1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tích niên hay khứ niên nhỉ?
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    "Tích niên" hay "khứ niên" ? "Đông phong" hay "xuân phong" ?
    Thực ra ý nghĩa và thanh điệu đều giống nhau, cho nên về lâu dài đã trở thành dị bản. Nhân tiện cũng xin đóng góp 1 bản dịch:
    Năm ngoái hôm nay cái cửa này
    Mặt cô đào ánh đỏ hây hây
    Mặt cô chẳng biết giờ đâu mất
    Toe toét đào cười gió ngất ngây.
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch này nghe có vẻ mộc mạc dân dã nhưng dùng hơi nhiều từ "mạnh" ( cửa này, hây hây, ngất ngây) làm mất đi vẻ sang trọng ý nhị của nguyên bản.
    Nói nhỏ nha, hoa đào nguời ta đẹp thế mà mà lại diễn tả là "toe toét" thì chắc Thôi Hộ có cười cũng hơi bị méo đấy ....
    Một sự pha trộn bút pháp của Xuân Hương và Bút Tre???
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bạn Hàn Diệp yêu quí,
    Nhọ tôi vẫn đang sướng run người.
    Lại một kỳ tích tiếp theo bạn lập được. Đầu trang đây lại là ba tay hảo hớn. Đầu tiên là nick mà mọi người hay gọi nhất là Rổ, cầm kỳ thi hoạ nổi danh, hơi kiệm nhời, ảnh đại diện là thư pháp chữ Long. Tiếp đến là AQ, chắc bạn đã biết, tôi đồ là đã choáng bạn ngay từ bài đầu bên HLM (nếu không topic đã bị xoá). VHH là nhân thứ ba, cũng là một tài danh, MOD của Box, nhưng dạo này vắng bóng.
    Nhọ cũng xin gửi một bản dịch.
    Ngày này năm trước tại viên trung
    Người ấy cùng hoa khoe sắc hồng
    Người ấy xuân nay giờ vắng bóng
    Hoa tàn rơi rụng gốc rêu phong
    (Lê Quang Thưởng )
  5. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hic hic Nhọ ơi hy vọng là bản dịch nói trên không phải của VHH, không thì mình "pham thượng" quá!!!
    Bản dịch mà bạn cung cấp rất hay. Tuy nhiên câu cuối lại đi hơi xa với nguyên gốc. Xin mạn phép t/g Lê Quang Thưởng được thay câu thứ 4
    Người ấy xuân nay giờ vắng bóng
    Mình hoa cười ngạo với gió đông.
    Chữ "tiếu" ở đây cực hay vì khi Thôi Hiệu trở lại, chỉ còn hoa đào rung rinh trưóc gió như cười cượt như trêu trọc trước bộ dạng ngẩn ngơ vì thất vọng và nhớ tiếc của chàng thi sĩ trẻ.
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Không lo phạm thượng đâu. Tôi thích nhất trong phong cách viết của bạn là vẻ tự tin. Ở đây ai cũng bình đẳng thôi. Có phải ở CQ đâu mà lo lấy lòng xếp.
    Mà không hiểu sao mà đã mấy lần thấy VHH toàn sướng các bản dịch nông nông dân dân kiểu ấy. Rất nhiều bài nghĩa gốc buồn thảm thương mà đọc bản dịch của VHH post lại tưởng là thơ con Kóc.
    Còn bản dịch tôi vừa post, tôi cũng thấy là câu cuối sai hẳn nghĩa gốc và công nhận là đánh mất chữ "tiếu" cực hay kia. Nhưng chính câu cuối lại mang cho cả bài một âm hưởng buồn, buồn đến "rêu phong".
    Định vào vote cho bạn vài sao, mà con mạng nó cứ ngay đơ ra. Không biết đã vote được chưa
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 26/05/2006
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch tôi đưa lên là của cụ cử Cương thôn Hạ Lý làng An Biên. Nghệ thuật đi đến tận cùng sẽ quay lại sự giản dị chất phác. Mấy bản dịch mộc mạc, mà từ ngữ lại đối dịch như thế, chẳng phải là sát nghĩa lắm sao. Ví dụ chữ "Môn" các bác cứ tương là "cửa song", trong khi nó chỉ đơn giản là cái "cánh cửa".
    Lại câu "nhân diện bất tri hà xứ khứ", tôi thấy dịch là "mặt người chả biết đi đâu mất" sát nghĩa không chịu được. Nhân tiện xin đóng góp một cách hiểu mới. Cụ cử giải thích thế này, "mặt người ...đi đâu mất"--> "mặt...mất"--> "mất mặt". Phải chăng là cô gái năm ngoái má còn đỏ hây hây cùng đào khoe sắc thắm, hôm nay lại làm chuyện gì mất mày mất mặt, cho nên đào nó mới cười toe toét như thế. Mà đào cười cái gì? Cuời ai? Câu trả lời là cười "đông phong". Mà "đông phong" tức là "gió xuân". Chẳng phải Lý Bạch có câu "Xuân phong bất tương thức, hà sự nhập la vi" ("gió xuân" đâu quen biết, cớ gì mà len lỏi qua màn là trướng gấm bay vào giường ta) để tả cô thiếu phụ có chồng đi chinh chiến,nên mong mỏi, "nhung nhớ". "Xuân phong" có thể là ám chỉ anh hàng xóm chăng?
    Văn chương vốn dĩ không bó buộc cách hiểu. Huống hồ là thơ Đường, ngàn năm rồi, nghĩa gốc thế nào toàn do đời sau thêm thắt và không ít bịa đặt. Có hiểu như vậy, âu cũng là một cách thoát khỏi sự cục hạn của suy nghĩ và tư tưởng muôn đời. Đáng khen lắm thay!
  8. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, Vinhaihong liên tưởng từ "mặt ...mất" thành "mất ...mặt" thì Hàn Diệp tôi xin chịu thua rồi, không thể bay bổng được như thế.
    Gió Đông và gió Xuân đúng là một nhưng mình e là không phải anh hàng xóm được rồi.
    Tường đông ong **** đi về mặc ai (đây mới đích thị là anh hàng xóm của bạn đấy, hi hi....)
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    1. Tôi chưa nhìn thấy bản chép Đông phong bằng tiếng hán. Chắc ?oĐông? ở đây phải là hướng Đông (Gió từ hướng Đông) chứ không phải là mùa Đông. Vì mùa Đông thì không thể có hoa đào. Thế là trong đầu lại nảy ra thắc mắc. Thường gió Đông chỉ hay có ở vùng gần biển phía Đông. Trung Quốc toàn là lục địa thế mà cũng có gió Đông à? Gió Đông ở nước mình thường có nghĩa là một cái gì đó trong lành, gió Tây là một cái gì đó kinh khủng (gió Lào) không biết bên TQ có quan niệm giống thế không ?
    2. Nếu câu đầu là Tích niên thì Dịch là ?oNăm xưa...? có đúng không ? Nghe cũng hay đấy chứ nhỉ.
    3. Nhân tiện hỏi các bạn tại sao lúc thấy người ta gọi Thôi Hộ, lúc Thôi Hạo, lúc Thôi Hiệu ??? Tiếng Trung có khác nhau không ?
    4. Còn một nguyện vọng nữa. Không biết có ai giúp được, là muốn nghe cái hay về mặt ngôn ngữ trong bài. Chẳng hạn phân tích xem từ nào được dùng cực đắt trong bài, vần điệu... Có cụm từ ?ohà xứ khứ? Nhọ không hiểu lắm. Ai có nhã hứng xin xuất cho vài chiêu.
    To Hàn Diệp: Bạn đừng xuất vội bài Thơ mới. Cho anh em sướng nốt bài này đã nhé !
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 29/05/2006
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    1. Tôi chưa nhìn thấy bản chép Đông phong bằng tiếng hán. Chắc ?oĐông? ở đây phải là hướng Đông (Gió từ hướng Đông) chứ không phải là mùa Đông. Vì mùa Đông thì không thể có hoa đào. Thế là trong đầu lại nảy ra thắc mắc. Thường gió Đông chỉ hay có ở vùng gần biển phía Đông. Trung Quốc toàn là lục địa thế mà cũng có gió Đông à? Gió Đông ở nước mình thường có nghĩa là một cái gì đó trong lành, gió Tây là một cái gì đó kinh khủng (gió Lào) không biết bên TQ có quan niệm giống thế không ?
    2. Nếu câu đầu là Tích niên thì Dịch là ?oNăm xưa...? có đúng không ? Nghe cũng hay đấy chứ nhỉ.
    3. Nhân tiện hỏi các bạn tại sao lúc thấy người ta gọi Thôi Hộ, lúc Thôi Hạo, lúc Thôi Hiệu ??? Tiếng Trung có khác nhau không ?
    4. Còn một nguyện vọng nữa. Không biết có ai giúp được, là muốn nghe cái hay về mặt ngôn ngữ trong bài. Chẳng hạn phân tích xem từ nào được dùng cực đắt trong bài, vần điệu... Có cụm từ ?ohà xứ khứ? Nhọ không hiểu lắm. Ai có nhã hứng xin xuất cho vài chiêu.
    [/QUOTE]
    Đông phong tức là gió ở phía Đông, ám chỉ gió Xuân. Nhưng dùng Đông phong có ý uyển ước không nói thẳng là gió xuân. Tôi cho là hay hơn.
    Tích niên và Khứ niên chỉ là dị bản mà thôi. Văn học có tính dị bản. Điều này không phải bàn.
    "S, đọc là Thôi Hộ. Thôi Hiệu là nhà thơ khác. Bài "Hoàng Hạc lâu" bạn biết không?Thôi Hạo lại là cụ khác

Chia sẻ trang này