1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Xiè xiè Rose nhìu nhìu nhé. Tôi chằng biết gì lại tưởng là một ông.
    Hôm nay post bài tự dịch thay lời Cảm nhận của bản thân
    Năm xưa, ngày ấy, ở nơi đây
    Hoa đào, ai đấy từa tựa hồng
    Ai đấy nơi nao sao chẳng thấy?
    Hoa đào vẫn vậy cười (cùng) gió Xuân
    (Made by Nhọ)
    Có mấy từ tôi không thích lắm trong bản dịch của Đỗ Bằng Đoàn. ?oMặt ai?, tuy đây đã là cách dịch tốt nhất cho từ ?oNhân diện? (vì dùng từ ?oai? thay cho ?ongười? ?" đã ít trực diện và bí ẩn hơn). Nhưng nghe cứ liên hệ tới ?omặt nọ, mặt kia..? vẫn cứ cảm thấy hơi trần tục thế nào ấy. Ý của câu hai, tác giả nhớ lại là ngày đó năm xưa khuôn mặt của cô gái giống như các cánh đào đều ánh lên màu hồng. Tác giả như gặp tiên trong hào quang màu hồng, phải là một cái gì đó thấp thoáng, không rõ mặt, vì thế tôi chọn từ ?oai đấy?, chỉ cốt tránh chữ mặt. Câu ba tương tự cũng thay bằng ?oAi đấy? và thêm vài từ vần ?oao? để nỗi niềm của TH thêm xao xuyến, nao lòng. Câu cuối theo Hàn Diệp là chữ ?otiếu? hay nhất vì nó làm chàng Thôi Hộ như bị rừng đào cười nhạo, trêu chọc. Tôi thì lại nhìn thấy khía cạnh khác là Hoa Đào thì còn có Gió để khỏi cô đơn còn TH thì chỉ có một mình. Sự tương phản giữa nỗi cô đơn của TH ở câu 3 với niềm hạnh phúc của Hoa Đào với Gió như một lời trách móc, than thân, sao Hoa Đào và Gió lại vô tình đến thế trước nỗi Nhớ của TH.
    Mà Nàng Hoa Đào đang mải cười, mải sung, mải sướng với Chàng Gió Đông (cũng đi từ nơi khác, miền Đông, tới) thì bụng dạ đâu để dòm anh Thôi Hộ ngẩn ngơ kia để mà nhạo báng ?
    Nhọ tôi xưa nay không đặc biệt thích thơ tình. Ở đâu đấy Ucrain thì phải, biểu tượng của tình yêu là hai sợi màu đỏ và màu đen quyện vào nhau, ý nói tình yêu là trái tim và nỗi đau, thơ tình mà không buồn thì không hay, mà buồn thì lại đau hết cả tim.
    Nhọ tôi lại ngu thơ. Mà cũng là lần đầu được biết bài thơ này. Mọi người đừng cười, chia sẻ tiếp nhé.
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    "Bản dịch tuyệt vời mà lời bình cũng tuyệt vời. Đứng trước kỳ quan văn học này chúng ta chỉ có thể thốt lên rằng : Thật tuyệt vời! Thật là tuyệt vời!"
    ( Lấy ý lời cụ cử Công thôn Bắc Hưng, Tiên Lãng)
    Bài này bản dịch đã nhiều, lời bình lại không ít. Nay làm bài khác vậy. Nhọ bình hộ tôi bài :Vịnh Nga của anh họ Lạc với!
    Nga, Nga, Nga
    Khúc hạng hướng thiên ca
    Bạch mao phù lục thuỷ
    Hồng chưởng bãi thanh ba
    .O.O.
    >项'天O
    T>浮绿水
    红ZO<.波
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ô hay đã lãm xong bài Hoa Đào đâu mà chen chân vào. Mà Nhọ không qua mặt bạn Hàn Diệp đâu. Để bạn ấy bình trước cho Nhọ ngẫm nghĩ đã. VHH cấp cho một bản dịch Kóc-Kóc cũng được để gây hứng cho bạn Hàn Diệp đi. VHH có hẳn một collection các Cụ nhỉ. Đáng kính nể đấy.
    Mà tay Tiếu sao hôm nào cũng thấy đứng ngắm mà không tham gia?
    Bài này Nhọ tôi đọc thấy hay hay, post lên cho mọi người cùng thưởng lãm. Bài này được viết tháng 2/2005.
    -------------------------------------
    Trích bài Đi Tàu của tác giả Phạm Xuân Đài
    Khi xe đến gần khu vực lăng tẩm của các vua triều Minh thì hai bên đường hiện ra toàn một sắc hồng của những vườn đào. Khoảng 10 cây số, toàn một màu như thế, vùng này người ta trồng đào lấy trái trên một diện tích rộng lớn, loại cây không cao, chỉ quá đầu người một tí và may mắn là chúng tôi đến đúng thời điểm cây nở hoa. Khi xe dừng để khách chuẩn bị vào thăm lăng vua Minh, tôi thử len lỏi vào hẳn trong một vườn đào để chụp ảnh. Đi giữa vườn đào đang nở hoa thế này thì mặt người dù nước da xấu cũng trở nên hồng hào, bất giác nhớ câu thơ Nhân diện đào hoa tương ánh hồng của Thôi Hộ, lòng thấy cảm động vì từ hôm đến nước Tàu đến bây giờ, đây là lần đầu tiên tôi đứng giữa một thiên nhiên hoang dã, vắng vẻ chỉ có một mình, và đã liên hệ được cảnh trí trước mắt với một chút văn thơ Trung Hoa. Trước đây tôi đã nhiều lần đứng ngắm cây hoa đào và nhớ tới câu thơ này, nhưng đào Đà Lạt thì hoa thưa thớt quá, đào Mỹ thì đúng là có nhiều cây hồng rực lên từ gốc tới ngọn, nhưng khung cảnh và cung cách trổ bông lại Tây phương quá, chẳng hợp với khí vị của một câu thơ Đường. Chỉ có vườn đào ở đây, mọc trên mảnh đất nghìn năm của Hán tộc, mảnh đất mà từ đó đơm hoa kết trái biết bao văn thơ bất hủ của dân tộc Trung Hoa, mới tạo được sự hòa hợp lạ kỳ trong tâm tưởng của tôi. Tôi tự hỏi cây đào năm xưa đã làm Thôi Hộ nhớ đến khuôn mặt của mỹ nhân có giống với cây đào tôi gặp ở đây chăng. Cái ánh hồng trên mặt người đẹp năm xưa cũng như trên cành hoa đào hồi đó có còn tồn tại đến bây giờ không, có giống với ánh hồng đang tỏa dịu khắp vườn này không? Hoa đào bây giờ với hoa đào trước đây mươi thế kỷ thì chắc cũng thế, nước da trắng hồng của người con gái từ nghìn xưa đến nay chắc cũng thế, nhưng vấn đề là làm sao tái tạo được sự rung động của cổ nhân trong lòng con người bây giờ. Văn học làm được việc ấy. Nhờ câu thơ của Thôi Hộ mà tôi có được cái tâm trạng bồi hồi khi đứng trước ánh hồng của vườn hoa đào, mặc dù hai vế của tác giả đưa ra là nhân diện và đào hoa thì ở đây chỉ có một ?" nhưng chính sự thiếu vắng ấy mới gây một niềm tưởng nhớ mông lung vô định. Chính tác giả khi nói đến mặt người thì cũng chỉ là nói về chuyện ?onăm ngoái,? một kỷ niệm đã qua, và nỗi niềm bâng khuâng của bài thơ chính là do sự vắng bóng người đã gặp mùa xuân năm trước. Và chính tôi cũng thấy rằng không nên mơ ước một ?onhân diện? ở đây, nếu muốn thưởng thức cho trọn nỗi niềm bâng khuâng ấy. Lắm khi sự vắng mặt lại có sức mạnh lớn hơn là sự có mặt rất nhiều.
    ------------------
    QQ và VHH có đi tới vườn đào thì cần phải cảnh giác cao độ (Nhất là kẻ đầy "tà tâm" (Đông Phong) như VHH). Em xấu cũng mang sắc hồng biến thành tiên cả đấy. Coi chừng lại khổ, ngẩn ngơ như Thôi Hộ.
    To Hàn Diệp, bên Tam Quốc có bài thơ hay Rổ mới post. Bạn sang đọc xem có thích không ?
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 30/05/2006
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
  5. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Lời văn mộc mạc, được cái gần gũi với dân tộc. Chư vị nhã thưởng!
    Nga
    Nga
    Nga
    Ca thiên hướng hạng khúc
    Thuỷ lục phù mao bạch
    Ba thanh bãi chưởng hồng.
    Dịch rằng:
    Ngỗng
    Ngỗng
    Ngỗng
    Cạc cạc nhìn trời cổ cong cong
    Nước biếc lơ phơ trắng cả lông
    Sóng xanh quẫy quẫy cái chân hồng.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 30/05/2006
  7. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hic hic Nhọ cứ ca ngợi hết người này đến người khác vậy mà mới một chiêu đã thấy bản lãnh cao cường của Miêu cô nương. Đúng là chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!
    Về mấy thắc mắc của bạn thì đã có trả lời rồi, mình chỉ hệ thống lại một chút thôi.
    1. Trung Quốc cũng có biển đấy chứ bạn nhưng có lẽ vì sông hồ và núi TQ đẹp hơn, hữu tình hơn nên hay được nhắc trong thi ca hơn là biển. Vì vậy Đông phong và Xuân phong là ngầm chỉ một. Còn Đông phong có tốt lành hay không thì phải hỏi Tào Tháo sau trận Xích Bích, he he he...
    2. Mình định sẽ viết một bài về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Thôi Hạo thì mình không rõ lắm. Có một số ý kiến cho rằng Hạo là cách đọc khác của Thôi Hiệu. Trong Đường Thi tuyển tập của Mai Hoa Trang http://thivien.maihoatrang.com, Thôi Hào là tác giả của bài Thập Nhược Dạ Khê. Phần thơ Đường trong cuốn Amanach- Những nền văn minh thế giới thì không nhắc gì đến Thôi Hạo. Ẩn số này xin được chờ các cao nhân giải đáp sau.
    3. Mình rất thích chữ "tiếu". Hồi trước mình cảm thấy không hợp lý lắm vì đây là tâm sự buồn tại sao lại không "sầu" không "hoài" mà lại "tiếu"?. Bây giờ mới thấy nó hợp lý vô cùng. Khi bạn đang mong mỏi gặp nàng mà thằng cha nào đó lại "rước" nàng đi mất, bạn sẽ thấy vừa hụt hẫng lại vừa tức . Cảm thấy nếu có ai nhìn mình thì đó là cái nhìn vừa mỉa mai vừa thương hại cho anh chàng "hẩm hiu", kiểu như "nhìn đểu" ấy mà. Vậy nên Thôi Hộ nhà ta thấy hoa rung rinh là nghĩ đến hoa đang "cười giễu" mình. Hơn nữa, ngẫm ra trong nụ cười đó có thêm ít chua chát của
    Cười như anh khoá hỏng trường thi.
    Tóm lại đây đúng là nỗi niềm của một thiếu niên đa tình chứ không phải là "rêu phong" của một bác tứ tuần được.
  8. TrueLie

    TrueLie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    "Phụng nữ điên cuồng cố biệt nhân
    Nguyệt nga còn vướng nợ hồng trần
    Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
    Xương trắng thành tro hận chửa tan "
    Tại hạ cần tìm bài thơ này của Lý Thương Ẩn (chu Han''''), có trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, không biết vị bằng hữu nào có thể giúp được không?
    Mà cũng không rõ bài này của Lý Thương Ẩn hay là Kim Dung phóng tác dựa trên một tác phẩm của ông này nhỉ.
    Nguyen van day:
    "Rồi chàng hỏi:
    - Hàn công tử là ai?
    Doanh Doanh đáp:
    - Ðây là người ta đã sao lục bài thơ của Lý Thượng Ẩn.
    Lệnh Hồ Xung hỏi:
    - Lý Thượng Ẩn nào?
    Doanh Doanh nói:
    - Lý Thượng Ẩn là một thi nhân đời Ðường. Bài thơ này nói về một nữ đạo sĩ, nếu nàng luyến ái Hàn công tử mà lấy y làm chồng thì đâu đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn tịch mịch ôm hận suốt đời? "
    Xin đa tạ.
    Được TrueLie sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 31/05/2006
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Phụng nữ điên cuồng thành cửu biệt
    Nguyệt nga sương độc hảo đồng du
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành hôi hận vị hưu...
  10. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    To vinhattieu: Em đang phân vân, liệu là "hảo" hay là "hiếu" ? Theo em thì nên là "hiếu", đương nhiên chẳng ai phiên là "háo".
    Tinh sứ truy hoàn bất tự dâu (do)
    Song đồng phụng thượng lục quỳnh châu
    Cửu chi đăng hạ Triêu Kim Điện
    Tam sách vân trung Thị Ngọc Lầu
    Phượng nữ điên cuồng thành cửu biệt
    Nguyệt nga sương độc hiếu đồng dâu (du)
    Đương thời nhược ái Hàn công tử,
    Mai cốt thành hôi hận vị hưu.

Chia sẻ trang này