1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Về câu thơ "Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản" còn có nhiều điểm để bàn thêm. Đây là một trong những câu thơ có thể liệt vào hàng tuyệt phẩm. Thôi Hiệu đã rất táo bạo khi dùng đến sáu vần trắc trong một câu thơ , một cách "phá luật" thật tuyệt vời. Sáu vần trắc có tác dụng làm nổi bật sự quyết tâm ra đi, không còn gì lưu luyến nơi trần thế (nhất khứ bất phục phản - một đi không trở lại), làm cho người đọc nghẹn nghào, u uất để rồi sau đó rơi vào cảm giác chơi vơi lạc lõng của "Bạch vân thiên tải không du du". Ba chữ "Không du du" được sử dụng thật tài tình, nó biểu đạt một cách trọn vẹn cả hình ảnh và cảm xúc của tác giả. Áng mây trắng bồng bềnh phiêu lãng ở lưng trời, ngàn năm như còn vương vấn mãi, gợi lên cảm giác mãi tiếc nuối không thể xa rời, như muốn hoà quyện với cỏ cây sông núi. Đó cũng chính là cảm xúc của Tác giả trước phong cảnh tuyệt đẹp của lầu Hoàng Hạc. Chính những câu thơ tuyệt tác đó đã khiến cho bậc thi tiên như Lý Bach phải nghiêng mình thán phục "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc; Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu"
    Khi dịch thơ, Khương Hữu Dụng đã cố công để không làm mất đi cái hồn thơ của câu thơ này. Dịch giả đã bám rất sát nguyên bản và rất sáng tạo khi dùng dấu "," ở giữa câu thơ dịch. "Hạc vàng một đã đi, đi biệt", dấu phẩy có tác dụng như sáu vần trắc trong câu thơ nguyên bản. Mặc dù không thể theo được sáu vần trắc tài tình của Thôi Hiệu nhưng cũng không thể phủ nhận sự tinh tế và tài hoa của Dịch giả. Dùng dấu phẩy để ngắt mạch thơ đột ngột, Dịch giả cũng đã chuyển tải được cảm xúc khắc khoải nghẹn nghào của câu thơ. Vế thơ sau "đi biệt" càng làm nổi rõ sự ra đi, cộng hưởng với từ "Trơ" của câu thơ trước làm tăng cảm xúc lạc lõng của bài thơ. Dịch giả còn theo được từ "không du du" trong nguyên tác bằng ba chữ "bay chơi vơi", thật sát nghĩa mà cùng thật tài hoa. Dịch giả đã thấu hiểu, đã tri âm với tác giả dù giữu họ là một khoảng cách thời gian xa xăm.
    Bài bình của một Nick nào đấy, Nhọ thấy hay post lên cho mọi người cùng đọc
  2. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay bị ươn người nên chưa kịp trả lời Nhọ được.
    1. Phí Văn Vỹ theo truyền thuyết là người đời Hán, đã tu luyện thành tiên được (đời Hán là thời kỳ đạo giáo phát triển mạnh mẽ. Theo tôi nhớ thì đã có khoảng trên dưới dăm ông vua trong triều đại này đã bỏ mạng vì uống linh đan)
    2. Hình nhi thượng/hình nhi hạ: đây là từ cổ trong triết học Trung hoa để nói đến các vấn đề tư duy, trìu tượng hay thuộc tinh thần/và một bên là vật chất, cụ thể sờ, nhìn được. Hay nói theo Mác là kiến trúc hạ thượng tầng/kiến trúc hạ tầng
    3. Nhọ đừng nhầm nghe, Lý Bạch làm là bài Phượng Hoàng Đài còn đây là Hoàng Hạc Lâu cơ mà. Có lẽ do có cùng bối cảnh, cùng trước cảm xúc lên cao nhìn cảnh vật rồi nhớ đến quê nhà mà có bài so sánh kia.
    ==================
    Mình rất thích 2 câu thơ sau:
    Mộ thượng mai khai xuân hựu lão
    Biên đình hạc khứ khách không hoàn
    Ai có nguyên văn cả bài thì post cho mình với.
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Đình biên.
    Hai câu đó trích trong Vang bóng một thời. Theo suy đoán của cá nhân, cặp giai cú này hoặc là của chính Nguyễn Tuân, hoặc là của một văn nhân người Việt, vì trước đây tôi từng tìm thử trên mạng bằng Trung văn mà không được.
  4. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Biết Tiếu là người học rộng hiểu sâu mà Diệp tôi vẫn ấm ức vì chẳng nhẽ cụ Nguyễn lại dám phịa ra hẳn một ông nhà thơ đời Đường.
    Vừa rồi vào Mai Hoa Trang thì đúng là tâm phục khẩu phục !!!
    "khách .....không hoàn"
    Ôi có ai ngờ hai câu thơ đầy chất hoài cổ đầy không khí Đường lại là sản phẩm made in Vietnam 100%....
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi có thấy bài này được đăng trên Nông cổ mín đàm ( ?o,O-^) của một nhà nho vô danh, không hiểu có phải là xuất xứ hai câu thơ trên không?
    ?>-oz"..山O
    .oO
    <.O?杯泪.O?,
    Tế vũ tà phi phản cố san,
    Đài phong cựu chỉ trúc ly tàn.
    Bá Nha tự thử vô nhân thức,
    Trần thạp nhi kim cam thụ hàn.
    Mộ thượng mai khai xuân hựu lão,
    Đình biên hạc khứ khách không hoàn.
    Du du thiên địa quân hà tại,
    Độc chước tam bôi lệ sổ hàng.
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 07/07/2006
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he có tiêu đề không Rosered?
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Cụ Chu Thần thực có sống lại cũng phải vỗ đùi đây
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Hehe! Quên chưa đưa tên bài:
    游..人-?
    Du cố nhân cựu chỉ
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 07/07/2006
  9. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Du cố nhân cựu chỉ
    Tế vũ tà phi phản cố san,
    Đài phong cựu chỉ trúc ly tàn.
    Bá Nha tự thử vô nhân thức,
    Trần thạp nhi kim cam thụ hàn.
    Mộ thượng mai khai xuân hựu lão,
    Đình biên hạc khứ khách không hoàn.
    Du du thiên địa quân hà tại,
    Độc chước tam bôi lệ sổ hàng.
    ------------------
    Thăm chốn cũ người xưa
    Hạt mưa nghiêng bay trên núi cổ,
    Trúc quanh điếm cũ đã điêu tàn.
    Bá Nha tự sử không người nhớ,
    Tháp Trần nay lạnh chẳng ai hay.
    Trên mộ nhành mai xuân rồi luỵ
    Bên đình hạc đi, khách không về.
    Trời đất sao lại dằng dặc thế ?
    Độc ẩm vài chén lệ tuôn rơi
    Nhọ thử dịch, có câu ?oDu du thiên địa quân hà tại? không dịch được. Không biết có phải tác giả có ý so sánh cái sự vô biên của trời đất với nỗi cô đơn của một kiếp người ở câu sau. Bài thơ buồn thế nhỉ. Hàn Diệp đi vài chiêu xem sao lại để lòng hai câu nọ ?
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi đọc bài này vẫn băn khoăn không biết người viết có phải là Bá Nha không? Cái câu "Bá Nha từ đây không ai biết nữa" chắc là ông họ Bá tên Nha này tự sự rồi. Ông Bá Nha này chắc là viết cho ông "Trần Thạp" nào đó đã chết (Trần thạp từ nay đành chịu lạnh lẽo).
    Còn hai câu cuối chắc là cái tứ "Nghĩ trời đất vô cùng, một mình tuôn giọt lệ". Không hiểu bạn Nhọ đen có kiến giải gì không?

Chia sẻ trang này