1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Hàn Diệp động viên, tôi đang bị các Lão trong Box oánh hội đồng, kết tội là khoẻ viết NGU, hỏi NGU, đang mất hết cả tự tin, hết cả hứng. Bài kia chót hứa nên cố viết, định post nốt thôi.
    Còn bài Tĩnh dạ tư trong topic này có lời bình của Aozola hay tuyệt. Nick này cãi là chữ trong câu Ngẩng đầu trông trăng sáng phải là Ngẩng đầu trông Trăng Núi (Sơn Nguyệt). Mà cãi hay tuyệt. Bạn giở lại trang 8 mà xem. Tôi cũng vì đi tìm lời bình cho bài này mà vào Box. Lần đầu đọc chẳng thấy hay gì cả, tưởng Thầy Lý Bạch nửa tỉnh nửa say nhìn cái gì cũng ra sương.
    Tôi thực ra rất ngu thơ. Ngày trước đi học chẳng thuộc nổi một bài nào. Thích thơ chẳng qua là thơ thường chứa đầy ẩn ý, mỗi một từ dùng đều được chọn lọc. Có khi chỉ hai ba từ mà đã lột tả cả một tâm trạng, một tính cách. Thích tìm hiểu cái logic của việc dùng từ. Vì vậy thích đọc thơ thì ít, mà thích nghe bình thì nhiều. Thôi viết vậy không biết có bị qui kết là NGU hay SPAM không đây.
    Có mỗi cụm Hà Xứ khứ không hiểu có thể dùng ntn ? Trong các sách hiện đại không thấy dùng. Mà chắc câu hỏi NGU quá. Các đại gia vì lý do lịch sự không trả lời chăng?
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 07/06/2006
  2. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Nghe Nhọ nói tôi thấy bất bình thay. Ai dám bảo là Nhọ viết Ngu hay hỏi Ngu xin mời lộ diện để tôi được đối chất với .
    Nhọ yên tâm, chỉ có người không trả lời nổi thì mới cho là hỏi ngu. Còn nếu Nhọ viết Ngu thì than ôi không biết ai ỏ TTVN Online này viết không ngu đây???
    PS. Tại sao Azola lại bị cấm vĩnh viễn thế nhỉ. Tội gì mà to thế...
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Thân mến tặng Nhọ và em FanNgocKhue!
    Không biết duyên gì mà cả 2 nhà thơ họ Thôi đều làm Diệp tôi vương vấn. Nếu người đẹp Đào hoa trang là một giấc mộng đẹp, đẹp đến nỗi không thể trở thành sự thực thì Hoàng Hạc Lâu lại gợi lên hoài niệm da diết.
    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tái không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
    Bản dịch của Tản Đà:
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
    Hạc vàng đi mất từ xưa
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
    Hán Dương sông tạnh cây bày
    Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
    Vì Lầu Hoàng Hạc ở trên cao, từ xa đã đập vào ngay mắt người lữ khách. Lầu còn đây nhưng Phí Văn Vĩ thì đã cưỡi hạc vàng đi mất rồi. Lữ khách ngậm ngùi trèo lên cao. Trời xanh quá, mây trắng quá. Mây ơi, ngươi "du du" đã trôi từ nghìn năm trước, nghìn năm sau vẫn mải rong chơi!. Những từ "nhất khứ", "bất phục phản", "thiên tái" làm nổi bật sự đối lập giữa động và tĩnh, giữa hữu hạn đời người và vô hạn của không thời gian. Vũ trụ biến thiên không ngừng, người xưa đã thành tiên, hạc bay rồi, mây cứ trôi cứ trôi không để tâm đến kiếp người ngắn ngủi nơi trần thế. Ở nơi gần trời xa đất này lữ khách sao thấy nhỏ bé và cô đơn quá! Phóng tầm mắt ra xa là quang cảnh xung quanh lầu. Đây cây cối tươi tốt bên bờ sông Hán Dương, kia là bãi Anh Vũ cỏ xanh non mơn mởn. Nhìn quang cảnh lữ khách lại chạnh lòng nhớ đến quê nhà.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
    Cây ở quê nhà có thể không tươi tốt như ở đây, cỏ có có thể không xanh non như ở đây nhưng đấy là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ta cất tiếng khóc chào đời trong tình yêu thưưong của cha mẹ. Trời đã nhá nhem, khói bếp nhà ai hoà quện với khói sóng trong hoàng hôn hay nước mắt lăn trên gò má phong trần của người lữ khách làm cảnh vật thêm nhạt nhoà hư ảo, làm day dứt thêm nỗi lòng đứa con phiêu bồng. Này tiên, này hoàng hạc, này cảnh đẹp sông cỏ hữu tình, tất cả chỉ là cái xa vời, cái không có thực. Chỉ có tình cảm gia đình quê hương trong tim mỗi người là mãi mãi. Tâm ý cả bài thơ - nỗi lòng người lữ khách đã được gói trọn trong một chữ "sầu" tuyệt hay ở câu cuối cùng...
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Bài bình còn sơ sài, song cũng tạm được, cái tứ cho rằng khói bếp lan toả, hoà cùng khói sông mà nhạt nhoà mờ ảo, gợi trong tâm khảm người lữ thứ nỗi nhớ quê mòn mỏi, kể cũng gọi là sáng tạo. Song có 1 điểm, chữ "tải" đọc là chữ "tái" là sai đấy. Âm đấy không có âm "tái" đâu. "Bạch vân thiên tải không du du"...Không hiểu là bạn cóp từ bản nào?
  5. Ruffian

    Ruffian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0

    Tặng các bạn một số ghi nhận về Hoàng Hạc Lâu trong chuyến lang thang Vũ Hán năm ngoái.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn về nhận xét tích cực của Vinhaihong Diệp tôi chỉ muốn nêu cảm xúc cá nhân khi đọc HHL thôi còn bình thì chưa dám vì phải hiểu rất rõ từng ngôn từ nguyên gốc trong bài thì mới thẩm thấu được cái hay cái đẹp của bài thơ.
    Đây là bản tôi lấy từ Đường Thi Hoa Sơn Trang (bản này có chữ tải)
    f?f?空,,?,
    T川歷歷漢T樹O S?<<s鵡洲?,
    -s"?-o.T.~Y .T波YS使人"?,
    Hoàng Hạc Lâu
    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
    Yên ba giang thượng sử nhân sâu
    .
    ======================
    Dưới đây là ý kiến của một độc giả về HHL trong web dactrung để các bạn tham khảo thêm:
    Để xác nghiệm yếu tính Hình nhi thượng của thơ, ta có thể so sánh hai bài Đường thi rất nổi tiếng là bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu và bài Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài của Lý Bạch . Hai bài thơ ấy như sau :
    Hoàng Hạc lâu
    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tái không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    (Thôi Hiệu)
    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
    Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
    Hạc vàng đi mất từ xưa
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
    Hán Dương sông tạnh cây bày
    Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng aỉ
    Tản Đà dịch
    Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài
    Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du
    Phượng khứ, đài không, giang tự lưu
    Ngô cung hoa thảo mai u kính
    Tấn đại y quan thành cổ khâu
    Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
    Nhị thuỷ trung phân Bạch Lộ châu
    Tổng vị phù vân năng tế nhật
    Trường An bất kiến sử nhân sầu
    (Lý Bạch)
    Phượng Hoàng đến Phượng Hoàng đài
    Phượng đi, đài bỏ, nước trôi lạnh lùng
    Cỏ hoa lấp lối Ngô Cung
    Y quan đời Tấn nay trong thấy đồi
    Mịt mù ba núi màu trời
    Bãi kia Bạch lộ nước trôi hai dòng
    Đám mây che khuất vầng hồng
    Trường An không thấy, nỗi lòng băn khoăn
    Bản dịch: Trần Trọng Kim
    Lý Bạch là một nhà thơ vĩ đại, sự nghiệp đồ sộ của ông tất nhiên Thôi Hiệu không thể sánh được . Tuy nhiên bài Hoàng Hạc Lâu là một ngoại lệ .
    Nếu xét từng câu thì Hoàng Hạc Lâu không có câu nào thật xuất sắc, ngôn từ của Đăng Phượng Hoàng Đài diễm lệ hơn nhiều . Bài của Lý Bạch còn có một ưu điểm khác là có đề cập tới sự biến thiên của lịch sử qua các triều đại, vốn là một tiêu đề lớn trong tư tưởng văn học Trung Hoa . Tóm lại, nếu xét từng câu thì bài Hoàng Hạc Lâu kém về mặt tu từ và có vẻ như cũng kém cả mặt học thuật .
    Nhưng nếu ta đọc kỹ và so sánh mạch rung động của toàn thể thì sự việc hoàn toàn ngược lại
    Câu 1 & 2 :
    Cả hai bài đều đề cập tới vấn đề thời gian và hiển thị của nó trong chuỗi nhân duyên của thế giới hiện tượng . Trong câu 1 & 2, ngôn từ Đăng Phượng Hoàng Đài điêu luyện hơn, dù chưa được triển khai thành cảm xúc thật sự
    Câu 3 & 4:
    Đây là hai câu trác tuyệt nhất của bài Hoàng Hạc Lâu . Ngôn ngữ bình dị mà dư lượng cảm xúc đủ là sức sống của toàn bài thơ . Chỉ với bảy chữ trong câu 3, tiền đề về tính chất vô thường của nhân duyên tình cờ hiện hình thành định mệnh khắc nghiệt không thể khác. Câu 4 là một tổng hợp của nhãn quan siêu hình Trung Hoa: không còn người, không còn hạc, không còn tan hợp, tất cả chỉ là mây trôi nghìn năm trong khoảng trời vô tận.
    Hai câu 3 & 4 trong Phượng Hoàng Đài có một tiến triển khác hẳn . Ngôn từ đẹp đẽ, không gian lịch sử được mở ra nhưng lại bị lỗi điệp ý và không có được sự tổng hợp . Hai câu 3 & 4 của Đăng Phượng Hoàng Đài đưa ra quá nhiều hình ảnh về cùng một sự việc, và rung động của người đọc bị lấn cấn vướng mắc trong các hình ảnh đó
    Câu 5 & 6:
    Câu 5 & 6 của Đăng Phượng Hoàng đài hơn xa Hoàng Hạc Lâu, nhưng vẫn không đủ sức thay đổi toàn cảnh mạch thơ
    Câu 7 & 8:
    Câu 7 của Hoàng Hạc Lâu là một câu hỏi . Việc xử dụng câu hỏi ở đây thật khéo, vì nó để lại nhiều dư âm cho bài thơ hơn . Câu 7 của Phượng Hoàng Đài tuy đẹp nhưng không có tác đụng đó .
    Câu 8 của Phượng Hoàng Đài vẫn còn gởi gấm tình cảm vào một địa danh nhất định trong khi Hoàng Hạc Lâu đã nhập vào cõi vô danh trong đó hình ảnh giòng sông trôi gợi lại hình ảnh giòng thời gian trong chuỗi hợp tan.
    Thời gian là một tiêu đề Hình nhi thượng lớn, khác biệt giữa hai bài thơ nêu rõ các tính chất sau đây của thơ :
    -Tư duy Hình nhi thượng là nguồn uyên nguyên của thơ
    -Thơ cần có sự tổng hợp, phương pháp tổng hợp là sáng tạo của người làm thơ
    -Kinh nghiệm của hiện hữu là kinh nghiệm riêng của mỗi cá nhân đối với toàn thể vũ trụ và lịch sử
    -Sự tu từ có giới hạn của nó
    -Lịch sử không phải là cứu cánh của tư duy Hình nhi thượng và của thơ
    Nhìn lại toàn thể hai bài thơ một lần nữa:
    -Bài Đăng Phượng Hoàng Đài rất đẹp và rất hay, nhưng chưa đạt đến chỗ toàn hảo của khai phóng tâm linh vì thiếu sự tổng hợp.
    -Bài Hoàng Hạc Lâu đơn giản nhưng nhất quán và mạch xúc cảm đủ tinh tế để đạt đến chỗ im lặng nội tại của tâm linh
    -Nói theo ngôn ngữ của Lão Tử thì Phuợng Hoàng Đài đã đạt đến chỗ "Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu" nhưng Hoàng Hạc Lâu đi xa hơn và đã đạt đến chỗ "Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu".
    &lt; Sửa đổi: khach -- 4/28/2005 7:01:31 PM &gt;
  7. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Ảnh của Ruffian chụp đẹp quá, nhất là ảnh số 5. Lầu cao vòi vọi nổi trên nền mây trắng. Đúng như tôi hình dung về HHL. Mong rằng sớm có ngày được đứng trên tầng cao nhất của HHL mà mơ về hạc vàng với Thôi Hiệu......
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Hàn Diệp. Mấy hôm nay đi lung tung nhiều quá, nên không có thì giờ dòm vào đây. Bài này hình như Rổ cũng thích.
    Mà không biết xếp Ruffan post ảnh kiểu gì mà bây giờ mấy bài bình khó đọc thế. Không biết QQ có tài, chỉnh lại được format không ?
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Hàn Diệp thân mến,
    Tôi đọc vài lần bài thơ và bắt đầu cảm thấy hay. Cảm giác ban đầu là như khi mình lên ngọn núi Yên tử, nhìn ra xung quanh, cái gì cũng bé xíu, xa vời vời, cũng có chút nào đấy cảm giác khi tôi theo mẹ đi viếng mộ, nhận thấy người thân của mình ở hết cõi vĩnh hằng, thấy thế giới thực này chỉ là một chấm nhỏ trong một chuỗi thời gian. Mỗi bài thơ được bình ở đây đều có một vẻ đẹp riêng. Tôi sẽ đọc thêm bản tiếng Hán. Khi nào phát biểu được cảm xúc thì tôi sẽ gửi cảm nhận của mình. Rất dễ chịu khi cảm thấy có bạn bè ở đây. Ngọc Khuê thì cố gắng xin AQ mở topic mà tôi yêu thích (Mấy lâu nay quá chú tâm cho bên ấy). Bạn thì tìm và giải nghĩa cho các bài thơ hay. Cảm ơn bạn lần nữa.
    Muốn nhờ bạn giải thích thêm mấy điều:
    1. Phí Văn Vĩ là ai ?
    2. Tính Hình như thượng của thơ là gì ?
    3. Tôi đọc ở đâu đấy thấy người ta nói ông Lý Bạch khi lên HHL thấy bài thơ của Thôi Hiệu hay quá, không dám điền thơ. Sao lại có thêm bài Phượng Hoàng Đài của ông Lý Bạch ?
    Bài bình bạn cop về rất hay, nhưng sao nhiều lỗi chính tả thế. Hình như ở đâu đấy còn có cả bài thơ của Nguyễn Du về HHL.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 22/06/2006
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Theo truyền thuyết, ngày xưa có một quán ăn nằm tại bên bờ sông Dương Tử, hàng ngày có một vị khách tới quán ăn uống không trả tiền, rồi ngày này qua ngày khác, người chủ quán thấy tác phong người ăn chịu đứng đắn thì cứ để cho ăn chịu tới hơn một năm. Ngày nọ, người khách lạ kia nói với người chủ quán : "Ta cảm ơn ngươi đã để cho ta ăn uống chịu hàng năm trời, nay ta đền ơn ngươi bằng cách vẽ cho ngươi một bức tranh con hạc, nếu ai vỗ tay ba tiếng thì nó sẽ xuống nhảy múa cho mà coi." Nói xong, người khách lạ dùng cái vỏ cam vẽ lên trên tường quán ăn một con hạc mầu vàng, vẽ xong rồi bỏ đi.
    Từ đó, hễ thực khách tới cứ vỗ tay ba tiếng thì con hạc nhảy ra khỏi tranh vẽ và nhảy múa cho mọi người xem. Vì có hiện tượng lạ này nên quán có tên là Hoàng Hạc Lâu, càng ngày càng đông khách, trở nên phát đạt, mở rộng ra và nổi tiếng khắp nơi. Mười năm sau, vị thực khách kia trở lại Hoàng Hạc Lâu và nói với người chủ quán rằng : "Ngày nay nhà ngươi khá giả rồi, như vậy ta trả ơn quá đủ rồi, đã đến lúc ta phải đi đây" . Nói xong ông vỗ tay ba tiếng, con hạc nhảy ra khỏi tranh, và ông khách cưỡi hạc bay lên không trung đi mất. Sau đó người chủ quán mới biết vị khách kia là Lã Ðồng Tân, một trong bát tiên.
    Trong quyển sách giới thiệu Hoàng Hạc Lâu thì thời xưa cũng có chuyện tương tự nhưng vị tiên là Phí Y, sau đến đời nhà Minh trong truyện Thần Tiên thì người ta cho là vị tiên là Lã Ðồng Tân.
    Còn vị trí của căn lầu này cũng có truyện truyền thuyết là ngày xưa có con Quy Tinh (rùa thần) đánh nhau với con Xà Tinh (rắn thần) tranh dành nguồn nuớc, hai bên làm dâng nuớc lên gây ngập lụt cho vùng này. Có một tiên ông cuỡi mây bay qua, dùng phất chủ đánh xuống chia hai con tinh ra, vì đuôi phất chủ đánh xuống mạnh quá gây thành một dòng sông (có lẽ là sông Hán Thủy) chia đôi thành đồi rắn và đồi rùa ở hai bên bờ sông. Hoàng Hạc Lâu nằm trên đồi rắn này.
    Trong thời Ðuờng (năm 618-907), các nhà thơ văn thường lui tới Hoàng Hạc Lâu này để thưởng ngoạn và đồng thời trao đổi thơ phú, tựa như một trụ sở của văn đàn thời Ðuờng thịnh. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (cũng còn đọc là Thôi Hạo) là một trong áng thơ tuyệt tác tả cảnh nơi hữu tình này.
    Tháng 12-1998
    Tuệ Viên Vũ Ðoàn
    -----------------
    Hàn Diệp hà xứ khứ ?

Chia sẻ trang này