1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, lại có bác đạo văn!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 06/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, lại có bác đạo văn!

    Đã đăng báo Thể thao & Văn hóa số 145, ra ngày 5.12.2996 - Bản gốc


    PGS TS Nguyễn Chí Bền tiếp tục ?ođạo văn??

    Nguyễn Hoà

    Quãng 10 năm trước, trên báo Thể thao & Văn hoá, tôi đã một lần ?ogặp gỡ? tên tuổi của ông Nguyễn Chí Bền trong danh sách tác giả của một cuốn sách ?ođạo văn? có tên gọi là Cơ sở văn hoá Việt Nam, và hôm nay, tôi lại gặp ông trong một tình huống éo le khác...!

    Cầm trên tay cuốn sách dày 1.018 trang của PGS TS Nguyễn Chí Bền có nhan đề Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam do NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2006, ít nhiều tôi cũng thấy vì nể và tự hỏi để viết một cuốn sách như thế, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ đến mức nào? Nhưng đọc rồi tôi lại thấy phần lớn những ?onghiên cứu? của ông không có gì mới mẻ, thêm vào đó, cái ?osự vụ? Nguyễn Chí Bền từng có tên trong danh sách tác giả của cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam ?ođạo văn? vô tội vạ và vẫn ngang nhiên tái bản nhiều lần trong cả chục năm nay để làm giáo trình bộ môn cho sinh viên các trường đại học lại càng làm cho tôi đọc cuốn sách của Nguyễn Chí Bền với tâm thế nghi ngờ. Và rồi sự nghi ngờ ấy xem ra là có cơ sở, đơn cử bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, từ trang 927 đến trang 942 của cuốn sách, vì bài viết này làm tôi nhớ tới một tài liệu nghiên cứu của GS TS Tô Ngọc Thanh.

    Chẳng là mấy năm trước, do muốn tìm hiểu tại sao không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của văn hoá nhân loại, tôi đã đọc bản hồ sơ không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên gồm 25 trang do GS TS Tô Ngọc Thanh viết. Đọc hồ sơ này, tôi càng khẳng định đúng là ?odanh bất hư truyền? khi trong giới nghiên cứu văn hoá coi GS TS Tô Ngọc Thanh là một chuyên gia hàng đầu về văn hoá dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Điều đó là chính xác, các cơ quan hữu trách đã chọn đúng người, đúng việc để làm nên bản hồ sơ này, vì nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên mà không có kiến thức về văn hoá dân gian Tây Nguyên, không am hiểu về âm nhạc Tây Nguyên thì nghiên cứu cũng như không, và tôi tin đây cũng là các phẩm chất nằm ngoài khả năng nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Chí Bền. Vậy mà oái oăm thay, nhiều nội dung quan trọng của bản hồ sơ lại xuất hiện trong tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của PGS TS Nguyễn Chí Bền sau khi đã được ông mông má, lắp ghép, tu sửa khá tinh vi. Do tiểu luận nghiên cứu nói trên có quá nhiều đoạn mông má, lắp ghép, tu sửa từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh nên ở đây tôi chỉ xin giới thiệu vài đoạn:

    1a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: ?oPhương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: gõ, gò theo hình vảy tê tê và gõ gò theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học? (Sđd, tr.929).

    1b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: ?oPhương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học? (Tlđd, tr.8).

    2a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: ?oNgười nghệ nhân Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng. Cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người ngành Aráp dân tộc Gia Rai ở vùng Ea H?TLeo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, bỏ mả, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe, v.v...

    Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã, v.v...? (Sđd, tr.931 - tr.932).

    2b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: ?oNgười nhạc công Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tuy nhiên trong quá trình hòa tấu mỗi tiếng chiêng vang lên xong lại phải được ngắt đi. Nếu không thì các bồi âm của chiêng đó sẽ làm nhiễu các âm của các chiêng tiếp theo. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Ngắt tiếng ở cồng núm khó hơn vì cồng núm có hệ bồi âm lớn và độ lan truyền dài hơn. Nhạc công phải tỳ đùi hay lấy tay bịt trực tiếp vào đỉnh núm hay chân núm mới được. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng.

    Là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người Gia Rai Arap ở vùng Ea H?TLeo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: Đâm trâu - Bỏ mả - Mừng nhà rông mới - Mừng chiến thắng - Khóc người chết trong tang lễ - Lễ xuống giống - Lễ cầu an cho lúa - Mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe v.v...

    Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã v.v...? (Tlđd, tr.10 - tr.11)...

    Quá kinh ngạc về các kỹ xảo của PGS TS Nguyễn Chí Bền, tôi đã liên lạc với GS TS Tô Ngọc Thanh, được ông xác nhận ông đích thực là chủ sở hữu của văn bản này và tôi đã nhanh chóng có trong tay bản gốc được soạn thảo trên máy vi tính. Như vậy ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Một là sau khi công bố, văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh đã trở thành sản phẩm ?ovăn hoá dân gian? nên ông Nguyễn Chí Bền có thể ?okhai thác? tuỳ ý? Hai là ông Nguyễn Chí Bền đã ?ođạo văn? từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh, mà sự can thiệp theo lối mông má, tu sửa, lắp ghép một cách có ý thức của ông đã cho phép tôi đặt ra câu hỏi thứ hai này. Dẫu sao thì theo tôi, PGS TS Nguyễn Chí Bền vẫn cần thiết đưa tên ông ra khỏi vai trò tác giả của bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, bởi lẽ đa số tri thức có tính cách ?onghiên cứu? trong tiểu luận này không phải là tài sản của riêng ông. Viết đến đây, tôi lại thấy khôi hài khi nhớ tới phần Lời thưa trước của cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, ông Nguyễn Chí Bền viết rằng: ?oCuốn sách sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ nhoi vào sự nghiệp nghiên cứu văn hoá dân gian vốn đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, để làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay?, vì cứ như các nghiên cứu trong tiểu luận tôi đã đề cập thì ông chỉ góp phần ?olàm mờ ảo thêm? chứ làm sao ?olàm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay? được!


    NH - 12.2006

    Hình như cha này làm viện trưởng viện phó gì ấy?
  2. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    vụ ông Nguyễn Chí bền đạo văn này đang úi xùi trên edu.net đấy bà kon ơi. Hic híc. Bà kon đã xem vụ đạo văn này ở trên lao động chưa? Các bác cứ gọi là phải cập nhật liên tục cái vụ này. Tui rất chi là bức xúc nhé!
    http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2007/4/30153.laodong
    http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2007/4/32280.laodong

    bà kon đánh giá dùm cái nào!!
  3. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bác khatsi ơi, MR.Nguyễn Chí Bền là Viện trưởng Viện Văn hoá Thông tin đấy! to phết bác ạ. MR này lắm tiền lắm thì phải? chạy chọt vụ đạo văn cũng khá khá đấy nhỉ? em thấy úi xùi lắm rồi. Báo chí có nói, nghe bên ngoài bàn luận cũng nhiều. Nghề của em cũng có cơ hội để nghe phong phanh...oài...hay đấy....hơi bị thích cái đề xuất đạo văn của Bác. Để cho những kẻ chuyên đi ăn cắp tri thức của người khác phải tỉnh người....cố lên bác, phát huy nhé! Em ủng hộ cả 2 tay
  4. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    kính các bác, em đã từng là nạn nhân của thói đạo văn này đây. Em thề với các bác là mấy ông giáo trường em chuyên bắt học sinh làm tiểu luận, rồi mấy ông giáo từ đó copy làm tài liệu luôn, chả thấy tên em đâu.
    lúc đầu em còn xuề xoà cho xong,nhưng giờ cũng nghe phong phanh trong thiên hạ, bù khú những bức xúc với nhau tại quán cà phê mới thấy, ối, thì ra mấy ông giáo lấy đó làm "nghề"...em phát sợ...nên trong lòng thấy uẩn khúc lắm.
    liệu trường hợp của em có phải là bị đạo văn rồi không các bác?
  5. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0

    Chào các bạn,
    Theo tôi, hiện tượng đạo văn đã có từ rất lâu trong xã hội của chúng ta, xã hội bằng cấp. Nó xuất phát từ cơ sở một nền giáo dục quái dị, không giống bắt cứ nước nào trên thế giới. Hãy xem, chợ đồ án ngang nhiên tồn tại bao năm nay tại khu vực Bách Khoa, Xây dựng, Kinh Tế, báo chí đã vào cuộc, nhưng hàng năm, có biết bao sinh viên, nghiên cứu sinh, thậm chí, cả thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư... và bây giờ lại đến VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HOÁ NGUYỄN CHÍ BỀN. Một cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá thông tin, nơi mà khi nghĩ đến nó, người ta nghĩ ngay đến những vị giáo sư đức cao vọng trọng, trán hói, đeo kính cận dày cộp, mở miệng là những điều đạo đức khuôn vàng thước ngọc để người khác noi theo, cũng rơi vào vòng xoáy ấy, vòng xoáy của sự giả dối trắng trợn, ngang nhiên cướp công sức nghiên cứu của người khác về làm của mình.
    Tôi chưa bao giờ gặp ông Nguyễn Chí Bền. Tôi chỉ biết về ông qua loạt phóng sự của các báo Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong... Và bây giờ, khi vào Google, hay bất kì một trang web nào có tính năng tìm kiếm, gõ tên Nguyễn Chí Bền, thì hiện ra một loạt bài báo có sự liên quan của ông ta với đạo văn, với cồng chiêng, với văn hoá phi vật thể...vv.....vv. Tôi cảm thấy thương hại cho ông ta, một nạn nhân của cái sự ham hố bằng cấp, danh vọng hão huyền dựa trên công sức của người khác. Chắc hẳn, do sống lâu trong một môi trường toàn sự giả dối, lừa đảo, buôn danh bán tước, cho nên cái bản ngã tự nhiên Nhân chi sơ, tính bản thiện của ông ta đã bị thui chột theo năm tháng, để bây giờ, khi đối mặt với dư luận, với những loạt bài phanh phui ra ánh sáng sự thật từ lâu đã như một con virus nhờn thuốc, dai dẳng trong xã hội nói chung và giới học giả nói riêng, thì có thể lương tâm của ông sẽ thức tỉnh, nhìn nhận được hành vi của mình chăng??? Tôi tin vào bản ngã của con người, và hi vọng rằng, trong người ông ta, sẽ còn một chút, dù rất nhỏ thôi, dấu hiệu của sự sám hối, để thừa nhận hành vi của mình và chuộc lại những lỗi lầm đã qua.
  6. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với bạn Hoanghung456!
    hiện nay rất nhiều người có danh là "thầy" đã lợi dụng học sinh, sinh viên để mưu lợi riêng cho mình. Rất nhiều, rất rất nhiều!!!
    họ bắt sinh viên lăn lê bò toài, tìm tòi suy nghĩ ra vấn đề. Nếu hay ho, cùng lắm là được 7, 8 điểm. Đối với sinh viên, thế là đủ. Nếu chỉ dừng lại ở đó, thì quá tốt đối với sinh viên. Nhưng, những người "thầy" đó, lại đem chính những vất vả, cực nhọc của sinh viên đó vun vào công sức của mình, vu cho những suy nghĩ, những công trình của sinh viên thành công trình của mình.
    Có lẽ ông Nguyễn Chí Bền không chỉ quen chép sách của người khác, xào xáo thành của mình, mà còn lợi dụng chính sinh viên của mình nữa...!!!!
  7. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác vietbass! em bị lợi dụng cũng nhiều rồi....
    Bác Việt này, làm thế nào để xử lý mấy lão đạo văn đây!
    Bác danhaiphong nghĩ thế nào. em xem bác có vẻ bức xúc quá!
    Em thấy, thực sự đạo văn đã trở thành vấn nạn của xã hội rồi. Chúng ta có lẽ không chỉ nên dừng lại ở mức "tố cáo"...thử nghĩ xem, nguyên nhân thực tế là ở đâu? và cách giải quyết thế nào đây?
  8. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    đi đâu cũng thấy đạo văn nhan nhản há? dạo gần đây thấy báo chí lại rộ lên chuyện này. Cháu nghĩ gần đây các cụ nhà ta mới quan tâm đến chữ "đạo" theo cái nghĩa "ăn cắp" đấy chứ! Hết Phan Huyền Thư, giờ lại thấy ông Nguyễn Chí Bền leo lên mặt báo. Nhưng mà...nghe chừng còn nhiều chuyện khác xung quanh vụ đạo văn này cơ...
    nhiều cái buồn cười lắm nhá! Đã đạo văn thì chớ, thì thôi, vác mo cau ra mà che mặt, đằng này, lại thấy bên Lao động cãi nhau òm tỏi, vụ chiêng gì đó 2m...Lúc đầu đọc cũng thấy hay hay, sau rồi thì buồn cười quá, thấy mấy bác cũng...đơ đơ. Hình như là đem chiêng Thái Lan ra so sánh với chiêng Tây Nguyên thì phải. hớ hớ...có sự liên quan gì ở đây chăng? chả quá so thằng tây tóc vàng với mấy em Việt xinh tươi tóc vàng hoe...do nhuộm...
    hí hí
  9. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Háo danh
    04/04/2007
    Lâu nay, thỉnh thoảng dư luận lại râm ran về hiện tượng đạo nhạc, đạo thơ, đạo tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đạo công trình nghiên cứu của người khác... Và, việc Viện trưởng Viện Văn hóa Thông tin PGS, TS Nguyễn Chí Bền chép lại y nguyên, thêm vài ví dụ, đảo vài đoạn văn cho khó nhận ra, nhập nhèm các công trình khác... rồi biến thành cái của mình như Báo Lao động (ngày 2.4) phản ánh cũng chỉ là một trong vô vàn cái sự đạo đang xảy ra trên nhiều lĩnh vực.
    Nhìn hình thức các sự đạo trên là giống nhau- cùng là đạo chất xám. Nhưng, xâu chuỗi hàng loạt những phi vụ đạo chất xám của Viện trưởng Bền thì thấy rằng trình độ đạo cao hơn hẳn. Đạo có chiến lược, bài bản và chắc không phải là vô tình. Từ dự án nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên, đến bài tiểu luận giống nhau như đúc với một tài liệu nghiên cứu của GS, TS Tô Ngọc Thanh. Gần đây nhất là việc Viện của Ông PGS, TS này phớt lờ đề xuất tiến hành các tập thư mục Văn hóa- Nghệ thuật Việt Nam tiếp theo của Phân viện Văn hóa- Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh. Rồi, đánh đùng một cái, Viện lại xuất bản ?oVăn hóa Việt Nam- Tổng mục lục các công trình nghiên cứu? do PGS, TS Nguyễn Chí Bền là một trong những người chủ biên.
    Có nhiều cách để trở nên nổi tiếng. Người thì lao động cật lực để cho ra đời những tác phẩm, công trình giúp ích cho xã hội. Kẻ thì đốt đền để mỗi khi nhắc đến ngôi đền đó, người đời sẽ phải nhắc đến mình. Và, một số người khác vì dốt nát, nhưng cũng muốn nổi tiếng thì chọn cách sao chép ý tưởng, lấy công trình của người khác rồi xào xáo biến thành cái của mình. Đây là cách tiết kiệm sức lực nhất mà hiệu quả vừa nhanh vừa cao (?)
    Mong muốn nổi tiếng là một nhu cầu chính đáng. Song, cách mà PGS, TS Bền cứ liên tục tổng hợp một cách vụng về chất xám của đồng nghiệp, sau đó trang trọng đề tên mình vào để trở nên nổi tiếng xem ra không hợp đạo lý lắm. Cử tri gọi đó là thói háo danh.
    Đã là thói háo danh thì chắc chắn không thể trông chờ vào lòng tự trọng và sự lương thiện trí thức. Cần có những biện pháp mạnh hơn, để chữa trị căn bệnh này.
    Nhưng cũng phải đề phòng cả trường hợp, sự xấu hổ đã bị đánh mất thì biện pháp ồn ào của công luận cũng lại làm cho họ nổi danh.
    Thanh Tâm
    các bác ủng hộ bài này với! em vừa search trên mạng à!


  10. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Đạo văn trong hoạt động khoa họcĐạo văn [1] được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, ?oÝ tưởng và từ ngữ của người khác? có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc. (em là em rất cú vụ này)
    Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là tự đạo văn (self plariagism). Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới, nhưng thực chất là ?oxào nấu? dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây [2]. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nhà khoa học để được đề bạt và thu hút tài trợ cho nghiên cứu, nạn tự đạo văn đang đặt ra nhiều vấn đề đau đầu cho các nhà tài trợ và hội đồng khoa bảng xét duyện đơn đề bạt.

    Trong cuốn sách Words for the Taking: The Hunt for a Plagiarist (Nhà xuất bản W W Norton & Co, 1997), tác giả Neil Bowers (là một nhà thơ) mô tả chi tiết những trường hợp vặn vẹo số liệu và ?ođạo số? (thay vì đạo văn) trong các công trình nghiên cứu danh tiếng.

    Đạo văn hay tự đạo văn hay đạo số liệu được xem là một hành vi gian lận nghiêm trọng, một hành động không thể chấp nhận được trong hoạt động khoa học, vì nó làm giàm uy tín của khoa học và làm tổn hại đến sự liêm chính và khách quan của nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như công trình nghiên cứu về thương vong trong cuộc chiến Iraq được công bố trên Tập san New England Journal of Medicine (tập san y học số một trên thế giới) vào ngày 24/10/2002 bị rút lại vì tác giả đã giả tạo số liệu và đạo văn [3]. Trong y học, hệ quả của đạo văn đôi khi rất nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân. Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, cộng đồng khoa học còn lập riêng một tập san có tên là Plagiary, chuyên nghiên cứu về đạo văn các trường hợp đạo văn (www.plagiary.org).

    Chưa ai biết qui mô của nạn đạo văn trong khoa học như thế nào, nhưng một vài nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng này khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố [2]. Hai tác giả Schein và Paladugu truy tìm 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại ?otự đạo văn? hay ?otự đạo số liệu? [4].
    Bài này em chích từ website của Bác Nguyễn Văn Tuấn đấy nhé! em không đạo văn đâu. hi hihihihihi

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này