài. Trước đây người ta hiểu đơn giản là bán dưới giá thành. Ngày nay nó được hiểu rộng ra là giá bán thấp hơn mức trung bình hợp lý so với giá bán trong nước và/hoặc các thị trường xuất khẩu khác. Dumping có thể do nhà sản xuất dựa vào các mối quan hệ "ma quái" giữa các chi nhánh ở các khu vực thị trường khác nhau để hỗ trợ nhau bán phá giá hòng thâm nhập một thị trường mới, trong khi đó các chi nhánh khác sẽ hỗ trợ một phần hay toàn bộ các chi phí và thiệt hại trước mắt về mặt tài chính. Dumping cũng có thể được thực hiện với sự đồng loã của chính phủ thông qua những biện pháp trợ cấp trá hình.
    Về dumping, nếu xét trong một khu vực thị trường nhất định thì đơn giản nó là bán phá giá nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, hoặc nắm thị phần lớn, sau đó dùng lợi thế độc quyền để khống chế thị trường về mặt giá cả và công nghệ. Trong bối cảnh các công ty chuyển địa điểm sản xuất (délocalisations) sang các nước có chi phí nhân công rẻ mạt, hoặc tăng giờ làm và giảm lương căn cứ theo các đối thủ cạnh tranh về chi phí sản xuất thì người ta cũng gọi là dumping social, hay tirer le social vers le bas : phá giá sức lao động.
  10. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Thông thường, trong kinh tế, người ta sử dụng lập luận cơ bản là cầu tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ nghịch với giá cả. Có nghĩa là về nguyên tắc, nếu thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng và giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm. Nhưng đó chỉ là nguyên tắc, chẳng hạn có những sản phẩm mà dù giá có tăng thì người ta vấn phải (cắn răng) để mua đủ lượng dùng thường ngày, ví dụ như nhu yếu phẩm. Đối với loại hàng này thì nếu thu nhập tăng thì lượng cầu cũng không tăng theo : không vì tôi được tăng lương mà từ nay tôi sẽ ăn mỗi bữa 4 bát cơm thay vì 3 bát như mọi bận. Chính vì thế người ta mới sử dụng một chỉ số gọi là độ co giãn (thực chất là độ nhạy cảm) của cầu theo giá và theo thu nhập.
    Elasticité-prix (élasticité de la demande par rapport au prix) :
    Ep = " quantité demandée en % / " prix %
    en général, Ep < 0
    Nếu Ep < -1, cầu co giãn đáng kể
    Ep = -1, cầu co giãn đơn vị
    -1 < Ep < 0, cầu ít co giãn
    Ep =0, cầu không co giãn
    Ep > 0, cầu co giãn ngược
    Elasticité-prix croisée (độ, hay hệ số co giãn chéo của cầu theo giá) được sử dụng khi việc tiêu dùng sản phẩm này bị ảnh hưởng cả bởi việc tiêu dùng hay không sản phẩm khác. Khi đó, hệ số này sẽ xác định được hai sản phẩm bất kỳ là sản phẩm thay thế (nếu mua A rồi thì thôi không mua B nữa, ví dụ cơm và phở - quoique... ), sản phẩm bổ sung (nếu mua A rồi thì nhất định phải mua B mới dùng được A, ví dụ xe máy và xăng) hay là hai sản phẩm độc lập, không liên quan gì đến nhau (mua A thì muốn mua B hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì).
    Elasticité-prix croisée :
    Epc = " quantité demandée de A en % / " prix de B en %
    Epc > 0 thì đây là hai sản phẩm thay thế (giá B tăng, dân tình chuyển sang dùng A)
    Epc = 0 thì đây là hai sản phẩm độc lập (giá B tăng hay giảm thì lượng dùng A vẫn thế)
    Epc <0 thì đây là hai sản phẩm bổ sung (giá B tăng, lượng cầu A và B đều giảm)
    Elasticité-revenu (hệ số co giãn của cầu theo thu nhập) :
    Er = " consommation en % / " revenu en %
    Thông thường
    Er <= 0 đối với các nhu yếu phẩm
    Er < 0 khi thu nhập tăng và người ta sẽ chuyển sang dùng sản phẩm tương tự cùng loại, nhưng cao cấp hơn. Chẳng hạn thôi không mua đồ ăn 1er prix nữa.
    Er = 0 vì dù giá có giảm hay tăng thì cũng vẫn phải ăn và làm một số việc khác với cùng cường độ.
    Er > 1 đối với các sản phẩm cao cấp (ví dụ : giải trí, du lịch etc).
    Đối với các hàng hoá thông thường khác, nhìn chung 0 < Er < 1.
    @ bác thanlanden : em học université thôi ah, chứ chưa bao giờ dám mơ đến prépa, em có thi đầu vào chắc trượt từ vòng gửi xe hị hị

Chia sẻ trang này