1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, lại có bác đạo văn!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 06/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng không ủng hộ vụ đánh nhau đâu à!
    Chửi ông Bền mãi cũng chán. Theo anh em phải làm thế nào? hay để em tìm tiếp thông tin về ông Bền post lên cho anh em vui. Hay anh em có vụ đạo văn nào kể nốt ra đây cho xả nỗi lòng, cứ quanh đi quẩn lại chửi ông Bền thôi cũng chán.
  2. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    boc tem cho các bác
  3. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Lại chuyện đạo nữa này các bác, tự nhiên thấy thích thú với đề tài này
    Bản quyền tác giả, tác phẩm trong hoạt động VHNT:
    Bao giờ hết... "đạo"?
    Thứ ba, 3/7/2007, 16:44 GMT+7
    Việt Nam nhiều năm qua, vấn đề bản quyền vừa quen, vừa lạ. Ai cũng hiểu đó là một thứ hàng hóa đặc biệt, là sự sáng tạo tinh thần giá trị và được pháp luật bảo hộ. Nhưng khi có vi phạm, dường như người ta vẫn thờ ơ, coi đó là hành vi vi phạm đạo đức.

    Bài hát "Tình thôi xót xa" của Bảo Chấn từng bị cho là đạo nhạc
    Khi Công ước Berne có hiệu lực và một loạt Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh... ra đời, những hiện tượng "đạo văn", "đạo nhạc", "đạo tranh"... vẫn diễn ra phức tạp, cho thấy, đó không đơn giản chỉ là hành vi phạm pháp mà rộng hơn, đó là nhận thức, là văn hóa, là sự tôn trọng xã hội, tôn trọng những giá trị đích thực của con người.
    Nhớ "VTV Bài hát tôi yêu" lần đầu tiên được tổ chức, dư luận đã đồn ầm, bài hát "Nhé anh" của Nguyễn Hà khá giống một bài hát Thái Lan. Rất may sau vụ đó, sóng gió qua nhanh song thực sự khán giả đã bắt đầu để ý đến chuyện bản quyền. "Tình thôi xót xa" của Bảo Chấn đã gây sốc bởi một tên tuổi lớn trong sáng tác nhạc trẻ đã phải lên diễn đàn để... lý luận với Keiko Matsui tít ở bên Nhật Bản về tính... hợp pháp của tác phẩm.
    Sự giống nhau đến kỳ lạ của "Tình thôi xót xa" và bản hòa tấu "Frontier" tìm thấy trên club.mp3search.ru (vào chọn Artists tìm tên Keiko Matsui, chọn album Chery Blossom, chọn bài số 7 tên Frontier), sau đó là nghi ngờ về "Tuổi 16" của Quốc Bảo. "Tết này ai đến xông nhà" của Ngọc Châu, "Mẹ yêu" của Phương Uyên, "Sắc màu" của Trần Tiến và cả một ca khúc sôi động trong SEA Games 22 na ná giống bài nước ngoài nào đó, vô tình chỉ ra, có một sự khuất tất tồn tại trong giới nhạc trẻ Việt Nam.
    Cứ ngỡ ca khúc Việt Nam sau năm 2004, sự phẫn nộ của công chúng như một dòng... ôxi già rửa sạch những ung nhọt trên cơ thể và giới sáng tác trẻ thấm nỗi đau khi số lượng tác phẩm ra "lò" ít hơn, chất lượng hơn; các nhạc sĩ cũng... cẩn thận hơn, có trách nhiệm với công việc sáng tạo của mình.
    Tuy nhiên, gần đây khán giả lại phát hiện những vụ đạo nhạc kiểu mới, "đạo" hòa âm chứ không phải giai điệu... Thì việc đổ lỗi cho nhu cầu thị trường, sự dễ dãi trong thưởng thức của khán giả, đổ lỗi cho ảnh hưởng từ một dòng nhạc, một thần tượng nào đó đã không thể che giấu - "đạo" nhạc đã trở thành một công nghệ kiếm tiền mà ở đó, một số nhạc sĩ đã đánh mất đạo đức nghề nghiệp và lòng tự trọng...
    Chuyện "đạo" cũng vô cùng nan giải trong giới mỹ thuật khi nạn sao chép tranh thật vẫn tràn lan ở các thành phố lớn, trong các galery, đại lý, cửa hàng bán đồ lưu niệm, thậm chí cả ở vỉa hè. Rất nhiều bức tranh đẹp của các họa sĩ nổi tiếng trong nước: "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn, "Hai thiếu nữ và em bé", "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, phố Phái... được sao chép và bán giá rẻ, nhiều bức còn bán cao hơn cả giá thật với nhiều nhập nhèm khi không cho khách hàng biết nguồn gốc bức tranh.
    Chưa hết! Mới đây, giải thưởng lớn cho bức tranh cổ động "Tất cả trẻ em nghèo được học" của Chu Nhật Thăng bị phát hiện là vi phạm bản quyền, được sao chép từ bức ảnh "Lớp học vùng cao" của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh. Tác giả của bức tranh không những chưa xin phép mà còn ghi sai tên của tác giả ảnh.

    Chuyện "đạo" cũng vô cùng nan giải trong giới mỹ thuật khi nạn sao chép tranh thật vẫn tràn lan ở các thành phố lớn
    Tác phẩm "Hà Nội - cái nhìn hôm nay" trên chất liệu sơn dầu của Vũ Đức Toàn sáng tác năm 2002, được chọn in trong cuốn sách "Mỹ thuật Hà Nội" hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (trang 112) được sao chép nguyên bố cục, gam màu tác phẩm "Domingo de Delft" của họa sỹ nổi tiếng Torres Aguero người Argentina sáng tác năm 1956, khéo léo vẽ sắc nét hơn các mảng hình và thay đổi một số chi tiết, màu sắc...
    Chuyện vi phạm còn nghiêm trọng hơn khi hầu hết các bìa sách nước ngoài biên dịch sang tiếng Việt đều mượn tranh, ảnh... ngoại. Điển hình là bức họa "Maja khỏa thân" nổi tiếng của danh họa Tây Ban Nha Goya được in trên bìa cuốn tiểu thuyết "Bức họa Maja khỏa thân" (NXB Văn Nghệ TP.HCM - 2001); cuốn "Thơ Puskin" do NXB Văn học ấn hành năm 2001 cũng sử dụng bức chân dung quen thuộc của nhà đại thi hào do một họa sỹ Nga vẽ từ thế kỷ XIX) nhưng đáng khen thay, NXB chỉ ghi tên người trình bày là người... Việt.
    Những bức xúc về nạn sao chép còn "ăn" cả vào nội dung các tác phẩm văn học. Có thể kể bộ 3 tiểu thuyết "Ba nhà cải cách" (Khúc Hạo, Trần Thủ Độ, Đào Duy Từ) của Vũ Ngọc Tiến xuất bản năm 2002, được sửa chữa, cắt gọt để lần lượt in thành 3 cuốn sách ở Tủ sách Danh nhân Việt Nam của NXB Kim Đồng, được công bố thêm một lần trên trang web Văn nghệ Sông Cửu Long tháng 11-2006. Song cuối năm 2006 "bị" tiểu thuyết "Quân sư Đào Duy Từ" của Trần Hiệp vi phạm bản quyền.
    Cuốn tiểu thuyết dày gần 400 trang đã sao chép cả những phần, mà theo ông Tiến, để đảm bảo tính tư tưởng của tiểu thuyết, ông đã hư cấu toàn bộ và những tình tiết này, có Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Giáo sư Văn Tạo, nhà nghiên cứu về Đào Duy Từ - bà Trần Thị Liên biết. Sự việc đã quá rõ ràng vậy nhưng trong khi ông Vũ Ngọc tiến tiếp tục ngồi chờ cuộc gặp gỡ... lịch sử với ông Trần Hiệp để đối chất ai "đạo" ai, có quyết định khởi kiện hay không, thì các NXB và giới chức lại tỏ ra thờ ơ, bàng quang về vụ việc. Nhân chuyện này nhắc nhở chuyện ngắn "Máu của lá" của Võ Thị Hảo được "đạo" bởi Phạm Minh Phong. Sự việc cũng dừng ở cuộc gặp mặt, xin lỗi và... tha.
    Nhức nhối nhất về vi phạm bản quyền vẫn là băng đĩa lậu. Tình trạng ca khúc nhảm nhí, gây sốc mà nhiều ca sĩ đang cố tình khai thác để mong sớm được nổi tiếng, kiếm tiền. Chưa hết, đa số các chương trình băng đĩa sản xuất gần đây đều do ca sĩ tự sản xuất, tức là đã tự thỏa thuận tác quyền, tự mua bài hát độc quyền để tránh rắc rối.
    Nhưng vấn đề tác quyền âm nhạc, lẽ ra các bên có thể cùng nhau giải quyết ổn thỏa lại dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc và là một trong những nguyên nhân khiến đời sống âm nhạc xuống dốc, tràn ngập những ca khúc nhảm nhí vô bổ của những tác giả không quan tâm gì đến tác quyền, chỉ cần phổ biến càng nhiều, càng rộng càng tốt. Những giá trị âm nhạc tử tế đã bị... bỏ rơi cũng chỉ vì ngại đụng đến bản quyền tác giả, tác phẩm.
    Theo Hà Bảo Lâm

  4. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Em tra xem từ Đạo văn nghĩa như thế nào thì thấy như sau:
    "Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo ra.
    Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác.
    Mục lục [giấu]
    1 Các dạng vi phạm bản quyền
    1.1 Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
    1.2 Vi phạm bản quyền của một sáng chế
    1.3 Các dạng vi phạm khác
    2 Thí dụ và chiến thuật
    3 Tại Việt Nam
    3.1 Các quy định pháp lý
    3.2 Công ước Berne
    3.3 Đăng ký quyền tác giả
    4 Chú thích
    5 Tham khảo
    6 Liên kết ngoài

    [sửa] Các dạng vi phạm bản quyền
    [sửa] Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
    Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
    Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
    Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
    Lưu ý: Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
    [sửa] Vi phạm bản quyền của một sáng chế
    Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
    Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
    Lưu ý:
    Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
    Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
    [sửa] Các dạng vi phạm khác
    Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.
    [sửa] Thí dụ và chiến thuật
    Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa. Truyện ngắn "Máu của lá" của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong[1][2]
    Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi toà án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm).
    Một chiến thuật khác khá phổ biến ở thị trường cạnh tranh là mua lại toàn bộ hãng nhỏ hơn đang có các phát triển mạnh về những kỹ thuật mà mình chưa có. Với chiến thuật này thì các hãng kỹ nghệ sẽ tránh được mọi kiện tụng gây ra do vi phạm bản quyền. Sau khi nắm được các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ cần thiết thì họ sẽ tiến hành tái cấu trúc và sa thải bớt các nhân sự nào không cần thiết hay không có tính cạnh tranh. Chiến thuật này có khi dẫn đến thành công nhưng có khi cũng đem lại thất bại. Như trường hợp của hãng Compaq đã mua lại hãng DEC nhưng sau đó không thể tái cấu trúc để tự đứng vững và cuối cùng dẫn tới việc sáp nhập vào hãng HP. Về phần HP, với khả năng quản lý tốt, sau nhiều cuộc tái cấu trúc, tự nó đã đúng vững dần và lấy lại vị trí hàng đầu trong kỹ nghệ máy tính.
    Sau đây lại là một phản thí dụ: Ở thị trường Hoa Kỳ hiện rất phổ biến tình trạng hàng hóa Thái Lan nhưng mang nhãn hiệu cầu chứng có tên hoàn toàn Việt Nam. Điển hình nhất là loại nước mắm Thái có tên thương hiệu là "Nước mắm Phú Quốc" với nhãn dán bên ngoài chai là hình bản đồ Việt Nam. Ở đây, chai nước mắm loại này sẽ đánh lừa người tiêu dùng rằng đó là đặc sản Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chính hãng chế tạo "nước mắm Phú Quốc" Thái Lan này lại là cơ quan đã xin giấy phép và nhãn hiệu trước nhất tại Hoa Kỳ và, do đó, họ đã được chấp thuận và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm này tại Hoa Kỳ. Nếu để ý kĩ thì trên chai nước mắm Phú Quốc của Thái sẽ có một dòng chữ rất nhỏ là: Made in Thailand.
    [sửa] Tại Việt Nam
    [sửa] Các quy định pháp lý
    Lưu ý:
    Wikipedia Tiếng Việt không cố gắng cung cấp hoặc đề xuất một ý kiến về luật pháp.
    Để sử dụng hay không các thông tin luật pháp viết ở đây, xin liên hệ và nhận sự tư vấn của các luật sư.
    Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý. Một số văn bản pháp quy được liệt kê dưới đây:
    Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 về quyền tác giả
    Nghị định 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa thông tin.
    Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001 về thực thi các điểm của nghị định 76/CP.
    Thông tư liên tịch 58/TTLT/BVHTT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2003.
    Công văn 2209/TM-QLTT ngày 7 tháng 6 năm 2002 về nhiệm vụ của quản lý thị trường trong việc chống hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ.
    Một số điều trong Luật Hải quan, Pháp lệnh An ninh nhân dân, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng.
    Luật Sở hữu Trí tuệ số: 50/2005/QH11, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005: http://www.cov.org.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=155&rd=20051223pu1116
    [sửa] Công ước Berne
    Việt Nam gia nhập Công ước Berne tháng 10 năm 2004. Việc xuất bản của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kể từ ngày này trở đi sẽ được điều chỉnh theo các quy định trên đây với ưu tiên áp dụng các quy định của Công ước Berne nếu các quy định pháp luật hiện hành mâu thuẫn với quy định của Công ước.
    [sửa] Đăng ký quyền tác giả
    Xem tại đây
    [sửa] Chú thích
    - Võ Thị Hảo: ''Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn''
    - Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: - Tôi vẫn nghĩ là có đạo văn, như anh Phạm Minh Phong đạo truyện ?oMáu của lá? của nhà văn Võ Thị Hảo. Đạo văn là chép cả đoạn, cả cái truyện, chép hẳn từng câu... Và như thế là vi phạm luật bản quyền. [1]
    [sửa] Tham khảo
    Bằng tiếng Việt:
    Vụ đạo nhạc của bài Tình thôi xót xa
    Danh sách bài hát nghi đạo nhạc
    Nước mắm Phú Quốc: bao giờ thôi... "made in Thailand"?
    Vụ đạo nhạc của bài Tình thôi xót xa
    Hiệp định song phương Việt Nam về quyền tác giả
    Vụ đạo văn của Viện trưởng viện văn hóa thông tin Nguyễn Chí Bền [2], [3], [4], [5]
  5. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Thì ra ông Bền nổi tiếng và làm quan to phết các bác ahj
    em vừa tìm thấy cái này trên mạng... Mỗi tội ông ý nổi tiếng vì đạo vaă nhiều hơn
    Việt Nam Institute of Culture and Information Studies
    Viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin Việt Nam
    Street address: 32 Phố Hào Nam, La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
    Telephone: 84 (0) 4 856 9160, 84 (0) 4 856 9162
    Fax: 84 (0) 4 851 6415
    E-mail: vncvhnt@fpt.vn
    Proprietor: Ministry of Culture and Information (MOCI)
    Contact: TS Nguyễn Chí Bền Director General
    Telephone: 84 (0) 4 851 6460, 84 (0) 91 321 1008 (mobile)
    Contact: TS Nguyễn Tri Nguyên Deputy Director General
    Telephone: 84 (0) 4 511 2925, 84 (0) 91 334 7224 (mobile)
    Contact: PGS TS Đặng Việt Bích Deputy Director General
    Telephone: 84 (0) 4 511 5143, 84 (0) 91 330 7610 (mobile)
  6. PGSTSday

    PGSTSday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    boc tem cho cac bac
  7. love_u_or_not

    love_u_or_not Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    ê, bác cà cuống tê tê (cacuongtt), bác đọc mấy bài trước đi. Tiểu tiện sử của ông hơi bị dày đấy. Mà tôi đang viết Chí Bền tự truyện, hhee. Mai kia tôi biếu bác nhá. há há
  8. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    mệt mỏi tòan phần
  9. love_u_or_not

    love_u_or_not Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Cụ Viettim làm gì mà mệt mỏi thế? Than thở thế thì chiến đấu sao được?
  10. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Yêu không thì bảo....nói gì thế...khụ khụ....cụ tuy già nhưng chí khí vẫn cao cháu ạ!
    cháu có cao kiến gì cho vụ này không?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này