1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, lại có bác đạo văn!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 06/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. memuopvn

    memuopvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    VN mình được cái ... "chôm chỉa" nhanh không ai bằng
  2. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    em copy cái này từ diễn đàn edu, mời các bác tham khảo để có thêm tinh thần chiến đấu nhá!
    đây là bài lấy từ blog của bác MINMIN, để các bác thấy được, người nghiên cứu đã phải vất vả như thế nào mới có được công trình của mình, trong khi ông Nguyễn Chí Bền thì...ăn cướp của người ta. Thế đấy!
    http://blog.360.yahoo.com/blog-yIQBVVYjdKjqK60I5vFc9G88xBE-?cq=1&p=1358
    [​IMG]
    Cồng chiêng Tây Nguyên và nước mắt trước ngày vinh danh!

    Min.
    Tôi viết về gã bằng một sự trân trọng thật lòng. Trọng từ sự đam mê, trọng từ nhân cách khoa học và một tinh thần làm việc hết mình. Không ngoa để nói cồng chiêng Tây Nguyên được vinh danh, đượcUNESCO công nhận là kiệt tác văn hoá phi vật thể của nhân loại là nhờ những đóng góp không thể phủ nhận của gã. ít ai biết về những hy sinh, nước mắt đàn ông và những cái giá gã phải trả cho ngày cồng chiêng Tây Nguyên được thế giới công nhận. Ngay cả giáo sư Trần Văn Khê cũng viết về gã là ?onhờ anh Hiền mà tôi mới hiểu được tường tận những giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên?. Nhưng đắng cay lắm khi cồng chiêng vinh danh thì gã vẫn thui thủi với nỗi buồn chán của riêng mình mà không biết thổ lộ cùng ai. ?oĐau? hơn là ?ocái án? kỷ luật lửng lơ như một cái cớ mà những người đố kỵ muốn ?obóp? gã với cái lý ?okhông chịu làm tiến sỹ?. Tôi muốn chia sẽ cùng bạn đọc qua trang viết này về con người rất đặc biệt này. Đặc biệt về một sự đam mê kỳ lạ đến mất ăn, mất ngủ và? mất cả vợ vì ?ocái nợ? với cồng chiêng. Đặc biệt vì cái chất khoa học rất amateur của gã - con người có cái tên Bùi Trọng Hiền.

    Duyên nợ "giời đày"!
    Cũng chả xấc xược chút nào khi tôi gọi Bùi Trọng Hiền là gã. Ban đầu trong hình dung của tôi thì đây là một nhà khoa học cần mẫn, đạo mạo và có tuổi. Nhất là lại được giáo sư Trần Văn Khê khen ngợi một cách chân tình. Vậy nhưng tôi đã bất ngờ khi gặp gã.
    Tóc búi một củ hành nho nhỏ sau gáy, dắt bằng một cái trâm cài bằng lông nhím gã thuổng được trong cái đận đi điền dã trong Tây Nguyên. Gã quá trẻ so với tôi tưởng. Trẻ tuổi. Trẻ cả phong cách. Trẻ cả tư duy. Cũng vậy mà câu chuyện của chúng tôi cứ tuột ra tự nhiên như những người thân quen lâu ngày không gặp nhau để rồi bên tách cà phê cứ vậy mà ẩn ức kể về những nỗi niềm của mình. Gã sinh năm 1969, hết ất dậu này mới có 37 tuổi. Và hình ảnh của gã đã làm tôi thay đổi cách xưng hô. Một tháng lăn lộn điền dã tìm hiểu cồng chiêng cộng với 5 tháng nghiên cứu đã biến gã thành một ?otín đồ? thực sự của thứ âm nhạc hoang dã mà độc đáo này. Gã nói về cồng chiêng Tây Nguyên như nói về vị thánh mà gã thờ, thờ đến ?ocuồng tín? trong sâu thẳm con tim mình.
    Cũng lạ, ban đầu gã chẳng biết mô tê gì về cồng chiêng Tây Nguyên. Chuyên gia trong lĩnh vực này chỉ có GS Tô Ngọc Thanh là thầy của gã. Gã đến với cồng chuyên như thứ duyên nợ ?ogiời đày?. Học sơ cấp và trung cấp đàn bầu tại Nhạc viện Hà Nội. Lên bậc đại học thì gã học về lý luận âm nhạc rồi ở lại nhạc viện làm giảng viên từ năm 1990 đến 1996. Rồi từ đó đến nay gã chuyển về Ban Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể Viện Văn hóa - Thông tin. Âm nhạc cổ truyền ăn sâu vào máu của gã. Gã nghiên cứu âm nhạc tài tử, ca trù, xẩm?Cũng vậy mà cụ Hà Thị Cầu- nghệ nhân xẩm duy nhất còn lại quý gã và xem gã như con, gã cũng nhận cụ làm bu nuôi của mình. Vốn liếng âm nhạc cổ truyền chất đầy trong đầu gã, cũng vậy mà gã đã hướng dẫn thành công cho nhiều người nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền. Giờ gã còn dạy về âm nhạc dân tộc cổ truyền trong khoa Lịch sử của Trường Đại học KHXH và NV Hà Nội.
    Tôi hỏi gã kiến thức cả bồ vậy, công trình công bố cũng kha khá sao không làm tiến sỹ. Gã cười khơ khơ bảo như chơi: ?oMài đũng quần mấy năm làm tiến sỹ nhỡ mấy nghệ nhân kia toi cả thì lấy gì nghiên cứu? Vả lại mục đích làm khoa học của tớ hơi khác, tớ làm khoa học để thoả ?odục vọng? của tớ, để tìm hiểu ngọn ngành, để biết, để chơi vậy thôi. Tớ làm khoa học không vì bằng cấp. Công trình làm đôi khi chán thì đốt sưởi ấm, vậy thôi!?. Có lẽ ít thấy ai làm khoa học mà ?okhùng? và nghệ sỹ như gã. Chả trách gã bị ghét, bị trù cũng phải?Người ta bắt gã đi làm tiến sỹ. ở Viện là phải vậy. Gã cứ lần khân nên mới bị ?ocái án? chống đối treo lửng lơ trên đầu. ?oCái án? cho tội?không làm tiến sỹ. Gã không được lên lương, cắt thưởng cũng vì ngông như vậy.
    Mẹ ốm, vợ ?ovượt cạn? một mình và?Ta đi theo cồng chiêng?
    Cũng vì am hiểu âm nhạc truyền thống và có sức khoẻ tốt, lúc bấy giờ Bùi Trọng Hiền nặng 70 kg. Gã ?obị? phân công cùng một phái đoàn vào Tây Nguyên điền dã, nghiên cưu để lập hồ sơ cho cồng chiêng. Lúc đó gã lạy như tế sao để được ở lại vì vợ sắp sinh, mẹ lại đang ốm, gã đi không đành. Nhưng rồi cơ quan gã trấn an và hứa sẽ lo cho gia đình gã, cứ an tâm mà lên đường. Gã cùng anh em trong cơ quan vào Tây Nguyên vào mùa mưa đầy cơ cực. Gã gọi đấy là ?ochuyến đi kinh hoàng, nhưng ấn tượng nhất? trong cuộc đời làm khoa học của gã. Một tháng lăn lộn với Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông?tiếp xúc với nhiều dàn chiêng cổ từ giản đơn đến phức tạp. Sống trong môi trường diễn xướng và hồn nhiên của đồng bào các dân tộc M?Tnông, Ê đê, Ba na, Mạ, C?Tho, Chu ru, Sê đăng, S?T tiêng?tiếng cồng chiêng đã hút hồn gã lúc nào không hay. Càng thu âm, càng nghiên cứu càng vỡ ra nhiều điều về âm nhạc cồng chiêng mà ngoài gã ra chưa từng ai đề cập và phát hiện. Người Pháp đã nghiên cứu cồng chiêng, nhiều người trước gã nghiên cứu cồng chiêng nhưng những điều gã phát hiện lại vô cùng mới mẻ và đã giải quyết đựơc những vấn đề về âm nhạc mà trước đó giới nghiên cứu phải đành ?obó tay?.
    Việc đầu tiên là gã đã làm được là làm ?otổng phổ? cho âm nhạc cồng chiêng, chính vì làm được tổng phổ nên việc giải mã thứ âm nhạc hoang sơ mà hũng vỹ này trở nên dễ dàng hơn. Mỗi một dân tộc có những bài chiêng riêng, nó chứa đựng quan niệm về vũ trụ và con người của từng dân tộc đó. Gã nói say sưa giảng giải về cồng chiêng như thể là âm nhạc tự máu thịt mình: ?oCác dàn cồng chiêng của từng tộc người Tây Nguyên đều thuộc loại hàng 5 âm hay 6 âm cơ bản. Nói là cơ bản bởi lẽ trên thực tế, ngoài âm cơ bản, mỗi chiếc cồng chiêng thường có nhiều các âm phụ khác. Không phải lúc nào người ta cũng nghe thấy chúng rõ ràng. Tùy vào đặc điểm cấu tạo riêng của từng chiếc cồng chiêng và cách kích âm mà các âm phụ lúc ẩn lúc hiện song song với âm cơ bản. Với những dàn chiêng vang rõ các âm phụ, bên cạnh đường tuyến giai điệu cơ bản bao giờ cũng vang kèm song song một giai điệu tạo bởi những âm bồi phía trên (thường là âm quãng 5 đúng). Đó chính là một trong những nguyên nhân tạo nên màu sắc đầy đặn nhưng lại mờ ảo, huyền hoặc của những dàn chiêng này. Bên cạnh tính chất các quãng, âm vực của thang âm cũng là một vấn đề. Các dàn chiêng có âm vực hẹp như của M''nông, Mạ... thường có sắc thái tương phản với sự hoành tráng, to lớn của những thang âm có âm vực rộng mở như các dàn cồng chiêng Bahnar, Gia Rai, Xê Đăng, Ê Đê...Theo khảo sát ban đầu, nhìn chung ở Tây Nguyên, tính thống nhất về mầu sắc thang âm cồng chiêng trong mỗi tộc người là điều dễ nhận thấy. Chẳng hạn nếu ta nghe 2 dàn chiêng Aráp ở Đắk Lắc và ở Gia Lai thì vẫn thấy giống nhau; hay các dàn cồng chiêng của Bahnar ở Kbang và An Khê cũng vậy... Hơn thế nữa, thang âm cồng chiêng Bahnar và Gia Rai lại rất gần gũi. Thế nhưng riêng M''nông thì ngược lại, dường như không tồn tại sự thống nhất thang âm của các dàn chiêng tộc người này. Các bộ chiêng được nghiên cứu đều là các dạng thang âm khác nhau. Chúng ứng với những nhóm M''nông cư trú trên các địa bàn khác nhau. Điều đó có nghĩa mỗi nhóm cư trú đều tự thiết lập một chuẩn mực thẩm mỹ nghệ thuật riêng của họ. Đó là đặc điểm thật độc đáo mà chúng tôi gọi là "rất M''nông"! Mỗi dàn chiêng M''nông là một dạng thang âm riêng. Phải chăng điều đó biểu hiện tính độc lập nghệ thuật tương đối của tộc người M''nông??
    Gã còn phát hiện một điều rất mới về loại âm nhạc này. Từ phương pháp kích âm với một biên chế thang âm tuỳ theo từng dàn cồng chiêng, nhất là ở những dàn chiêng lớn, qua nghệ thuật diễn tấu thì âm thanh pha trộn vào nhau bằng một sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn giữa các nghệ nhân đã làm các bài chiêng trở thành một bản hoà tấu toàn mỹ mà âm thanh của nó là âm thanh nổi (âm thanh 3 chiều- Souds rourd). Tuỳ thuộc vào vị trí người nghe, người trình tấu mà âm thanh sẽ có các hiệu ứng và sự cảm nhận khác nhau. Nhất là dàn chiêng lớn, nếu nó di chuyển thì âm thanh sẽ ?obò theo? dích dắc với dàn chiêng.
    Chuyện đo thang âm cồng chiêng bằng phương pháp thủ công từ một ?ocái tai cực nhạy? và sợi dây rung cũng là việc lần đầu có người như gã làm ở Việt Nam. Gã nghe đến ù tai, phồng dây thần kinh chỗ thái dương mới làm được mấy bản tổng phổ âm nhạc cồng chiêng. Phải am hiểu âm nhạc và thẩm âm tốt mới thành công được với phương pháp này. Và gã đã làm chính xác, thuyết phục các nhà khoa học một cách tuyệt đối. Khi về nước chính GS Trần Văn Khê đã gọi điện để gặp gã, hai thầy trò mất gần một ngày ?ođánh vật? ở khách sạn để cuối cùng GS Khê đã viết báo và khen ngợi gã là ?oNhờ có anh Hiền tôi mới hiểu hết những giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên?. Cũng nhờ những kết quả nghiên cứu mới mẻ của gã mà sau này GS Trần Văn Khê đã thuyết phục được cả ban giám khảo khó tính của UNESCO để họ công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá phi vật thể.
    Cũng vì khám phá nhiều cái lạ của cồng chiêng mà gã ?osay? nó tưởng như không rứt ra được. Vậy nên mới dẫn đến cái bi kịch lớn nhất của đời gã, cái bi kịch mà gã gọi là sự trả giá quá đắt cho?cồng chiêng Tây Nguyên. Một tháng ròng rã, gã quay về Hà Nội. Về đến nhà hôm trước thì hôm sau vợ đẻ. Nhưng công việc bộn bề, hạn nộp hồ sơ cho Paris sắp cạn. Gã lao vào làm việc như điên. Và rồi? vợ gã ôm con về bên ngoại?
    Cay đắng, Bùi Trọng Hiền than: ?oMình không thể trách cô ấy được, giờ mình vẫn thui thủi một mình, mình là phụ nữ, chồng ?ohâm? như vậy chắc mình cũng sẽ làm như cô ấy??. Gã ngông là vậy nhưng tự dưng trong hố mắt có nước. Gã nén lại, rít sâu điếu thuốc và uống vội ngụm cà phê như nuốt đắng vào lòng.
    Bị vợ bỏ đã đành, cồng chiêng vinh danh nhưng ai biết đâu hồ sơ báo cáo khoa học của gã ban đầu chỉ ?omay mắn? xếp vào phần?phụ lục. Người ta còn định ?oém? bản tổng phổ của gã đi. May mà trong một hội thảo về cồng chiêng, các nhà khoa học nước ngoài tinh ý mà để ý đến các vấn đề mà gã trình bày. Cũng vậy mà người ta chột dạ, cấp tập giục gã dịch sang tiếng Anh. May mắn hơn, GS Trần Văn Khê đã kịp nhìn ra vấn đề, đánh giá đúng những đóng góp của gã, và phần phụ lục lại?làm nên chuyện. Cả bản tổng phổ là tâm huyết của gã cũng bị ném đi. Nhưng một ngày làm việc với GS Khê, gã đã kịp tỏ bày tất cả những gì gã nghiên cứu với nhà khoa học công tâm và chân chính này. Nhân cách khoa học của GS Khê đã an ủi và làm gã phấn chấn và còn đam mê với khoa học?
    Kết ngắn.
    7giờ tối thì máy bay sẽ đóng hàng và bay sang Paris, mang theo công hồ sơ cồng chiêng. Sáu giờ thì gã và các đồng nghiệp mới hoàn thiện bộ hồ sơ này. Cuối cùng cũng được ?ogiải thoát?. Gã từ 70kg nhưng ?ongót? mất 9kg sau ?ocuộc đánh vật? với bộ hồ sơ này. Đành rằng đây là công sức của cả tập thể, nhưng đóng góp của gã như những gì tôi kể cùng bạn đọc là không thể nào phủ nhận. Dẫu có kẻ ganh ghét với gã mà tuyên bố xanh rờn đóng góp của gã cũng nhỏ nhoi xứng với phần ?phụ lục mà thôi! Báo cáo khoa học của gã trong một hội nghị về cồng chiêng đã ?ochốt hạ? rằng: ?oNghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên có được công nhận là di sản văn hóa thế giới hay không, điều đó đối với cá nhân tôi không quan trọng bằng việc chúng ta hãy cùng nhìn nhận các giá trị đích thực của nó. Hãy cùng bảo vệ kho tàng di sản vô giá này không chỉ cho chúng ta mà cho cả nhân loại?. ấy cũng phần nào chứng minh cái tâm của gã.
    Gã cười méo xệch, dẫn chúng tôi về phòng làm việc của gã nghe?cồng chiêng mà gã thu âm trong Tây Nguyên. Gã như quên hết khi mỗi giọt cồng chiêng vang lên trầm hùng mà duyên dáng. Gã chép miệng: ?oChả biết lúc nào mới vào lại được với Tây Nguyên?. Khi leo cầu thang tôi thấy chân gã tập tễnh nhưng không tiện hỏi. Sau này mỡi biết gã bị?té xe điện từ cái ngày Hà Nội còn có ?otiếng leng keng tàu sớm khuya??. Vậy đấy, làm khoa học chân chính nhiều lúc cái giá mà gã phải trả không hề nhỏ. Giờ gã vẫn thui thủi vậy.

    Min
  3. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay rỗi rãi, tự dưng em có đề xuất, các bác sáng tác thơ ca hò vè, truyện cổ tích.... về Đạo Văn đi,
    Em xin làm một câu trước tiên:
    Ngày xưa ở một làng nọ có tên chữ là Vũ Đại, tức là Mưa Lớn, có anh Chí tên là Phèo, vì nghèo, vì túng quẫn, và cũng vì háo sắc mà bị Bá Kiến đẩy vào tròng... cho đến một ngày anh Chí không còn nhận ra mặt mình nữa, vì đã rạch quá nhiều đường lên mặt mình,... anh ăn vạ để kiếm sống, và khát khao của đời anh được anh truyền tải qua Blát: "Tao muốn làm một người lương thiện"... câu chuyện này thì ai ai cũng biết, nên em chỉ tóm lược thế.
    Còn ngày hôm nay, ở một làng có tên là Văn Tin (viết tắt của VHTT), có một vị nọ cũng đệm là Chí, nhưng mà tên là Bn (ngày xưa chữ Nôm, Bèn và Bền phát âm giống nhau), lại rất giàu, giàu lắm, nhưng giàu thì mắc cái bệnh của giàu, là Háo danh, ấy vậy nên mà không từ một thủ đoạn nào, rạch đủ các đường lên trên mặt chữ, mặt giấy, mặt của cấp dưới mà đi lên... và vị nọ cũng có một khát khao trong đời là: "Tôi (tôi chứ không phải là Tao) muốn lên cao và lên cao nứa, đố thằng nào cản được"///
    Vì em viết vội vàng nên chỉ được có thế.
    Bác nào có tài thì phóng tác thêm.
  4. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bền ơi là bền
  5. love_u_or_not

    love_u_or_not Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    PÓC TEM CHO CÁC BÁC
  6. dihockhongdanhban1984

    dihockhongdanhban1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Chí Bền nói với tôi:
    đã là nam nhi ở trên đời thì chí khí phải bền vững. Tại sao tôi nói là "bền vững": Bền là bền bỉ, vững là vững chãi. Đúng chưa?
    "dạ đúng, nhưng dạo này em cứ nghe cái chữ "chí bền" luôn luôn, mà em chả thấy nó có nghĩa là như thế anh ạ"
    "chú nói thế nào chứ, chú tra từ điển đi xem nào. Ông bà già sinh ra anh đã biết anh khi lớn lên gặp nhiều gian khó, nhưng rồi anh sẽ vượt qua. Đấy là ý nghĩa của chữ này. Như anh đây kinh qua bao gian khổ rồi, bây giờ mới được như ngày hôm nay"
    "kính anh...em cũng biết vậy ạ. Chứ em cũng biết chuyện anh lặn lội từ nam ra đây, mất bao công sức, tiền của mới vào được cái tạp chí, rồi vào viện. Thực lòng em cũng phục anh lắm"
    "đấy chú thấy không? Chí Bền mà lại"
    "vâng ạ...có lẽ ngày xưa các cụ nhà anh trọng chữ "Chí" hơn chữ "Trí" nên mới có tên như vậy. Nhưng em tức lắm. Em cứ nghe cái thằng hàng xóm nhà em nó nói "chữ CHÍ đọc chại đi thì thành chữ CHẤY, rồi chữ BỀN thì đọc thành chữ...BÉO". chứ em cũng chả hiểu gì...cãi nó thì nó nói: vì chí khí anh rất bền vững, nên dù dao xuyên qua anh vẫn chịu được, búa rìu dư luận anh vẫn kiên cường chống đối, tường dày bao nhiêu anh cũng đục khoét, lỗ nào anh cũng qua, cũng chui được. Em mắng cho thằng đó một trận: Em nói: "chớ thế tại sao mày lại gọi anh ý BÉO"...nó nói: "tại vì ăn nhiều quá nên béo, thế thôi. Anh ăn từ cái nhà của Viện, tiết kiệm đến mức mượn xe cơ quan đi lễ, hết "thế hệ" NCS, Thạc sĩ...đều qua tay anh...nên anh béo"...
    Bậy quá, làm gì có chuyện đó....rồi, chú yên tâm, để anh xử lý thằng đó. Đến chuyện không có chiêng m''nhum 2m anh còn làm cho nó có nữa là...Yên tâm..để anh xử lý thằng đó.
    - Dạ, kính anh...anh xử lý giúp em, không bây giờ chúng nó cứ đọc chại tên anh thành CHẤY BÉO trong lòng em thấy bức xúc lắm à...mong anh giải quyết!
    Được, để đấy
    (còn tiếp)
  7. dihockhongdanhban1984

    dihockhongdanhban1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Sau cuộc phiếm luận với tôi về cái tên của mình, Chí Bền lặng lẽ đến Viện. Tụ hội quần anh, chân cẳng của mình lại...
    - hôm nay tôi muốn thông báo với các anh em mấy lời. Chả là dạo này tôi có nghe phong phanh là anh em không gọi tôi bằng cái tên Chí Bền nữa. Tôi không cho phép như thế! Như thế là xúc phạm đến tôi. CB nói
    - dạ thưa anh, bọn em đâu dám như thế. Bọn em đã ăn đời ở kiếp với anh, thì làm sao dám phản thầy lừa bạn ạ. Cái tên Chí Bền đã thực sự gắn với anh lâu rồi, ********* nào lại dám láo với anh thế!
    tôi không ủng hộ quan điểm của các anh em. Nhưng các anh em phải gọi tôi đúng tên của tôi chứ? Tại sao tôi nghe thằng đihockhongdanhban nó nói các chú như thế?
    - thằng dihockhongdanhban nói láo đấy ạ. Bọn em toàn gọi anh là Nguyễn Chí thôi. Có gọi là Nguyễn Chấy Béo bao giờ đâu.
    sao lại thế, tại sao không gọi tôi là Bền? - cáu tiết, CB nói
    - dạ, bẩm anh, bọn em trộm nghĩ, chữ Chí có ý nghĩa hơn chữ Bền rất nhiều.
    Chữ CHÍ là chữ các cụ nhà anh muốn nhấn mạnh, để mong anh về sau có chí khí bền bỉ. chữ CHÍ còn là tên một loài vật rất thân thiết với con người, không thể tách rời ạ. Chắc anh ở trong nam cũng biết nó đấy ạ, lúc nào nó cũng ở bên ta, chẳng xa rời... Chữ CHÍ còn là tên của một nhân vật rất nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, ngang ngửa với AQ bên Tàu đấy ạ!
    Đấy, còn Bền thì có nghĩa gì đâu: ngoài từ Bền bỉ con khỉ ra...Bền không chừng lại đọc chại thành kền kền ý chứ! Thế nên bọn em gọi anh bằng anh CHÍ thôi. Vì dẫu chăng nó cũng hợp với anh mà.
    hmmm - trầm ngâm
    - Dạ! Đi theo anh cũng lâu rồi, bọn em học tập được nhiều điều lắm. Nên em thấy chữ Chí trong tên anh nó rất đắt. Nó còn thể hiện cả bản ngã của anh trong đấy nữa. Chí khí anh rất kiên cường, chí khí thép, khiến cho toàn cơ thể như được bọc kim loại vậy, trơ ra như thớt. Anh đọc tiếng anh "như tiếng Việt" mà vẫn trơ trơ ra, em cũng phục anh. Chả dám nói, chứ bọn em cũng dốt lắm, nhưng không trơ ra được như anh, không nói được tiếng anh thì em tịt luôn. Chứ không dám đọc trước các nhà nghiên cứu ngoại quốc thứ tiếng anh "thuần việt" như của anh
    Chí của anh mang tính cách của con vật mà anh "cầm tinh". Con chấy nó cứ bò lổn ngổn trên tóc người ta, hút hết máu trên não người ta, ăn trộm chất xám của người ta để nuôi dưỡng mình. Quả là hay lắm
    Chí của anh mang nghĩa của cả nhân vật. Thằng Chí ngày trước nó cầm dao rạch mặt mình, thì anh cầm...tiền rạch vào mặt mình. mua tất cả, bịa đặt tất cả để chống chế...chứ em cũng phục anh.........
    Chữ CHÍ trong tên anh quả là thâm thuý lắm....
    hớ hớ... - cười và tịt
    (còn tiếp, nếu có nghĩ ra được)
    kính các bác
  8. PGSTSday

    PGSTSday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    hố hố..........hay...khen cho bác dihockhongdanhban!!!!!!!!!!!!
    lúc nào sẵn tay em cũng sẽ sáng tác một bài nhá!!!!!!!!!! ủng hộ bác phát...........bóc tem
  9. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, lâu lắm tớ mới vào đây, thấy nhan đề của topic tớ cũng tò mò, ngó vào thì thấy do khatsi lập, vậy là trên ttvnol lại có... hai khatsi! Xin thưa với bàn dân thiên hạ rằng tớ mới là khatsi chánh hiệu, khatsi "xịn", còn bạn nào đã sử dụng nick của tớ để đưa bài lên đây thì tài thật đấy, vì đã mò được pass. Hê hê, thế là trên mạng có cả... "đạo nick"! Thôi, tớ đã bị lộ rồi thì tớ đành chịu, chỉ mong bạn nào đó tiếp tục sử dụng nick của tớ thì đừng làm gì không hay, kẻo mang tiếng tớ ra.
    Riêng với topic này do bạn lập ra thì tớ ủng hộ cả hai tay hai chân. Tớ lạ gì lão Bền, nghe gian hồ kháo nhau thì luận án tiến sĩ của lão cũng "đạo" của ông Huỳnh Ngọc Trảng (TP HCM), ông Trảng phát hiện ra, lão Bền phải cho đệ tử vào Nam để thương thuyết, không biết thực hư ra sao? Bạn nào có tin tức gì vê chuyện này thì đưa lên đây cho bà con cùng thưởng lãm!
  10. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Bóc tem cho các bác phát!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này