Ở nơi nào đấy ngoài kia Lúa ma đấy ! ông lão hướng tay về phía mặt trời lặn và nói. Lúa ma, nó mọc lên từ đâu không ai biết, dân trong vùng chỉ biết mùa lúa chín. Họ bơi những chiếc xuồng ba lá lùa những ngon lúa là là mặt nước vào xuồng rồi đập cho hạt rơi đầy xuồng, cho đến khi trơ lại những thân lúa gãy tàn trơ trọi trên mặt nước cao chừng một mét. Rồi cây lúa chết đi, những hạt lúa được người đập cố ý hay vô tình để rơi trở về mặt nước lại mọc lên. Chúng mọc lên bởi hạt và chất mùn của những cây thế hệ trước. Cứ thế đã bao đời nay, cây lúa nuôi con người ở xứ nước trắng đồng này vẫn được xem là lúa ma. Một linh hồn bí ẩn và nhân hậu. Cây lúa ma. Dân nơi này như cây như cỏ. Quanh năm với nước, với những con lũ. Những mặt nước lặn mênh mông, những con lũ cuồn cuộn chảy. Tâm hồn họ như mặt nước ấy, cứ bình lặng mãi mà không mấy khi ưu tư đến những nổi muộn phiền. Hoạ hoằn lắm họ dậy sóng trong những mùa lũ, bởi tài sản và những người thân bị cuốn đi cùng con lũ. Rồi vẫn trở lại những ngày bình yên. Họ lại là những mặt nước yên bình. Tôi cũng như bao lần không biết rỏ vì sao mình đứng trên mãnh đất này. Không biết rõ, nhưng tôi mơ hồ biết là tôi phải có mặt để nhìn thấy cảnh vật nơi này. Vì sao thì tôi không bao giờ biết. Những buổi sáng, khi sương trên những cây lúa ma nhuốm màu nắng lung linh tan dần rồi trở về với nơi chúng tạo thành. Chim, những con chim dễ thương đáng ghét đánh thức tôi bằng tiếng kêu inh ỏi của chúng. Chúng đậu trên những cành đước và thét lên inh ỏi như thể tôi là người cho chúng ăn. Tôi mở mắt và nằm ngửa trên sàn gồ ghề những thân cây đước. Cái chòi của ông già với một thân cây đước già vững chắc là trụ chính. Nó vẫn còn xanh tốt lá, và những cây xung quanh cũng vậy. Chúng mang cả hai chức năng. Cây và cột. Những vách ngăn được chống lên tạo thành một không gian mở hoàn toàn, bạt ngàn màu xanh lá cây đước. Tôi ngồi trên chòi thả chân xuống mặt nước với lấy những quả đước già đen thâm trôi là là. Nhặt lên tôi lại phóng thật mạnh xuống những chổ lầy. Thế là cây lại mọc lên, mọc lên để trở thành một thành viên chen chúc trong cái khoảng rừng vốn quá chật chội này. Đợi mãi không thấy ông già. Tôi nhảy tót xuống chiếc xuống rồi bơi về phía những cây lúa ma. Nơi cách căn chòi chừng sáu trăm mét nhưng đã thấy xanh um quyến rủ đến kì lạ. Có gì trong những đám lúa ấy nhỉ? Những con rắn nước hay những con chim quen vùng đầm lầy đang ấp trứng trên mõm đất khô ráo nào đấy, chắc cũng sẽ có bọn cá to béo quanh năm ăn cỏ dưới cái mặt nước trong sạch nhỉ, cả bọn vịt trời, bọn cò xanh nữa chứ. Rồi cũng có khi có đôi yêu đương nào đấy đang hôn nhau giữa đám cỏ um tùm ấy chứ. Tôi nực cười cho trí tưởng tượng tầm thường của mình và bơi nhanh về đám lúa ma. Mặt trời lên đã cao. Cao như cái chấm màu ai đấy làm rơi trên tờ giấy mới mà chỉ vừa quẹt nhưng nhát màu xanh thẩm như những đám lúa ma. Trước mặt tôi là một bức tranh. Tôi chạm tay vào những ngọn lúa ma đầu tiên và tim đập hơi nhộn tí vì cái không khí âm u có vẽ huyền bí giữa cái đám lúa um tùm đấy. Thoát khỏi nổi sợ ban đầu tôi thấy không khí mát hẳn. Tôi nằm ngửa mặt trên xuông để mặt nó trôi đi giữa đám lúa. Tôi lắng nghe những âm thanh lạo xạo và ngửi cái mùi thơm cỏ cây của những cây lúa lướt qua mặt tôi. Tôi thiếp đi giữa cái cảnh vật ấy. Tiếng hò của ai đấy đánh thức tôi, nó to dần. Có người đã phát hiện ra tôi. Rồi chiếc xuồng tôi đứng khựng lại. Trước mặt tôi là cô bé khoảng mười hai tuổi mặt tròn tròn và cặp mắt nhìn có vẻ ngơ ngác. Chắc cô ta ngạc nhiên vì bắt gặp một người xa lạ mà mười hai năm nay kể từ ngày cô bé sinh ra trên cái mãnh đất không mấy con người này. Một con người thành phố nhưng lại gặp giữa đám đầm lầy không bong người này. Lại còn ngủ nữa chứ. Tôi đoán là cô bé ngạc nhiên lắm nhưng cũng không biết là cách nào để phá tan cái nhìn tròn xoe của cô ta. Tôi định quay xuồng lại đi về nhưng đứng lên tôi mới nhận ra là mình đã lạc. Lúa lúc này đã che hẳn tầm mắt tôi. Tôi nhón chân trên xuồng làm nó chòng chành như chờ đẩy tôi xuống nước. Con bé khúc khích cười làm tôi bỏ cả ý định sẽ nhờ nó chỉ lối ra. - Đi với tui. Nó nói cụt lủn rồi hất đầu về phía trước ra hiệu cho tôi để xuông nó bơi ra trước. Tay con bé cầm cây lồ ô cao gấp năm sáu lần nó chống xuồng lướt đi nhẹ nhàng trên mặt những cây lúa ma. - Em đi đâu thế ? - Đi hái điên điển. - Điên điển là cái gì ? - Cái này nè. Nó trả lời có vẻ hằn học kiểu trẻ con và hất hàm vào khoang xuồng chỉ cái mớ hoa vàng vàng trong cái thúng tre của nó. - Hái cái này để làm gì ? - Để bán . Tôi không định hỏi tiếp vì thấy con bé có vẻ không muốn trả lời nhưng không sao thoát khỏi tò mò. Lấy can đảm tôi hỏi nốt câu cuối cùng - Mua cái này làm gì . Con bé có vẻ vừa bực mình vừa tức cười với câu hỏi ngớ ngẩn của tôi. Nhưng nó vẫn trả lời. - Mấy bà mua để nấu canh. Ngon lắm đó! Tôi cười lại vì cái kiểu trả lời trẻ con của nó. - Ra rồi, chú bơi phía này nè, đừng có bơi ra ngoài đám cây, nước ngoải sâu lắm đó. - Bán mớ điên điển này đi. - Cho chú đó. Con bé nói xong lấy cả thúng hoa rút vào cái gàu tát nước trong xuồng tôi. Nó chống cây sào vào xuống tôi rồi đẩy mạnh cho tôi rôi về phía trước còn nó thì quay ngược lại đường rạp ra của những cây lúa ma lúc nãy. - Chào nghen! Con bé da ngăm ngăm mắt tròn to lại bơi đi mất trong tiếng cười rúc rich vang xa trong bãi lúa ma xa xăm vắng ngắt. Cách chòi vài chục sãi cây sào tôi đã ngửi thấy mùi cá nướng thơm lựng . Ông già Tư lom khom thổi đám lửa um bằng rơm trên cái mô đất nổi trước chòi. Thấy tôi về ổng cười. - Nước ở đây coi lặng zậy chớ nguy hiểm lắm. Cậu đừng bơi xa quá đám lúa. - Nhậu hả bác Tư ? - Ừ! có mồi rồi, cá lốc nướng ống tre. Cho cậu ăn đặc sản miền sông nước một bữa. Tôi cùng ông già ăn cơm và uống rượu. Bữa cơm chúng tôi toàn là sản phẩm từ sông nước. Cá và những thứ rau mọc là là trên mặt nước. Cả món canh điên điển thơm lựng ngọt ngào là tôi cứ nhìn thấy mặt con bé tron xoe. Gạo của cây lúa ma thơm lựng và ngon tuỵêt. Không biết do tôi cảm tính thôi hay ngon thật. Nhưng cần gì tìm hiểu. Tôi mãi thấy nó ngon là đươc. Chúng tôi ăn và nói chuyện về sông nước như hai người dân bản xứ. Ông Tư nói về những con nước lên xuống, nói về những chổ nước nông, sâu. Nói về cái lũ chuột ngày càng nhiều trong những đám lúa ma. Nói về những cái vó ngày càng ít cá. Nói về những cây đước mà ông phải chăm sóc. Tuyệt nhiên ông không hề thắc mắc đến sự có mặt của tôi như sợ động đến một điều gì dể mất đi. Tôi cũng thoải mái hơn vì điều đấy bởi nếu có được hỏi tôi cũng không biết trả lời với ông ra sao. Những ngày cuối năm này lại có kẻ một mình từ thành phố đến sống với ông già giữa rừng đầm lầy này quả là khó giãi thích thật. Nhưng chúng tôi không bận tâm như cả hai đã hiểu nhau từ lâu rồi ? Những lúc không có rượu ông Tư vẫn vui vẽ bình thường với tôi . Nhưng khi uống rượu ông trở nên khác hẳn . Không nói gì và mắt cứ nhìn ra phía những cây lúa ma. Mà ông lại ít khi tỉnh táo hay ít khi không uống rượu thì đúng hơn. Bởi người như ông tôi không nhận ra được là rượu vào ông sẽ tỉnh hay say. Đêm xuống cảnh vật buồn kinh khủng, không còn âm thanh khác ngoài những tiếng lá rụng xuống mặt nước, tiếng côn trùng rả rich trong nhưng bụi lúa ma, trên đồng nước thêng thang, phía xa xa, phía ngoài những hàng cây cô bé chỉ tôi lúc sang, những hàng cây làm ranh giới cho độ sâu của đồng nước. Ở đấy sâu lắm, tôi nghỉ thế. Từ phía đấy sáng lên những ánh đèn neon lạnh lẽo soi bóng dập dờn theo con nước. Bóng đèn của những chiếc bè cá, nhưng cái rớ cá lớn và ánh đèn chuyển động của những người đánh bắt ven bờ, kiểu đánh bắt cò con. Tôi không nhìn về phía những cây lúa ma nữa vì lúc này ở đấy chỉ là một màn đen thẩm. Đêm đầy sao, sao trãi rộng đến chân trời, có lẽ là chổ giáp với đồng lúa ma, rộng thênh thang, sáng mơ hồ và huyền ảo. Ấy là cái cảnh không người không tiếng động như đang buổi trời sắp sáng. Tiếng hò buồn lạnh lẽo vang lên từ phía đồng nước làm tôi thấy nhớ cái gì đấy. Không rỏ là nhớ điều gì cụ thể. Nhưng có lẽ tôi đang nhớ một thứ quen thuộc, một thứ mà hằng ngày tôi không nhớ. Nhưng nó chỉ đối với tôi là quen thuộc chứ không quan trọng. Bởi lẽ quan trong thì chả ai quên bao giờ. Đêm trong rừng đước lạnh và khó ngủ hơn tôi tưởng nhiều. Những cây đước chen chúc chậc chội trên khoảng nước lớn gập mặn. Những cây đước ngày ngày lớn thẳng lên, mặc cho dưới chân mình là nước hay là đất, mặc cho cái hạt già được cắm thẳng hay nghiêng ngả. Cây đước nghiêng phần rể bám vững xuống lầy, nương theo chổ có ánh sang rồi vươn thẳng tắp lên cao. Tôi quan sát những cây mới vươn con mới vương lên đến tầng trên cùng, nơi bầy chim đang bay có thể thấy chúng được, nơi chung có thể thấy mặt trời bằng chính những chiếc lá khoẻ mạnh mà chúng đã cố cả một đời để đạt được. Đêm không ngủ được ông Tư thường bơi xuồng một mình đi đâu đấy. Có lẽ ông bơi đến chổ những cây đước mới ươm vài ngày. Chính ông cũng biết không cần phải lo cho chúng đến thế, bởi không có ông thì bao đời nay chúng vẫn mọc đấy thôi. Nhưng ông còn biết làm gì, làm gì khi cuộc sống nơi này chỉ có thế. Đôi khi tôi có cảm giác ông sống nơi này như trên đảo hoang thật sự. Không phải vì nơi này vắng vẻ, không phải vì cảnh ở đây hoang vu. Mà ở chính ông, ở cái nhìn của ông đối với mọi người. Ông nhìn tôi, nhìn những con người ít ỏi mà ông gặp hằng ngày với cái nhìn không khác nhiều so với những đám lúa ma, những cây đước. Cái nhìn quen thuộc nhưng lại xa lạ. Có vẻ triều mến nhưng lại không gần gủi. Với họ, với tôi, với cây cỏ, với mọi thứ đối với ông như những vật thể mãi mãi xa lại nhưng vẫn quanh quẩn bên ông mổi ngày. Ở cằm lún phún râu, số râu và cả đóm lông mày nằm gượng gạo trên hai u mày cao phần nhiều đã trắng, cả tóc cũng gần trắng hết. Mắt trũng sâu với cái nhìn hầu như ráo hoảnh và gây dại. Thân thể ông cho tôi thấy một thời ông là người cường tráng, cái thời sung mãn ấy của ông chắc cũng chỉ như bao chàng trai nông thôn khác. Nhưng qua cách nói, cách đánh giá mọi vật của ông tôi biết ông đã từng là một người khác, một người khác với những anh nông dân quanh năm với đồng, với những nổi nhàm chán hay những nổi buồn không lột tả được. Tôi cứ mơ màng rồi thiếp đi khi lưng vẩn dựa vào thân cây đước làm cái cột chính giửa chòi. Lại tiếng chim đánh thức tôi vào buổi sang. Nhưng tiếng chim không vui đùa, không líu lo mà tiếng chim như đang mắc bẩy, đang bị thương và đau nhói. Quả đúng thế. Ông Tư tìm đến nơi phát ra tiếng chim và đở xuống từ cánh đước vững chắc con vạc lông trắng rướm máu ở bụng. Nó bị bắn, nhưng vết thương mới chỉ làm rướm máu ở phần da. Ông tư có vẻ vui lắm. Có lẽ nó vẩn còn có khả năng chửa được. Sauk hi lau sạch máu cho nó bằng cái áo củ ông bảo tôi trông nó còn mình lại chèo xuồng đi về phía những cây lúa ma. Sau những tiếng kêu đau đớn, con chim đã bình tâm, nó nhìn mọi vật bằng con mắt buồn buồn của nó, rồi nó nhìn tôi không chút e dè. Chắc nó không biết cái gì đã gây đau cho nó. Nó không biết con người đã bắn nó. Nếu biết thì tôi dám chắc nó đã không nhìn tôi với cái vẻ không chút nghi ngờ như thế. Chúng tôi ngồi lúc lâu như thế nhìn về phí ông Tư, rồi ông bơi xuồng về mang theo ít lá, ít hạt lúa ma và cả một con rắn nước to bằng cổ tay, ông nắm cổ đưa lên với vẻ hoan hỉ lắm. Con chim như đợi ông về, nó kêu lên oang oắc, rồi vết thương được đắp lá, những cái lá được nghiền trong cái cối nhỏ làm từ gổ đước . - Rồi lại bay thôi, chú mày ạ! - Lại hết một năm rồi! ông Tư chợt nhắc đến ngày tết và tôi nhớ ra hôm nay là ngày cuối cùng của năm. Tối nay nướng con rắn ăn giao thừa hen ? Tiếng đàn cò nảo lòng của ông lại vang lên xa xăm buồn thảm. Tiếng đàn gắt quảng khi ông dưng tay nâng chén rượu, tiếng đàn ngân xa khi ông mãi chìm trong nổi buồn. Tiếng đàn tuyệt nhiên không làm cho tôi thấy có chút hạnh phúc hay chút náo nhiệt trong cuộc sống nào. Tiềng đàn cứ mãi là tiếng lòng của con người bất hạnh thầm kín ấy. Tôi lại thiếp đi mệt nhọc sau câu chuyện đời ông vừa khám phá. Đêm giao thừa qua mang đượm lại cả mùi khói nhang thoảng ra từ trong xóm. Nơi có những ngọn đèn lập loè ấm cúng, có những gia đình với bầy trẻ háo hức. Cuối cùng tôi cũng thấy được ít hạnh phúc của những con người lầm lủi nơi nơi. Chút hạnh phúc giãn dị nhưng đã bao người mãi tìm kiếm. Trên mặt đồng nước tối nay những ánh đèn thưa hẳn bởi những người chài lưới đã về nhà, khói lan đến đấy, lan đến nơi không bong người ấy và ra đi như thể khói là vị thần mang đến không khí ấm cúng ngắn ngủi cho con người vào một đêm duy nhất trong năm. Rồi khói đi. Đêm đấy, trong giấc ngủ chập chờn tôi thấy đi ra từ căn chòi một con người, một người đàn ông đã gần sống hết phần đời mình. Ông đi đâu đấy trên chiếc xuồng và lênh đênh trên đồng nước. Tôi ở lại căn chòi thêm hai ngày, hai ngày dài đăng đẳng chờ cho trên chợ những chiếc xe lại lên đường. Tôi lại về thành phố, nơi ấy là nơi tôi quay về hay là nơi tôi sẽ đến như những người sinh viên đi ra từ xứ này. Tất cả đều giống nhau thôi. Đều là những chuyến đi trên những con đường dài vô định. If Mr.Fur wouldn't open zér Dur...?
Hình ảnh ông già lại hiện lên rỏ rệt với từng nếp nhăn trên cái gò má nhô cao và đôi mắt trủng sâu. Tôi lại hình dung ra con người như ông phải che lên hai mắt mình đôi tròng kính đen để làm kẻ hành khất mù và cô cháu gái mười tuổi làm đời hát rong. Ông phải đàn cái tiếng đàn não nề kia trong những quán rượu cho những kẻ là ngà buồn vui và say nồng lẩn lộn. Với con người như ông trước mắt tôi, lúc ấy để làm điều đấy hẳn không dể chút nào. Hay tôi còn quá trẻ, tôi còn đầy sự hiếu thắng và đầy kiêu hảnh để nhìn nhận hình ảnh đấy là một sự thấp hèn và cam chịu. Nghĩ mãi đến lúc nào tôi nhận ra và tôi thấy mình đã cam chịu cuộc đời, tôi thấy mình đã âm thầm hơn và có lẽ là già hơn. Cuộc sống có quá nhiều thứ tôi chưa biết. Chỉ riêng việc học để biết nhìn nhận cuộc sống là sự cam chịu thôi có lẽ với người như tôi phải học cả một đời. Thế đấy các bạn ạ! Tôi sẽ nói đầy đủ hơn về cái nguyên do đã biến ông già ấy thành một người âm thầm trên đời này. Xe lúc này đã chạy đến thị trấn nào đấy ven đường. Nhưng thôi! tôi hẳn không nói cho các bạn biết gì được những hình ảnh trước mắt tôi lúc này, nó quá quen thuộc và nhàm chán. Nói về ông già vậy. Một đêm mưa lũ nào đấy đã cuốn đi căn nhà ven sông của ông. Nơi có đứa cháu nội vừa lọt lòng vài tháng, nơi có con cậu con trai độc nhất của ông và nơi ông gắn bó gần suốt đời người để tạo dựng nên. Mãnh đất đấy biến mất khỏi cuộc đời ông một cách dưng dưng và kiêu ngạo như ? Tôi không thể diễn tả hết được bởi tôi chưa phải mất đi một thứ gì to lớn và bất ngờ đến thế. Nhưng hẳn những anh chàng đang yêu tha thiết một cô nàng nào đấy. Yêu tha thiết ấy nhé. Anh chàng ấy sẽ hiểu cái cảm giác đang trên cao, đang bay bổng và trồi một ngày thật đẹp trời, lúc lòng anh chàng dâng đầy tình yêu và mắt long lanh đầy sự độ lượng về cuộc sống ?thì. Thì cô nàng bổng nói lời chia tay và xách túi ra đi khỏi đời chàng, khỏi mọi thứ thuộc về chàng. Tôi hoàn toàn không muốn so sánh hai sự việc ấy. Sự mất đi của ông lão là cái gì đấy không thể nói được thành lời. Có lẽ thế, nó sẽ ú ớ và uất nghẹn mãi ở cổ họng, mãi mãi cho đến khi phình to và gào thét ? Rồi một hôm đứa cháu gái xinh xắn tròn 12 tuổi của ông nhận ra nó đã đủ lớn để đi làm. Một buổi sang thức dậy, ông đọc được vài dòng trên tờ giấy học sinh với nét chữ tròn trịa hệt đôi mắt nó những dòng sau ? ?o Con xin được làm phụ việc ở nhà hang A rồi , ông nội ở nhà nghỉ để mình con đi làm thôi ! ?o Tôi vẫn nhớ chính xác khuôn mặt ông khi chìa cho tôi xem mãnh giấy của cháu mình được cất giữ trong túi áo. Nét mặt ông sang lên, sang lên như một người cha thấy đứa con mình trên bục danh dự của trường vậy. Nhưng chắc chắn chỉ là phút thoáng qua khi nhắc về đứa cháu thông minh xinh xắn của mình. Ông lại trở về với chốn âm thầm củ. Rồi một đêm khác lấy đi của ông người thân cuối cùng là cô cháu gái. Xe tải cán ngang qua thân hình bé bỏng của nó trên đường về nhà. Hôm ấy cô bé nhận được tháng lương đầu tiên vừa đi và vừa đếm những đồng tiền mà cô sẽ dung nó để làm cái gì đấy cho ông. Chắc chắn cô sẽ nghĩ về người ông tội nghiệp của mình khi đếm những đồng tiền ấy. Gió đã giết chết cô bé, gió thổi bay tờ giấy bạc trên tay cô, thổi bay niềm hy vọng và nguồn sống của cô, gió đôi khi vô tình thế đấy, chắc hẳn nó chỉ đùa nghich thôi. Nhưng với bản năng con người cô bé không còn để mắt đến chiếc xe tải nữa. Thế là hết. Ông già không còn gì để luyến tiếc cuộc đời, không còn gì nữa. Nhưng ông vẫn sống đấy, vẫn nhìn về phía những cây lúa ma mỗi ngày và vẫn nằm nghe tiếng trái đước già trụng xuống nước mỗi đêm. If Mr.Fur wouldn't open zér Dur...?