1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô hô, lại có bác đạo văn!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 06/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN???
    Như tôi đã công bố và phân tích kỹ lưỡng chùm bài Nguyễn Chí Bền ăn cắp các nghiên cứu cồng chiêng của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, qua đó quý vị cũng đã thấy rõ việc chép nguyên văn trắng trợn cũng như thủ thuật ?oxào nấu? thô thiển của ông Viện trưởng viện Văn hóa ?"Nghệ thuật như thế nào.
    http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-97.ttvn
    Như đã hứa, bây giờ tôi tiếp tục công bố 1 tư liệu đạo văn hết sức kỳ quái khác. Vị tác giả này đã thuổng ?otác phẩm? về cồng chiêng của Nguyễn Chí Bền. Phương pháp ăn cắp ở đây cũng khá giống với ?otay nghề? của chính ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền, như thể huynh đệ đồng môn vậy. Vì thân thế và sự nghiệp của kẻ đạo văn mới này khá nổi tiếng trong nước nên trước mắt, tôi chỉ phân tích hành vi ăn cắp của ông ta mà chưa nêu rõ đích danh cũng như nguồn của bài ĐẠO VĂN CỒNG CHIÊNG được công bố. Để tiện việc so sánh, xin gọi nhân vật mới này là Ngài ĐẠO TẶC II. Dưới đây là một bài đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà Ngài ĐẠO TẶC II đã ngang nhiên ?orút lõi trắng trợn?, xơi tái lại một cách ngon lành để nặn ra tác phẩm của mình.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tuy nhiên, về mặt lô gích hệ thống, vì Nguyễn Chí Bền nguyên đã ăn cắp của GS Tô Ngọc Thanh (đoạn bôi vàng và xanh lá cây), thế nên dù Ngài ĐẠO TẶC II này có khôn khéo cỡ nào, kiểu gì cũng ?obuộc phải cầm nhầm? của GS Thanh. Ở đây, cũng rất có thể Ngài ĐẠO TẶC II tưởng là chỉ đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà thôi). Mời quý vị xem bài ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy? của Ngài ĐẠO TẶC II.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong bài này, cũng như Nguyễn Chí Bền, Ngài ĐẠO TẶC II đã thật ngớ ngẩn khi cho rằng cồng chiêng trước khi về tay người dân Tây Nguyên thì mới chỉ được coi là... HÀNG HÓA chứ không phải là NHẠC CỤ!!! Chính điều đó càng giúp ta dễ nhận dạng kẻ viết bài này thực sự chưa bao giờ nghiên cứu cồng chiêng và có vấn đề khá nặng về tư duy lô gích hình thức. Ví dụ: ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền trong bài trên Báo Nhân Dân số ra ngày 24/3/2006 và bài trên trang Giai điệu Việt Nam đã viết như sau:
    http://www.vietnammelody.com/view_news.aspx?nid=474
    ?oTài nghệ của cư dân Tây Nguyên là biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được chính họ chế tạo thành một nhạc cụ tuyệt vời?. Còn trong bài của mình, Ngài ĐẠO TẶC II đã viết tương tự là: ?oCư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời?.
    Chúng ta đều biết nguồn tài liệu để Nguyễn Chí Bền cướp trắng hay rút tỉa chính là HỒ SƠ VÙNG VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (BẢN GỐC). Quý vị nào chưa xem xin hãy đọc kỹ ở đây để tiện so sánh.
    http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/
    Trong bài của Ngài ĐẠO TẶC II, sẽ thấy rõ những đoạn ăn cắp của... Nguyễn Chí Bền (xin tạm coi như vậy) và những đoạn ăn cắp của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Xin quy ước như sau để tiện quan sát:
    -Chép của Nguyễn Chí Bền: Đoạn bôi xám- chép nguyên văn/ bôi xanh lơ- ?oxào xáo?
    -Chép của Tô Ngọc Thanh: Đoạn bôi vàng- chép nguyên văn/ đoạn bôi xanh lá cây- ?oxào xáo?
    Xin so sánh một đoạn để thấy được 2 kẻ ĐẠO TẶC đã đồng ăn cắp của GS Thanh như thế nào.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?oTiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì?.
    *ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Khoa học XH, Hà Nội 2006, trang 937):
    [​IMG]
    ?oTiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc người ở Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oMỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Nguyên tuy không phải là những chuyên gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt được đó là dân tộc nào?.
    Trong phần kết của bài viết, có thể thấy rõ Ngài ĐẠO TẶC II đã ăn cắp phần Chương trình hành động trong hồ sơ cồng chiêng của GS Thanh rõ ràng như thế nào. Xin phân tích cụ thể như sau.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?oĐẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân cũng như các cộng đồng lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận nhằm sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc những vấn đề liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.
    -Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực tế cho thấy các nguồn tài liệu này tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác để tìm kiếm, bổ sung
    ?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oCần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oTiếp tục nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở năm tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oPhục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại năm tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin). Phòng này sẽ cất giữ các tài liệu cổ, tài liệu viết tay, hồ sơ điền dã, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng v.v... liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    - Từng bước xây dựng phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng tỉnh ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, để lưu trữ, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng cho cộng đồng và khách tham quan trong nước, nước ngoài
    ?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oTừng bước xây dựng Phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên để xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    -Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, trường Đaị học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: phấn đấu để có một giáo trình về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các nhà trường này
    ?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oXây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật về cồng chiêng và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Quảng bá và tuyên truyền về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch ở Tây Nguyên, cho nhân dân trong cả nước và Việt kiều ở nước ngoài?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oTổ chức biểu diễn, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các trường học để nâng cao trình độ thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mở rộng công tác tuyên truyền đến khách du lịch trong nước và nước ngoài để mọi người hiểu được một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá đang được lưu giữ tại Tây Nguyên?.
    *Tô Ngọc Thanh:
    ?o-Tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa và quảng bá cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phạm vi quốc gia và quốc tế?.
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?oTăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?.
    (Còn tiếp)
  2. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thoạt đầu đọc bài Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - định hướng bảo tồn và phát huy, em cứ tưởng đây ắt hẳn là bài viết của một cha nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên có thâm niên công tác nhiều năm. Sự cô đúc trong bài viết đã chứng tỏ cái tầm khoa học của tác giả nó rộng lớn đến như thế nào, không thì lão này cũng thuộc dạng nghiên cứu salon thiên kinh vạn quyển chứ chả chơi. Thế nhưng khi bác Thăng Long đưa toàn bộ dữ kiện bằng chứng xác thực thì nói thật, đọc đến đâu, thấy điên ruột đến đấy. Đã có 1 thằng Chí Bền rồi giờ lại có thêm thằng Chí Bền nữa chuyên ?ochí bền? nghiên cứu của người khác. Em là em cứ nói thẳng, tởm lợm hết chỗ nói!
    [​IMG]
    #Nguyễn Chí Bền: ?oCồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộc của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên... Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũng khác nhau?.
    ##Ngài đạo tặc 2: ?oCồng chiêng Tây Nguyên giữ vai trò là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa chung các dân tộc Tây Nguyên cũng như của từng tộc người trên mảnh đất muôn mầu, muôn sắc Tây Nguyên. Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau?.
    [​IMG]
    #Nguyễn Chí Bền: ?oKhông gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại. Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian... Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau.?
    ##Ngài đạo tặc 2: ?oGiá trị nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi đây chứa đựng những giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời. Trong tay các nghệ sĩ dân gian tài hoa ở cộng đồng, mỗi chiếc chiêng giữ nhiệm vụ một nốt nhạc trong một dàn nhạc, để biểu diễn các bản nhạc chiêng khác nhau. Ðồng thời, tùy theo từng dân tộc, họ đã sắp xếp, định biên thành các dàn nhạc khác nhau?.
    [​IMG]
    Xem mấy đoạn đạo văn của Ngài ĐẠO TẶC 2, mới thấy hắn có vẻ có kỹ thuật đảo văn giỏi hơn PGS.TS Nguyễn Chí Bền. Bên cạnh những câu chép nguyên văn của Nguyễn Chí Bền (mà thực ra là của cụ Tô Ngọc Thanh), lão ĐẠO TẶC 2 này vơ bèo vặt tép rất khôn khéo, không ngu như anh Chí Bền bền chí vươn lên mặt thớt.
    [​IMG]
    Hãy xem đoạn tán văn này được xếp ngay sau đoạn ăn cắp trước đó, có vẻ lão ĐẠO TẶC 2 hình như gốc dân văn hay dân sử tổng hợp thì phải: ?oTừ xa xưa, cộng đồng cư dân Tây Nguyên đã biết thổi hồn và tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người Tây Nguyên, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên?. Phen này Siu Black sẽ phải hát là Tây Nguyên ?ocó cái nắng, có cái gió, có cái đó &... có cái bọn chuyên thó nghiên cứu cồng chiêng... là lá la?
    [​IMG]
    Hơn thế, khẩu khí của lão ĐẠO TẶC 2 cũng có vẻ vĩ mô hóa, không bị sa đà vào tiểu tiết kiểu ăn cắp trắng trợn như ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Đọc đoạn này thấy kinh phết: ?oCùng với việc nâng cao lòng tự hào, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị của cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðây không chỉ là nguyên lý của khoa học bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, mà còn là việc thực hiện chủ trương xã hội hóa văn hóa của Ðảng và Nhà nước ta. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là sáng tạo của cộng đồng. Bao đời nay, cộng đồng lưu giữ, trao truyền di sản văn hóa vô giá này?.
    [​IMG]
    Khẩu khí kiểu này chắc chắn là giới lãnh đạo chứ chả phải nói chơi. XÃ HỘI HÓA VĂN HÓA- mịe kiếp, nói vậy thì từ cố chí kim, VĂN HÓA đếch phải là của XÃ HỘI hay sao mà phải XÃ HỘI HÓA nó Không biết đây là chủ trương của Đảng thật hay lão ĐẠO TẶC 2 tự bịa, tự bôi ra trong cái bản văn ĂN CẮP này???
    [​IMG]
    Mịe, còn cái đoạn KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG bảo tồn cồng chiêng thì thôi rồi lượm ơi, lại dùng đúng miếng võ bẩn chép nguyên văn của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền roài. Lão ĐẠO TẶC 2 xem ra cũng lòi đuôi ĂN CẮP thô thiển, chán vãi tè!
    [​IMG]
    @Thăng Long sư huynh: Bác ra đòn quyết định quá chuẩn, quá đỉnh, bái phục quan bác! Em chờ đến lúc bác công bố chính thức kẻ ĐỒNG ĐẠO TẶC với Nguyễn Chí Bền kia là thằng nào? Than ôi cho cái nền khoa học nước nhà, ăn cắp nghiên cứu, ăn cắp văn chương của người ta trắng trợn, thô bỉ, vô học đến thế mà vẫn nhơn nhơn không biết nhục là cái giề!!!!!
    [​IMG]
  3. caibang7tui

    caibang7tui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Ai mua cồng chiêng- ?ohàng hóa? đơi ơi ơi!!! Ai mua cồng chiêng- ?onhạc cụ? đơi ơi ơi!!!
    Bác Thăng-Long-Đệ-nhất-Kiếm-pháp quả là chí lý, càng nghĩ càng thấy anh ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền bền chí vươn lên và Ngài ĐẠO TẶC ?onăm- bờ- tu? kia đúng là có vấn đề thiểu năng trí tuệ thực sự.
    Nguyễn Chí Bền viết: ?oTài nghệ của cư dân Tây Nguyên là biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được chính họ chế tạo thành một nhạc cụ tuyệt vời?. Ngài ĐẠO TẶC II viết: ?oCư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời?. Hố hố hố, đúng là nói như 2 kẻ đồng- đạo- tặc này thì té ra, HÀNG HÓA không phải là NHẠC CỤ, và ngược lại NHẠC CỤ không phải là HÀNG HÓA à???
    Các bác thử nghĩ xem, khi con người ta sáng tạo ra một vật dụng gọi là- CỒNG CHIÊNG thì bản thân nó tự nhiên đã được ý thức là NHẠC CỤ rồi, sao lại coi đó chỉ là HÀNG HÓA trước khi về tay người Tây Nguyên??? CỒNG CHIÊNG được sản sinh ra trên đời là để chơi nhạc, nó đâu phải dùng để đựng thức ăn, nấu cơm, nấu canh, nấu ốc? như mâm đồng, nồi đồng..? Đây đúng là lỗi tư duy rất nặng, không thể lý giải cách nào khác là trí tuệ 2 ông ĐẠO TẶC này có vấn đề thiểu năng tuần hoàn!!! Về lý mà nói, ông ĐẠO TẶC II kia tuy cũng đi chép lại của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền, nhưng đáng ra cũng phải để ý đến cái chi tiết CỒNG CHIÊNG- HÀNG HÓA này chứ, cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, mà thuổng như những kẻ ăn cắp ngoại chợ thế kia thì quá ư kém cỏi, chưa thể xếp hạng ĂN CẮP CAO THỦ ngồi trên cây đu đủ được.
    Cũng về lý mà nói, 2 kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC này tuy chưa đủ trình ĂN CẮP, nhưng mặt bọn chúng quá dầy, quá trơ, quá đơ, đao kiếm thường chém không xuể nên mới ngang nhiên cướp trắng bản hồ sơ gốc của GS.TS Tô Ngọc Thanh, một học giả lừng danh trong giới nghiên cứu âm nhạc Nam Việt. Bên cạnh đó, cũng dễ nhận ra rằng Ngài ĐẠO TẶC II (chữ dùng của thanglong456) dường như chắc chắn thuộc hạng CHA- BỐ- TIÊN và SƯ của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Có 2 khả năng như sau:
    -Một là Ngài ĐẠO TẶC II là ông trùm của Chí Bền- kiểu Bang chủ bang ĐẠO TẶC KHOA HỌC Bộ Văn- Thể- Du. Hàng ngày lão ấy cứ ngồi vắt chân chữ ngũ xơi nước. Thằng Chí Bền kia cứ đánh ô tô (chứ không xách bị với đả cẩu bổng như bọn tại hạ) đi ăn cắp, cướp giật tri thức khắp thiên hạ rồi về cống nạp cho ông trùm để ông xơi tự nhiên cho béo? bộ phận tri thức (quanh đâu đó chỗ?). Hố hố hố? Với giả thuyết này, cá với bác thanglong456, Ngài ĐẠO TẶC II chắc chắn là quan chức cấp cao!
    -Hai là Ngài ĐẠO TẶC II đúng là kẻ ăn cắp đồng đạo một Siêu đại ma giáo với Nguyễn Chí Bền. Trong trường hợp này, ĐẠO TẶC Chí Bền chắc chỉ là nạn nhân đáng thương của một vụ hớt tay trên ngoạn mục, kiểu đạo tặc lại món hàng đạo tặc. Có thể Chí Bền biết nhưng cũng không dám kêu vì ?ohàng? bị Ngài ĐẠO TẶC II cướp cũng vốn là đồ ăn cắp. Liệu đây có phải là kiểu TIÊU THỤ HÀNG ĂN CẮP (chữ dùng của các bác công an) không nhảy?
    BONUS: Khi người thợ đúc đồng kiếm quặng (hay mua đồng vụn) về đun chảy để đúc cồng, đúc chiêng, có thằng nào ngu si đần độn đến mức lại nghĩ rằng ?oCÁI CỒNG CHIÊNG TA SẮP ĐÚC RA ĐÂY ĐẾCH PHẢI LÀ NHẠC CỤ, CHỈ LÀ HÀNG HÓA THÔI. THẾ NÊN TA SẼ PHẢI MANG CỒNG CHIÊNG LÊN NÚI TRƯỜNG SƠN BÁN CHO ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN ĐỂ HỌ BIẾN CHÚNG THÀNH NHẠC CỤ? Hụ hụ hụ hụ? Xin lỗi các bác, tại hạ không thể không ho đoạn này? Ngu quá là ngu, ngu không thể tưởng tưởng được, ngu đến nỗi không để đâu cho hết ngu? hụ hụ hụ hụ...!

  4. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bác thanglong456 quả là công phu Thiếu Lâm. Còn với nghề của em, nhìn vào bài viết ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy?, chỉ cần dùng phép so sánh đối chiếu dàn ý là đã có thể kết tội đạo văn của ông ĐẠO TẶC 2, chứ chưa cần phân tích câu chữ chính xác như bác. Báo để bác biết, trong văn học, việc lấy ý tưởng, nội dung chính hay cốt truyện còn bị khép tội ĐẠO TẶC nữa là kiểu ăn cắp thô thiển như Nguyễn Chí Bền và ông ĐẠO TẶC 2. Hãy xem dàn ý của bài đạo văn này.
    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy
    -Dẫn nhập
    - Giá trị nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (không đúc cồng, mỗi chiêng là một nốt nhạc, có nhiều biên chế khác nhau)
    - Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời.
    - Cồng chiêng Tây Nguyên giữ vai trò là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa chung các dân tộc Tây Nguyên. Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau.
    -Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác (chỉnh chiêng, biên chế thành dàn nhạc).
    - Cồng chiêng Tây Nguyên là bằng chứng độc đáo, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên (sự phân định giới tính nhạc cụ)
    -Nguy cơ mai một (những biến đổi trong đời sống vật chất và tinh thần, môi trường tự nhiên và xã hội?)-> sự thờ ơ của giới trẻ với cồng chiêng.
    -Xác định mục tiêu bảo tồn.
    -Chương trình hành động:
    + Cần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng.
    +Tiếp tục nghiên cứu khoa học một cách hệ thống và toàn diện ở năm tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.
    +Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại năm tỉnh Tây Nguyên, tạo môi trường diễn xướng.
    +Từng bước xây dựng Phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên.
    +Xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy. Ðẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật.
    + Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng công tác tuyên truyền đến khách du lịch.
    +Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
    -Kết luận
    Trong trường hợp ăn cắp nêu trên của ông ĐẠO TẶC 2, theo luật định, muốn thoát tội, lão này sẽ phải van lạy Chí Bền nhà em để xin được sử dụng ?oquyền đồng tác giả? vì chót nhỡ đạo văn của anh Chí Bền. Nhưng khốn nỗi, bản thân Chí Bền vốn lại ăn cắp các nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh nên về mặt pháp lý, ông ĐẠO TẶC 2 lại phải bò đến nhà cụ Thanh mà xin cụ tha tội, cho phép được ?ođồng tác giả? giống như kiểu Chí Bền nhà em đã van lạy ông cụ 1 đôi lần nhưng không được GS chấp nhận. Theo em biết thì trong buổi xin xỏ đó, Chí Bền còn đang tâm bịa chuyện là vợ đang bị ung thư để mong GS Thanh rủ lòng thương xót. Bác nào muốn biết thì cứ liên hệ với PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền để nắm rõ thêm nguồn cơn nhé!
    Trong bài đạo văn của ông ĐẠO TẶC 2, cũng giống như Chí Bền nhà em, đoạn nào mà ăn cắp của GS Tô Ngọc Thanh thì ?ongon lành?. Nhưng hễ cứ sáng tạo, phát triển thêm là y như rằng lòi cái đuôi ngu dốt nói phét. Chuyện CỒNG CHIÊNG HÀNG HÓA KHÔNG PHẢI LÀ CỒNG CHIÊNG NHẠC CỤ mà lão caibang7tui phân tích là ví dụ điển hình. Ngoài ra, trong ?okhẩu khí vĩ mô? kiểu lãnh đạo, hãy xem đoạn văn này của ông ĐẠO TẶC 2: ?oHàng trăm, hàng nghìn năm nay, những thăng trầm lịch sử không tách cồng chiêng ra khỏi đời sống cộng đồng. Ðặc điểm này của cồng chiêng Tây Nguyên vừa là thuận lợi, đồng thời cũng vừa là khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên?. Các bác thử xem kiểu xác định văng mạng lịch sử ?oHàng trăm, hàng nghìn năm? của cồng chiêng Tây Nguyên là cái kiểu giề, nếu không phải là nói láo??? Chán vãi cho trí tuệ của ông ĐẠO TẶC 2!!!
    PS: Mời các bác xem chân dung viện trưởng Nguyễn Chí Bền- nhà vô địch đạo văn trong cuộc thi ?oĐường lên đỉnh?? nhé!
    [​IMG]
  5. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0

    PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN??? (phần tiếp)
    Để quý vị tiện so sánh, trước nhất xin post thẳng lên đây phần chương trình Kế hoạch hành động (chi tiết từ mục g) trong bản hồ sơ ?oVùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? (bản gốc) do GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chấp bút. Để viết được bàn hồ sơ công phu này, GS Thanh đã kinh qua nhiều năm tháng lăn lộn điền dã, nghiên cứu cồng chiêng trên dải Trường Sơn hùng vĩ. Như dư luận 2 năm qua đã sáng tỏ, đây là nguồn tài liệu chính để Viện trưởng Viện Văn hóa -nghệ thuật Nguyễn Chí Bền ngang nhiên ăn cắp trắng trợn, biến thành tri thức riêng của hắn.
    http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/
    5. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
    g.) Kế hoạch chi tiết
    g.1.) Giai đoạn 2005-2007:
    - Đẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân cũng như các cộng đồng lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận nhằm sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc những vấn đề liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.
    - Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực tế cho thấy các nguồn tài liệu này tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác để tìm kiếm, bổ sung.
    - Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.
    - Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị khoa học quy mô tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế nhằm lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, các nghệ nhân để xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học đối với cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .
    - Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin). Phòng này sẽ cất giữ các tài liệu cổ, tài liệu viết tay, hồ sơ điền dã, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng v.v... liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    - Từng bước xây dựng phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng tỉnh ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, để lưu trữ, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng cho cộng đồng và khách tham quan trong nước, nước ngoài.
    - Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên để xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    - Lập kế hoạch và chính sách trình lên các cấp có thẩm quyền thông qua các chế độ đãi ngộ và tôn vinh các nghệ nhân: Nghệ nhân lên dây chiêng, nghệ nhân trình diễn, nghệ nhân múa xoang để tranh thủ sự truyền nghề của các thế hệ già cho các thế hệ kế tiếp cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.
    - Lập kế hoạch và chính sách để tổ chức thường xuyên các sinh hoạt văn hóa liên quan đến cồng chiêng tại cộng đồng để nâng cao niềm tự hào của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này. Ngăn chặn có hiệu quả nạn chảy máu cồng chiêng ở các cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
    - Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, trường Đaị học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: phấn đấu để có một giáo trình về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các nhà trường này.
    - Quảng bá và tuyên truyền về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch ở Tây Nguyên, cho nhân dân trong cả nước và Việt kiều ở nước ngoài.
    g.2.) Giai đoạn 2008-2009:
    - Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.
    - Thành lập xưởng chế tác cồng chiêng để đúc cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
    - Tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa và quảng bá cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
    - Tập trung các đề tài nghiên cứu để làm rõ giá trị của cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Xây dựng các biện pháp, giải pháp để thực thi có hiệu quả Chương trình phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    - Biên soạn và xuất bản các văn hóa phẩm về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (tờ gấp, sách nghiên cứu, sách ảnh, đĩa CD, VCD, DVD v.v...) để tuyên truyền về giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .
    - Tranh thủ mọi nguồn kinh phí để đầu tư cho công tác đào tạo sưu tầm, nghiên cứu v.v...
    h.) Mục tiêu lâu dài
    - Làm phục hồi di sản văn hóa phi vật thể của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tập trung phát triển sinh hoạt văn hóa cồng chiêng tại các cộng đồng dân cư, chủ/ khách thể của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    - Làm hồi sinh và phát huy một di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời tiếp tục phát huy những giá trị ấy trong bối cảnh mới của đất nước và khu vực .
    i.) Mục tiêu trước mắt
    - Ngăn chặn có hiệu quả sự mai một, nguy cơ biến mất di sản văn hóa cồng chiêng trong bối cảnh xã hội Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng ngày càng có nhiều sự phát triển theo huớng hiện đại hoá, đặc biệt trong điều kiện cộng đồng, nhất là giới trẻ có sự thay đổi nhận thức thẩm mỹ, xa dời di sản văn hóa của các thế hệ tiền nhân.
    - Giữ gìn những giá trị đang tồn tại và phát huy nó trong đời sống của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    k.) Kết quả mong đợi
    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được phục hồi, bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cộng đồng dân cư nơi đây. Cồng chiêng và các sinh hoạt văn hóa gắn bó với cồng chiêng thực sự trở thành hành trang tinh thần của con người, thành động lực của sự phát triển như khuyến nghị của UNESCO.
    Như tôi đã phân tích bài đạo văn ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy? của Ngài ĐẠO TẶC II, đó là sự ăn cắp trắng trợn các nghiên cứu gan ruột của 1 học giả nghiên cứu cồng chiêng hàng đầu như GS Tô Ngọc Thanh. Trong đó, y cũng lộ rõ sự ?ocầm nhầm? một cách ngộ nghĩnh ?ovăn vẻ? của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Bây giờ, xin tiếp tục công bố bài đạo văn thứ 2 của Ngài ĐẠO TẶC II. Bài viết có nhan đề ?oBảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?. Ở đây, chỉ nhìn cái tít bài viết đã thấy được bản chất xào nấu thô thiển của quý ông háo danh này. ?oBảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? liệu có khác chi ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy?? Lưu ý: Như đã thống nhất, đoạn bôi vàng là chép nguyên văn, đoạn bôi xanh lá cây là đảo văn, thêm từ, xào nấu tác phẩm gốc của GS Tô Ngọc Thanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xin nhắc lại, vì vai vế của Ngài ĐẠO TẶC II rất lớn, vào hàng QUYỀN cao CHỨC trọng (chứ không phải ĐỨC trọng) nên tôi vẫn chưa công bố tên họ của quý ông ăn cắp này. Đợi sau khi công bố hết các tang chứng thì hãy nói đến, há chẳng phải lắm ru?!
    Trước tiên, hãy xem Ngài ĐẠO TẶC II thể hiện tài ?orang cơm nguội? bằng việc lấy chính đoạn kết của bài ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy? làm ý dẫn mở đầu cho bài ?oBảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?. Bần tăng xin bái phục!
    -Đoạn mở đầu bài ?oBảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?: ?o...Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại. Ðây là niềm vui hết sức lớn lao nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm mà tổ chức UNESCO đã trao cho chúng ta: Phải bảo tồn và phát huy giá trị của Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại này?.
    -Đoạn kết của bài ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy?: ?oÐƯỢC UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề không kém phần quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau?.
    Như đã công bố, trên Tạp chí Tư tưởng -Văn hóa số1/2006, đạo tặc Nguyễn Chí Bền cũng có bài đạo văn nhan đề ?oBảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?. Dám gửi đăng sản phẩm ăn cắp lên một trang báo uy tín Chính trị lớn như Tạp chí Tư tưởng -Văn hóa, Nguyễn Chí Bền đã chơi xỏ, qua mặt Ban Tuyên giáo Trung ương một cách ngoạn mục.
    [​IMG]
    Tôi đăng lại trang cuối của bài báo này bởi bên cạnh bản hồ sơ cồng chiêng của GS Tô Ngọc Thanh, đây cũng là nguồn ăn cắp khôi hài nhất mà Ngài ĐẠO TẶC II đã trơ tráo chép đi chép lại nguyên văn nhiều trường đoạn. Đương nhiên, bản thân ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền vốn cũng đã chép lại nguyên văn của GS Thanh (đoạn văn gạch chân trong bài). Than ôi, cái sự ĂN CẮP lại của thằng ĂN CẮP là thế đấy! Ví dụ:
    *ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền:
    ?oThứ hai là bảo tồn và phục hồi: Phục hồi môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trên quan điểm kế thừa có chọn lọc, cộng đồng dân cư tự khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội này theo truyền thống của mỗi cộng đồng dân cư và sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước; từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa- Thông tin, Bộ Văn hóa- Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðắc Lắc, Ðắc Nông, Lâm Ðồng.?
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?o- Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trên quan điểm kế thừa có chọn lọc, tạo điều kiện thuận lợi để các cộng đồng dân cư khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội gắn với cồng chiêng theo truyền thống của mỗi cộng đồng dân cư và có sự tham gia hướng dẫn và hợp tác chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.
    - Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được đặt tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa, Viện Văn hóa - Thông tin và tại bảo tàng các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông, Lâm Ðồng. Tại đây sẽ cất giữ các tài liệu, hồ sơ, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng, v.v. liên quan cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.?
    *ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền:
    ?oThứ ba là truyền dạy và quảng bá: Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Chú trọng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu là người dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Các cộng đồng p''lei, p''lơi, buôn, bon, v.v. mở các lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên, tạo cơ hội cho các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.?
    *Ngài ĐẠO TẶC II:
    ?o- Tổ chức đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Chú trọng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu là người dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên. Các cộng đồng p''lei, p''lơi, buôn, bon, v.v. mở các lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng cho thanh thiếu niên, tạo cơ hội cho các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp cả về phương pháp, kiến thức, kinh nghiệm.?
    Có thể thấy rõ, các phân đoạn và trường đoạn đạo văn của Ngài ĐẠO TẶC II đều rõ như ban ngày, quý vị có thể tự so sánh thêm để thấy được sự man rợ của nạn ĐẠO TẶC KHOA HỌC ở Bộ Văn hóa- Thể thao &Du lịch Việt Nam. Ở đây, như đã đề cập, vì bản chất những kẻ ĐẠO TẶC nêu trên đều có xuất phát điểm rất giống nhau- tức chúng đều dốt đặc cán mai về cồng chiêng Tây Nguyên, nên trong quá trình chép văn ăn cắp, bọn chúng không tránh khỏi những sơ hở kiến thức hết sức ngớ ngẩn. Những sơ hở mà bất cứ ai cũng có thể nhận dạng, tỷ như cái chuyện cồng chiêng trước khi đến tay đồng bào Tây Nguyên chỉ được coi là HÀNG HÓA. Rồi phải nhờ người Tây Nguyên, cồng chiêng mới được biến thành là NHẠC CỤ. Trong bài ?oBảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?, Ngài ĐẠO TẶC II cũng có những chi tiết ?osáng tạo? khá ?ohay ho?! Chẳng hạn đoạn trước Ngài vừa hùng hồn tuyên bố mục tiêu hành động là: ?o-Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội...? thì ngay mục tiêu liền kề sau đó, Ngài lại nhấn mạnh là ?o-Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng...?. Điều đó chứng tỏ Ngài ĐẠO TẶC II không ý thức được ở Tây Nguyên, ?ocác sinh hoạt văn hóa, các lễ hội? và ?omôi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng? chỉ là một mà thôi!
    Tóm lại, trong bài đạo văn này, Ngài ĐẠO TẶC II đã ĂN CẮP chủ yếu mục KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG trong bản hồ sơ mà GS Tô Ngọc Thanh chấp bút. Thật trơ tráo thay cho các ngài quan chức cấp cao lại muốn hiển danh như những chuyên gia âm nhạc đầu ngành!
    (Còn tiếp)
  6. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, xem ra, ngòai Nguyễn Chí Bền, đã xuất hiện thêm một nhân vật đạo văn mới. Đó là ông Đạo văn II. Có vẻ thú vị đây!
    Theo tôi được biết, ông Đạo văn II ở đây có vi phạm một số hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc vi phạm bản quyền tác giả cũng được đề cập đến ở nhiều văn bản khác nhau. Tựu chung, có vài điểm cơ bản như sau:
    ? Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
    ? Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
    ? Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
    Có vẻ như thao tác sao chép này cũng giống thủ thuật mà ông Nguyễn Chí Bền vẫn hay dùng để đạo văn. Đáng ra, giờ phút này, GS. Tô Ngọc Thanh sẽ phải được nhận những khỏan bồi thường thỏa đáng từ ông Bền và ông Đạo văn II.
    Nhưng trước hết, theo điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ, thì ông Bền và ông Đạo văn II sẽ phải cải chính, xin lỗi công khai; bồi thường thiệt hại (sẽ xét mức độ); và tiêu hủy sản phẩm vi phạm của mình.
    Theo đó, căn cứ vào việc xác định mức thiệt hại, sẽ qui ra được mức bồi thường cho tác giả:
    - Tiền + lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm;
    - Nếu tác giả chứng mình được hành vi này gây thiệt hai về tinh thần cho mình thì bị đơn sẽ phải bồi thường từ 5.000.000 ?" 50.000.000
    Hiện, ông Đạo văn II được cho là người có chức quyền. Vậy, hành vi của ông có thể bị qui kết là lợi dụng chức quyền và áp dụng một số hình thức xử phạt hành chính do các đơn vị thanh tra quản lý trực tiếp thi hành. Song, có lẽ sẽ khó ở trường hợp này. Vì, như mọi người cũng biết đấy, như ông Bền còn mua được tòa, chạy được quan trên thì ông Đạo văn II có khó gì?
    Tiền che hết mắt người rồi!
    Hôm qua nghe tin thiệt hại do lũ lụt quá nhiều, tự thấy lòng không thể đừng được. Hôm qua nghe thấy vụ tàu đổ ở Lào Cai, rồi lại vùng Cẩm Khê, Phú Thọ bị ngập trong biển nước. Quảng Ninh sập lò than. Đáng thương thay! Có lẽ, mọi người nên ngừng post bài một thời gian để tưởng niệm các nạn nhân vùng lũ..."
    Được timviet2007 sửa chữa / chuyển vào 20:09 ngày 11/08/2008
  7. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    HOT NEWS HOT NEWS
    Xin phép các bác hãy tạm ngưng bàn về lão Đạo tặc 2, em phải báo ngay mấy tin khẩn cấp vừa xảy ra ở Viện Văn hóa- Nghệ Thuật trong tuần qua.
    *Tin thứ nhất, nguồn Blog Nguyễn Chí Bền- Bộ mặt thật:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-D6o516klbqfD6ec1NsEpzirfuPk-?cq=1
    [​IMG]
    NGUYỄN CHÍ BỀN- LIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT KẺ BỆNH HOẠN???
    Mấy hôm nay, dư luận toàn khu Viện 32 Hào Nam đang ồn ĩ xôn xao về cái chết của chị Nguyễn Hồng Vân- nguyên cán bộ Viện Văn hóa- Nghệ thuật dưới quyền của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền. Một năm qua, chị Vân đã chuyển công tác sang Viện Văn hóa (cũng nằm trong khu viện 32 Hào Nam). Chị Vân sinh năm 1958, vốn là người phụ nữ hiền lành, nhu mì, đôn hậu và có cuộc sống thanh bần, bao năm qua chị vẫn lóc cóc đi làm bằng chiếc xe đạp cũ kỹ. Chị lập gia đình khá muộn, chưa có con cái. Trong mối quan hệ cơ quan, chị là người sống an phận, bình dị và đương nhiên, tính cách đó với hoàn cảnh gia đình của chị càng khiến mọi người thương xót hơn khi chị ra đi đột ngột do một cơn tai biến mạch máu não. Nhưng điều mà dư luận xót thương hơn cả chính là câu chuyện chị bị Viện trưởng Nguyễn Chí Bền hành hạ trong hơn 1 năm qua. Câu chuyện bi kịch là như thế này.
    Hồi cuối năm 2007, ở viện Văn hóa- Nghệ thuật, cuộc mưu toan vu khống *********, triệt hạ nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền của Nguyễn Chí Bền với hệ thống tay chân ở khắp các phòng ban đã lộ rõ. Trước không khí căng thẳng ở cơ quan ngày càng gia tăng đến nghẹt thở, chị Vân đã làm đơn xin chuyển công tác sang Viện Văn hóa (thuộc trường Đại học Văn hóa). Khi đó, Nguyễn Chí Bền đã hành xử như sau:
    Trước tiên, hắn yêu cầu chị Vân phải đưa cái công văn tiếp nhận cán bộ của trường Đại học Văn hóa để ?oviện trưởng xem?, thì mới chấp nhận cho đi. Thế nhưng khi chị Vân làm theo yêu cầu, mang công văn đó xuống phòng viện trưởng, Nguyễn Chí Bền đã tịch thu ngay và tuyên bố không cho chị Vân chuyển công tác. Từ đó, mỗi lần chị Vân xin gặp, y đều từ chối không tiếp. Chuyện đó đã khiến Nguyễn Hồng Vân uất ức đến phát khóc khi kể lại sự tình cho mọi người trong khu viện 32 Hào Nam.
    Đến lúc đó ở viện Văn hóa -Nghệ thuật, ai cũng hiểu được tính cách quái dị của Nguyễn Chí Bền. Bản thân y vốn có sở thích thể hiện quyền lực từ thời còn làm ở Tạp chí Văn hóa ?"Nghệ thuật, rất thích gây áp lực, thể hiện quyền uy với cấp dưới. Chuyện bắt nhân viên họp liên tục và buộc phải mang sổ tay giấy bút để ghi chép những điều y thao thao bất tuyệt trong các cuộc họp là điều hết sức bình thường. Thay vì niêm yết các điều cần thông báo, phổ biến, Chí Bền lại bắt họp toàn cơ quan mỗi tháng đôi lần. Cả gần trăm con người phải ngồi nghe y nói trong hàng tiếng đồng hồ, đấy là một sở thích bệnh hoạn của viện trưởng mà bất cứ ai cũng hiểu vì sao. Cán bộ có nhu cầu lớn bé gì cũng phải viết đơn (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập- tự do- hạnh phúc?), đấy là luật do y đề ra, cán bộ nghỉ ốm cũng phải làm đơn xin phép, ai có con cái ốm đau nghỉ họp cơ quan cũng phải tường trình? Thế nên khi chị Vân xin chuyển công tác, việc chị Nguyễn Chí Bền gây khó dễ là điều không có gì mới lạ, nhất là khi viện trưởng đang bị vạch mặt tội ăn cắp khoa học và trù dập cán bộ trước công luận. Hành hạ người khác có lẽ đã trở thành căn bệnh tâm thần cố hữu của Nguyễn Chí Bền.
    Trước tình hình đó, đường cùng, chị Nguyễn Hồng Vân đã sang phòng TS Bùi Quang Thắng kể hết sự tình và cầu cứu sự giúp đỡ của TS Thắng. Tất nhiên, TS Thắng đã nổi khùng trước sự việc bất nhẫn này. Ai cũng thấy rõ là người có năng lực chuyên môn như Bùi Trọng Hiền mà bị Nguyễn Chí Bền trù dập triệt hại thì? ?ocòn có thể hiểu được?, bởi bản tính đố kỵ với cấp dưới của ông Bền. Nhưng với một người hiền lành như chị Hồng Vân, an phận sống đến như ?ocon sâu cái kiến? mà Nguyễn Chí Bền cũng không tha, thì đấy quả là giọt nước cuối tràn ly. Rồi ngay trong một cuộc họp toàn cơ quan sau đó, TS Bùi Quang Thắng đã đứng dậy thẳng thừng kết tội hành hạ chị Nguyễn Hồng Vân của viện trưởng Chí Bền. Cả viện Văn hóa- Nghệ thuật sẽ không thể nào quên được cuộc họp đó, khi TS Thắng gọi hành động tịch thu công văn tiếp nhận cán bộ của ông Bền là tàn nhẫn, độc ác. Trước cơn thịnh nộ của Bùi Quang Thắng trong cuộc họp toàn thể, Nguyễn Chí Bền đã phải cười cười xoa dịu, không dám phản ứng 1 câu nào. Tất nhiên ngay sau đó, Chí Bền buộc phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà ra công văn chấp nhận cho chị Vân chuyển công tác. Bởi lúc này y rất sợ TS Thắng ra mặt ủng hộ Bùi Trọng Hiền, nên không còn cách nào khác là buộc phải buông tha cho chị Vân.
    Nếu câu chuyện chỉ có thế thì hẳn không có gì đáng nói thêm. Nhưng rồi sau khi chị Hồng Vân chuyển sang làm ở Viện Văn hóa, Nguyễn Chí Bền đã không chịu hoàn thành thủ tục cuối cùng cho chị là ký duyệt khâu chuyển hồ sơ cán bộ. Hậu quả là một năm qua, chị Vân mặc dù công tác ở Viện Văn hóa, nhưng hồ sơ và bảo hiểm vẫn thuộc quyền quản lý của Viện Văn hóa nghệ thuật. Trong suốt 1 năm đó, mặc dù chị Vân cũng như lãnh đạo Viện Văn hóa đã nhiều lần yêu cầu Nguyễn Chí Bền chuyển hồ sơ cán bộ cho chị Vân nhưng y vẫn lạnh lùng tảng lờ, không thực hiện, như thể cố om bộ hồ sơ lại để thỏa mãn thói khát khao hành hạ cấp dưới của y.
    Và rồi khi chị Vân đột ngột qua đời, vì vấn đề bảo hiểm y tế, chị đã ở vào tình trạng ?omắc núi mắc sông? trong khâu thủ tục tang lễ. Người anh rể của chị Vân- nguyên phó phòng hành chính của Viện Văn hóa- nghệ thuật đã trực tiếp gọi điện đến Nguyễn Chí Bền yêu cầu giúp đỡ nhưng y đã không cho gặp. Rồi ai cũng hiểu chuyện tức nước phải vỡ bờ như thế nào. Trong chỉ 1 ngày sau khi chị Vân mất, cả khu viện 32 Hào Nam, ai cũng nguyền rủa Nguyễn Chí Bền là kẻ vô lương tâm tàn ác? Rồi cuối cùng, đương nhiên Viện Văn hóa- Nghệ thuật ?" cơ quan giữ hồ sơ cán bộ và bảo hiểm của chị Vân vẫn buộc phải đứng ra lo tổ chức tang lễ, trong khi chị đã công tác ở Viện Văn hóa được 1 năm. Trong đám tang, ngay từ lúc sáng sớm, người anh rể của chị Vân đã uất ức mà lớn tiếng rằng ?othằng Bền là thằng khốn nạn?? Mọi người dự đám tang đều công khai bày tỏ lòng căm hận Nguyễn Chí Bền đến tận xương tủy. Các cán bộ nghiên cứu còn nói thẳng: ?oThằng Bền phải mang bộ hồ sơ cán bộ photocopy mà đặt trước quan tài cái Vân?? Họ còn cầu mong chị Vân ?osống khôn chết thiêng về vật chết thằng Bền?? Câu chuyện tên viện trưởng tàn ác, mất tính người vẫn lan mãi không ngớt dưới cái nóng như thiêu, trong tiếng khóc hờn than tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai ngày 13/8/2008.
    Lời bàn củaVietvanxuan:
    -Chuyện Nguyễn Chí Bền hành hạ chị Nguyễn Hồng Vân xảy ra đã hơn một năm quá. Đoạn kết bi thảm lại đúng vào tuần Rằm tháng 7!!! Đương nhiên về mặt tâm linh, oan hồn người quá cố hẳn sẽ linh ứng vào thời gian tới ở Viện Văn hóa ?"Nghệ thuật 32 Hào Nam. Hành hạ một người đàn bà hiền hậu, nhu mỳ như Nguyễn Hồng Vân, quả thật khốn nạn và bi thiết hết chỗ nói. Theo lời kể của những người dự đám tang chị Hồng Vân, Viện trưởng Nguyễn Chí Bền hôm đó vẫn vác cái mặt thớt đến dự, mặt tái xám, hoảng sợ ra mặt trong ánh mắt căm hờn của đám đông cán bộ khu viện 32 Hào Nam. Ai cũng thấy rõ sự run sợ không dấu nổi của y. Chí Bền đi vòng quanh linh cữu mà không dám nhìn mặt người đã khuất. Ngang qua gia đình chị Hồng Vân, tay viện trưởng đạo tặc không dám lại gần bắt tay ai, cứ đứng từ xa vái lấy vái để những người... đang sống!!! Có thể Chí Bền sợ lại gần, chồng hay người thân chị Hồng Vân không kìm được sẽ tấn công y? Điều này chắc là dễ hiểu bởi trong suốt cả buổi sáng, đi ngay sau lưng Nguyễn Chí Bền lúc nào cũng có 2 thằng kè kè 2 bên theo sát như hình với bóng, chắc chắn là để phòng xa sợ viện trưởng bị hành hung. Thằng thứ nhất là TS Bùi Quang Thanh, người đã giúp Chí Bền đắc lực trong vụ viết báo vu khống NNC Bùi Trọng Hiền ********* trong chiến dịch triệt hạ hồi mùa hè năm 2007. Hiện đã được Chí Bền ban thưởng cho làm Trưởng Ban Văn hóa Thế giới và chuẩn bị gia nhập **********************. Dưới đây là chân dung vệ sĩ- TS Bùi Quang Thanh.
    [​IMG]
    Thằng thứ 2 thì ai cũng biết, kẻ đã lén vào bệnh viện Phụ sản hiến máu cho vợ của Nguyễn Chí Bền để nịnh viện trưởng, cũng là tay sai đắc lực của Chí Bền trong ban Di sản. Hiện thằng thiểu năng này (thuật ngữ của chính Bùi Quang Thanh dùng để gọi thằng em chí cốt) đang được Chí Bền cho làm TS, mặc dù điểm thi đầu vào có ?ovấn đề?. Lúc nào tìm được chân dung của nó, sẽ post sau cho các bác dòm kỹ dung nhan, giờ xem tạm cái ảnh này:
    [​IMG]
    -Liều thân vác mặt thớt đến dự đám tang, Nguyễn Chí Bền quả đã tính rất kỹ lưỡng. Tất nhiên với một kẻ vô lương tâm như Chí Bền, sẽ không có cái chuyện ?onghĩa tử nghĩa tận?. Ở đây, sẽ thấy rõ rằng nếu Chí Bền không tới, ngọn lửa hận thù của gia đình chị Vân hẳn sẽ ngút tận trời xanh, tất sẽ kiện lên Bộ. Nhưng nếu đến đám tang thì khả năng người thân nhà chị không kìm được sẽ đánh y 1 trận. Thế nên mọi người đều hiểu vì sao 2 thằng Bùi Quang Thanh và Phạm Nam Thanh luôn tả hữu hộ vệ viện trưởng không rời một bước. Thay vì tỏ nỗi tiếc thương với người đã khuất, 2 thằng này mắt mũi liếc ngang liếc dọc gian như chấy. Riêng thằng Phạm Nam Thanh thỉnh thoảng còn pha trò cười nhăn nhở khi theo sau linh cữu(!!!), có thể là vấn đề... tâm thần??? Cũng có thể là cho đỡ sợ???
    -Có 2 Bloger đã bình luận về vụ việc như sau:
    +?oThương tiếc cho chị Vân và gia đình chị.
    -----
    Bộ mặt đó
    Nếu đó là sự thật. Và chắc là sự thật
    Thì
    Tàn nhẫn quá. Mất Nhân tính.
    Làm sao đủ tư cách mang bộ mặt ấy mà viếng người ta nữa.?
    +?olão Bền đúng là đại gian đại ác!
    Tôi rất thống nhất với bác một điểm, đó là "Hành hạ người khác có lẽ đã trở thành căn bệnh tâm thần cố hữu của Nguyễn Chí Bền".
    tôi tự hỏi, liệu có phải vì bị lép vế từ bé, với cái dáng lùn tịt, khuôn mặt tiểu nhân nên lão Bền bị tự kỷ ám thị. sau thành cơn bệnh, thích hành hạ người khác để khỏi ấm ức. Chắc chắn là như vậy rồi.?
    -Hẳn sẽ có báo ứng cho ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền như những lời nguyền trong đám tang của chị Nguyễn Hồng Vân- tuần rằm tháng 7 năm Mậu Tí!!!
  8. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0

    HOT NEWS HOT NEWS (tiếp)
    *Tin thứ hai, nguồn Blog Linh Tinh, Bộ trưởng Bộ Văn- Thể- Du đã xuống làm việc với Viện Văn hóa- Nghệ thuật (VICAS) ngay chiều ngày 13/8/2008 (tức đúng ngày tổ chức đám tang chị Nguyễn Hồng Vân):
    http://blog.360.yahoo.com/blog-Oo7QpLkzbq9KEYoTQA87r8V68vDXJ2w1JQE-?cq=1
    BỘ TRƯỞNG LÀM VIỆC VỚI VICAS
    Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm và làm việc với VICAS
    Thật không phải với lẽ thông thường khi một vị bộ trưởng và đoàn tùy tùng đến làm việc chính thức với một cơ quan cấp dưới mà lại ?okhông kèn không trống?, thậm chí hơi ?olén lút? như chuyến làm việc với VICAS chiều ngày 13 tháng 8 vừa qua. Những trưởng phó ban được triệu tập họp mà không hề một ai hay biết họp về cái gì, chỉ đến lúc ông Bộ trưởng đến thì mọi người (trừ lãnh đạo viện và chi ủy) mới ngã ngửa người ra: Bất ngờ đến mức khi ông Bộ trưởng vào mà chả ai có phản ứng để chào hỏi ông ấy cả (thật là mất lịch sự!)
    Sao thế nhỉ?
    Thì ra ông Viện trưởng Nguyễn Chí Bền đã tính nát óc mới ra cái mẹo này. Ông ấy sợ bẽ mặt nếu có ai đó bêu rếu mình trước mặt quan trên. Dĩ nhiên, nếu họp cả cơ quan thì nguy hiểm rồi, bởi không có lý do gì mà Bùi Trọng Hiền sẽ không có ý kiến, nếu họp nhóm hẹp hơn mà lại có các trưởng phó ban thì vẫn có mối lo thường trực là ông Bùi Quang Thắng, vì thế ông ta định bàn với chi ủy và lãnh đạo viện là chỉ triệu tập thành phần họp là những người thuộc Đảng- chính- công- thanh- phụ thôi (như thế là loại ngay được mối lo này!). Không may cho ông ta là lần này có vài người trong ban lãnh đạo lại không đồng ý với mưu hèn trên, nên ông ta đành phải chấp nhận phương án có cả ông Thắng trong thành phần họp.
    Cuộc làm việc có vẻ như trôi chảy: Viện trưởng đọc một cái báo cáo với những thành tích khá to tát và những khuyến nghị cũng khá hay ho. Bộ trưởng đề nghị các Viện phó bổ sung ý kiến, ông Bền chỉ sang Hoàng Sơn, Hoàng Sơn lắc đầu và im (ông này biết gì mà nói cơ chứ vả lại thấy quan trên thì đã như ?oếch gặp rắn? rồi còn đâu), ông Quang phát biểu vài câu lấy lệ... Thế nhưng đánh đùng một cái thì ông TS. Thắng lại xin được phát biểu và ông Bộ trưởng lúc này đang đóng vai chủ tọa Ok liền. (Ông Bền muốn ngăn cũng chẳng được). Chắc ông Thắng bực mình về sự mờ ám trong cách tổ chức buổi họp này nên ông ấy ?onổ?, chứ ông ấy thừa biết rằng: Sau hơn một năm, Nguyễn Chí Bền đã tìm được cửa để tiếp cận với vị tân bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh để xin làm ?ođệ tử? (?oEm xin được hầu hạ anh chu đáo?) và chuyến đến thăm Viện lần này thực chất là tiếng ?oOK? của ông Bộ trưởng với Nguyễn Chí Bền mà thôi.

    So với những lần khác, ông Thắng phát biểu lần này nhẹ nhàng, lịch sự hơn (nể ông Bộ trưởng một chút chứ!) Ông Thắng nói đại ý rằng: bản báo cáo mà ông Viện trưởng vừa đọc thì hay nhưng với nó thì các vị không thể biết đâu là mặt mạnh đâu là mặt yếu của Viện để mà chỉ đạo cả. Tôi chỉ xin có một ý kiến nhỏ về mặt yếu thôi, đó là sự yếu kém của lãnh đạo viện, đặc biệt là ông Viện trưởng trong việc giữ gìn đoàn kết, bảo đảm dân chủ để phát huy sức mạnh của Viện. chúng tôi cũng đã góp ý phê bình nhiều lần nhưng không có kết quả là bao nhiêu (vì ông ấy chỉ sợ cấp trên thôi).
    Ông Bền chua mặt nhất là khi ông chánh thanh tra của Bộ phát biểu ý kiến đã xác nhận lại ý kiến của ông Thắng và đề nghị lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục
    .
    Ông Bền lập tức ghi mấy chữ sang cho ông Lương Hồng Quang, đề nghị ông Quang phát biểu thanh minh hộ, nhưng ông Quang đã lờ đi, không phát biểu gì thêm. Sau khi họp xong, ông Bền lập tức triệu tập lãnh đạo Viện và chi ủy vào phòng mình để ?orút kinh nghiệm?. Ông Quang và Bùi Hoài Sơn thì vẫn giữ được lập trường của mình, chỉ có ông Hoàng Sơn thì giở giọng a dua, chửi ông Thắng là ?ođểu cáng, là không có nhân cách?. Thật là trớ trêu, một người vừa dốt nát vừa hèn hạ như ông TS. rởm Hoàng Sơn sao lại dám nói về nhân cách thế nhỉ?
    Lời bàn củaVietvanxuan:
    -Ông Bộ trưởng mới này không biết sẽ hành xử như thế nào vụ Nguyễn Chí Bền- một vụ việc tày đình vi phạm NHÂN QUYỀN quá rõ. Ai cũng biết chuyện hồi Tết vừa rồi, Nguyễn Chí Bền đã đến ?ochúc Tết? nhà ngài tân Bộ trưởng đến... 2 lần liên tiếp chỉ trong có 1 ngày. Một lần đi với tư cách ?oviện trưởng? thăm Bộ trưởng, một lần y đi cùng với vợ, lấy cớ Tết riêng PGS Dương Viết Á (vì Bạch Liên- vợ của Chí Bền đang dạy văn hóa tại nhạc viện Hà Nội nghe đâu là học trò cũ của Dương Viết Á). Mà cụ PGS họ Dương kia là là bố vợ ngài tân Bộ trưởng. Cụ Á vốn lại được Chí Bền thỉnh thoảng mời sang ngồi hồi đồng chấm luận án TS nên có thể vì thế mà nể vợ chồng Chí Bền rồi ra lời nhờ vả ông con rể chăng???
    -Ai cũng biết vụ Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phong hụt chức Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho ông Nguyễn Quốc Kỳ. Xin các bác xem ở đây:
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_319/1046551/trang-1.ttvn
    Sau vụ đó, có lẽ quan ngài cay cú, muốn thể hiện quyền lực, định làm ngơ trước một vụ việc tày đình như vụ Nguyễn Chí Bền hay sao??? Chắc ngài định ?othế chỗ? của ông thiếu văn thừa tướng Khổng Minh Dụ, bao che cho kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC- TRÙ DẬP CÁN BỘ Nguyễn Chí Bền chăng??? ?oEm xin hầu hạ anh chu đáo? ?" cái bẫy đó đã sập rồi??? ô là la
    [​IMG][​IMG]
    -Đảng (Chi ủy)- Chính (Lãnh đạo viện)- Công (Công đoàn)- Thanh (Đoàn thanh niên)- Phụ (Phụ nữ). Với cơ cấu đó, ông Nguyễn Chí Bền đương nhiên sẽ loại không chỉ Bùi Trọng Hiền mà cả chính TS người hùng Bùi Quang Thắng khỏi thành phần cán bộ gặp mặt Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh. Hi hi, ?ocơ cấu thành phần? ở viện ư? Đó là một bậu xậu bù nhìn do Nguyễn Chí Bền lập nên, ban thưởng quyền lợi. Ngay cả ghế số 2 ở Viện văn hóa- Nghệ thuật- Phó viện trưởng kiêm Phó bí thư Chi bộ Hoàng Sơn mà Chí Bền chỉ cần liếc mắt phát là ngồi im thin thít thì còn ai dám ho hoe trong cái gọi là Đảng- chính- công- thanh- phụ ở viện Văn hóa- Nghệ thuật???
    -?oÔng Bền chua mặt nhất là khi ông chánh thanh tra của Bộ phát biểu ý kiến đã xác nhận lại ý kiến của ông Thắng và đề nghị lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục.? Ông chánh thanh tra Vũ Xuân Thành thì rõ là muối mặt roài, cái công văn chuyển lá đơn Bùi Trọng Hiền kiện Nguyễn Chí Bền về viện, giao cho chính Chí Bền xử lý vẫn chềnh ềnh ra đó, chối sao được. Cái câu ?oĐề nghị lãnh đạo viện phải có biện pháp khắc phục?- rõ là điếm!!! Đố bác nào chứng minh được đó không phải là TRÒ ĐIẾM rẻ tiền!!!
    -Sau khi Bộ trưởng ra về, Chí Bền cay cú họp ngay Chi ủy đến tận tối để định lấy thế lực Đảng- Lãnh đạo chơi lại TS Bùi Quang Thắng, trả đũa những phát biểu của người hùng trước mặt Bộ trưởng. Đúng là trò lợi dụng danh nghĩa Đảng một cách rẻ tiền. Lúc này (chiều tối ngày 13/8), chắc Nguyễn Chí Bền đã quên hẳn vụ đám tang chị Nguyễn Hồng Vân lúc sáng. Có nghĩa y chỉ hoảng sợ một lát trong cuộc đời trước tội ác của mình. Xong đâu lại vào đấy, QUYỀN LỰC & DANH VỌNG ảo là khát vọng điên cuồng mà Nguyễn Chí Bền sẵn sàng đánh đổi, chà đạp lên nhân phẩm để đạt được.
    -Hi hi hi.., ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền rõ ràng ý thức rõ các quả ?obom tấn? trong cơ quan, chỉ cần phát nổ trước mặt cấp trên là y toi đời, cho nên Chí Bền luôn cần đến lực lượng hậu thuẫn của cái gọi ?ocơ- cấu- thành- phần? để hòng lấy số đông và biến đổi NHÂN CÁCH của tất cả để lấn át phần còn lại. Ví như tình thế ở Ban Di sản (nơi bác Bùi Trọng Hiền công tác) đã được dàn xếp xong xuôi. TS Đỗ Lan Phương đã buộc phải chuyển đi cơ quan khác. Với 4 đứa gián điệp còn lại của viện trưởng, NNC Bùi Trọng Hiền đã bị cô lập hoàn toàn. Còn người thế chỗ Trưởng ban Di sản thời gian tới chắc chắn là TS Nguyễn Thị Hiền, ả gián điệp đã tiếp tay đắc lực cho Chí Bền trong mọi tình huống triệt hạ cán bộ. Xin nhắc lại, thị này đã có công lớn dịch cuốn sách đạo văn của viện trưởng ra tiếng Anh, đã được Chí Bền chuẩn bị cho vào Đảng để hợp thức hóa cơ cấu thành phần nội các. Xin kinh hoàng giới thiệu chân dung TS Nguyễn Thị Hiền.
    [​IMG]
  9. thanglong456

    thanglong456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN??? (phần tiếp)
    Vừa qua, một người bạn của tôi lại tình cờ lại tóm được bài ông ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền trả lời phỏng vấn trên đặc san Di tích Việt Nam số ra tháng 1/2006. Vẫn lại chuyện ăn cắp các nghiên cứu cồng chiêng của GS Tô Ngọc Thanh như dư luận đã biết. Có điều, những ?okiến thức cồng chiêng? của ông viện trưởng ĐẠO TẶC lần này được ngụy trang dưới chiêu thức... trả lời phỏng vấn!!! Nói cách khác, đây thực chất là bài phỏng vấn giả, bởi người phóng viên đặc san Di tích Việt Nam hẳn đã được Nguyễn Chí Bền gợi ý đưa câu hỏi theo hướng mặc định sẵn để tay ĐẠO TẶC chỉ việc chép nguyên văn nhiều đoạn trong bản Hồ sơ gan ruột do GS Tô Ngọc Thanh chấp bút. Ở bài phỏng vấn giả này, sẽ dễ dàng nhận thấy phần lớn các trường đoạn sau đó đã được up lên, ***g ghép với các đoạn ăn cắp khác để trở thành bài Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- Di sản thế giới đăng trên báo Nhân Dân ngày 24/3/2006.
    [​IMG]
    Như đã biết, bài này sau đó lại được Nguyễn Chí Bền đổi tên thành Không gian văn hóa di sản thế giới để đăng lại trên trang Giai điệu Việt Nam.
    http://www.vietnammelody.com/view_news.aspx?nid=474
    Xin xem lại các đoạn văn đánh dấu mầu vàng (ăn cắp nguyên xi), mầu xanh lá cây (xào xáo) là những đoạn ăn cắp của GS Tô Ngọc Thanh.
    [​IMG]
    Bây giờ, hãy so sánh 2/3 bài đạo văn đó với bài trả lời phỏng vấn rởm của Nguyễn Chí Bền mới được phát hiện trên đặc san Di tích Việt Nam (phần trả lời câu hỏi số 2 và số 3- đoạn gạch bên lề màu đỏ).
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các vị có thể thấy ?onghệ thuật ĂN CẮP? của Nguyễn Chí Bền thô thiển như thế nào. Ở đây, có chăng chỉ khác đúng một đoạn văn được đảo lại một chút:
    -Trên đặc san Di tích Việt Nam, Nguyễn Chí Bền viết là: ?oNhiệm vụ của chúng ta là bảo tồn và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Vì thế cần có một hệ thống công việc phải thực hiên đó là sưu tầm và nghiên cứu di sản văn hóa và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên từ các bài chiêng, kỹ xảo chỉnh chiêng đến nghệ thuật trình diễn chiêng, múa xoang v.v...?
    -Còn trong bài trên báo Nhân Dân và trên trang Giai điệu Việt Nam, câu văn đó lại được sửa là: ?oBảo tồn và phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là cấp thiết và dài lâu. Một hệ thống công việc phải thực hiện là sưu tầm và nghiên cứu di sản văn hóa và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên từ các bài chiêng, kỹ xảo chỉnh chiêng đến nghệ thuật trình diễn chiêng, múa xoang, v.v.?
    Qua bài "phỏng vấn giả" nêu trên, càng ngày càng thấy rõ Viện trưởng Viện Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam- PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí bền quả là một tay ĐẠO TẶC KHOA HỌC đầy mưu mô xảo quyệt. Từ những kiến thức gan ruột trong bản hồ sơ cồng chiêng do GS Tô Ngọc Thanh soạn thảo ban đầu, ngay sau khi cồng chiêng được UNESCO công nhận, ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền đã nhanh chóng ăn cắp các nghiên cứu đó để tung lên khắp các mặt báo, tạp chí, tranh thủ đánh bóng tên tuổi của mình như một ?onhà nghiên cứu cồng chiêng thứ thiệt?, thật man rợ cho thói HÁO DANH của ông Bí thư Chi Bộ kiêm Viện trưởng kiêm Chủ nhiệm cơ sở đào tạo TS ngành văn hóa lớn nhất nước. Đây là một kiểu công bố khoa học chính hiệu ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Xin xem lại bài của Mai Nguyên sẽ rõ:
    http://www.viet-studies.info/MaiNguyen_VeMotKieuCongBo.htm
    Cũng qua đó, mới hiểu tại sao Khắc tinh TS giấy- nhà phê bình lừng danh Nguyễn Hòa đã xếp ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền là kẻ ăn cắp vào hàng ?otay tổ?! Một lần nữa, lời hiệu triệu của nguyên thiếu tướng ngành an ninh Khổng Minh Dụ rằng Nguyễn Chí Bền là ?otấm gương về sự bền chí phấn đấu vươn lên để mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam noi theo? càng trở nên lố bịch và nực cười hơn bao giờ!!! Đây, chân dung ông Khổng Minh Dụ, người đã hết lời ngợi ca ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền bền chí vươn lên!!!
    [​IMG]
    Xin xem thêm ở đây:
    http://www.viet-studies.info/NguyenHoa/NguyenHoa_KhongMinhDu.htm
    Trở lại chuyện đạo văn cồng chiêng của Ngài ĐẠO TẶC II. Sở dĩ tôi phải phân tích kỹ bài đạo văn dưới dạng trả lời phỏng vấn rởm của ông Nguyễn Chí Bền bởi lẽ nó có phần ?oliên quan mật thiết? đến tài liệu đạo văn tiếp theo của Ngài ĐẠO TẶC II mà tôi sẽ trình bày dưới đây. Đó thực chất cũng là một bài phỏng vấn giả của Ngài ĐẠO TẶC II. Bài này được đăng tải trên một tờ báo lớn với nhan đề ?oTự hào nhưng trách nhiệm rất lớn?. Sau đó nó cũng được đăng lại trên một trang Web có uy tín với tên gọi khác mỹ miều hơn là ?oKhông gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên" - kiệt tác nhân loại: Tự hào, nhưng trách nhiệm cũng lớn lao?. Xin nhắc lại, vì nhân thân của Ngài ĐẠO TẶC II là rất đáng nể nên tôi vẫn chưa công bố đích danh ông ta. Vì thế tên họ của quan ngài trong bản copy được để trống (...) và ảnh cũng được che phủ để giữ gìn thanh danh cho ông ta, dù đây là chuyện khoa học sòng phẳng. Thật khó nghĩ!
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong bài này, sẽ thấy ngay phần trả lời câu hỏi số 3 là sự ăn cắp rõ ràng phần ?oChương trình hành động? trong bản hồ sơ cồng chiêng do GS Tô Ngọc Thanh chấp bút (đoạn bôi màu vàng- chép nguyên văn, đoạn bôi xanh lá cây- xào xáo). Ở đây, sự giống nhau đến ?olạ lùng? giữa Ngài ĐẠO TẶC II và ĐẠO TẶC Nguyễn Chí bền chính là ở chỗ, cả 2 cùng đăng đàn trả lời phỏng vấn báo chí về cồng chiêng Tây Nguyên nhưng lại đều đạo văn nguyên xi của GS Tô Ngọc Thanh. Rõ ràng cả 2 ông ĐẠO TẶC đã chép bài để nộp cho phóng viên chứ không hề trả lời phỏng vấn trực tiếp, thế nên mới gọi là... "phỏng vấn giả"! Không những thế, hãy so sánh đoạn trả lời câu đầu tiên của 2 bài phỏng vấn giả để thấy rõ sự ăn cắp lẫn nhau giữa Ngài ĐẠO TẶC II và ĐẠO TẶC Nguyễn Chí bền.
    Đây là đoạn văn Ngài ĐẠO TẶC II trả lời phỏng vấn trong bài ?oTự hào nhưng trách nhiệm rất lớn? (đoạn bôi màu xám):
    ?oNgày 25.10.2002, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Bộ VHTT trình UNESCO 5 loại hình di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu để UNESCO lần lượt xét và công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại trong kế hoạch 10 năm tới, gồm: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, hát ca trù của người Việt ở Bắc Bộ, sử thi của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, dân ca quan họ Bắc Ninh và múa rối nước Đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở quyết định trên, Bộ VHTT đã có Quyết định số 890/QĐ-BVHTT giao cho Viện Văn hoá - Thông tin xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên" để đệ trình UNESCO. Trong một thời gian khá gấp gáp, Bộ VHTT đã phối hợp với các địa phương và một số cơ quan tích cực hoàn chỉnh tư liệu, hồ sơ theo yêu cầu của UNESCO. Cuối tháng 9.2004, Bộ trưởng Bộ VHTT đã chính thức ký gửi hồ sơ đi Paris để UNESCO xem xét, công nhận?.
    Còn đây là đoạn văn ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền trả lời phỏng vấn trên đặc san Di tích Việt Nam (đoạn gạch bên lề màu xám):
    ?oCuối tháng 10.2002, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Bộ VHTT trình UNESCO 5 loại hình di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam gồm: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Hát ca trù của người Việt ở Bắc Bộ, Sử thi của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Dân ca quan họ Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng bằng Bắc Bộ để UNESCO xét và công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại trong kế hoạch 10 năm tới. Cuối tháng 3.2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã giao cho Viện Văn hóa Thông tin xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đệ trình UNESCO công nhân là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Cuối tháng 9, hồ sơ hoàn thành và được gửi sang Paris đúng qui định thời gian?.
    Như thế, bên cạnh việc sao chép nguyên văn tài liệu của GS Tô Ngọc Thanh, có thể thấy rõ nội dung bài trả lời phỏng vấn giả của Ngài ĐẠO TẶC II cũng có đoạn giống hệt với phần đầu bài trả lời phỏng vấn giả của ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền. Liệu ai ăn cắp của ai đây???
    (còn tiếp)
    Được thanglong456 sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 03/09/2008
  10. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Bác thăng long ơi! Tư liệu mới của bác quả là hoành tráng, thêm một bằng chứng nữa vạch mặt tội ăn cắp nghiên cứu cồng chiêng của bố con nhà Nguyễn Chí Bền (không biết giữa Chí Bền nhà em và lão Đạo tặc 2 kia, ai là bố, ai là con nhể???).
    Cái lối ?ophỏng vấn giả? mà bác nêu, thật ra nếu làm ăn đàng hoàng thì không có vấn đề gì, bọn em cũng vẫn thường gửi câu hỏi cho đối tượng được phỏng vấn để họ tự soạn bài trả lời, đỡ mất công biên tập, miễn là rõ ràng, rành mạch và toát lên được chủ đề cần làm rõ. Bác nào muốn xem Chí Bền nhà em trả lời phỏng vấn thật, hãy xem lại chuyện trả lời trên VTV1 về Quan họ thì biết.
    [​IMG]
    ?oCó thể nói là nằm trong những những cái cái lễ hội, mình phải quy kết rất rõ là không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh đang bị suy giảm? đang bị phai nhạt. Nói đến không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh thì nói cái ứng xử của người Quan họ? Yêu cầu Sở Văn hóa thông tin thì phải là, trong sở lễ hội Lim, bởi vì thực ra ở đây thì có một cái mà chúng ta phải phải thú thực với nhau là? nó có 1 cái không gian của lễ hội và có 1 cái không gian không nằm trong lễ hội, chúng ta đừng đánh đồng với nó, thế thôi?
    Xin vào đây nghe nhìn cho rõ hơn!
    http://ykien-binhluan.blogspot.com/2008/02/khng-gian-quan-h.html
    Chết nỗi cách làm ?ophỏng vấn giả? lại là con dao 2 lưỡi, vì nếu không có tâm sáng, không có nhân cách khoa học nói chung và nhân cách con người nói riêng thì kẻ được phỏng vấn sẽ dễ dàng đạo văn của người khác, thậm chí chép hẳn trong sách ra với văn phong lòi đuôi ngôn ngữ viết, để thiên hạ cứ tưởng bở là ông đây trả lời oang oang như thật. Đấy là trường hợp của đạo tặc Nguyễn Chí Bền nhà em và cái lão Đạo tặc 2 ăn theo nói leo kia. Nhưng vụ ?ophỏng vấn giả? này thì gay đây, bởi câu chuyện ĂN CẮP KHOA HỌC mà cụ thể là ăn cắp các nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên của cụ Tô Ngọc Thanh xem ra đúng là một màn bi hài kịch hết sức lố bịch. Sẽ có thể suy đoán nhiều hướng khác nhau theo phép ?obiện chứng? và phép ?ođiều tra tội phạm hình sự văn hóa? để xét xem trong 2 kẻ cắp Nguyễn Chí Bền và lão Đạo tặc 2:
    -Thứ nhất: thằng nào ăn cắp của cụ Thanh trước, và thằng nào ăn cắp nhiều hơn thằng nào? Có vẻ Chí Bền nhà em ăn cắp nhiều hơn roài. Còn in thành sách mới máu chứ!
    -Thứ hai: 2 thằng này lại ăn cắp chính các câu văn của nhau, vậy thằng nào ăn cắp của thằng nào? Cái đó chắc phải chờ đến khi bác thăng long công bố mốc thời gian in ấn, đăng tải các tài liệu kia mới có thể kết luận chính xác được.
    -Thứ ba: giữa Nguyễn Chí Bền và lão Đạo tặc 2, thằng nào chức to hơn thằng nào? Xem ?obút khí? (chứ không phải ?okhẩu khí?, vì đây là phỏng vấn giả mà!) của lão Đạo tặc 2, có lẽ chức lão này cũng to phết đấy, không biết là nằm trên hay nằm dưới Viện trưởng Viện VHNT Nguyễn Chí Bền, liệu có là Bí thư Chi Bộ hay chủ nhiệm chủ nhiếc gì không đây???
    -Thứ tư: cả 2 thằng đạo tặc đều nhân danh cơ quan cấp Bộ mà phát ngôn như thể đại diện, như thế tội ăn cắp khoa học ở đây càng nặng, vì nghiễm nhiên nó trở thành tội ĂN CẮP CẤP BỘ (giống như kiểu đề tài cấp Viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước ý mà)!!!
    -Thứ năm: Đợi đến khi bác thăng long công bố chính thức họ tên, chức vụ, quyền hạn, giới tính, chiều cao cân nặng, tình trạng hôn nhân? của lão Đạo tặc 2, chúng ta mới có thể bàn tiếp được. Rồi căn cứ theo Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam để xem xét mà khép 2 thằng đạo tặc này vào khung hình phạt nào cho thích đáng. Chức càng to, ăn cắp càng nhiều thì tội càng nặng. He he he?..
    Tạm thế đã, giờ em cho cả nhà xem cái này vừa nhặt được Blog Linh Tinh (một thành viên chủ chốt của Viện Văn hóa- Nghệ thuật). Bài viết nói về chuyện dốt ngoại ngữ của Phá GS Chí Bền nhà em đấy, các bác nhớ buộc chặt bụng trước khi đọc cho an toàn.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-Oo7QpLkzbq9KEYoTQA87r8V68vDXJ2w1JQE-?cq=1
    Esperanto- Quốc tế ngữ!
    Cả giới khoa học xã hội Việt Nam, ai cũng biết ông PGS.TS. Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam không biết một ngoại ngữ nào. Thực ra, điều đó hiện nay ở Việt Nam ta cũng vẫn được coi là bình thường, bởi nhiều lý do, hoàn cảnh (ngày xưa ở nhà quê làm gì có ai được học ngoại ngữ, phải đi bộ đội hoặc thấp bé nhẹ cân không được đi học nước ngoài v.v.) có thể châm chước được cho các nhà khoa học chưa thoát nạn mù chữ ấy (chữ dùng của Hồ Chủ Tịch- ông cho rằng thời nay ai không biết ngoại ngữ coi như chưa thoát nạn mù chữ!). Điều không bình thường của một số quan chức khoa học của ta là ở chỗ: Không biết mà lại làm như là biết, thế mới lố chứ!
    Xin kể vài mẩu chuyện nhỏ về ông Viện trưởng của chúng tôi để các bạn hình dung sự lố bịch ấy như thế nào ( ngượng lắm, đỏ hét cả mặt lên ấy chứ):
    Ông Bền rất thích tiếp Tây, tiếng Anh chẳng biết, tiếng Tầu cũng không thế mà khách nói đến đâu ông Bền gật đầu, cười tủm và thỉnh thoảng ?ojet, jet?, ?oOK? khá tròn vành rõ chữ??? (Nghe đâu có lần đi hội thảo quốc tế, có một thằng Mỹ nói đểu rằng ?onày, tại sao các nhà khoa học Việt nam đi hội thảo khoa học mà chỉ nói nhảm thế?? thì ông Bền đã nhanh nhẩu ?ojet! jet!? rồi, thế mới chết chứ lỵ.)
    Khổ thân mấy đứa phiên dịch, để chứng tỏ rằng mình cũng có thể hiểu những nội dung chính của cuộc trao đổi với khách nước ngoài, hoặc có thể là tự dưng muốn tinh vi với mấy ông nhân viên biết ngoại ngữ kia nên ông Bền luôn hạch sách phiên dịch như sau: ?oTôi bảo cậu dịch thế nào thì cậu phải dịch đúng như thế, không nói thêm gì hết!? (mẹ kiếp, khó chưa?), hoặc "Tôi nói có 7 từ mà cậu dịch đến 12 từ, thế là thế nào?? hoặc ?ocậu đi dịch cho tôi thì phải tập trung vào câu chuyện của tôi, đừng lợi dụng cơ hội để làm thân với đối tác!? (Thực ra, một người như ông Bền đi đối ngoại thì chỉ nói được dăm câu ba điều là hết chuyện, phiên dịch phải chủ động mà tán, mà hầu chuyện khách thôi... Làm như vậy thì khách vui nhưng ông Bền lại thấy trơ khấc ra, chẳng còn vai trò gì, vì thế thẹn mà hóa giận thôi.
    [​IMG]
    Nghe đâu có nhân viên của Viện vớ được một bản thảo rất có giá trị của ông Bền: Trong đó còn lưu rõ bút tích ông phiên âm tiếng Anh sang tiếng Việt- kiểu ?onai thin nai thi tù? (1992). Hình như ông phải đọc bản tiếng Anh này ở buổi sát hạch trình độ ngoại ngữ để xét PGS hay ở một hội thảo quốc tế nào đó???.
    Gần đây thôi, trong cuộc thi vấn đáp để tuyển cán bộ nghiên cứu cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt nam (VICAS) mà ông là chủ khảo, ông đã làm cho các thí sinh choáng vì sự cao siêu về trình độ anh ngữ của Viện Trưởng: Câu hỏi của ông cực khó : ?oCậu có biết tiếng Anh từ nhân học sinh thái là gì không??, ?oCậu hãy dịch nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sang tiếng anh xem sao??.v.v..
    Có lẽ ông Bền đã tính kỹ, không còn cơ hội và thời gian để học tiếng Anh nữa, nên ông quyết định chọn phương án tối ưu hơn: Học môn quốc tế ngữ!!! Phương châm của ông là: Nhân loại có tính thống nhất về tinh thần vì thế chỉ cần dùng một thứ ngôn ngữ mà đi đâu người ta cũng hiểu là tuyệt nhất. Sau hàng chục lần đi công du nước ngoài, ông Bền hình như đã luyện được môn quốc tế ngữ này.
    Năm 2004, trong một chuyến đi Mỹ, ông đã biểu diễn trình độ quốc tế ngữ ấy của mình và đã làm cho cả đoàn lác mắt.
    Khi thấy cô chiêu đãi viên đi từ cuối máy bay đến gần chỗ của mình, ông hắng giọng hỏi người bên cạnh:
    ?oÔng cần uống gì không để tôi gọi cho??
    ?oCảm ơn, tôi uống nước suối thôi? (Đ.c này hơi hoảng, đang không hiểu ông Bền học tiếng Anh từ khi nào mà tự tin thế?)
    Bất thình lình, ông Bền đứng phắt dậy, giơ tay vẫy vẫy cô chiêu đãi viên. Đáng tiếc là khi ấy cô này đã đi vượt qua hàng ghế của ông Bền nên không nhìn thấy cái ?ovẫy vẫy? của ông Bền. Tức quá, ông Bền hét to : ?oÊ, Ê!!!? Cô tiếp viên giật nẩy mình, quay lại, tuy nhiên cô ta trấn tĩnh được ngay và lại tươi cười ?oExcuise me!?, ông Bền cũng nhoẻn miệng cười và ngón tay chỉ thẳng vào chai nước suối. Thế là xong, giỏi thật! Trình độ quốc tế ngữ của ông Bền quả là cao siêu phải không? Đố đứa nào làm thế được đấy!
    [​IMG]
    Cám ơn Bloger Linh Tinh nhá! Chuyện Nguyễn Chí Bền nói tiếng Anh chắc còn cả đống giai thoại chứ chả nói chơi, he he. Chí Bền nhà em đi đâu cũng phải có phiên dịch, xểnh ra là chết toi ngay. Bác PGSTSday kể có lần Chí Bền dẫn một nhóm cán bộ Viện đi hội thảo ở Temple University, cả đoàn cán bộ ai cũng đọc tham luận trực tiếp bằng tiếng Anh ngon lành. Riêng Chí Bền nhà em thì luôn luôn phải có Bùi Hoài Sơn (hiện là Trưởng phòng Khoa- Đào- Hợp) đứng cạnh. Nhất cử nhất động gì, Hoài Sơn cũng phải phiên dịch qua lại 2 chiều cho Viện trưởng. Bác PGSTSday khẳng định, hôm đó rất nhiều người ngủ gật khi nghe tham luận của Chí Bền, không chỉ do nội dung khó hiểu mà còn do kiểu dịch tắc bụp phát một. Đây là bức ảnh lúc Chí Bền nhà em đọc quả tham luận hôm đó, Bùi Hoài Sơn căng thẳng đứng bên cạnh dịch từng câu ngắn.
    [​IMG]
    Bác PGSTSday còn cho biết thêm, lúc đọc tham luận, thỉnh thoảng Chí Bền nhà em cũng liều lĩnh nói thẳng một thuật ngữ gì đó bằng tiếng Anh, do Bùi Hoài Sơn phiên âm đặt sẵn trước mặt. Đây là đoạn cử tọa căng thẳng nhất vì oắt tờ rít kít mít xi nô.., nai ti nai ti tù.., hay phết! Thảo nào lão PGSTSday đã chọn cái chữ ký rất đểu là: ?oHê- nô- zét- zét- ô- kê! Xích- đao- bờ- lịt, thanh- kiu- zét- zét- ô- kê!!!? Bác nào không tin trình độ Anh ngữ của Chí Bền nhà em, xin mời gọi đến số 0913211008 rồi buôn dưa lê với Chí Bền bằng tiếng Anh nhé, phát chết tươi, he he?. Bây giờ, nghe đâu Bùi Hoài Sơn bắt đầu thất thế rồi, bởi Chí Bền nhà em đã tuyển hẳn 2 phiên dịch mới, một đứa tiếng Anh, một đứa tiếng Pháp, quá ổn rồi còn giề. Đó là 2 gián điệp của Chí Bền ở Ban Di sản, là 2 cái phao cứu sinh ngoại ngữ, chuyên tháp tùng Viện trưởng mỗi lần Chí Bền nhà em đi Tây hay tiếp khách nước ngoài. Chúng ta đã được chiêm ngưỡng dung nhan 2 em này. Giờ bác PGSTSday lại gửi cho em cái ảnh Nguyễn Thị Hiền và Phan Phương Anh nữa này.
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này