1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ở nơi không cần đến pháp luật, không cần đến Nhà nước ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 07/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ở nơi không cần đến pháp luật, không cần đến Nhà nước ...

    Hôm qua, nhân lúc đã uống hơi tưng tưng rùi, một tên quỷ sứ tâm sự rằng, từ hồi hắn khởi nghiệp kinh doanh đến giờ (cả chục năm rùi còn gì) chả bao giờ hắn bít đến pháp luật, đến Nhà nước kể cả tiền thuế hàng tháng.
    Theo nghĩa tích cực, công việc kinh doanh của hắn vẫn hoạt động đều đặn, bình thường. Xung đột, tranh chấp đôi lúc cũng có nhưng tự dàn hòa được hoặc tự chấp thuận mất ít tiền hàng, coi như bài học kinh nghiệm.
    Những biến đổi của xã hội chưa chạm đến ngành nghề của hắn, hắn vẫn ung dung mua, vẫn ung dung bán, chả cần văn phòng, chả cần giấy tờ văn tự hợp đồng ...
    Và cuộc sống vẫn thế.


    Hôm kia, ngồi lim dim nghe giáo sư phân tích, một thương vụ, muốn thành công, muốn tốt đẹp êm thấm, phải có sự tham gia của ít nhất 3 luật sư, và một ông công chứng :
    - Mỗi bên một ông luật sư để tư vấn hợp đồng;
    - Quan hệ hợp đồng cần một ông nữa để khách quan và chuẩn mực;
    - Quan hệ hợp đồng cần một chuẩn thuận về tính xác thực của hợp đồng ...
    Sau đó, họ cứ thế mà thực hiện, chả cơ quan, chả chính quyền nào can thiệp.
    Và cuộc sống vẫn thế.
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Theo nghĩa rộng, nếu hiểu nghĩa luật pháp như là 1 loại quy tắc xử sự mẫu mực (bỏ đi vế do Nhà nước bảo đảm thực hiện) thì ở đâu cũng có luật lệ, ngay cả trong rừng rậm!. Hổ báo săn bắt lợn rừng chẳng qua cũng chỉ là thực hiện chức năng cân bằng tự nhiên, và hàng trăm nghìn năm hổ săn lợn rừng cũng chẳng làm cho lợn rừng tuyệt chủng hay hổ chết đói vì không có lợn rừng để chén. Luật lệ tự nhiên (luật rừng) hoàn hảo là vậy, đâu có cần diễn giải phức tạp!. Luật pháp của con người văn minh thì lỉnh kỉnh - dài dòng, nhưng rốt cuộc lợn rừng thì lũ lượt ra quán thịt rừng, hổ cũng chiụ chung số phận trong nồi nấu cao. Tình hình bi đất đến mức ông Lân Dũng phải than là "không lẽ vài mươi năm nữa con cháu chúng ta hỏi hổ báo đi đâu hết rồi- thì bậc ông bà lại giải thích là: Thịt nẫu cao sạch rồi!". Lòng vòng như vậy cũng chỉ để chứng minh là cuộc sống, ở mọi nơi và trong mọi thời điểm đều có luật lệ và cần đến luật lệ; nếu cho rằng ở đâu không có luật pháp và không cần đến luật pháp thì chẳng qua cũng là do luật pháp quá dông dài, con người thực thi luật pháp quá kém đến mức mà cộng đồng coi "có cũng như không".
    Về mảng này giới luật sư Việt cũng phải tự soi lại mình. Giữa không khí người người hồ hởi về việc VN ra nhập vWTO, Mr. Phạm Hồng Hải ngay lập tức đã phải đăng đàn để ngậm ngùi thừa nhận là giỏi lắm chỉ khoảng 5% luật sư Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hành nghề trong bối cảnh vWTO.
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hi hi ...
    Bác LVHà cứ thế, toàn nhìn theo góc độ tiêu cực.
    Nhưng mừh ngành này trong mọi trường hợp luôn là ngành độc quyền tương xứng theo chủ quyền quốc gia mừ : chỉ có lờ sờ Việt được cãi ở Tòa án Việt thui, các bác khác còn khuya nhá.

    Quay lại chủ đề nơi không cần pháp luật, nhà iem xin nêu một ví dụ cho cộng đồng nghiên cứu, một ví dụ mà cái quyền sở hữu tư nhân đầy tính thiêng liêng và thần bí, cái nền tảng của chế độ xã hội bị người ta vứt vô sọt rác.

    Ví dụ nhé ( toàn bộ là hư cấu đấy nhé ) :
    Bác rakhói có một nông trại bé bé trồng hoa màu, ta cứ giả dụ là bắp đi cho giống ở Mẽo.
    Bác Phăng Nguyễn cũng có một nông trại bé bé ở ngay bên cạnh, nhưng lại để nuôi gia súc, ta cứ giả dụ là bò đi cho giống ở Mẽo.
    Vì trang trại nó bé, mà bác Phăng lại tiếc tiền mua cỏ cho bò xơi, nên nó hì hục xông sang xơi bắp của bác rakhói. Đương nhiên, bác Phăng Nguyễn rất tinh vi, bác thuê hẳn một tay cao bồi chăn bò, và luôn rình rập lúc không có người mới cho bò xông sang xơi bắp của bác rakhói.
    Phát hiện bị thiệt hại, phàn nàn bác Phăng Nguyễn thì bác ấy chối ngoay ngoải : bao nhiêu người nuôi bò, ai chắc đó là bò nhà tôi .... . Bác rakhói ngồi tư duy các cách thức đối phó:
    1. Xây hàng rào bao quanh nông trại : tốn hết 15.000 đô trong khi đó, tổng đống bắp bị thiệt hại, bán đi chắc cũng chỉ được tầm tầm 3.000 đô.
    2. Kiện bác Phăng Nguyễn ra tòa để đòi bồi thường : tốn tiền cho lờ sờ Mẽo chắc cũng khoảng 10.000 đô, chi phí này có thể được hoàn lại nếu thắng kiện, nhưng phải ứng trước tiền, rồi còn mất công mất việc, tính ra cũng phải tốn không ít hơn 7.000 đô.
    Ngồi nhẩm tính chi li hồi lâu, bác rakhói thôi lun, quyết định bỏ của chạy lấy người cho an toàn ....
    Đấy, các bác thấy chưa, con người kinh tế người ta thế, có ai cần đến pháp luật để làm gì đâu.
    Tuy nhiên, giả định trong trường hợp trên, không phải là con người kinh tế, bác rakhói thấy ghét mặt bác Phăng quá, quyết định chơi tới nơi tới chốn ... thì lờ sờ lại có việc để làm, nhẩy.

  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ ngồi ngáp vặt mãi cũng chán . tớ mò vào đây bắt giò lão phò sai một tẹo nhể
    gỉa như mà tớ tính toán suy nghĩ một hồi rồi quyết định giải quyết theo đường lối .... cao bồi tếch xực . (ỏ đâu đó người ta có cái tên hay lắm cơ các bác biết là gì không ??) . tức là vác gậy tầm vông ... í quên vác súng hai nòng sang nhà bác Phăng chơi hai phát vào cửa trước .
    hơhờhờ bác phăng chỉ có cây súng nước bé tẹo nên đành bỏ của chạy lấy người
    ấy con người kinh tế , yêu chuộng hoà bình có ai cần đến pháp luật để làm gì đâu cơ
    Tốn có hai viên đạn , chả cần đến bạc ngàn như lão phò sai dốt kinh tế tính toán .
    các lờ sờ cứ thế mà đói vật nhể
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Nói thế nào nhỉ ?!. Thật ra tớ chỉ muốn trao đổi suy nghĩ của mình vậy thôi, đúng sai xin cứ tranh luận. Nhân cái đà "hoà nhập", "hội nhập", xin trao đổi cùng mọi người thế này: Đặc tính đầu tiên và trước hết của việc hoà nhập hay hội nhập gì gì đó là biết chấp nhận sự khác biệt và sống chung với nó. Từ rất lâu rồi chúng ta thường ảnh hưởng của lối suy nghĩ ta đúng- địch sai, *********- tiến bộ, tả khuynh- hữu khuynh.. cứ thấy ai không giống mình là chụp mũ, đả kích lấy được, ở tầm cá nhân điều đó đồng nghĩa với việc đóng cửa, tự ty về tư duy; ở tầm rộng hơn đất nước sẽ bị cô lập và lạc hậu. Bao năm qua chúng ta đã có đủ bài học về cái lề lối này rồi!.
    Chính vì thế, việc khẳng định ý kiến đồng ý hay phản đối và chứng minh bằng tính hữu lý trong các lập luận của mình sẽ tốt hơn là đưa ra những nhận định chủ quan. Rất đắn đo nhưng xin chân thành góp ý với mod như vậy
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Những vấn đề mà bác LVHà đưa ra đã được cố giáo sư Trần Đức Thảo viết trong cuốn " Nguồn gốc con người " từ những năm 80, khi định luật phủ định bị người ta đơn giản hoá thành : "hoặc là ..... hoặc là .........".

    Bác LVHa có nêu vấn đề hội nhập và việc chấp nhận sự khác biệt của người khác. Hi hi ... về dzụ này có lẽ chính ASEAN là nơi dạy cho VN bài học đầu tiên : THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.

    Em tin là bác LVHa đi nhiều, gặp nhiều, bác cũng mường tượng ra thái độ, tính cách của những người trẻ tuổi VN bi chừ. Hi hi ...

    ---
    To all :
    Các cô, các cậu sinh viên đâu hít rùi, không ai nghiên cứu về pháp luật nữa à, về điểm khởi đầu và bắt nguồn của nó nữa àh.

  7. nguyenthuyduongbc

    nguyenthuyduongbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người nghiên cứu về triết học nên cảm thấy có một số điểm không rõ về pháp luật và nhà nước.
    Theo quan điểm triết học/xã hội học thì nhà nước là một "dịch vụ xã hội" theo đó thì có nó nhiệm vụ phục vụ các công dân của nó. Vậy liệu chăng có nên tạo ra trong một quốc gia nhiều nhà nước với nhiều hiến pháp để mọi người có thể tự do lựa chọn nhà nước nào để sinh sống không, kiểu như chọn dịch vụ di động của mobifone và vinaphone vậy. Nhà nước nào tốt hơn sẽ được người dân lựa chọn.
    "Ý chí của nhân dân thể hiện thông qua nhà nước" nhưng không có nghĩa là ý chí của nhà nước là thể hiện của ý chí nhân dân (C. Mác), đó là lí do có các cuộc biểu tình chống Mỹ tấn công Iraq. Xét cho cùng thì "tự do có trước luật pháp" nên nhà nước đúng là một con "quái vật của lịch sử" mà con người tạo ra (giống "sáng tạo" ra một ông Jesus để tôn thờ vậy nhưng là điều cần thiết) để ràng buộc chính mình. Và nếu truy nguyên hơn nữa thì nhà nước chỉ là một "ý tưởng trừu tượng" (abstract idea) không sờ mó được, không được ai thừa nhận ngoài một lập luận chung chung là "ý chí của nhân dân" trong khi không ai nhìn thấy cái "ý chí của nhân dân" đó nó nằm ở đâu cả, ngoài việc tự thừa nhận với nhau thôi. Với tôi chỉ có cá nhân và sự tồn tại (hiện sinh) của anh ta là có ý nghĩa. Thậm chí ngay cả "thuyết con người là trung tâm" cũng là điều đáng phê phán.
    Một điều nữa tôi cảm thấy khó hiểu là ý chí của nhân dân là của toàn thể nhân dân nhưng nếu có người nào đó không muốn thừa nhận nhà nước (và pháp luật) thì liệu điều đó có gì sai trái không vì nhà nước không thể hiện ý chí của anh ta mà chỉ thể hiện ý chí của tất cả những người còn lại. Trong trường hợp đó, bạn nghĩ thế nào về sự ra đời (và có thể chấm dứt ) của nhà nước và pháp luật.
    Không biết tôi suy nghĩ như vậy có đúng với tinh thần luật pháp và nhà nước được giảng trong các khoa luật của các trường đại học không?
  8. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Trả lời vắn tắt : Bạn suy nghĩ trật lất !
    Bạn học Triết nào vậy ?
    Luật Pháp và Nhà Nước là cần thiết để bảo vệ và phục vụ ban.
    Thí dụ dễ hiểu .
    Nếu có 1 thằng to con và nó thích vợ bạn, em gái bạn và cả mẹ bạn nữa và nó quyết định thỏa mãn những gì nó muốn . Tui giả sử trong trường hợp trên, vợ, em và mẹ bạn và cả bạn nữa đều không muốn thỏa mãn nhu cầu của thằng ôn dịch trên và cũng không đủ sức ngăn cản nó . Nếu không có Luật Pháp và Nhà Nước thì thằng phải gió kia tha hồ mà sướng và nhiều người khác sẽ đau khổ vì bị vi phạm tự do, xúc phạm nhân phẩm ....etc
    Bây giờ bạn thấy sự cần thiết của Luật trong xã hội chưa ?
    Chắc chắn là cần thiết .
    Khoan đã !
    Thế trong trường hợp thằng to con ôn dịch kia nó làm Luật và làm Nhà Nước và quan Tòa luôn cho tiện thì sao ?
    Đây là vấn đề cơ chế - hệ thống - tổ chức xã hội, làm Luật, thi hành Luật và xét xử ....Đây mới là vấn đề còn tranh cãi chứ không phải vấn đề Luật Pháp cần thiết hay không .
    Thế trong trường hợp vợ, mẹ và cả em gái bạn đều thích thằng phải gió kia thì sao và cả nhiều người trong xóm nữa, vì ăn phải cháo lú của nó, và đều tin là nó xứng đáng thỏa mãn tất cả những gì nó muốn vì nó đã bao năm nhọc nhằn chiến đấu cho Tổ Quốc .... Theo tui, đây là phạm trù Siêu Triết Lý chứ không phải là KHOA HỌC PHÁP LÝ , nên rất dễ gây hiểu lằm, nhạy cảm ....
    Được nguyen_noi sửa chữa / chuyển vào 05:43 ngày 23/01/2007
  9. nguyenthuyduongbc

    nguyenthuyduongbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tôi học và nghiên cứu về triết học hiện sinh và đang làm luận án về vấn đề nhà nước và công dân trong những thập kỉ tới.
    1 triệu năm không có nhà nước mà con người vẫn tồn tại, phát triển vậy. Vậy việc coi nhà nước là hình thức phát triển cao của xã hội sẽ được các bạn học Luật chứng minh như thế nào đây?
    Con người hiện đại mất đi niềm tin ở tôn giáo và thay vào đó là luật pháp, nhà nước, binh hùng tướng mạnh và kết quả là những cuộc chiến từ thời Ramset (người sáng lập ra nhà nước Ai Cập cổ đại) đầy máu và nước mắt của hàng trăm triệu người suốt 5000 năm qua mà đỉnh cao của nhà nước là Third Reich của Hitler với những cuộc diệt chủng quy mô, trí tuệ, sáng tạo. Phải chăng nhà nước là thể hiện "ý chí chém giết" của nhân dân sao?
    Hướng tới một xã hội dân sự, hạn chế dần quyền lực của nhà nước (công dân sáng tạo ra nhà nước nhưng nhà nước quay lại đập chết công dân như nhà nước của Hitler, Pon Pot, và một nước có Biển Đông) và thay vào đó là mô hình xã hội mới kiểm soát lẫn nhau: nhà nước và xã hội dân sự và đặt nhà nước trong cái xã hội dân sự đó là đích đến của con người chứ luật pháp chỉ là một phương tiện "hữu hiệu" của nhà nước trong một giai đoạn nhất định mà thôi. Xã hội và con người, nghĩ cho cùng có trước nhà nước và luật pháp.
    Về vấn đề này, bạn đọc bài của GS. Tương Lai sẽ thấy rõ:
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Nhanuoc_phapquyen_va_xh_dansu/
    Về các thành tố của xã hội dân sự, khi có điều kiện tôi sẽ trình bày sau.
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thì tôi cũng được học nhà nước là một hiện tượng xã hội. Đến một giai đoạn nào đó trong xã hội thì không còn nhà nước, không còn quân đội, không còn cảnh sát nữa.
    Những người theo chủ nghĩa Mác-Lê thì gọi đó là chế độ cs. (chính vì thế tôi thấy một số người gọi nhà nước Việt Nam là nhà nước cs, chế độ cs. tôi thấy không đúng, theo tôi nên gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa). Nhưng đây sẽ là chuyện rất lâu sau. Con những người không theo chủ nghĩa Mác Le quan niệm như thế nào thì tôi không biét
    Mà triết học hiện sinh là triết học như thế nào vậy. Nghiên cứu về cái gì vậy ?
    �u?c fsai s?a v�o 08:57 ng�y 24/01/2007
    u?c fsai s?a vo 09:01 ngy 24/01/2007

Chia sẻ trang này