1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi DLT, 09/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DLT

    DLT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội

    Ai cũng biết hiện tại môi trường tại thành phố Hà Nội đang bị ô nhiễm trầm trọng, hàng ngày đang làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các cư dân sống trong thành phố. Các yếu tố ô nhiễm tại Hà Nội như sau:
    - Ô nhiễm khói, bụi, rác thải sinh hoạt: Đường phố quá nhiều bụi và rác sinh hoạt. Đến nỗi mọi người mỗi khi ra đường phải đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
    - Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn trong thành phố quá lớn, từ sáng cho tới tối, không có được sự yên tĩnh cho mọi người nghỉ ngơi và học tập.
    - Ô nhiễm ao, hồ, sông: Các hồ và sông trong thành phố đều bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, làm cá chết hàng loạt, có sông như sông Tô Lịch là một cái cống nước thải khổng lồ, không có sinh vật nào dưới nước có thể sống được.
    Các khu công viên, cây xanh trong thành phố ngày càng bị phá hoại và thu hẹp.

    Vậy các nhà khoa học môi trường, công ty môi trường đô thị, chính quyền thành phố làm gì để giải quyết các vấn đề ô nhiễm này và làm cho môi trường tại HN ngày càng được cải thiện hơn để các cư dân sinh sống tại đây đỡ khổ.
    Chính quyền thành phố quan tâm và đầu tư tài chính như thế nào cho việc bảo vệ môi trường tại HN mà tình hình ô nhiễm ngày càng tăng lên.

    Mời các bạn tham gia thảo luận về vấn đề này.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thành phố ta hiện nay đang phát triển, vì vậy ô nhiễm bụi là một lẽ đương nhiên do các công trình xây dựng mọc lên như nấm. Tuy nhiên, mình sang một số quốc gia như Singapore, thấy họ cũng xây dựng nhiều, mà tại sao thành phố của họ lại ít bụi như vậy nhỉ? Về việc ô nhiễm tiếng ồn cũng vậy, chúng ta hàng ngày quen tai nên hình như không nhận thấy rõ điều này. Còn nhớ hồi trước, mỗi lần ra đường mình thường đặt máy di động ở chế độ không rung, chỉ báo chuông cho tiết kiệm pin. Nào ngờ, về đến nhà thấy có mấy cú ?omissed call? liền, hoá ra là tiếng chuông điện thoại không đủ át tiếng ồn ngoài đường. Có lẽ cũng sắp phải đi kiểm tra sức khoẻ cho cái tai mất thôi !
    Về việc ô nhiễm ao hồ, sông thì cũng rõ ràng lắm. Không hiểu thế nào chứ mình buổi sáng hay ra hồ tập thể dục, nhiều lúc thấy mùi tanh cực kì. Các cống rãnh bây giờ là đã khá nhiều rồi đấy, mấy năm trước ở các tuyến phố chính còn sử dụng cống nổi, nhà nào gần mặt đường thì thưởng thức đủ mọi loại hương vị ?othơm tho?. Mấy năm gần đây, các kênh mương đã dần dần được cống hoá, nên tình trạng đã được cải thiện hơn.
    Các khu công viên cây xanh trong thành phố không bị phá hoại và thu hẹp như bạn nói đâu. Vấn đề là dân số phát triển quá nhanh cho nên các khu vực lưu không ngày càng có tỉ lệ nhỏ so với việc đô thị hoá. Tuy nhiên, ở các nơi đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, vấn đề đất cho cây xanh và công viên cũng rất được chú trọng.
    Còn về biện pháp của chính quyền thì hơi khó trông mong. Các đồng chí ấy còn đang bận trăm công ngàn việc, chúng ta đành phải kiên nhẫn chờ đợi. Ở nước ngoài các tổ chức hoạt động môi trường phải rất tích cực, vì họ lấy kinh phí từ thuế của dân. Nếu hoạt động không hiệu quả sẽ bị đóng cửa, sa thải nhân viên ngay. Ở nước mình có cơ chế khác, điều kiện khác, chúng ta cũng nên nhập gia tuỳ tục...
  3. Petitmonstre

    Petitmonstre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    - Ô nhiễm ao, hồ, sông: Các hồ và sông trong thành phố đều bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, làm cá chết hàng loạt, có sông như sông Tô Lịch là một cái cống nước thải khổng lồ, không có sinh vật nào dưới nước có thể sống được.
    Các khu công viên, cây xanh trong thành phố ngày càng bị phá hoại và thu hẹp.
    Hiện tượng ô nhiễm nước mặt ở HN rõ ràng là khá nghiêm trọng. Nhưng không hiểu tại sao càng cải tạo, xử lí ô nhiễm thì càng thấy ô nhiễm nặng hơn.
    Điển hình là hồ Thuyền Quang (quận Hai Bà Trưng) mất một thời gian dài mới cải tạo xong. Nhưng kết quả không được như ý muốn: hiện nay nước hồ và toàn bộ các sinh vật trong hồ bị thay thế hoàn toàn, diện tích mặt nước bị thu hẹp, trong hồ xuất hiện loại tảo gì đó màu xanh lét, rất bẩn. Đặc biệt, nếu đi quanh hồ phía đường Trần Nhân Tông (công viên Thỗng Nhất) thì không thể chịu nổi vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. (Mặc dù dân cư sống quanh hồ không được phép thải xuống hồ nữa!!!). Hôm nào trời nóng thì trên mặt nước xuất hiện một lớp váng xanh xanh, nhớt nhớt... Không hiểu các nhà môi trường giải thích hiện tượng này như thế nào??? Tệ hơn nữa là hiện nay người ta lại phải hút nước lên làm lại do việc kè hồ trước đây chưa đạt tiêu chuẩn?!?! Nước hồ lại được thay một lần nữa mà không biết có sạch hơn chút nào không???
    (!!! Thế này mới thấy thật là may mắn vì dự án thay nước Hồ Tây được ngăn chặn kịp thời!!!)
  4. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Các vấn đề này thật sự không khó giải quyết nhưng trước tiên hãy giải đáp câu hỏi này đầu tiên : "TIỀN ĐÂU?"..............Trình độ quản lý và xử lý của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay thừa sức và trình độ để làm tất cả các chuyện này, nhưng kinh phí đâu mà làm? Hầu hết các dự án lớn và vừa hiện nay đều trông chờ vào nguồn kinh phí BOT, ODA hoặc các dự án viện trợ không hoàn trả từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Bài toán nan giải của VN hiện nay là "KINH PHÍ"........... vấn đề kỹ thuật và công nghệ không còn là vấn đề khó khăn cho Việt Nam ở thời điểm này .................

    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng ..............Quỳnh thơm".........
  5. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Mỗi sông hồ đều có một giới hạn tự làm sạch nhất định, khi các nguồn đổ vào vượt quá giới hạn này thì sự chết của sông hồ là điều hiển nhiên. Hàng năm ta vẫn có những chương trình đại khái gọi là quan trắc môi trường, với những dòng sông đã chết thì không nói làm gì, với những sông hồ sắp chết thì cơ quan quản lý môi trường hoàn toàn có khả năng cảnh bảo và có giải pháp xử lý (nhưng thường lại không có khả năng thực thi!?!).
    Ngày xưa tôi nhớ Hà nội có rất nhiều hồ, hồi đi học cấp 1 cấp 2 hay trốn học đi tắm hồ. Bây giờ nghĩ lại thấy ớn vì ao hồ chính là nơi tiếp nhận và xử lý tự nhiên nước thải của một khu vực. Nhưng ngày đó quả là nước hồ còn rất sạch, không có mùi gì cả nên lũ trẻ con chúng tôi chẳng ngại ngần gì. Bây giờ thì người ta lấp ao hồ để lấy đất cho các công trình. Người ta xây cống để tải thẳng nước thải ra sông. Người về thành phố ngày càng đông, nhu cầu về đất đai tăng nhiều, chất thải ra cũng ngày càng nhiều. Đó là bối cảnh làm cho ao hồ thì bị lấp còn các sông thì đang chết dần.
    Ngày nay VN đã mở cửa, các nhà khoa học VN cũng có điều kiện hơn để tiếp cận với văn minh của nhân loại. Nhưng không vì thế mà ta đã vội vàng khẳng định ta đã tiếp cận được với trình độ khoa học công nghệ của thế giới hay khu vực. Có lẽ nói như thế là hơi vội vàng. Sau hàng chục năm xa rời lý thuyết, thực nghiệm thì chẳng ra đâu vào đâu, thì việc đọc vài bài báo, mấy cuốn sách chưa thể đủ để bắt kịp trình độ của thiên hạ. Đấy là chưa nói đến các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học của ta không có những chiến lược khoa học công nghệ dài hơi. Mặc dù ta vẫn có những cái gọi là "chiến lược phát triển KHCN" đến năm 2010, 2020 ... nhưng mà thôi xin miễn bình luận!
    Trở lại vấn đề môi trường, theo tôi trong khi không đủ kinh phí để làm những công trình cải tạo lớn thì trước mắt ta cần tăng cường các biện pháp quản lý môi trường. Nhà nước nên dành một quỹ đất nhất định để làm công trình xử lý, các cở sở sản xuất, các cụm dân cư mới bắt buộc phải có công trình xử lý nước thải (cái dzụ này phải làm thật nghiêm!). Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch đô thị cũng rất cần thiết. Vì vậy các dự án quy hoạch cần có sự tham gia của cơ quan quản lý môi trường. Về ô nhiễm không khí và tiếng ồn thì chỉ có cách giảm số lượng giao thông cá nhân, tăng cường hệ thống giao thông công cộng. Hạn chế xe máy, khuyến khích xe đạp. Tôi biết hiện nay những điều này rất khó áp dụng ở VN vì nhiều lý do. Nhưng vẫn ấm ức mãi là anh hàng xóm "môi hở răng lạnh" làm được mà ta thì lại không?
    Được tem sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 11/07/2004
  6. dilav

    dilav Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có xử lý, có tiền áp dụng ngay thì cũng phải cần thời gian tới hàng năm mới có thể khắc phục được hoàn toàn những vấn đề về ô nhiễm ở HN. Nhưng ít ra phải bắt đầu thì mới có thể kết thúc....
    Mình thấy vấn đề đầu tiên phải hạn chế được nguồn rác, nước thải ra....Cái này ở VN chưa được đánh giá đúng mức....Ko thể chỉ nghĩ tới việc xử lý mà ko tính toán tới việc hạn chế và ngăn chặn...
    Ở nhiều nước, người ta phân loại rác ngay tại hộ gia đình, thải rác trong túi...Còn ở mình, vứt lung tung toé... nói chung mỗi lần mình đi đổ rác thì nhịn thở cách xe rác 15m......Rồi ngay thùng rác nơi công cộng cũng bẩn...nhiều lúc muốn vứt rác mà ngó mãi ko thấy, đành đút túi mang về nhà...
    Xây dựng, giáo dục được ý thức của từng người dân là một biện pháp triệt để...Chứ với dân số càng ngày càng tăng, nếu chỉ đi xử lý những cái tồn đọng thôi đã mệt rồi chứ đừng nói tới việc xử lý những cái mới phát sinh với cấp số nhân...
    Theo mình, đó là biện pháp thiết thực và dễ áp dụng nhất...Có thể thí điểm ở những bộ phận dân cư nhất định...theo nhiều phương án để mọi người có thói quen với việc xả rác một cách có ý thức nhất...
    Còn về vụ xử lý....thú thực là mình chưa được đi tham quan 1 khu xử lý nào ở HN...nhưng về cái cách áp dụng thì đã được tiếp xúc qua....phải nói là khá bê bối, ko tận gốc và rất sơ lược...Nên nếu có áp dụng cũng ko thể lâu dài được....Chính cái cách phân tích vấn đề rất hời hợt đó có thể là nguyên nhân các dự án cải tạo hồ làm thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái...mất cân bằng, cuối cùng hồ lại thành cái vũng nước tù....
  7. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    "........đã vội vàng khẳng định ta đã tiếp cận được với trình độ khoa học công nghệ của thế giới hay khu vực. Có lẽ nói như thế là hơi vội vàng. Sau hàng chục năm xa rời lý thuyết, thực nghiệm thì chẳng ra đâu vào đâu, thì việc đọc vài bài báo, mấy cuốn sách chưa thể đủ để bắt kịp trình độ của thiên hạ. Đấy là chưa nói đến các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học của ta không có những chiến lược khoa học công nghệ dài hơi. Mặc dù ta vẫn có những cái gọi là "chiến lược phát triển KHCN" đến năm 2010, 2020 ... "
    Vì đây là box KHCN_MT mục đích là chúng ta cùng trao đổi lẫn nhau về kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào việc học tập và thực tế ở Việt nam nên Ếch cũng không muốn tranh luận với bác Tem bằng những lý luận hay bằng chứng dài dòng về những gì mà các nhà KH của Việt nam có thể làm được, nhưng có một điều Ếch có thể khẳng định với bác là "kiến thức từ vài cuốn sách kia" đủ để làm các công việc mà bác mà mọi người nêu ra ở cáci topic này (Ếch khẳng định như vậy, và dù khả năng không đến đâu, học hành cũng chẳng đến nơi đến chốn, kiến thức lơ mơ , nhưng nếu bác Tem yêu cầu (dĩ nhiên với đầy đủ kinh phí) Ếch sẽ làm bất cứ công trình nào về xử lý và quản lý Môi Trường mà bác muốn với bất kỳ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào hiện có trên thế giới bằng chính kiến thức và trình độ của đội ngũ thi công là người Việt Nam 100%) .........................................làm công tác khoa học điều quan trọng nhất là phải biết thực lực của mình, từ đấy mình mới biết mình cần gì và thiếu gì để tìm kiếm và học hỏi, điều quan trọng thứ hai là thông tin phải chính xác và có phạm vi rộng lớn, điều quan trọng thứ ba là phải tự tình vào bản thân và tự tin vào đồng nghiệp như vậy mới hợp tác với nhau thật tốt, biết nhận xét đâu là giỏi, đâu là dở chứ đừng quá thần thánh nguời nước ngoài ..............Và điều cuối cùng là làm ơn ra thực tế một chút, đừng vội tin theo những lời thuyết giáo hay rêu rao của vài người hay vài tờ báo lá cải nhảm nhí nào đó................Trình độ của các giáo sư và cán bộ MT và Khoa Học của VN không phải tự nhiên được Ếch "vội vàng" đánh giá đâu bạn Tem ạ mà chính là lời bình luận từ các đồng nghiệp đều là giáo sư của các trường ĐH, viện nghiện cứu nổi tiếng ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada đấy..........Nói cho ngay không phải là tất cả, nhưng chỉ vài người cộng với những người trẻ tuổi có tâm huyết như bác Tem và các bác ở box MT này cũng đủ để thực hiện các dự án tầm cỡ ..............quốc tế rùi đấy.........

    "Mắt trừng gửi mộng về cố quốc
    Đêm mơ Hà Nội dáng .................Quỳnh thơm"

    Được Ech_ngoidaygieng sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 11/07/2004
  8. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Vì bác Ếch đã có nhã ý trao đổi trực tiếp với tôi, nên tôi nghĩ cũng nên có vài lời trao đổi lại cho nó phải phép lịch sự.
    Vì đây là box KHCN_MT mục đích là chúng ta cùng trao đổi lẫn nhau về kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào việc học tập và thực tế ở Việt nam nên Ếch cũng không muốn tranh luận với bác Tem bằng những lý luận hay bằng chứng dài dòng về những gì mà các nhà KH của Việt nam có thể làm được, nhưng có một điều Ếch có thể khẳng định với bác là "kiến thức từ vài cuốn sách kia" đủ để làm các công việc mà bác mà mọi người nêu ra ở cáci topic này (Ếch khẳng định như vậy, và dù khả năng không đến đâu, học hành cũng chẳng đến nơi đến chốn, kiến thức lơ mơ , nhưng nếu bác Tem yêu cầu (dĩ nhiên với đầy đủ kinh phí) Ếch sẽ làm bất cứ công trình nào về xử lý và quản lý Môi Trường mà bác muốn với bất kỳ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào hiện có trên thế giới bằng chính kiến thức và trình độ của đội ngũ thi công là người Việt Nam 100%)
    Tôi đồng ý với bác là diễn đàn này là nơi để những ai quan tâm đến KHCN&MT cùng trao đổi học tập lẫn nhau. Bởi vậy nếu bác hiểu biết sâu rộng về năng lực KHCN của các nhà KH VN thì tôi xin bác cứ đưa ra lý luận và dẫn chứng, tôi nghĩ đây cũng là cơ hội tốt để các mọi thành viên của diễn đàn mở mang kiến thức.
    ...làm công tác khoa học điều quan trọng nhất là phải biết thực lực của mình, từ đấy mình mới biết mình cần gì và thiếu gì để tìm kiếm và học hỏi, điều quan trọng thứ hai là thông tin phải chính xác và có phạm vi rộng lớn, điều quan trọng thứ ba là phải tự tình vào bản thân và tự tin vào đồng nghiệp như vậy mới hợp tác với nhau thật tốt, biết nhận xét đâu là giỏi, đâu là dở chứ đừng quá thần thánh nguời nước ngoài ...
    Những điều bác nói quả thật chí lý, không chỉ làm công tác khoa học mà làm bất cứ việc gì cũng vậy trước hết phải "biết mình", các cụ dạy rồi "biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Bác đừng chụp cho tôi cái mũ "thần thánh người nước ngoài", tôi không phải như vậy đâu. Bản thân tôi vẫn tự hào về con người VN, tốt bụng cần cù thông minh ... bên cạnh đó tôi thấy sẽ là thiếu sót nếu không kể đến vài nhược điểm nho nhỏ của người Việt ta, một ví dụ là tính hợp tác. Hợp tác trong công tác khoa học càng quan trọng. Chắc bác có thừa kinh nghiệm sống để chia sẻ với tôi về tính hợp tác của các nhà khoa học VN phải không ạ? Nhân bác nói đến thông tin trong công tác khoa học, tôi xin phụ hoạ một tý. Đúng là thông tin quan trọng thật. Thông tin phải rộng và chính xác. Nhưng bác có nghĩ rằng làm khoa học ở VN hiện nay một trong những khó khăn lớn nhất là thông tin không? Ở VN đâu có dễ dàng truy cập vào hệ thống các tạp chí điện tử? Làm khoa học mà thiếu thông tin thế giới họ đang làm gì thì bác cho phép tôi nghi ngờ một tý ạ.
    ...Và điều cuối cùng là làm ơn ra thực tế một chút, đừng vội tin theo những lời thuyết giáo hay rêu rao của vài người hay vài tờ báo lá cải nhảm nhí nào đó...
    Đưa một ví dụ cho bác và mọi người coi, hy vọng bác không chê là tin lá cải.
    "...Theo các đơn vị thi công, ngoài các nguyên nhân như: đụng chạm đến các công trình khác (điện, nước...), thiết kế bản vẽ không hoàn chỉnh. vẫn còn nhà dân trong khu vực cần giải tỏa, thì yếu kém về trình độ khoa học kỹ thuật cũng góp phần làm chậm trễ việc hoàn thành công trình. Sở đã nhập hẳn một máy đo độ sâu mặt đất về nhưng lại không có cán bộ kỹ thuật nào biết đọc các chỉ số của máy hiện lên...".
    nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/07/3B9D45F9/
    Và nữa việc nhận xét không chỉ dựa vào thực tế đụng chân đụng tay bác ạ. Thông tin có rất nhiều nguồn, có nguồn lá cải có nguồn không. Quan trọng là mỗi cá nhân khi tiếp nhận phải biết phân tích, so sánh và đánh giá. Nếu bác có dịp cầm lên 2 tờ tạp chí chuyên ngành, 1 của VN, 1 của quốc tế, đọc qua một tý bác sẽ có ngay ý kiến phản bác lại nhận định là tờ tạp chí của VN chất lượng hơn.
    ...Trình độ của các giáo sư và cán bộ MT và Khoa Học của VN không phải tự nhiên được Ếch "vội vàng" đánh giá đâu bạn Tem ạ mà chính là lời bình luận từ các đồng nghiệp đều là giáo sư của các trường ĐH, viện nghiện cứu nổi tiếng ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada đấy...
    Quả thật VN cũng có nhiều giáo sư giỏi, khiến cho các bạn bè đồng nghiệp quốc tế nể phục. Nhưng nếu bác dựa trên những cá nhân đó để nói rằng KHCN VN đã có thể bắt kịp trình độ của quốc tế thì bác lại phải cho phép tôi nghi ngờ. VN có trên 3000 GS-PGS làm việc tại các trường ĐH và các cơ sở nghiên cứu, một năm trung bình có khoảng 1500 bài báo công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế. Tính ra 0.5 bài/người/năm. Như vậy nếu nói theo số đông thì trình độ của GS-PGS của VN chỉ tương đương với trình độ nghiên cứu sinh ở nước ngoài thôi bác ạ. Ví dụ như thế có thể chưa được chính xác lắm, vì việc công trình có được công bố hay không còn tuỳ vào chất lượng của công trình, mà cái này lại phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị và kinh phí. Có thể các nhà KH VN làm được nhiều việc hơn. Nhưng chất lượng thì chưa xứng với tầm thế giới (hay khu vực)được.
    ...Nói cho ngay không phải là tất cả, nhưng chỉ vài người cộng với những người trẻ tuổi có tâm huyết như bác Tem và các bác ở box MT này cũng đủ để thực hiện các dự án tầm cỡ ..............quốc tế rùi đấy.........
    Tôi tham gia diễn đàn với mong muốn chia sẻ nhưng kiến thức kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng hy vọng học hỏi được nhiều điều bổ ích từ các thành viên khác. Còn mấy dự án như bác nói thì chắc còn xa lắm, mà cũng chẳng biết có đến lượt mình tham gia không bác ạ.
    Được tem sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 11/07/2004
    Được tem sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 11/07/2004
  9. DLT

    DLT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Bụi đường phố gây ra do xây dựng, phát triển đường phố, công nhận tất nhiên là có, chả nhẽ không làm gì cứ sống chung với bụi, lọc bụi bằng lá phổi của các cư dân hay sao?
    Gây bụi bặm đường phố thì phải quét dọn nó đi chứ. Giống như trong gia đình của bạn, 1 ngày quét nhà 1 lần thì khác với 1 tháng quét nhà 1 lần. Bây giờ quét dọn đường phố không thể dựa vào các chị lao công thủ công nữa rồi, mà phải dùng phương tiện hiện đại thì mới phục vụ được cho một thành phố lớn. Quét dọn thủ công, quét thì ít mà chỉ khua bụi lên thì nhiều.
    Ở HN thỉnh thoảng tôi thấy các xe đa năng, quét, hút bụi cho đường phố, năng suất nó làm gấp hàng trăm người quét dọn thủ công. Tôi cứ ước ao giá thành phố có thêm nhiều xe này thì đường phố sẽ sạch và ít bụi đi nhiều. Vì tôi thấy khi thành phố có sự kiện lớn như Seagames, ngưòi ta cho nhiều xe này làm việc, thì đường phố sạch đi hẳn, không trung ít bụi đi và sáng sửa ra hẳn.
    Còn về vấn đề kinh phí đầu tư, đó thuộc về trách nhiệm của chính quyền thành phố. Muốn bảo về môi trường thì phải chú trọng và đầu tư nhiều hơn nữa nếu mức đầu tư hiện tại là quá ít ỏi và không đủ.
    Đơn cử 1 ví dụ cụ thể, hàng năm mỗi người trong độ tuổi lao động trong thành phố đều phải đóng một khoản tiền lao động công ích là 60.000đ/người, thành phố HN có 4 triệu dân, cứ cho 2 triệu người sẽ đóng góp cho quĩ này, số tiền là 120 tỉ. Số tiền này để làm gì? chắc là đầu tư cho môi trường, vì vấn đề môi trường sẽ đem lại lợi ích cho mọi cư dân.
    Chúng ta đều thấy báo chí nhắc đến " Đi tắt đón đầu", chúng ta đều biết bài học của các nước phát triển là trong quá trình phát triển đã làm huỷ hoại môi trường, sau đó có tiềm lực rồi mới quan tâm bảo vệ môi trường. Họ đã phải trả một cái giá đắt bởi sinh mạng của các cư dân, bởi tỉ lệ bệnh tật cao do ô nhiễm môi trường. Môi trường thiên nhiên bị phá huỷ mà hàng trăm năm mới có thể khôi phục lại được. Chẳng nhẽ chúng ta lại dẫm tiếp lên con đường mà đã biết rồi hay sao? Thế thì còn gọi gì là "Đi tắt đón đầu", chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt bằng cả tính mạng của chúng ta và nguy cơ nguy hiểm tiềm tàng cho thế hệ con cháu chúng ta mai sau.
    Những nhà khoa học về môi trường, những nhà bảo vệ môi trường, những người làm việc trong lĩnh vực môi trường hãy tiên phong trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, chúng tôi ủng hộ các bạn.
  10. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Đúng là Hà nội của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng:
    * Ô nhiễm về không khí: Góp phần vào đây là các loại khí thải do một số nhà máy được xây dựng từ rất lâu rồi và tất nhiên là ngày đấy người ta không quan tâm nhiều về vấn đề " làm sạch" lượng khí thải ra, cùng thời, đến nay lượng khí thải này thật khủng khiếp. Cứ đến gần xí nghiệp nào đó chúng ta sẽ được thưởng thức mùi vị đặc trưng: Khu Mai động thì mùi thuốc nhuộm, khu Thanh xuân thì cao-xà-lá... Các loại mương, cống thoát nước, những đống rác không được thu dọn.
    Khói thải của các loại phương tiện giao thông: Xe tải ( nặng, nhẹ); xe bus công công ( các bạn thử ngắm những chiếc xe bus do VN sản xuất dù mới xuất xưởng hơn một năm thôi, nhưng cũng không chịu thua về mặt " nhả khói"); ngay như những chiếc xe thu gom rác thải của Công ty vệ sinh môi trường ( hơn thế những chiếc xe thu gom rác này và xe trở vật liệu + phế thải xây dựng còn góp phàn gây ô nhiễm qua việc "đánh dấu" đường!); góp phần không nhỏ là phương tiện giao thông rất thông dụng ở VN- những chiếc xe máy. ( Liệu Hà nội có thể thực hiện một ngày không xe máy ở Hà nội không nhỉ?)
    * Ô nhiễm tiếng ồn: Các loại phương tiện giao thông, đường phố đông đúc nên thêm vào đó là tiếng còi của các phương tiện đó, người ta dùng còi ở mọi nơi mọi lúc, ở ngay cả những đoạn phố có biển cấm! Các công trình xây dựng, vì tiến đọ thi công họ làm việc cả đêm khuya. Gần khu nhà mình đang xây một khu nhà cao tầng, hàng đêm xe tải nặng trở vật liệu xây dựng đi qua, nó làm cho cả toàn nhà rung lên. Rồi tiếng máy khoan, máy dập...
    * Ô nhiễm nước: Các hồ nước, sông ở Hà nội phần lớn phải chứa đựng nước thải chưa qua xử lý. Dù đã được xây kè, lắp ống nhưng nước sông Tô lịch và Kim ngưu vẫn là cái màu, mùi đặc trương cũ. Các hồ, sông, mương không được nạo vét tu bổ thường xuyên.
    Do hệ thống cấp nước sạch của Thành phố không cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt, nên một số công ty và nhiêuhộ gia đình phải tự khoan giếng lấy nước. Những giếng khoan này thường là rất nông, chỉ cần có nước là đươc, nước ngầm đang bị khai thác bừa bãi và rất lãng phí.


Chia sẻ trang này