1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp thơ Lý Bạch nữa đây này
    Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
    Lý Bạch
    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
    Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu
    Cô phàm viễn ảnh bích không tận
    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
    chú thích :
    < chi : đi
    廣T tức sz??,Quảng Lăng tức Dương Châu ,hiện nay
    là tỉnh Giang Tô ,huyện Dương Châu ,Trung Quốc
    "鶴楼??Hoàng Hạc Lâu : một lữ quán nổi tiếng lúc xưa
    tại tỉnh Hồ Bắc ( còn được gọi là một trong tam đại danh lâu của
    Giang Nam )
    ..人 cố nhân : người bạn cũ
    .TS yên hoa : một phong cảnh đẹp thường thấy lúc mặt
    trời mới mọc hay sắp lặn
    fY duy : duy nhất ,chỉ
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Bạn từ lầu hạc lên đường
    Giữa mùa hoa khói ,CHâu Dương xuôi dòng
    Cánh buồm xa khuất bầu không
    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời .

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  3. trhieuminh

    trhieuminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Nguyệt hạ độc chước (2)
    Thiên nhược bất ái tửu
    Tửu tinh bất tại thiên
    Ðịa nhược bất ái tửu
    Ðịa ưng vô tửu tuyền
    Thiên địa ký ái tửu
    Ái tửu bất quí thiên
    Dĩ văn thanh tỉ thánh
    Phục đạo trọc như hiền
    Hiền thánh ký dĩ ẩm
    Hà tất cầu thần tiên
    Tam bôi thông đại đạo
    Nhất đẩu hợp tự nhiên
    Ðãn đắc túy trung thú
    Vật vi tỉnh giả truyền
    Dịch thơ :
    Nếu trời không thích rượu
    Sao rượu ở chi trời
    Nếu đất không thích rượu
    Suối rượu ở chi đời
    Trời đất đã thích rượu
    Thích rượu không thẹn trời
    Ðã nghe trong như thánh
    Lại nói đục như hiền
    Thánh hiền đều uống rượu
    Thôi cầu chi thần tiên
    Ba chén thông đạo lớn
    Một sao hợp tự nhiên
    Cốt được thú trong say
    Kẻ tỉnh mặc ai khen ?
    Hai bài này đọc lên sảng khoái vô cùng. Nhất là bài sau.
    "Tam bôi thông đại đạo; Nhất đẩu hợp tự nhiên" ha ha ha. Chỉ có Lý Bạch mới viết được như vậy ! Thi tiên ! Tửu tiên !
    ====================================
    Hình như Tân Nguyệt quên. Tam bôi là ba chén, còn nhất đẩu thì là một đấu hợp tự nhiên chứ.
    Trần Trọng Kim có dịch bài Nguyệt Hạ Độc Chước 1 ra lục bát, xin gửi các bạn thưởng thức:
    Trong hoa rượu ngọt một bầu
    Một mình chuốc chén có đâu bạn bè
    Mời trăng cất chén lè nhè
    Thân ta, bóng ấy, trăng kia ba người
    Trăng thì tiếp rượu không rượu không nguôi
    Bóng ta theo mãi không rời thân ta
    Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ
    Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân
    Ta ca trăng cũng băn khoăn
    Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hòai
    Cùng nhau khi tỉnh vui cười
    Say rồi nghiêng ngửa mọi nơi rạc rời
    Vô tình giao kết chơi bời
    Hẹn nhau ở chốn xa khơi cõi trời
  4. Tan_Nguyet

    Tan_Nguyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi. Xin lỗi. Cái tội của tôi là không bao giờ để ý đến bản dịch cả. Post xong mới nhìn ra là họ dịch sai. "Một đấu" chứ không phải "một sao" ! he he. Sorry bà con.
    Tân nguyệt khúc như my
    Vị kiến đoàn viên ý
    Hồng đậu bất kham khan
    Mãn nhãn tương tư lệ
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    em đề nghị từ hôm nay ,khi post một bài thơ đường chúng ta thêm mục bình thơ ,cảm thơ đi ,hihì thế mới hay hơn chứ

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  6. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Hoa mai trong thơ Đường
    Nhất sinh đê thủ bái...
    Dao Trì bất thị tuyết
    Vị hiểu ám hương lai(Cổ thi)
    (Nhìn về cung Dao Trì một màu trắng tinh khiết
    Nhưng biết đó không phải là tuyết, vì phảng phất mùi hương)
    Đó là hình ảnh của một rừng mai. Giống mai trắng hoa nhỏ ly ty khiến từ xa nhìn như những bông tuyết, nhưng chỉ có mùi hương thoảng lại khiến người ta giật mình biết rằng đấy là hoa. Mai là hình ảnh của sự trong trắng, tinh khiết, là ẩn dụ của một tính cách thanh cao. Mai và trúc chính là cốt cách của người quân tử. Người quân tử ví mình như cây mai trắng (bạch mai), vì trước đây, xứ Bắc không có mai vàng (hoàng mai). Cây mai vàng chỉ gợi đến không khí ngày tết.
    Mai với tuyết mà ở bên nhau thì không ai có thể bình phẩm xem cái đẹp nào tinh khiết, cao quý hơn. Lư Mai Pha (thi nhân đời Tống) đã có hai bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của mai và tuyết (Mai tuyết nhị thủ)
    Kỳ nhất:
    Mai tuyết tranh xuân vị khẳng hàng
    Tao nhân các bút phí bình chương
    Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
    Tuyết khước thâu mai nhất đoạn hương
    (Mai đua tuyết, tuyết đua mai
    Thi nhân gác bút, bó tay phẩm bình
    Mai thua tuyết trắng vài phân
    Hương thơm tuyết lại có phần thua mai)
    Kỳ nhị:
    Hữu mai vô tuyết bất tinh thần
    Hữu tuyết vô thi tục liễu nhân
    Nhật mộ thi thành thiên hựu tuyết
    Dữ mai tịnh tác thập phần xuân
    (Mai không tuyết, thiếu tinh thần
    Tuyết vắng thơ, lấy đầu phần thanh tao
    Thơ xong, tuyết rải trời cao
    Cùng mai góp trọn vẻ vào sắc xuân)
    (Ngô Văn Phú dịch)
    Khi mai ở bên cạnh tuyết, thì thi nhân cũng chỉ biết gác bút bó gối ngồi ngắm mà thôi, và chỉ tự an ủi rằng mai tuyết mà không có...thơ (của mình), thì biết lấy gì ca ngợi vẻ đẹp này đây! Nguyễn Du cũng phải mượn đến hình ảnh của mai và tuyết để tả vẻ đẹp của chị em Vân Kiều: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần".
    Cao Bá Quát được ca ngợi là môt người "ngông" kiểu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai", trong thơ của ông chỉ thấy duy nhất cúi đầu, đó là cúi đầu trước hoa mai. Có lẽ ông Huấn Cao thấy rằng trên đời không có thứ gì thanh cao, tinh khiết, trong trắng như loài hoa bé nhỏ này:
    Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
    Hoa mai được ngưỡng mộ như một bậc thánh nhân, vượt lên trên hết nhân loại và các hình ảnh tầm thường khác mà Huấn Cao vẫn gặp hàng ngày. Đọc hai câu thơ mà hình dung ra hình ảnh của một chậu mai chiếu thuỷ. Cây mai mảnh mai, cô độc vơn lên từ hòn non bộ, giữa những cỏ rêu và dương xỉ, và từ tảng đá khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng, vẫn nở ra những đoá hoa trắng tinh khôi. Kết tinh của nước và không khí đã sinh ra loài hoa ấy. Cánh hoa rụng không rơi ra ngoài, mà đọng lại trong làn nước sóng sánh, để rồi trên hoa, dưới hoa, khiến người ngắm bâng khuâng không hiểu hình ảnh hoa trên cây phản chiếu xuống nước hay hình ảnh của hoa dưới nước phản chiếu lên cây nữa.
    Hoa mai chính là biểu hiện của sự sống, của niềm lạc quan vào cuộc đời mà Mãn Giãc Thiền sư nhắn nhủ:
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
    (Đừng vì xuân tàn mà cho rằng hoa rụng hết
    Đêm qua trước sân vẫn còn một cành mai)
    (Cáo bệnh thị chúng _Mãn Giác Thiền sư)
    Khi xuân hết trăm loài hoa đều tàn, chỉ hoa mai vẫn hiên ngang giữa trời đất thể hiện sức sống dai dẳng, khí phách hiên ngang của mình. Nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy hoa mai trên vườn Kính Thiên thuộc ban Quản lý Quảng trường Ba Đình. Đây là nơi các loài cây hoa quý của các địa phương gửi về tặng để trồng ở khu vực Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình. Lúc đó đã đầu tháng 4 tây, tháng 3 ta. Đang rảo bước giữa những dòng suối quanh co, nghe chim hót líu lo, thưởng thức hương hoa phảng phất bỗng sững sờ trước một màu vàng rực của một góc vườn. Bất giác chẳng còn để ý đến gì xung quanh nữa, mắt đã bị hút vào cái màu vàng quyến rũ ấy. Cây mai tứ quý do UBND TP HCM tặng Lăng Bác nở những đoá hoa to tròn, khoẻ mạnh, và từ cành thấp nhất đến tận ngọn đều rực rỡ một màu vàng nõn nà, chỉ điểm xuyết một vài lộc non mơn mởn, quả là một bảng pha màu hoàn hảo của tự nhiên.
    Hoa mai cũng đem lại niềm vui cho con người trên con đường chinh phục đỉnh núi gian nan:
    Cử hồng đầu nhật cận
    Đối ngạn nhất chi mai
    (Đăng sơn_Hồ Chí Minh)
    Cũng là một cành mai, nhưng cành mai này nằm trên đỉnh núi cao chót vót, hướng về mặt trời, nên trong mắt người lên núi cũng ngạo nghễ như mặt trời vậy.
    Nhất là trong đêm đông giá buốt, ngồi uống trà bên lò sưởi, Đỗ Lai (thi nhân đời Tống) đã nhận ra hoa mai có vẻ đẹp khác thường, không hề giống bất cứ loài hoa nào khác, ngay cả mặt trăng cũng không ví được:
    Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt
    Tài hữu mai hoa tiện bất đồng
    (Hàn dạ)
    (Trăng treo trước cửa thường như thế
    Chỉ có hoa mai lạ vẻ hưng)
    Vương Kỳ (thi nhân đời Tống) còn ca ngợi hoa mai ở mức cao hn thế nữa, và mong ước cuộc sống của mình được thanh nhã như hoa mai:
    Mai
    Bất thụ trần ai bán điểm sâm
    Trúc ly mao xá tự can tâm
    Chỉ nhân ngộ thức Lâm hoà tịnh
    Nhược đắc thi nhân thuyết đáo câm
    (Một chút bụi trần chẳng vấn vương
    Rào tre, nhà cỏ chịu tầm thường
    Vợ mai con hạc, mong người hiểu
    Thanh nhã đời nay vẫn nhắc luôn
    Ngô Xuân Phú dịch)
    Vương nhắc đến điển tích nhà thơ Lâm Phủ (Lâm Bô, Lâm Hoà tịch) không ra làm quan, không vợ, không con, ở ẩn tại Cô Sơn, Tây Hồ, trồng mai, nuôi hạc, thường tự đùa rằng: Vợ là mai, con là hạc. Vương mong rằng người ta biết đến mình cũng như Lâm Hòa tịch, với những giai thoại lưu truyền, về một lối sống thanh tao. (Mai và hạc cũng là biểu tượng của sự trường sinh. Mừng thượng thọ các bậc trưởng thượng người ta thường tặng bức hoành phi Mai Hạc trường xuân.)
    Ca ngợi hoa mai ở một khía cạnh khác toàn diện hơn, Lâm Bô, người sáng lập ra trường phái ẩn dật (Lâm phái), người được Vương Kỳ ca ngợi ở trên, thì dùng hết lời lẽ để ca ngợi loài hoa mà ông đã "kết hôn" này:
    Mai hoa
    Chúng phương giao lạc độc huyên nhiên
    Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
    Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển
    A''''m hương phù động nguyệt hoàng hôn
    Sương cầm dục há tiêu thâu nhãn
    Phấn diệp như chi hợp đoạn hồn
    Hạnh hữu bi ngâm khả tương giáp
    Bất tu đàn bản cộng kim tôn
    (Các loài hoa đều rụng, chỉ còn mình hoa mai đang còn nở
    Chiếm hết cả những cảnh nên thơ ở khong vườn nhỏ này
    Bóng (hoa mai) thưa xoay ngang làn nước cạn
    Hương thầm đưa thong trong trăng chiều
    Sương lạnh muốn đậu xuống, chim cũng phóng mắt nhìn
    Đàn **** nếu biết hẳn cũng bị hút mất hồn
    Những bài thơ của ta cũng khó có thể gần được
    Thế này thì cần gì phải có cảnh sênh phách và chén vàng nữa)
    Tả hoa mai đến thế thì đúng là Lâm Tiên sinh mắc bệnh Cuồng mai mất rồi.
    Tuy nhiên, đến khi mùa xuân gần tận, thì bụi phấn hoa mai bay ra cũng khiến thi nhân xôn xao tâm hồn.
    Nhất tòng mai phấn thoái tàn trang
    Dư mạt tân hồng thướng hải đường
    (Mai tàn rụng, phấn bay bay
    Hải đường riêng vẫn hây hây đoá hồng)
    (Xuân mộ du tiểu viên_Vương Kỳ)
    Vương Lục Kỳ nhìn hải đường, trà mi chắc vẫn còn lưu luyến màu hoa mai. Còn Triệu Sư Tú trong cảnh:
    Hoàng mai thời tiết gia gia vũ
    Thanh thảo trì đường xứ xứ oa
    (Thời tiết mai vàng, khắp chốn mưa
    Cỏ biếc hồ trong, tiếng ếch rền)
    (Hữu ước (Có hẹn))
    Mà "Hữu ước bất lai quá bán dạ" (Đã hẹn với bạn, mà đến nửa đêm vẫn chưa thấy sang), thì chắc còn tâm trí đâu mà đánh cờ, chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên, ngắm hoa mai, nhìn mưa và nghe ếch mà kêu thôi.
    Lý Bạch ngồi lầu Hoàng Hạc, nghe thổi khúc sáo Lạc mai hoa, chắc nhớ da diết bóng mai nơi kinh thành Trường An xa xôi:
    Hoàng Hạc lâu trung xuy văn địch
    Giang thành ngũ nguyệt Lạc mai hoa.
    (Hoàng Hạc Lâu văn địch)
    Cuối cùng, chỉ xin nhắc rằng loài hoa nào cũng chỉ đẹp khi còn trong mùa, còn trên cành, khi đang còn nở để khoe hương khoe sắc cho người thưởng thức. Xin mượn hai câu thơ của Đỗ Thu Nương để kết:
    Hoa khai kham chiết trực tu chiết
    Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
    Khương Thượng, tháng 8/2003
    Được Brando sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 18/08/2003
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    hic hic,bác viết nhiều về hoa Mai quá ,em cũng chẳng nhớ ra thêm bài gì nữa ,cũng còn bài này ,xin đóng góp cùng bác ha
    .S?"
    红~?o?-f.?.
    Z'-f.太-.T人"Y死>许
    o
    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Dừng sớm chút thì hay, nói hơi dài quá nên thụt lỗ chân trâu, ha...
    Hoàng mai thời tiết gia gia vũ, thanh thảo trì đường xứ xứ oa, đây là quả mơ chứ không phải hoa mai vàng (chú thích của Tống thi nhất bách thủ). Nếu không có chú thích đi nữa, từ câu thứ hai cũng có thể thấy đây là mùa hạ, sao có hoa mai được?
    Lạc mai hoa là tên khúc nhạc, Lý Bạch nhớ âm điệu Trường An, đâu phải nhớ hoa mai Trường An. Và hoa mai nào nở vào tháng năm?
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    chí lí .chí lí ,chí lí

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  10. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    thu dịch ra tiếng Việt đi chứ dịch ra tiếng Anh làm gì, không cảm thụ đươc - tiếng Anhcủa mình tệ lắm.
    Mọi người cùng thảo luận một câu này được không. Có lần mình đã hỏi Báo Văn nghệ nhưng họ ứ trả lời.
    Bài Tĩnh dạ tư (nổi tiếng quá, không cần viết lainhé) câu đầu Sàng tiền minh nguyệt quang. thường được địch là "Đầu giường trăng sáng rọi", sách giao khoa lớp 9 của VN cũng dịch như thế Nhưng mà mình đọc được nguyên bản tiếng Hán Đường thi Tam Bách Thủ của NXB Đại Liên TQ thì họ chú thích "Sàng" tiếng Hán cổ là thành giếng cơ, lại còn vẽ thi nhân đang trầm tu bên giiếng. Cá nhân mình từ khi mới đọc bài này cũng thấy khó hình dung đầu giường trăng sáng rọi mà lại hành ra sương trên mặt đất lắm. Sương nó phải ẩm ướt thế nào ấy chứ. Thành giếng có hơi nưóc, trăng soi vào lóng lánh, mờ tỏ, kể ra như thế có khi giống sương hơn thật.
    Các cụ cây đa cây đề thì vẫn nói là đầu giường nhưng cũng chẳng nói được dịch thế kia thì sai ở chỗ nào. Bối rối ra phết. Cũng chẳng biết thế nào cho phải. Moi người thử cho ý kiến đi nào.

Chia sẻ trang này