1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, lại có bác đạo văn!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 06/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thưa các anh em trên diễn đàn! Suốt tuần qua, tôi đọc đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần lá thư ngỏ của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền kêu cứu ngài Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng như lá thư ngỏ của TS Nguyễn Minh San. Đặc biệt, tôi đã có trong tay toàn văn lá đơn Khiếu nại và Tố cáo khẩn cấp dài tới 27 trang A4 của anh Hiền. Khi biết rõ hơn nội tình vụ việc này, quả là có quá nhiều điều khủng khiếp. Tổng hợp toàn bộ các tư liệu đã công bố trên mọi phương diện trong suốt thời gian qua, nay, tôi xin công bố Bản cáo trạng đạo tặc nhằm khái quát toàn bộ chân dung con người ông Nguyễn Chí Bền dưới góc độ NHÂN BẢN LUẬN, để chúng ta cùng nhìn lại mà ngẫm cái sự đời.
    BẢN CÁO TRẠNG ĐẠO TẶC KHOA HỌC NGUYỄN CHÍ BỀN
    Đạo Phật có những điều cấm kỵ căn bản là THAM- SÂN- SI- SÁT- ĐẠO- DÂM, được coi như giáo lý của đức tin, thuận theo đạo trời, lòng người để chúng sinh có thể tu tâm mà vươn tới chữ THIỆN. Ở đời, khó ai có thể tránh khỏi một trong những điều đó, song chính vì thế mà ta cần phải thấu hiểu để cùng tu tâm, sửa tính mà hướng thiện.
    *THAM
    -Đã có quá nhiều bài viết trên báo chí và các diễn đàn để phân tích, luận bàn về thói HÁO DANH của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền. Vì HÁO DANH, nhưng thực lực, tri thức lại hạn chế nhiều mặt nên ông Bền dần hình thành thói quen ĐẠO VĂN- tức lấy tri tức của người khác để làm bàn đạp cho bước đường danh vọng của mình. Làm sao để vừa là PGS.TS.NGƯT, vừa là Viện trưởng, rồi Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương..v.v và ..v.v.. Việc chép liền tù tì vài ba trang sách của người khác chứng tỏ Nguyễn Chí Bền đã ăn cắp một cách rất tự nhiên, và không hề biết sợ khi coi việc đạo văn là ?ocái lẽ thường? trong sự nghiệp khoa học của mình.
    -Không nghiên cứu văn học Gia Rai, Ba Na, một chữ tiếng dân tộc bẻ đôi cũng không biết, cồng chiêng Tây Nguyên cũng vậy, nhưng Nguyễn Chí Bền lại muốn được biết đến như một chuyên gia thực thụ ở những lĩnh vực này. Đấy cũng là do cái THAM- HÁO DANH mà nên tội.
    -Thấy nhân viên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng để trả lời phỏng vấn, ông ta vô cùng đố kỵ nên tìm mọi cách trù dập người đó. Đấy cũng là cái THAM với căn nguyên HÁO DANH mà ra.
    -Vừa muốn thăng quan tiến chức trên con đường hoạn lộ, vừa muốn mau mau nổi tiếng như một nhà khoa học lớn, nên Nguyễn Chí Bền đã không tránh khỏi mọi điều xấu xa, và những cái ÁC cần phải tránh, để có thể làm một người lương thiện. Nhìn toàn cục, sẽ thấy mục tiêu của Nguyễn Chí Bền hướng tới là gì. Chẳng hạn việc ông ta lợi dụng chức quyền để in thật nhiều đầu sách trong khi nội dung chỉ là sự lặp lại và đạo văn (xin xem bài trên Tia Sáng). Sự gian lận kiểu đó, trước sau gì thì cũng bị phát hiện, nhưng ông ta không hề quan ngại.
    -Rồi sẽ không mấy ngạc nhiên khi Nguyễn Chí Bền sẵn sàng dẫm đạp lên mọi luân thường đạo lý để đạt được mục đích của mình. Hãy xem thư ngỏ của TS Nguyễn Minh San và cái cách ông ta trả thù NNC Bùi Trọng Hiền khi bị anh tố cáo tội đạo văn trước toàn cơ quan (2/5/2007). Nói vậy để hiểu rõ căn cốt của thói HÁO DANH nguy hiểm biết nhường nào. Nó sẽ mau chóng biến kẻ HÁO DANH thành kẻ ĐỐ KỴ, rồi hại bạn, hại người không nương tay lúc nào không biết. Than ôi, Nguyễn Chí Bền!
    *SÂN
    -SÂN là giận. Có nhiều cấp độ của chữ SÂN. Khi thấy nhân viên nổi danh hơn mình, vì quá đố kỵ, Nguyễn Chí Bền đã cả giận mất khôn nên đã công khai tuyên bố trước cuộc họp Viện VHTT (11/7/2006) rằng ?ođã đếm thử? và thấy anh Hiền xuất hiện trên báo, đài phát thanh, đài truyền hình còn nhiều hơn cả ngài Bộ trưởng (khi đó là Phạm Quang Nghị). Đây là chuyện thật hài hước, tôi tin ai cũng hiểu điều này trừ ông Nguyễn Chí Bền!
    -Cũng vì SÂN nên Nguyễn Chí Bền đã quá hằn học khi Bùi Trọng Hiền không chịu viết sách chung với ông ta. Ai cũng biết công trình của anh Hiền đã được GS.TS Trần Văn Khê đánh giá cao như thế nào. Muốn Hiền viết sách chung, có nghĩa ông Bền muốn ghép công trình của anh vào cuốn sách mà ông ta đương nhiên sẽ đứng tên chính. Thật dễ hiểu tại sao ông ta muốn như vậy. Bởi nếu có đủ trình độ, ông Bền đã có thể tự mình viết một cuốn sách về cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu rồi. Nhưng đó là điều không thể! Cuốn sách sẽ ra gì khi không có công trình chuyên sâu kiểu như của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền. Trước cuộc họp, ông Bền đã ngang nhiên tuyên bố: ?ođây là quyết định của cơ quan? và anh Hiền ?olà nhân viên thì buộc phải thi hành?. Ấy cũng là thói HÁO DANH sinh ĐỐ KỴ, ĐỐ KỴ sinh GIẬN mà ra. Than ôi, Nguyễn Chí Bền!

    *SI
    -SI trước hết là NGU SI, SI MÊ. Ở đời ai dám bảo là mình không ngu si hay si mê điều gì. Thế nhưng cái sự SI quá độ luôn là tiền đề dẫn đến nhiều tội ác trong xã hội.
    -HÁO DANH vốn cũng là một dạng SI. Không có đủ tri thức để có thể luận bàn về một vấn đề khoa học nào đó nên Nguyễn Chí Bền đã đi đạo văn của người khác. Đấy có phải xuất phát từ chữ SI không? Và cũng do quá SI trên con đường danh vọng, hoạn lộ nên Nguyễn Chí Bền đã không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Cái SI của Nguyễn Chí Bền dễ hiểu là vậy!
    -Đường đường một PGS.TS.NGƯT- Viện trưởng mà Nguyễn Chí Bền lại công khai đố kỵ với nhân viên trước toàn cơ quan, âu cũng là chữ SI, mê muội đến không còn biết ngượng, biết sợ, hay chí ít- sự ngại ngùng trước dư luận xã hội.
    -Vì quá SI, Nguyễn Chí Bền đã ngang nhiên có những hành động xúc phạm đến vong linh những người đã khuất khi bắt anh Hiền đem nộp những tấm Bằng Chính sách để ?okiểm tra thật- giả?. Đặc biệt khi trả lời phỏng vấn các phóng viên ngày 19/9/2006, ông Bền đã ?ongang nhiên ví chuyện đó giống như việc ngày 1/6, các cháu con em cán bộ công nhân viên được khen thưởng thì bố mẹ phải trình cơ quan phiếu bé ngoan hay giấy khen học sinh giỏi để ?ocơ quan còn biết đường mà khen thưởng? (Trích lá Thư ngỏ gửi Bộ trưởng)! Như tôi đã phân tích, đấy là hành động của một kẻ VÔ THẦN và VÔ CHÍNH PHỦ.
    -Vì quá SI, ngày 7/7/2006, Nguyễn Chí Bền đã công khai phủ nhận vai trò đánh giá Hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên của GS.TS Trần Văn Khê trước cuộc họp Viện VHTT. Sau khi luận tội Bùi Trọng Hiền, ?oông Bền lại tiếp tục khẳng định trong 18 vị giám khảo về hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên của UNESCO, không có một người Việt Nam hay Việt kiều nào cả. Rằng ông ta không hề nhận được sự thông báo từ UNESCO rằng: GS Trần Văn Khê là người đánh giá hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên. Theo ông Bền, đấy chỉ là sự ?otự đăng đàn? trên báo chí...? (Trích đơn kiện của anh Hiền). Trong khi trước đó, ngày 29/5/2005, Nguyễn Chí Bền đã từng yêu cầu Bùi Trọng Hiền đưa đến gặp GS Khê khi biết tin ông được UNESCO giao trọng trách đánh giá bộ hồ sơ cồng chiêng. Sau ngày cồng chiêng được vinh danh (25/11/2005), do GS Khê đã công khai ca ngợi vai trò của anh Hiền trên báo chí, dẫn đến việc anh được nhiều người biết tới và xuất hiện trên truyền hình, khiến ông Bền đố kỵ. Thế nên ông ta bèn phủ định vai trò của GS Khê nhằm dập tắt niềm tin trong toàn cơ quan về vai trò chuyên môn của Bùi Trọng Hiền. Các bạn phóng viên của tôi cũng cho biết, khi GS.TS Trần Văn Khê biết việc này, ông tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước thái độ của Nguễn Chí Bền và đã cung cấp cho các phóng viên những giấy tờ có liên quan của UNESCO khi chuyển giao bộ hồ sơ nhờ ông thẩm định. Các bác nghĩ sao về việc này???
    -Vì SI nên Nguyễn Chí Bền mới gặp tai nạn trong khi đạo văn. Văn hóa người nghệ thuật người Ba Na lại đem gán luôn cho người Gia Rai và ngược lại. Rồi chuyện ?ochiêng Mnhum đường kính 2m? được chứng minh bằng chiêng Thái Lan, hay chuyện hùng hồn khẳng định cái chiêng chi đấm đường kính 20cm? cũng là do cái NGU SI mà thành chuyện. Rồi cái SI của Nguyễn Chí Bền còn trầm trọng hơn khi ông ta cố sống cố chết dấu dốt, che đậy sai lầm bằng đủ mọi thủ đoạn. Hành động đó chí ít dẫn đến việc xuất hiện cái Biên bản bịp bợm của Hội đồng Khoa học Viện VHTT, làm ô danh cả một tập thể các nhà KH, các nhà quản lý. Rõ khổ, có đi nghiên cứu bao giờ đâu mà biết! Phải người lãnh đạo khôn ngoan, sẽ không bao giờ hành xử dại dột như ông Bền.
    -Cái nguy hiểm của chữ SI là vậy, có nghĩa sự HÁO DANH, MÊ MUỘI đã dẫn đến những hành động băng hoại đạo đức. Than ôi, Nguyễn Chí Bền!
    *SÁT
    -SÁT là giết. Hẳn Nguyễn Chí Bền chưa giết người thực sự bao giờ(?) Nhưng nếu luận giải sâu xa về cái sự SÁT, xin mượn lời của bác gaigia07: ?ochuyện Đạo văn, cán bộ thoái hóa lộng quyền chức của chúng ta, vấn đề này tuy không làm "chết người tập thể" như chuyện sập cầu, nhưng sẽ làm chết lương tâm, chết niềm tin, chết đạo đức của cả một tập thể bao gồm những người đang công tác trong ngành văn hóa, báo chí, và cả những người dân bình dị ít học nhưng hiểu nhiều (và hiểu toàn cái chân cái thực). Đấy không phải là hiểm họa đáng sợ hay sao.?
    -Lợi dụng hệ thống các tờ báo lá cải cùng sự bao che của các quan chức cấp cao để ?obịt miệng đánh một chiều?, vu khống trắng trợn nhằm triệt hạ Bùi Trọng Hiền, muốn kết tội chính trị để cô lập, đuổi việc anh Hiền ư??? Nguyễn Chí Bền và những kẻ tiếp tay cho ông ta sao không màng đến việc Bùi Trọng Hiền lao động cật lực ngày đêm để nuôi người mẹ già ốm đau đã ngoài 80 tuổi??? Đấy là điều quá tàn nhẫn, cái ÁC ở đây chính là nguyên nhân sâu xa của cái SÁT đó thôi.
    -Về mặt hình thức, nếu những người bị hại dưới tay ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền có gì nguy hại đến sức khỏe và tính mệnh thì ông ta đương nhiên phải chịu cái án SÁT NHÂN, chí ít với ĐẠO TRỜI- mà vốn ***g lộng khôn thoát. Than ôi, Nguyễn Chí Bền!
    *ĐẠO
    -ĐẠO theo cách diễn giải của cửa Thiền bao gồm cả 2 tội: TRỘM & CƯỚP. -Người xưa phân vấn nạn xã hội làm 4 loại: Thủy- Hỏa- Đạo- Tặc. Sẽ thấy 2 nạn thuộc về thiên nhiên, 2 nạn thuộc về con người. ĐẠO là ăn trộm, ăn cắp tài sản của người khác một cách lén lút. Còn nếu ngang nhiên chiếm đoạt tài sản, thì gọi là TẶC- tức ăn cướp. Đây là trường hợp của những kẻ mạnh, không biết sợ đám đông hay dư luận xã hội.
    -Tất nhiên Nguyễn Chí Bền đã phạm tội này, không còn chối cãi được nữa. Ở đây chỉ xin bàn thêm thế này. Có thể lúc đầu ông ta chép công trình của người khác một cách lén lút, có nghĩa ông ta ĂN CẮP tri thức của người khác để biến thành của mình. Nhưng khi bị phát hiện, không những Nguyễn Chí Bền không biết sợ, chui lủi, bỏ trốn như những kẻ TRỘM thông thường, mà vẫn nhơn nhơn, trơ tráo coi thường búa rìu dư luận. Chuyện này đã được anh em bàn khá kỹ. Hiện nay, ông ta vẫn ngang nhiên dịch toàn bộ cuốn sách đạo văn sang tiếng Anh để chuẩn bị tiếp tục xuất bản. Khi đấy, tội danh ăn cướp (TẶC VĂN) đã cấu thành. Không ai làm gì nổi ông ta bởi ông ta có đủ chức quyền để tiếp tục in ấn, công bố tài sản tri thức của người khác như thể của mình. Vì lẽ đó mà chúng ta vẫn dùng cụm từ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền là vậy, há chẳng phải lắm ru!?
    -Như đã nói từ lúc mới đến với diễn đàn này, tôi còn một mớ tư liệu chứng minh cái sự ĂN CẮP trắng trợn của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền, sẽ công bố vào dịp tới. Để xem độ dày của khuôn diện ông ta đến đâu, liệu có phải bất khả? thủng??? Than ôi, Nguyễn Chí Bền!
    *DÂM
    -DÂM là sự ham muốn sinh lý ******** vượt quá giới hạn luân thường đạo lý trong từng môi trường văn hóa xã hội, kiểu như quan hệ bất chính nơi công sở. Nguyễn Chí Bền không biết có gì đáng nói về việc này???
    Đức Phật từ bi vẫn đem lòng hỷ xả nên Người đã có câu: QUAY ĐẦU LẠI LÀ BẾN BỜ. Nếu biết cúi đầu nhận tội, hẳn sẽ còn cơ hội phấn đấu làm người LƯƠNG THIỆN đó, hỡi Nguyễn Chí Bền! Ở đời ai thoát nổi lưới trời, thuyết NHÂN- QUẢ là gì, sao ông không cúi đầu xám hối???
    Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho một nền DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG & VĂN MINH, cầu nguyện cho QUYỀN CON NGƯỜI, cho MỘT NỀN KHOA HỌC CHÂN CHÍNH!
  2. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    NHÂN BẢN LUẬN của bác thật xúc tích và cảm động biết mấy! Em cũng thấy trầm hẳn xuống khi học từng câu chữ của bác. Ngẫm sự đời, luân thường đạo lý, nhân tình thế thái, kiếp nhân gian, bể khổ, kiếp nạn.., chợt thấy bàng hoàng. Giá con người bớt được lòng tham, thì đâu đến nỗi! Em cũng chợt nhìn lại chính mình, tham-sân-si.., đâu là điểm dừng? Buồn quá?
  3. nhanho

    nhanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Bác thanglong 456 kính mến,
    Quả thật là: Quá đỉnh!!!! Thật tuyệt vời!!!!! Bái phục! Bái phục!
    Dù em chưa được vinh hạnh hầu chuyện bác offline bao giờ nhưng qua bản cáo trạng này em đã hình dung được phần nào về con người bác. Nếu bác thu xếp được thời gian thì hôm nào anh em ta đi off 1 phát nhảy. PM cho em theo nhanho21stcentury@yahoo.com.
    Về bản cáo trạng của bác em chỉ biết nói thế này:
    QUÁ ĐANH THÉP!
    QUÁ THẤU TÌNH ĐẠT LÝ!
    QUÁ NHÂN VĂN!
    NHƯNG,
    Bác thanglong456 ơi, bác kỳ vọng gì ở cái tên ĐẠO TẶC NGUYỄN CHÍ BỀN ấy nữa cơ chứ. Em biết mươi mươi là NGUYỄN CHÍ BỀN CHẮC CHẮN KHÔNG NGỘ được những điều mà bác đã chỉ ra đâu. NGUYỄN CHÍ BỀN mà thực sự là nam nhi đại trượng phu thì đâu đến nỗi phải HÈN HẠ NHỤC NHÃ ĐI ĂN CẮP&ĂN CƯỚP TRI THỨC NHƯ MỘT CON .....GÂU...GÂU...GÂU... của bàn dân thiên hạ như vậy.
    Xin lỗi bác. Em bức xúc quá! Em không thể nhịn được.
    Đôi khi em cứ nghĩ lẩn thẩn là nếu các cụ phụ huynh hay vợ con của NGUYỄN CHÍ BỀN biết được, đọc được những điều KHỐN NẠN mà con họ, chồng họ, bố họ đã làm thì cảm xúc họ sẽ ra sao các bác nhỉ. Có ai đề cử cho mấy cái lỗ nẻ nào không?
    Xin liên hệ gấp với ĐẠO TẶC KHOA HỌC LỪA THẤY PHẢN BẠN DỐI TRÊN GẠT DƯỚI TRÙ DẬP NHÂN VIÊN NỊNH THẦN CƠ HỘI NGUYỄN CHÍ BỀN tại 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội hoặc mobile: 09................. Gia đình xin cảm ơn và hậu tạ....., bạn bè gần xa, bà con khối phố.....

    Được nhanho sửa chữa / chuyển vào 00:17 ngày 09/10/2007
  4. caibang7tui

    caibang7tui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Vụ này theo thiển ý của tại hạ, vấn đề lớn nhất, nghiêm trọng nhất, bức xúc nhất, làm nhức nhối con tim biết bao người chính là ở chỗ tội trạng của 1 cá nhân đã rõ ràng như ban ngày, vậy mà cả một hệ thống pháp quyền đều đồng loạt nhắm mắt làm ngơ, bỏ mặc người bị hại, bất chấp luật pháp, đạo lý, bất chấp dư luận xã hội. Một đứa học trò cũng dễ dàng nhận ra sự bất công đó. Nó càng tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ đạo văn Chí Bèn thỏa sức tung hoành, với đủ mọi điều kiện tối ưu của QUYỀN LỰC, tiếp tục trả thù Bùi Trọng Hiền- người đã dũng cảm tố cáo hắn đạo văn. Tội trạng của kẻ đạo văn và trù dập cán bộ là một chuyện, nhưng vấn nạn nhức nhối hơn lại chính là kẻ đã bao che, tiếp tay cho y. Nó khiến dư luận không còn niềm tin vào bộ máy quản lý, vào luật pháp, vào một ngày mai tốt đẹp. Ở đây, quyền con người đã thực sự bị vi phạm nghiêm trọng. Tại sao vậy, rõ ràng có sự bao che từ các quan chức cấp cao.
  5. hayen43

    hayen43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bạn một tài liệu tôi vừa thấy đăng trên viet-studies.info
    VỀ MỘT KIỂU CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
    Mai Nguyên
    Gần đây, trên các diễn đàn thông tin đại chúng như báo Lao động, Thể thao & Văn hóa, Người lao động, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Sài Gòn giải phóng Thứ bảy... đã đăng hàng loạt bài về ông PGS TS Nguyễn Chí Bền (Viện trưởng Viện Văn hóa - Thông tin) xung quanh những sự việc đại loại như: vấn đề đạo văn, những khuất tất trong việc quản lý khoa học, hồ sơ về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trù dập cán bộ... Và phải nói thêm rằng ngay cả trong việc công bố công trình nghiên cứu khoa học của mình, vị Phó Giáo sư này cũng là một điển hình... vô tiền khoáng hậu!
    Một bài báo khoa thông thường chỉ được đăng tải trên một tạp chí chuyên ngành, đằng này, ông Nguyễn Chí Bền lại đem bài đi đăng hết tạp chí này đến tạp chí khác. Ví như bài Làng Việt Nam Bộ và văn hóa dân gian của người Việt trên đồng bằng sông Cửu Long đã in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1991), bốn năm sau lại thấy xuất hiện trên Vietnamese Studies (số 3-1995). Bài Nguồn truyện dân gian Nam Bộ về cọp có mặt trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 1-1994), thì sau đó lại tái xuất hiện trên tạp chí Xưa & Nay (số 47B-1/1998) cũng với bút danh Nguyễn Phương Thảo. Tương tự, bài Biến thiên của một truyền thuyết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (số 5-1993) từ thời ông Bền còn làm biên tập viên văn hoá dân gian tại đây, khoảng vài năm sau cũng chính bài đó lại được ?otái bản? trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2-1999) - một tạp chí không ở đâu xa mà ở ngay trên đất Hà Nội. Không thể công bố 2 lần cùng một bài viết trên các tạp chí quốc gia, đó là điều sơ đẳng mà không một nhà nghiên cứu nào không biết, lại càng khó chấp nhận hơn khi ông Bền đã từng là biên tập viên của một cơ quan ngôn luận thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin!
    Trong các hội thảo khoa học, việc công bố công trình nghiên cứu mới là yêu cầu tối thượng, bởi khoa học là khám phá cái mới, đính chính cái sai, bổ sung cái thiếu. Thế nhưng, ông Nguyễn Chí Bền vẫn liên tục cho tái bản các tham luận, bài viết của mình, mà không chỉ một lần duy nhất. Trong hội thảo ?o50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dân gian? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-1995, PTS Nguyễn Chí Bền có bài Nhìn lại tiến trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ. Hai năm sau đó, trong hai ngày 18-19/3/1997, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) tại hội thảo ?oGiữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Bộ? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao tỉnh Đồng Nai tổ chức thì lại cũng thấy bài viết đó được chính ông Bền mang đến tham dự! Bài Tục thờ mẫu với người Việt ở Nam Bộ vốn là bài tham luận của Nguyễn Chí Bền trong hội thảo về Đạo mẫu tổ chức ở Hà Nội năm 1996, khoảng 6 năm sau, trong hội thảo về múa bóng rỗi tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, vẫn tham luận đó tiếp tục được trình bày. Bài viết Những hằng số của văn hóa người Việt Nam Bộ in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 4-2003) sau đó được ông Bền xài lại trong hội thảo ?oTìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ? do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 5-12-2003 tại Trường Đại học Cần Thơ (cuốn kỷ yếu này được xuất bản tháng 3-2004). Bài Văn hóa nghệ thuật miền Trung, suy nghĩ về định hướng nghiên cứu là tham luận của ông Nguyễn Chí Bền tại hội thảo ?oVăn hóa nghệ thuật miền Trung vấn đề định hướng nghiên cứu? do Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Bình tổ chức trong hai ngày 24-25/2/2000 tại thị xã Đồng Hới (Quảng Bình). Hai tháng sau, chính bài này lại được in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 4-2000). Chưa hết, tại hội thảo ?oTiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung? do Phân viện Nghiên cứu Văn hóa - Thông tin tại Huế tổ chức vào năm 2004, bài viết này lại tiếp tục được ?ođăng đàn?! Ngay cả ở hội thảo quốc tế, ông Bền cũng không ?okiêng kỵ?, bài Lễ hội nghinh Ông xã Bình Thắng, một cách tiếp cận sau khi công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6-1992), lại được chính tác giả này mang sang trời Tây dự hội thảo khoa học quốc tế ?oViệt Nam, những cuộc hành trình và tưởng tượng? do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tổ chức tại New York vào tháng 3-2003.
    Việc tập hợp các bài viết trên các tạp chí, các tham luận, các bài viết in chung trong các sách... để in thành những tuyển tập riêng là công việc hết sức bình thường của nhà khoa học, nó giúp cho bạn đọc theo dõi một cách hệ thống về một đề tài hoặc một tác giả. Nhưng cái không bình thường ở đây là tác giả Nguyễn Chí Bền đã lạm dụng quá đáng cái sự cho phép đó. Cụ thể là mỗi lần làm tuyển tập, ông Bền chỉ gộp thêm một ít bài mới trên cơ sở tuyển tập cũ. Điều đó có thể thấy rõ từ các cuốn sách: Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo (Nxb Giáo dục, in lần 1 năm 1994, in lần 2 1997), Văn hóa Việt Nam, những suy nghĩ (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999), Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo (Nxb Văn hóa thông tin, 2003) và cuốn sách mới nhất đang gây ồn ào dư luận về chuyện đạo văn là cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 2006). Thử làm một so sánh nhỏ giữa hai cuốn sách của Nguyễn Chí Bền. Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam, những phác thảo có 37 bài, dày 680 trang; còn cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam xuất bản 3 năm sau đó gồm 45 bài, dày 962 trang. Cuốn sau hơn cuốn trước 8 bài, nhưng cũng toàn là các bài đã công bố rồi, thậm chí có bài được in đến 5-6 lần trên tạp chí, kỷ yếu, sách. Các tên sách này cứ na ná nhau, lại vừa khang khác một tí khiến cái mới và cái cũ nhập nhằng. Trong thực tế, điều đó chỉ góp phần gia tăng về mặt số lượng đầu sách (chỉ là tăng ?oảo?) mà không tăng cường được mấy hàm lượng khoa học trong mỗi công trình được xuất bản. Với thủ thuật lắp ghép như vậy, chỉ với 45 bài báo khoa học được in đi in lại, PGS TS Nguyễn Chí Bền đã có được 4 đàu sách được kê khai là sách viết riêng trong danh mục công trình nghiên cứu khoa của mình! Và chúng còn được ?otính điểm? một lần nữa cho những cuốn sách có bài in chung trong các chuyên luận. Cho nên danh mục 45 công trình khoa học được in sau sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Chí Bền cũng là điều dễ hiểu!!!
    Như vậy, cứ theo kiểu cách công bố của PGS TS Nguyễn Chí Bền thì cùng một bài viết nó có thể có thể ?ohóa thân? ở khắp nơi, khi thì ở tạp chí, lúc ở tham luận hội thảo hoặc ở sách viết chung, sau hết mới gom vào các tuyển tập X?T, X?T?T, X?T?T?T... Tính sơ sơ, 53 bài viết của PGS.TS Nguyễn Chí Bền từ năm 1985 đến năm 2006 đã ?ocông bố? đến 196 lần, bình quân gần 4 lần cho 1 bài. Quả là một con số kỷ lục mà khó có nhà khoa học nào có thể đạt được! Đây là một thực tế đáng phê phán trong học giới ở nước ta. Việc làm này xuất phát từ thói háo danh: để cho ?odanh mục các công trình nghiên cứu khoa học? thêm dài ra để tạo thành tích và nhắm vào các mục đích danh lợi khác, như để xét phong học hàm chẳng hạn. Nó làm hao tốn ngân sách, gây nhiễu loạn trong việc quản lý khoa học (cũng không tránh khỏi thói quen nể cả nhau hay tiêu cực); độc giả như bị lừa khi mua những cuốn sách đó. Đó là sự huyễn hoặc bản thân, tự ?ođánh bóng? mình và cơ bản là thiếu tự trọng và trung thực! Xin mượn một đoạn trong bài viết Di sản văn hóa phi vật thể, từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy của Nguyễn Chí Bền trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 7-2002) để kết thúc bài viết này, đồng thời cũng cho thấy sự ?otự khẳng định mình? và ông Bền tự xếp loại mình như thế nào: ?Quá trình sưu tầm nghiên cứu những thành tố như tín ngưỡng, lễ hội, những thể loại ca dao, truyện cổ tích, những vùng văn hóa dân gian v.v... trong 100 năm qua đã được đánh giá, nhìn nhận một cách khá cặn kẽ, thấu đáo với các nhà khoa học như GS TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS TS Ngô Đức Thịnh, PGS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Ninh Viết Giao, PGS Chu Quang Trứ, TS Nguyễn Thị Huế, TS Lê Hồng Lý, TS Võ Quang Trọng, TS Nguyễn Chí Bền...?. Căn cứ vào liệt kê trên đây, xin được hỏi ông Nguyễn Chí Bền rằng phải chăng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đáng kính như Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Võ Quang Nhơn, Vũ Ngọc Phan... chắc chỉ được xếp hạng sau vị trí của ông, hay ông chỉ dành cho họ vinh dự được có mặt ở dấu ba chấm (...) trong danh sách ông liệt kê?

    MAI NGUYÊN

  6. nhanho

    nhanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Bác caibang7tui ơi,
    Biết làm sao được với cái sự đời này hả bác. Anh Trung Quốc mạnh tay bắn bao nhiêu đã hết đâu. Còn ......????????????.... em chịu!!!!!!!!!
    Đời là thế bác ạ. Sinh ra chàng Thạch Sanh là lại phải đi kèm cái anh Lý Thông cho nó đủ bộ. Có kẻ khốn nạn thì mới thấy hết được sự cao quý của những bậc hiền tài.
    Việc bác Bùi Trọng Hiền bị tên ĐẠO TẶC KHOA HỌC NGUYỄN CHÍ BỀN HÃM HẠI theo bác nó có khác gì chuyện Lý Thông với Thạch Sanh không nào?????
    ......
    Nhưng em vẫn nuôi hy vọng là ÔNG TRỜI sẽ CÓ MẮT bác ạ.
    Chắc chắn cái ngày tên ĐẠO TẶC KHOA HỌC LỪA THẦY PHẢN BẠN DỐI TRÊN GẠT DƯỚI TRÙ DẬP NHÂN VIÊN NỊNH THẦN CƠ HỘI NGUYỄN CHÍ BỀN PHẢI ĐỀN TỘI sẽ không còn xa nữa.
    .......
  7. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    @bác thăng long: bác đúng là thâm nho nhọ đít!!!
  8. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    e hèm...thế bác sáng tác một bài đi bác!!!!! Em đợi!
  9. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    @hoanghung456: Bác cứ thử ngẫm xem tôi nói có đúng không nào??? Chúng ta đang đấu tranh vì 4 chữ CÔNG LÝ& SỰ THẬT!!!
    Được thanglong456 sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 09/10/2007
  10. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Góp thêm chút tư liệu chứng minh sự gian trá trong khoa học của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền.
    1.Đây là 2 cuốn sách của ông ?othợ mộc ghép hình? Nguyễn Chí Bền ?osản xuất? kiểu tráo bài, đổi tên -tính điểm. Các tác giả Mai Nguyên (viet-studies) và Nhất Nguyên (Tia sáng) đã phân tích khá kỹ ?ogan ruột sinh đôi? của nó.
    [​IMG]
    2.Còn đây là cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
    [​IMG][​IMG]
    Hãy so sánh ?ogan ruột? của nó với 2 đứa em ?oto béo? sinh sau, sẽ thấy những điều tác giả Mai Nguyên nói là rất chính xác. Đây là mục lục cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003).
    [​IMG]
    Còn đây là mục lục cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006)
    [​IMG]
    Lưu ý: Bài ?oHát Sắc bùa ở Phú Lễ? trong cuốn Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre vào 2 cuốn sau được xào xáo lại thành ?oBiến thiên của một loại dân ca nghi lễ?(Sắc bùa). Bài ?oTục thờ cúng cá voi của cư dân các xã ven biển? được biến thành ?oTục thờ cúng cá voi của cư dân ven biển ở Bến Tre?..v..v..
    3.Không những thế, ngay ảnh minh họa các cuốn sách cũng lặp lại. Ví dụ: hình minh họa cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam- Những phác thảo (2003) và cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa giân dân Việt Nam (2006) cũng? ?osinh đôi?.
    [​IMG][​IMG]
    Chỉ ở mục minh họa thôi, vấn đề ?otri thức? của Nguyễn Chí Bền cũng lộ diện ngay trong những chi tiết rất nhỏ nhặt. Chẳng hạn bức ảnh phong cảnh sông nước Nam Bộ được ông ta chú giải rất ?omỹ miều? thành? ?oKhung cảnh của văn hóa Nam Bộ?!
    [​IMG]
    4.Như vậy, các cuốn ra sau đương nhiên sẽ được tính thêm một đầu sách. Và các cuốn được ?ohóa phép? trước đó tất sẽ có mặt trong danh mục ?otài sản tri thức? của tác giả ở cuốn sau. Hãy nhìn mục ?oVài nét về tác giả? ở cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam (2006) thì sẽ rõ.
    [​IMG]
    5.Trong cái gọi khái niệm ?olà đồng soạn giả các cuốn sách? của Nguyễn Chí Bền, sẽ hiểu ngay đó là các cuốn sách dạng tập hợp tiểu luận của nhiều tác giả, và ông Bền có 1 bài trong đó. Cứ nhìn chủ đề nội dung các cuốn sách viết chung của ông ta như Bến Tre, Đền Dạ Trạch, Chử Đồng Tử, Ông Ó, chuyện trạng? thì sẽ thấy chúng hoàn toàn trùng lặp với những tiểu luận trong các cuốn sách viết riêng. Bởi vậy, nhận định của tác giả Mai Nguyên là hoàn toàn chính xác.
    Vậy nên lối tính điểm đầu sách của các cơ quan quản lý văn hóa có lẽ cần phải xem xét lại. Cùng 1 bài viết, nếu đăng trên 1 tạp chí thì gọi là bài báo, thế nhưng nằm trong 1 tập hợp khác có tên gọi là- ?oSÁCH?, thì tác giả lại được tính là ?ođồng soạn giả? của 1 đầu sách, thật quá dễ dãi!
    Và nếu cứ lấy việc ?ocó nhiều đầu sách? làm TIÊU CHÍ để xét phong cái mác PGS, GS hay NGƯT, NGND, thì loại tri thức gian trá kiểu như Nguyễn Chí Bền đương nhiên sẽ có lợi vô cùng. Hãy thử tưởng tượng, nước ta không thiếu gì những nhà khoa học xuất chúng mà cả đời cũng chỉ có dăm cuốn sách mà thôi. Thế nhưng nội dung của nó thì đã thực sự trở thành tri thức kinh điển cho các thế hệ hậu sinh.
    Hiện tượng nêu trên chính là một lỗ hổng lớn về mặt quản lý- SỐ LƯỢNG RỞM+ CHẤT LƯỢNG RỞM, mà kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền là một ví dụ điển hình.
    6.Thủ thuật sản xuất sách của Nguyễn Chí Bền đã cho thấy- ông ta chưa bao giờ có được một công trình thực sự đồ sộ để có thể in đủ thành một cuốn sách. Thực tế cho thấy, các tác phẩm của ông Bền chỉ đơn giản là những bài báo, tiểu luận, tham luận nhỏ lẻ. Thế nên mới có chuyện lắp ghép ?oảo thuật? các ?ođơn nguyên? tí hon đó thành thật nhiều ?ongôi nhà? khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tham thì thâm là vậy, cái đuôi cáo chỉ thực sự lòi ra khi các tang chứng xuất hiện.
    7.Xin nhắc lại để các bác biết, còn rất nhiều tư liệu chứng minh tội đạo văn, sự man trá trong khoa học và lợi dụng chức quyền để ?ophù phép? in sách- tính điểm của ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền.
    Được thanglong456 sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 09/10/2007
    Được thanglong456 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 09/10/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này