1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, bác Hoàng Xuân Lương "đạo văn"!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 21/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, bác Hoàng Xuân Lương "đạo văn"!

    Hê hê, hưởng ứng tinh thần của khatsi "dỏm", khatsi "xịn" xin gửi quý vị một bài nữa của Nguyễn Hòa về ông Hoàng Xuân Lương "đạo văn"


    Tiến sĩ Hoàng Xuân Lương ?ođạo văn? như thế nào?

    Nguyễn Hòa
    Nếu ai quan tâm tới cuốn sách Văn hóa người Mông ở Nghệ An (NXB Văn hóa dân tộc, H.2000) của Hoàng Xuân Lương hẳn khó có thể đặt ra vấn đề nghi ngờ chất lượng của nó. Bởi như lời tác giả thì cuốn sách có nguồn gốc từ một đề tài khoa học do ông làm chủ nhiệm, rồi ?otừ kết quả đó, tôi (Hoàng Xuân Lương - NH) đã lý giải các vấn đề văn hóa người Mông trên các luận cứ khoa học để bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Điều kiện hình thành và các đặc trưng văn hóa dân tộc Mông ở Nghệ An? (tr.7,8), và cuốn sách đã ra đời sau 5 năm tác giả ?othu thập thêm tư liệu bằng các cuộc điền dã? (tr.7). Song với tôi, đọc xong cuốn sách này lại chỉ thấy buồn thay cho tác giả, vì ông đã lẻn vào lâu đài khoa học theo lối ?ocửa sau?, vì ông đã góp phần làm ?oxấu mặt? giới khoa học nước nhà, và vì ông đã tảng lờ sự liều lĩnh của những hành vi do ông tiến hành trong cuốn sách. Vậy thực chất các ?oluận cứ khoa học?, ?ocác cuộc điền dã? của Hoàng Xuân Lương là gì, xin bạn đọc chịu khó ?odõi theo? những thao tác mà Hoàng Xuân Lương đã thực hiện trong Văn hóa người Mông ở Nghệ An để thấy những ?ocống hiến? khoa học của ông.
    1. Cuốn sách Văn hóa người Mông ở Nghệ An gồm ba chương - như cấu trúc thường thấy của các luận văn luận án ở Việt Nam lâu nay, nhưng do cấu trúc của nó không phải là kết quả tất yếu từ những gì Hoàng Xuân Lương đã dày công nghiên cứu, mà chủ yếu được ?ogợi ý? từ cuốn sách Văn hóa HMông của Trần Hữu Sơn (NXB Văn hóa dân tộc, H.1996), nên Hoàng Xuân Lương đành bằng lòng với việc ?othuổng? nội dung, và sắp xếp, sửa đổi một số tiêu đề để không gây chú ý. Ví dụ: nếu ở trang 96 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn có một tiêu đề nhỏ là Thần thoại, thì ở trang 125 của Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương thiết kế tiêu đề Quan niệm về vũ trụ, về con ngươi, và các nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người rồi ?otống? vào đó toàn bộ các nội dung từ thần thoại đến lễ cúng khi sinh đẻ, lễ chọn bố mẹ nuôi, lễ cúng ma tươi?, vốn là các nội dung được Trần Hữu Sơn trình bày trong phần Lễ thức dân gian!
    2. Nhưng vấn đề quan thiết hơn cả trong cuốn sách Văn hóa người Mông ở Nghệ An là Hoàng Xuân Lương đã ?ođạo văn? không một chút ngượng ngùng từ tác phẩm của Trần Hữu Sơn, ông chép thả dàn theo lối viết chính tả, đôi khi có ?omông má? đôi chút để chứng tỏ ông cũng chịu khó ?otư duy?. Thử điểm qua vài đoạn:
    a. Về thờ cúng tổ tiên của người Mông:
    - Trang 44 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oTổ tiên thuộc loại ma lành phù hộ cho con cháu. Tuy nhiên nếu không thờ cúng cẩn thận, tổ tiên cũng có thể bắt phạt, làm cho con cháu ốm đau. Hoặc đôi khi tổ tiên đói còn về đòi trâu lợn??
    - Trang 180 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oMa tổ tiên là loại ma lành, nhưng theo người Mông quan niệm nếu không thờ cũng chu đáo thì ma tổ tiên cũng có thể bắt phạt đau ốm, đòi phải làm lễ cũng bò, lợn??.
    b. Về gia đình của người Mông:
    - Trang 26 và trang 27 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oGia đình HMông là một đơn vị kinh tế, phân công lao động trong gia đình rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Người nam giới đảm nhận toàn bộ công việc của nương rẫy, cày nương, chặt cây, cuốc đất, mua bán, chăn nuôi? Ngày mùa phụ nữ phải lao động từ 15 đến 18 tiếng một ngày. Người già, trẻ nhỏ phụ giúp làm nương, cắt cỏ ngựa, kiếm củi, chăn lợn, chăn trâu? Guồng máy lao động gia đình HMông khá chặt chẽ??.
    - Trang 69 và trang 70 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oGia đình người Mông là một đơn vị kinh tế, sự phân công lao động khá chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Đàn ông làm các công việc nặng như cày, chặt cây, cuốc đất? Những ngày mùa, người phụ nữ phải lao động từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ. Người già và trẻ em thì phụ giúp làm nương, cắt cỏ ngựa, kiếm củi, chăn trâu? Guồng máy lao động trong gia đình người Mông liên tục chặt chẽ??!
    c. Về Ma cửa:
    - Trang 45 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oXìa mềnh (ma cửa - NH) có nhiệm vụ như người lính gác cửa, ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn ngăn không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Khi nào súc vật chết vì bệnh tật, hoặc bị hổ vồ là do ma cửa bị ngã. Cũng có khi người đàn bà có thai ở gia đình khác bước qua ngưỡng cửa, ma cửa cũng bị ngã. Do đó cần làm lễ nâng ma cửa dậy??.
    - Trang 194 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oMa cửa giống như người gác cửa, không cho các điều xấu xâm nhập vào gia đình, bảo vệ của cải, gia súc, giữ các hồn của gia đình, không cho các hồn bỏ đi. Người Mông quan niệm khi trong nhà có chuyện không hay như đau ốm, gia súc bị chết là do ma cửa bị ngã, không giữ được bản mệnh; người phụ nữ có thai ở một gia đình khác, bước qua cửa nhà mình thì cũng làm ma cửa bị ngã, khi đó, phải làm lễ cúng để nâng ma cửa dậy??.
    d. Về dòng họ của người Mông:
    - Trang 28 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oNhững người cùng dòng họ là anh em cùng họ, cùng tổ tiên ?ocư tê thông xếnh thông đang? (Gư têx thôngx xênhx thôngx đangx). Từ xưa những người cùng dòng họ là do một ông tổ ?oPù dâu? sinh ra. Nhưng ông tổ này không cụ thể nên ký ức về ông tổ rất mờ nhạt, chung chung? Vì vậy khi muốn nhận ra anh em cần xem xét các dấu hiệu, các điều kiêng kị và nghi lễ cúng bái riêng của dòng họ. Các điều kiêng kỵ này thường là kiêng ăn một số loài thú hoặc bộ phận thú. Ví dụ dòng họ Giàng kiêng ăn tim, một số dòng họ Hờ kiêng ăn thịt khỉ, họ Lý kiêng ăn lá lách? Mỗi điều kiêng kỵ đều kèm theo một câu chuyện giải thích lý do tại sao phải kiêng. Đặc biệt mỗi dòng họ còn có nghi lễ cúng bái làm ma riêng biệt?.
    - Trang 61 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oNgười Mông quan niệm, anh em cùng dòng họ là cùng một ông tổ sinh ra (Gư têx thôngx xênhx thôngx đangx) nhưng ký ức về ông tổ này không cụ thể. Vì vậy khi muốn nhận nhau là anh em thì người Mông phải xem xét các dấu hiệu, các điều kiêng kỵ và nghi lễ cúng bái riêng của dòng họ. Mỗi dòng họ đều kiêng kỵ một số loài thú, hoặc một vài bộ phận của thú. Chẳng hạn họ Già kiêng ăn tim súc vật, họ Hờ kiêng ăn thịt khỉ, họ Lý kiêng ăn lá lách? Mỗi điều kiêng kỵ đều kèm theo một câu chuyện giải thích lý do vì sao phải kiêng. Đặc biệt mỗi dòng họ có những nghi lễ cúng bái, làm ma riêng biệt??!
    e. Về trang trí dân gian trên trang phục:
    - Trang 140 và trang 141 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oTrang phục phụ nữ HMông hoa không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kỹ thuật cắt, khâu làm nổi rõ đường nét thân hình như trang phục phụ nữ Thái mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn? Tập quán của người HMông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của phụ nữ phản ánh qua khả năng thêu thùa, qua bộ trang phục mặc trong lễ cưới. Tục ngữ HMông đã đánh giá đúng vẻ đẹp của người phụ nữ ?oMuốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem quần áo?? Người giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng? Trước khi đi làm dâu, cô gái được mẹ tặng cho bộ váy áo, như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo đẹp tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Người phụ nữ giàu có là người phụ nữ có nhiều váy đẹp, có nhiều đồ trang sức quý??.
    - Trang 100 và trang 101 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oTrang phục phụ nữ Mông không khoe vẻ đẹp cơ thể, qua kỹ thuật cắt khâu làm nổi rõ đường nét thể hình như trang phục của phụ nữ Thái, Thổ? Người Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp, đức hạnh của người phụ nữ qua khả năng thêu, dệt, qua bộ trang phục trong các ngày hội: ?oMuốn biết người tốt thì xem gác bếp, muốn hay người đẹp thì xem áo quần?. Người phụ nữ giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao tôn trọng? Trước khi đi làm dâu, người mẹ tặng cho con gái bộ váy, áo coi như của hồi môn. Khi về nhà chồng rồi, cô gái lại thêu dệt váy áo để tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Người phụ nữ giàu có là người có nhiều váy áo đẹp, nhiều đồ trang sức quý?! v.v.. và v.v?
    3. Đối với một công trình khoa học, dù ở mức độ nào, bao giờ người ta cũng chú ý tới những giải pháp có tính khả thi do người nghiên cứu đề xuất sau khi mô tả, phân tích, đánh giá về đối tượng. Riêng với Văn hóa người Mông ở Nghệ An, chắc hẳn vì quá nhiều nội dung được Hoàng Xuân Lương trình bày không có nguồn gốc từ lao động cá nhân mà có nguồn gốc từ hành vi ?ođạo văn? nên ông buộc phải ?othuổng? luôn cả giải pháp do người khác đề xuất. Điều này được chứng minh rất đầy đủ qua đề mục Xây dựng môi trường có văn hóa với các trang 254, 255, 256 của Văn hóa người Mông ở Nghệ An được Hoàng Xuân Lương ?othuổng? bằng cách lắp ghép nhiều đoạn từ các trang 233, 234, 235, 236 của Văn hóa HMông mà Trần Hữu Sơn sử dụng để trình bày kiến nghị về vấn đề Xây dựng môi trường có nếp sống văn hóa. Vì Hoàng Xuân Lương ?othuổng? tràn qua mấy trang sách, nên ở đây tôi chỉ xin trích một đoạn tiêu biểu:
    - Trang 235 Văn hóa HMông, Trần Hữu Sơn viết: ?oXây dựng gia đình văn hóa bên cạnh vấn đề quan tâm xây dựng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình và giữa các thành viên gia đình và xã hội cần coi trọng xây dựng nếp sống trật tự, vệ sinh nơi ở với các yêu cầu cụ thể: + Làm chuồng trại gia súc, không nhốt gia súc trong nhà. + Có công trình vệ sinh?.
    - Trang 255 Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương viết: ?oXây dựng gia đình văn hóa bên cạnh vấn đề quan tâm xây dựng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình và giữa các thành viên gia đình và xã hội cần coi trọng xây dựng nếp sống trật tự, vệ sinh theo các yêu cầu cụ thể: + Làm chuồng trại gia súc, không nhốt gia súc trong nhà. + Có công trình vệ sinh riêng?.
    4. Xét trong tư cách một cuốn sách, một công trình khoa học, ngoài tình trạng ?ođạo văn? đến mức cần phải phê phán, cuốn sách Văn hóa người Mông ở Nghệ An còn là một sản phẩm cẩu thả, tùy tiện về biên tập. Cuốn sách nhan nhản những lỗi chính tả và ngữ pháp, thậm chí ở phần danh mục tài liệu tham khảo, tên tác giả của tài liệu cũng không chính xác (ví dụ: X.A.Tôcarev thành Jocarev chẳng hạn!). Và nếu đọc kỹ, còn có thể nhận thấy một điều khôi hài là cuốn sách in xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2000 nhưng ở trang 264 lại thấy một biểu đồ có tên gọi ?oTổng hợp tình hình chung các xã có đồng bào Mông ở Nghệ An tháng 10 năm 2000?, tức là biểu đồ này có mặt sau khi cuốn sách xuất bản 5 tháng! Rồi có lẽ muốn chứng tỏ Văn hóa người Mông ở Nghệ An gắn liền với các cuộc điền dã gian nan của tác giả, nên Hoàng Xuân Lương cho in kèm theo cuốn sách năm bảy bức ảnh ghi lại dấu tích của ông trên các nẻo đường đã qua. Nhưng căn cứ vào ghi chú dưới các bức ảnh thì có thể rút ra kết luận rằng tác giả chỉ loanh quanh ở bản Nặm Cắn huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An. Điều này, xem ra cũng hợp lý vì khi đã ?ođạo văn? thì người ta không nhất thiết phải ?ođiền dã? trên thực địa, mà chỉ cần ?ođiền dã tại gia? là đủ!
    Như vậy qua ?oluận cứ khoa học? và ?ocác cuộc điền dã?, dường như Hoàng Xuân Lương ngỡ rằng chỉ cần trưng ra mấy cụm từ ghê gớm đó là đã chứng tỏ ông rất nghiêm túc, là cuốn sách có đủ sức thuyết phục, là con đường khoa học đã mở rộng thênh thang trước ông. Nhưng than ôi! Liệu có mấy người nhận ra phía sau những lời tự giới thiệu đầy tự tin, lại là một mớ kiến thức mà Hoàng Xuân Lương đã trắng trợn ?othuổng? từ sách vở của người khác? Và nếu trong Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Hoàng Xuân Lương có đề cập tới các vị Saman - thầy phù thủy, thì theo tôi, cuốn sách còn chứng tỏ Hoàng Xuân Lương cũng là một ?ophù thủy hạng xoàng? trong khi ?oúm ba la? biến tài sản tinh thần của người khác thành tài sản của chính mình. Và bởi Văn hóa người Mông ở Nghệ An có liên quan tới công trình khoa học, tới luận văn, luận án của Hoàng Xuân Lương, nên tôi không thể không đặt câu hỏi về chất lượng thật sự của chúng, liệu chúng có phải là những công trình ?ođạo văn??

    Hê hê, nghe nói ông Hoàng Xuân Lương là Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đương nhiệm!
  2. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chuyển cái này sang topps : Ô hô lại các bác Đạo văn cho đỡ Loãng. phí đất của TTVN
  3. Tonakin

    Tonakin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chán quá!

Chia sẻ trang này