1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    ~Y使追~不?"OO童捧S绿琼^?,
    九z灯<o?'殿O?素'中侍Z?楼?,
    ?女颠<,^.^Oo^娥?<好O游?,
    "-<^Y.子OY<骨^灰恨o'?,
    "Triều" &gt;&lt;"Thị" chứ nhỉ?
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Ờ, rõ ràng là hiếu rồi, anh thuận tay nên mới gõ thành "hảo" thôi...
    Chữ 楼 nếu đọc âm Hán Việt phải là "lâu" chứ. Lầu là thuần Việt rồi còn gì.
  3. nhuocthuy

    nhuocthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    cái bài của ông Thôi Hộ, chữ Hộ có bộ Ngôn
    bài này vốn cóc có đầu đề, anh tầu thường thêm vào cho nó đầu đề:
    - 1 Đề tích sở kiến xứ - Đề thơ cái chỗ hôm xửa hôm xưa nhìn thấy ấy đấy
    - 2 Đề đô thành nam trang - Đề thơ ở cái chỗ Đô thành nam trang
    cái bài Ngỗng nhớ như Rổ sề là sai đấy, vì nhân anh ku Lí Giác nhà tống sang, tay này đọc bừa ra, các kụ nhà ta cũng đọc bừa ra nên thành như thế thôi nguyên văn có khác. Hình như chú Tiếu có đưa ồi, đấy là bài chuẩn.
  4. nhuocthuy

    nhuocthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Kái nhân diện đào hoa tương ánh hồng thì rõ là mặt mũi hồng hào, cái Phù dung hướng kiểm cũng thế nốt nhưng tôi lại khoái cái eo thon gái Sở cơ. có bác nào cùng quan điểm với tôi không?
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Em cũng nhớ anh Lý Giác đọc thế, không kiểm chứng lại.
    Nhân đây cũng đóng góp thêm 1 bản dịch dị bản nữa:
    Ngan, ngan, ngan
    Ngỏng cổ kêu trời giọng khàn khàn,
    Lông trắng phập phềnh trên nước biếc,
    Chân hồng khoả khoả sóng xanh tan.
  6. TrueLie

    TrueLie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người. Tiện xin hỏi có ai biết xuất xứ của bài thơ này không nhỉ? Đa tạ.
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bạn Hàn Diệp, không bình bài thơ con vịt của VHH à ? VHH đã thành tâm nhờ vả, vượt qua sự kóc-kóc, dịch bài thơ hay thế rồi mà ?
    Nhọ thì vẫn chưa cảm được ý gì hay. Chỉ có đọc xong liên tưởng ngay đến con vịt trong phim Tom và Jerry, mà cười thôi.
    Nhớ lại có lần đi Đà Nẵng. Một thành phố thật thanh bình. Dân cư vừa hiền hoà vừa thật thật. Mình nói tiếng Bắc họ không hiểu lắm, toàn cười ngố ngố, rất dễ thương. Ô tô đi, thường xuyên phải dừng lại cho ngỗng qua đường. Một đàn độ 5 tới 10 chú. Không có người chăn. Chú đầu đàn thường ngỏng cái cổ dài quan sát và kêu đều đều định hướng cho các con còn lại. Cả đàn cúi đầu lạch bạch đi. Bọn chúng qua đường từ tốn, như chúng là chủ nhà, còn mình là khách. Đất lành chim đậu. Thật là dễ chịu.
    Nhớ lần khác, hồi nhỏ về quê chơi, một làng ven sông, chằng chịt ao hồ, luỹ tre xanh rì từ đầu tới cuối làng. Có nhà người ta nuôi một đàn ngỗng. Con đầu đàn cực dữ, mặt đỏ au. Thông thường mặt ngỗng trắng, mà mặt con này như mặt ngan. Cứ có người lạ vào nhà nhìn ngó là nó lại kích động cả đàn vừa chạy vừa bay đuổi theo. Chắc nó ghét người ta nhìn đểu đàn vợ của nó. Bọn trẻ con vừa thích trêu vừa sợ nó. Chạy không nhanh, nó đuổi kịp, cắn cho thủng đít. Mà ngỗng cắn đau lắm, nó vừa cắn vừa dứt, vừa vặn thế nào ấy. Mỗi lần một mình đi qua ngõ nhà ấy là phải kiếm sẵn cái mo cau (như cái khiên che đít), rón rén, đi qua khỏi ngõ là chạy thục mạng.
    À Nhọ có một câu, hỏi các tài danh tiếng Trung. Trong tiếng Trung cái dòng .O.O. đọc ra là ?oứa, ứa, ứa? có trùng với tượng thanh của tiếng ngỗng kêu không ? Ví dụ tiếng vịt kêu trong tiếng Việt là ?ocạc, cạc, cạc? ấy ? Không phải là câu hỏi ngu đâu. Để gây hứng viết đấy.
    Vài dòng vịt vịt vậy chờ hứng của bạn Hàn Diệp. Mọi người đừng cười nha.
    Nhọ nghĩ anh em chờ nhất là các bài cảm nhận. Nếu chỉ có dịch không thôi thì cũng đã tốt, nhất là các bản dịch hay, nhưng cũng có thể tìm đọc ở các trang thơ. Hơn nữa khi viết ra các dòng cảm nhận còn có cái sướng của việc chia sẻ, giao lưu, kết bạn. Có đúng không ? Xin lỗi VHH, Nhọ tuần vừa rồi bị dính chưởng, rụng rời chân tay, không nghĩ được ra cái gì khá hơn.
    -------------------------
    To Hàn Diệp. Cái ý bạn bình chữ ?otiếu? trong Hoa Đào hay tuyệt. Nhọ không nghĩ ra. Cảm ơn. Nhọ rất sướng cách bạn so sánh với ?osầu?, ?ohoài? và sau đó là ?orêu phong? để chỉ ra đấy là một thiếu niên đa tình.
    '.Vịnh ngỗng
    駱" Z项'天O Cổ cong hướng trời kêu
    T>浮绿水 Lông trắng xuôi nước biếc
    红ZO<.波 Chân hồng khoả sóng xanh
    Nga, Nga, Nga
    Khúc hạng hướng thiên ca
    Bạch mao phù lục thuỷ
    Hồng chưởng bãi thanh ba
    Gửi Hàn Diệp bản dịch đúng từng từ một để xem có sướng từ nào không ?Chữ ?oba? là sóng nhỏ, sóng lăn tăn ý. Ở HN bây giờ mà muốn tận mắt nhìn thấy thì chỉ có ra Công viên Thủ lệ, nhìn mấy con bị nhốt trong chuồng bẩn như ma, chả thấy nước biếc, sóng lăn tăn xanh gì cả đâu. Hoặc là nhìn mấy con ngỗng đã bị quay rồi. Xem cái ảnh của Vinhattieu post có khi còn có hứng hơn.
    À anh em bên các topic khác đang phàn nàn là các cao thủ vào đây hết không dòm ngó gì đến họ đấy.
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bài " Hoà Hàn lục sự tống cung nhân nhập đạo" này là của Lý Thương Ẩn. Không rõ bác Chu Lai định hỏi việc gì khác?
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhọ bình nốt bài Vịnh Ngỗng nhé.
    Các bài dịch mà mọi người post Nhọ không chê được ở điểm nào. Nhất là không có cái nhìn sắc sảo của bạn Hàn Diệp. Đọc bài Vịnh Ngỗng thấy như một bức tranh thiên nhiên, có hồ nước rộng, gợn sóng lăn tăn, có đàn ngỗng trắng bơi bơi. Nghĩ đây phải là cảnh quang vào buổi bình minh, có một chút sương, khi ánh mặt trời mới đang làm hồng mọi vật. Tiếng ngỗng kêu phá vỡ sự tĩnh mịch, vang vọng lên không trung trên mặt hồ nước rộng. Màu trắng của lông ngỗng trên nền nước xanh biếc. Và đặc biệt nhất là mầu hồng của bàn chân. Vốn chân ngỗng là màu vàng, nay lại là màu hồng. Mầu hồng là do ánh mặt trời buổi bình minh, do khuếch xạ qua nước, hay do tác giả tưởng tượng. Mầu hồng của bàn chân, lại quẫy nhè nhẹ làm người đọc liên tưởng tới bàn chân một đứa trẻ. Bản thân hình tượng ngỗng cũng là một cái gì đó rất vịt vịt trẻ thơ. Một cảm giác thanh bình, ấm áp, một chút sung sướng làm người đọc bất giác mỉm cười (hơi giống cảm giác khi đọc bài WC bản Muôn của AQ).
    Ở phương tây có hai hình tượng con ngỗng. Thiên nga (tác phẩm Hồ thiên nga) là hình tượng của cái thiện, thiên thần, trong trắng, kiêu xa. Hình tượng khác là đàn ngỗng của mụ phù thuỷ, chuyên thực hiện các công vụ bắt cóc trẻ con tha về cho mụ phù thuỷ - tay sai của quỉ dữ. Trẻ con phương tây cực sợ ngỗng từ các chuyện cổ tích.
    Ở các nước phương đông, con ngỗng như một biểu tượng ít xuất hiện hơn, chỉ là một cái gì đó ngỗng ngỗng, gần giống vịt vịt, nhưng đỡ vịt hơn. Tác giả phải là một người rất yêu thiên nhiên và có cách nhìn đời với một nụ cười nhẹ nhàng, tinh tế.
    Cả mấy bài dịch Nhọ đọc đều cảm giác đang ở giữa thiên nhiên. Và với một nụ cười nhẹ nhàng. Nhất là cái chữ ngan ngan, khàn khàn trong bài của Rổ. Chưa bao giờ nuôi ngỗng nên cũng không hiểu tác phong sinh hoạt của loài này. Tiếng Ngỗng kêu ở đây, không biết có giống như tiếng gà gáy sáng không. Một cách khẳng định mình của con vật, mà cũng là một hình tượng của sự tự do trong thiên nhiên. Ba chữ đầu để nguyên là Nga, Nga hoặc Ngan, Ngan (như của Rổ) có lẽ là hay nhất.
    Viết cho VHH đấy nhé. Tự không hài lòng lắm nhưng đã cố hết sức. Còn lượn cả về quê xem chân ngỗng mầu gì. Lẽ ra VHH phải cho trước vài ý tại sao lại chú ý tới bài thơ này. Mà bây giờ phát biểu cũng chưa muộn đâu.
    Nếu không ai có ý kiến tiếp, thì mời Hàn Diệp xuất bài Hồng Hạc gì đấy đi. Nghe Rổ giới thiệu mà thấy tò mò quá.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 07/06/2006
  10. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tuệt cú mèo, Nhọ ơi!
    Mình cố yên lặng để chờ bạn xuất chiêu và .....đã thành công. Tại sao một người viết hay như vậy mà lúc nào cũng chỉ đòi người khác bình thôi nhỉ, bạn phải tích cực hơn nữa đấy.
    =====================
    Hôm rồi nghe bạn kể lại câu chuyện hồi bé có con ngan rất dữ. Mình cũng gặp trường hợp tuơng tự. Cứ đi qua nhà đầu ngõ là phải len lét chạy thật nhanh kẻo nó lại tặng cho mấy cái bầm tím mất. Cứ nghĩ về kỷ niệm ngày trước là mình lại nhớ đến câu thơ của Lý Bạch
    Ngẩn đầu trông trăng sáng
    Cúi đầu nhớ cố hương.
    Mình nghe câu này từ lâu rồi, hồi đấy cứ tự hỏi sao câu thơ rất đơn giản, - gần như là văn nói vậy mà lại nghe hay và dễ nhớ đến thế. Bây giờ ngẫm ra đúng là trăng là người bạn đồng hành trung thành với ta nhất. Khi còn bé tí, chúng ta ai cũng phải một lần ngửa cổ lên trời những đêm trăng tròn để xem cây đa, xem chú Cuội "để trâu ăn lúa gọi cha ời ời". Rồi những ngày Tết Trung thu, ta sung sướng bày cỗ trông trăng với anh chị em trong vòng tay âu yếm của cha mẹ của ông bà, rồi để về khuya ta gia nhập hội múa sư tử rước đèn với hội bạn. Lớn hơn nữa, ta bâng khuâng trước ánh mắt nụ cười của người bạn gái hàng xóm mà thầm thương Hằng Nga xinh đẹp nhưng cô đơn trong cung Quảng lạnh lẽo, chỉ có con thỏ ngọc bầu bạn sớm khuya! Rồi ta chia tay với người thân với bạn bè để lập nghiệp nơi phương trời mới. Cuộc sống lo toan bộn bề khiến ta sao nhãng đi người bạn thủa thiếu thời để rồi hôm nay, hôm nay bất chợt nhìn lên. Trăng vẫn lung linh, vẫn tròn quá, chỉ có ta là khác nhiều rồi. Vẫn ánh trăng này soi mặt người vợ mới cưới hôm nao, ánh trăng như dát bạc cũng không làm mờ nổi màu hồng thẹn thùng trên má. Rồi ta và bạn bè đã cùng nhau uống cạn ánh ánh trăng ấy trong chén rượu phân ly ngày nào. Ôi trăng, ôi cố hương xa xôi đầy ắp những kỷ niệm thiếu thời nơi có cha mẹ già cả, có những người bạn yêu dấu hôm xưa, có người vợ hiền tần tảo ở nhà nuôi con chờ chồng. Xin cạn chén này dưới trăng để được tan biến trong ánh trăng vằng vặc đang soi sáng cố hương ta........
    PS. Hic hic không hiểu sao nước Nam ta nắng nóng thích mặt trăng đã đành chứ cái anh Tàu ở phương Bắc rất lạnh mà cũng mê chị Hằng quá xá.

Chia sẻ trang này