1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

õ-? Economie/Droit/Gestion õ~ẳ Hỏằ?i ?'?Ăp, trao ?'ỏằ.i vỏằ? kiỏ??n thỏằâc và phặ?ặĂng ph?Ăp viỏ??t

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi __Minh__, 02/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zim127

    zim127 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    3.195
    Đã được thích:
    0
    nếu nói tóm tắt để hiểu thì :
    - élasticité prix de la demande đo sự ảnh hưởng của giá cả đến demande của một sản phẩm nào đó. ví dụ élasticité px de la dde của bien A là -2 thì có nghĩa là nếu tăng giá lên 1 mức nào đó (cái này tùy thuộc vào cái px initial và px final mà mình tính trong công thức) chẳng hạn cho đại một ví dụ là prix tăng thêm 10% thì demande của bien A sẽ bị giảm đi 20%
    - élasticité prix croisé của bien A và B đo sự ảnh hưởng của giá cả bien A đến mức cầu của bien B. chẳng hạn cái élasticité tìm được khi tăng giá A lên 10% là - 1,5 thì có nghĩa là khi tăng giá A lên 10% thì nhu cầu mua B sẽ giảm đi 15%.
    - élasticité revenu đo ảnh hưởng của sự thay đổi mức thu nhập của người tiêu dùng tới mức cầu của một sản phẩm nào đó : ví dụ élasticité là +3 nghĩa là khi thu nhập tăng 10% chẳng hạn thì nhu cầu mua sản phẩm A sẽ tăng lên 30%.
    công thức thì tìm trong bất cứ sách nào cũng có roài
  2. zim127

    zim127 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    3.195
    Đã được thích:
    0
    productivité va rendement deu noi ve kha nang sinh loi trong san xuat kinh te
    productivité thi nghieng ve so luong --> kieu nhu san xuat nhieu
    rendement thi la nghieng ve mat financier --> kieu nhu optimiser cac chi fi san xuat
    hai cai nay la noi theo intuition thoi chu con chang nho ro dinh nghia cua no the nao
    dumping trong commerce international : day la hien tuong mot nuoc xuat khau san pham cua minh sang nuoc khac nhung ba''n hang voi gia'' thap hon muc gia'' appliqué tren thi truong do'' . the nen moi co cai loi anti-dumping ma ca'' basa nha minh bi da''nh nghieng da''nh nga?
    cha hieu sao tu nhien lai ko go duoc tieng viet
  3. Crazymouse

    Crazymouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    992
    Đã được thích:
    0
    Ôi em rất cám mơn mọi người!Các bác nhiệt tình wá!Nhưng còn cái phần TMS và Utilité marginal ah? Phải chi em post những câu hỏi của em lên trước khi thi thì hay biết mấy.
  4. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    nói thật với bạn, theo mình hỏi đáp thế này chỉ để biết đại khái thôi, chứ so với lượng kiến thức yêu cầu thì chẳng giải quyết vấn đề gì. Theo kinh nghiệm của mình thì chỗ nào bạn không hiểu bạn có thể hỏi ngay thầy cô hay bạn bè trong lớp thì mới kịp thời và chính xác được. Những môn liên quan đến kinh tế học thì chủ yếu hiểu qua bài tập và ví dụ. Bạn có thể bắt đầu bằng những cuốn sách nhỏ, dạng giản yếu, sơ lược (ít chữ nhiều hình) để nắm được ý chính, sau đó mới đọc các quyển giáo trình hay tài liệu tham khảo, như thế sẽ hiệu quả hơn. Còn trên này, không phải lúc nào cũng có người rảnh rỗi để trả lời tỉ mỉ cho việc học của bạn, rồi thì mạng cứ 3 ngày lại tậm tạch mất 2. Là vì muốn trả lời được cho đủ ý và chặt chẽ thì phải có hệ thống, trong kinh tế các khái niệm cơ bản thông thường đều có liên hệ với nhau. Ngoài ra còn phải bê các công thức, mô hình etc mới có thể minh hoạ hết được.
    Thôi bạn đã hỏi thì tớ trả lời nốt, không có lại mang tiếng suốt ngày chỉ spam. Những cái này tớ học từ năm nhất ĐH bên VN nên chỉ nhớ được mang máng, vừa phải search Google và Wiki để tham khảo thêm cho chắc. Mà thực ra mình cứ viết đại khái thế thôi, không đảm bảo chắc chắn đâu, vì Google hay Wiki thì cũng không phải là nguồn chính thống.
    Về lợi ích cận biên (Utilité marginale). Lợi ích là một khái niệm cơ bản trong kinh tế. Các tác nhân (chủ thể) kinh tế đều hành động vì một lợi ích nhất định. Chẳng hạn, hàng hoá giúp người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu. Đó chính là lợi ích. Thế nhưng không phải hàng hoá nào cũng có lợi ích như nhau. Bản thân cùng một loại hàng hoá, lợi ích cũng không tăng tỷ lệ thuận với khối lượng. Thông thường, những đơn vị hàng hoá đầu tiên đem lại lợi ích cao nhất, sau đó mỗi đơn vị tiếp theo sẽ có lợi ích giảm dần. Chẳng hạn, khi bạn khát thì cốc nước đầu tiên có tác dụng giải khát rõ rệt, cốc thứ hai cũng còn có ích đôi chút, cốc thứ ba thì lợi ích tăng thêm gần như không còn nữa.
    Lợi ích cận biên chính là để đo lợi ích tăng thêm nếu bạn tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hoá (Um(x) = dU / dx)
    Tỷ lệ thay thế cận biên thì lại xác định xem hai hàng hoá nhất định có mối liên hệ (bổ sung, thay thế, độc lập) hay không trong tiêu dùng. Tức là nếu X tăng hay giảm 1 đơn vị thì Y sẽ tăng giảm tương ứng bao nhiêu. Thực chất TMS(y/x) = Um(x) / Um(y)
    Cả hai khái niệm này đều liên quan đến đường bàng quan (courbe d''indifférence). Toạ độ của những điểm nằm trên đường này đều cho các sự lựa chọn đem lại lợi ích tổng thể như nhau đối với người tiêu dùng, vì vậy il s''en fout. Chẳng hạn, 1 quả táo + 4 hũ yaourt hay 3 quả táo + 1 hũ yaourt hoặc có thể là mỗi thứ 2, đều đem lại sự thoả mãn như nhau đối với 1 người tiêu dùng nhất định. Thế thì các điểm này sẽ tạo thành đường bàng quan của người đó đối với 2 sản phẩm kể trên.
    Dộ dốc (la pente) của đường bàng quan chính là TMS(y/x). Vì nếu khai triển ra, thực chất TMS = - dy / dx. Nó cho thấy tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đổi sản phẩm này lấy 1 đơn vị sản phẩm kia để đạt được lợi ích mình mong muốn.
    Nhìn chung, tỷ lệ thay thế cận biên không phải là hằng số, nó thay đổi nên đường bàng quan thưòng có dạng như sau :

    cdi1.bmp
    Nếu là các sản phẩm thay thế thì đường bàng quan của các chủ thể kinh tế sẽ là các đường thẳng song song với nhau. Vì chẳng hạn nếu thay a lít dầu hoả bằng b lít khí ga để phục vụ một mục đích nhất định thì về nguyên tắc tỷ lệ này không thay đổi.
    cdi2.bmp
    Nếu là các sản phẩm bổ sung thì đường bàng quan sẽ có dạng chữ L, trong đó toạ độ của điểm nối chính là tỷ lệ và lượng cần dùng thực tế. Chẳng hạn, để kịp thời đề phòng tiêu chảy nguời ta hay pha 1 thìa muối với 4 thìa đường (công thức Oreson, nhưng tỷ lệ này thì tớ nhớ ko thật chính xác lắm). Lượng cần dùng là 5 liều, tương ứng với 5 thìa muối và 20 thìa đường. Nếu có thêm muối, mà không có thêm đường, hoặc ngược lại, thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Một ví dụ khác là nhiều chiếc giày chân phải nhưng chỉ có 1 chiếc giày chân trái. Khi đó, Um của mỗi chiếc giày chân phải kể từ chiếc thứ hai trở đi sẽ bằng 0 (Um nulle). TMS tính theo chiều này sẽ = 0 và tính theo chiều ngược lại sẽ = + ^z Điều đó được minh hoạ trên đường bàng quan có dạng sau :
    cdi3.bmp
    Voilà, hy vọng đã phần nào giải đáp câu hỏi của bạn. Chúc bạn học tốt.
  5. arnaud

    arnaud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    quên mất là cái server củ chuối này ko support đuợc file.bmp, 3 hình minh hoạ ở trên lần lượt theo thứ tự dưới đây :
    hàng hoá thông thường
    [​IMG]
    hàng hoá thay thế
    [​IMG]
    hàng hoá bổ sung
    [​IMG]
  6. Crazymouse

    Crazymouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    992
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn lần nữa nha.Mình hiểu được thêm phần nào rồi,dù chỉ là mang mang ,nhưng cũng khá hơn trước nhiều.
  7. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi lại bạn một chút là bạn phải viết bài luận này trong khuôn khổ môn học nào, điều đó có lẽ sẽ giúp bọn mình hiểu đề bài một cách chính xác hơn.
    Được philippe sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 04/04/2006
  8. lo-so

    lo-so Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn vì mình đă không đưa đầy đủ thông tin về sujet. Đây là môn analyse économique du droit, môn học mà mình chưa bao giờ được biết trong những năm học trước, chính vậy mình mới bị bloquée. Hơn nữa, vì cả cours học chỉ có 12h (chương trình DEA) nên không thể tìm thấy gợi ý gì trong cours cho sujet cả (coi như là học một đằng thi một nẻo bạn à). Đây là bài viết được tính như điểm thi của môn đó nên mình rất lo. Tìm trong sách luật thì không hề có, còn trong sách ktế thì chỉ nói về richesse comme valeur économique thôi, vậy đấy. Cảm ơn bạn và mong sớm nhận được trả lời.
  9. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng chưa bao giờ học môn này, nhưng mình nghĩ đề bài của bạn có lẽ xoay quanh 2 khái niệm "richesse" và "valeur juridique" và làm thế nào đặt chúng trong mối tương quan với tính hiệu quả trong kinh tế (efficience) và sự công bằng của pháp luật (justice) (theo tinh thần môn học).
    Điều làm mình băn khoăn trong đề bài của bạn là động từ "être" (mặc dù nếu sử dụng "avoir" thì nó sẽ không còn là một đề luận hóc búa nữa) ; vì vậy nếu có thể, mong bạn giải thích sơ qua một vài dòng về khái niệm "valeur juridique" trong cours này của bạn. Bởi bình thường, mình vẫn hiểu đơn giản là một vật, hay một việc gì đó giá trị pháp lý, tức là có được pháp luật thừa nhận hay không ; chứ chưa hình dung ra việc coi một vật này hay một vật kia một giá trị pháp lý. Không lẽ lại có nhiều loại giá trị pháp lý ?
  10. IYE

    IYE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2001
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Thực sự mình không hiểu lắm về môn học của bạn. Thôi thì cách đơn giản nhất là bạn thử search "la richesse"+"valeur juridique" trên google xem. Biết đâu có ý tưởng để viết dissertation của bạn, chúc sớm tìm đc documents cần thiết

Chia sẻ trang này