1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Xa ngắm thác núi Lư
    - Bản dịch của Tương Như -
    Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này.
    Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
    Núi Hương Lô trong dãy Lư Sơn trùng điệp ở Tỉnh Giang Tây. Hương Lô có nghĩa là lò hương; dáng núi như vậy nên được gọi là Hương Lô. Núi cao có mây khói bao phủ, xa trông như chiếc lò hương thiên tạo khổng lồ. Hương Lô càng trở nên nổi tiếng nhờ có thác đẹp, nhất là những ngày rực nắng.
    Không biết Lý Bạch tới thăm thác núi Lư vào buổi sáng hay buổi chiều, chỉ biết đó là một ngày rất đẹp có nắng rọi, tiếng thác ?onhư sấm động, như ngàn vạn con ngựa hí vang trời?. Bài thơ không tả âm thanh của tiếng thác, mà chỉ có cảm giác của mắt nhìn, có lẽ vì tác giả đứng từ rất xa ngắm thác. Nắng chiếu xuống núi, chiếu xuống thác ?okhói tía bay? mù mịt bao phủ một vùng bao la. Thác núi Lư phóng thẳng xuống, nước bắn lên tạo thành một màn mưa bụi li ti phản quang ánh mặt trời, đứng xa dường như Hương Lô có hàng vạn mảnh trầm, có muôn triệu cây hương được đốt lên ?okhói tía bay?, thật là ngoạn mục. Hình ảnh vừa thực vừa ảo thật kỳ lạ, màu trắng của thác, màu xanh của núi, màu vàng của nắng, màu tía của sương khói. Người đọc có cảm giác như đang đứng lặng trầm ngâm, say sưa ngắm thác núi Lư như một dòng sông treo trước mặt.
    Trước cảnh tượng hùng vĩ, kỳ lạ ?onước bay thẳng xuống? tạo thành dòng trắng xoá ?oba nghìn thước?, Lý Bạch thốt lên ngạc nhiên với một hình ảnh ẩn dụ ?oTưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây?.
    ----------
    Nhọ chưa từng nhìn thấy cảnh đẹp như thế này bao giờ. Cảm giác lặng người như thế này có lẽ đôi ba lần đã có được khi đi chùa Hương. Đi vào mùa không có hội không lên chùa chính mà đi sang chùa Tuyết.
    Trước hết ngồi đò thúng đi qua một con lạch, hai bên là núi, dưới là nước. Nếu có thêm chút mưa phùn nữa thì thật là mỹ mãn, cảm được hết cái sương sương của thơ Lý Bạch. Sau đó đi từ từ qua vườn mơ và trèo lên núi. Chùa Tuyết, chưa được thương mại hoá, ít được bôi xanh bôi đỏ, nên đẹp mê hồn. Có thể ngồi trên đỉnh suốt không muốn về. Cảm nhận được thiên nhiên bằng mọi giác quan. Mùi cây cỏ, màu của cảnh vật, tiếng chim và các loài gì đó êm dịu. Trời xanh, gió nhè nhẹ, mây và sương màu bàng bạc. Bất giác một nụ cười ánh lên, bằng mắt, bằng cả khuôn mặt và cứ thế mãi.
    Nhọ rất muốn có được một bức ảnh Thác núi Lư. Huynh đệ nào tầm được cho xin thì đội ơn lắm lắm.
    To Bui Huynh, xin phép sướng nốt Thác Lư đã nhé
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 13:13 ngày 01/08/2006
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Có phải bài này không bác Buisuoi:
    ,?o
    ""禾-"^O
    -滴禾~中餐O
    ''s?><?,
    Xừ hoà nhật đương ngọ,
    Hãn trích hoà hạ thổ.
    Thuỳ tri bàn trung xan,
    Lạp lạp giai tân khổ.
    Cày đồng giữa buổi ban trưa,
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
    Ai ơi bưng bát cơm đầy,
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Nông Cổ Mín Đàm : Thày chơi từ Mín cổ quá đâm phải qua tận chỗ cụ gió dài mới check ra được. Nghe chú ái ()nói qua về vụ này nhưng còn mơ hồ lắm. Thầy fơm cho ít thông tin nữa thầy Rổ nhể???
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhọ xin phép lạc sang địa chất một chút. Thích Thác núi Lư quá
    ----------------
    NHỮNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT QUỐC GIA ĐẦU TIÊN Ở TRUNG QUỐC
    ZHAO XUN, WANG MILLY
    Dựa trên những sáng kiến trước đây và với sự hỗ trợ của UNESCO giới khoa học địa chất Trung quốc rất coi trọng việc bảo tồn các di sản địa chất. Việc bảo tồn các di sản địa chất ở Trung Quốc bắt đầu triển khai từ năm 1980 và được tiến hành từ đó đến nay. Với sự nỗ lực trong hai thập kỷ qua, 138 khu bảo tồn địa chất đã được thiết lập.
    Trong số những khu di sản địa chất của Trung Quốc đã được đưa vào danh mục thống kế toàn cầu, thì 11 khu đã được chọn làm công viên địa chất quốc gia. Chúng được mô tả ngắn gọn như sau:
    Công viên địa chất quốc gia Shilin (Thạch Lâm)
    Công viên địa chất quốc gia Zhangjiajie (Trương Gia Giới)
    Công viên địa chất quốc gia Songshan (Tung Sơn)
    Công viên địa chất quốc gia Lushan (Lư Sơn)
    Với diện tích 500 km2, công viên địa chất quốc gia Lushan nằm ở phía bắc tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, giáp với hồ Poyang ở phía đông và trải dài đến sông Dương Tử. Do sự nâng lên của cấu trúc địa luỹ, vùng này đặc trưng bởi các núi dạng khối tảng với những đỉnh cao ngất, hoa trái xum xuê, sông suối chảy xiết với những vũng nước sâu và thác nước đổ ào ào. Những ngôi nhà ở và đ>nh cổ trên núi gây thêm sự hấp dẫn. Vào những năm 1930 Giáo sư J. S. Lee đã phát hiện những mặt cắt băng hà Đệ tứ ở đây. Những mặt cắt này được bảo tồn tốt và dấu hiệu băng hà thể hiện rất rõ. Ngoài ra, vùng này chính là nơi xảy ra những sự kiện lớn trong lịch sử Trung Quốc vào thế kỷ trước.
    Người dịch: Đặng Ngọc Trản, Nguyễn Thị Dung
    (từ Episodes, 25/1 : 33-37; 3/2002)
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cầu được ước thấy. Nói cho Nhọ biết Nhọ phải đọc ngược cái gì đi? Anh không thấy Box mấy hôm nay cực đìu hiu đây thôi.
    -------------------
    To a. QQ: Nếu quả thực bài của tôi không có giá trị gì toàn là sự "bày đặt bình nọ bình kia", như New nói, phiền QQ huynh del hộ. Tôi chỉ del được bài gần đây nhất.
    Và rất xin lỗi vì đã gây khó chịu cho anh em.
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 04/08/2006
  6. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay vừa nhòm bài dịch và bình của Nhọ thấy hay hay đang định kiếm thêm tư liệu viết vài dòng hưởng ứng thì chiều đã ....bay hơi mất rồi.
    Bác Nông ơi, em cực lực phản đối kiểu nói áp đặt của bác. Đã là thơ văn thì mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau chứ sao bác lại "không biết gì còn bày đặt bình nọ bình kia". Mà đã vậy sao bác không bình cho mấy câu để bọn em mở mang thêm...
    Yêu cầu Nhọ post lại bài dịch và bài bình đi, có thế thôi mà đã đầu hàng rồi à???.
  7. one_true_love

    one_true_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mình rất thích bài thơ Thanh thanh mạn của Lý Thanh Chiếu. Bạn nào có bản dịch thì cho mình xin nhé.
    聲聲.

    Z..????
    ?息?, ??
    ?>f.>z淡.'O
    ?Z.-? ??
    Ts?風??,
    >ZYO ??
    正,fO
    卻~^ST,>~?, ??
    滿ofS?積?,
    ?",損O ??
    ,So?誰堪'~?,
    ^'--.'O ??
    獨??Z"Y-'?,
    梧桐>.細>O ??
    ^f~?
    zz滴滴?, ??
    ?T次第O
    ?Z??? ??
    "-?-?,
  8. TruongHanSieu

    TruongHanSieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    ốốổ.Â
    ồÊồ?ổ
    ọá?ổồ.âỗ>zổãĂộ.'
    ổ?Zổ.àọằ-ổTsọắ?ộÂăổ?Ơ
    ộ>ộZọạY
    ổưÊồ,ãồf
    ồằổ~ố^SổT,ỗ>áốư~
    ổằồoộằfốSồ?ỗâ
    ổ?"ổ,ổ
    ồƯ,ọằSổo?ốêồêổ'~
    ồđ^ố'-ỗê-ồ.'
    ỗăố?êổ?Zỗ"Yồắ-ộằ'
    ổÂĐổĂổ>ồ.ẳỗộ>ă
    ồ^ộằfổ~ộằzộằzổằổằ
    ộ?TổơĂỗơơ
    ổ?Zọá?ồ?c thỏằc song nhi
    ĐỏằTc tỏằ trĂnh sinh 'ỏc hỏc
    Ngô 'ỏằ"ng cĂnh kiêm tỏ vâ
    ĐĂo hoàng hôn, 'iỏằfm 'iỏằfm trưch trưch
    GiĂ thỏằâ 'ỏằ?
    TrĂnh nhỏƠt cĂ sỏĐu tỏằ liỏằ.u 'ỏc
    Lẵ Thanh Chiỏu
    LỏĐn lỏĐn, giỏằY giỏằY
    LỏĂnh lỏĂnh lạng lạng
    CỏÊm cỏÊm thặặĂng thặặĂng nhỏằ> nhỏằ>
    Thỏằi tiỏt ỏƠm lên lỏĂi rât
    Càng thêm khó ỏằY
    RặỏằÊu nhỏĂt uỏằ'ng 'ôi ba chân
    Không chỏằ'ng nỏằ.i chiỏằu vỏằ gió dỏằ
    NhỏĂn bay qua
    Đang 'au lòng
    LỏĂi 'úng bỏĂn quen biỏt câ
    Chỏằ"ng chỏƠt hoa vàng khỏp chỏằ-
    Buỏằ"n bỏằc nỏằ-i
    Giỏằ 'Ây còn ai bỏằ nỏằa
    Đen kỏằm sao, sỏĐu kia mỏằTt chỏằ
    Dỏằ<ch ThặĂ: Nguyỏằ.n XuÂn TỏÊo
  9. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Phủ​
    Nếu Lý Bạch được người đời gọi là Thi Tiên thì Đỗ Phủ được gọi là Thi Thánh - vị Thánh trong làng thơ. Gọi là Thánh không chỉ vì tâm hồn cao đẹp mà còn vì nghệ thuật thơ ca bậc thầy của ông. Nhà thơ Nguyễn Du của chúng ta khi đi sứ Trung Quốc có đến viếng mộ ông và viết mấy câu thơ:
    Thiên cổ văn chương thiên cổ sư
    Bình sinh bội phục bất thường li
    (Nghìn thưở văn chương đúng bậc thầy
    Trọn đời khâm phục dám đơn sai)
    Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ.
    Đỗ Phủ sinh năm 712 mất năm 770, người huyện Củng tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học, làm quan suốt mấy đời, nhưng đến đời ông thì sa sút nghiêm trọng. Ông lại sống trọn vẹn trong hoành cảnh loạn ly (loạn An Sử), ngược xuôi chạy loạn, gia đình ly tán, con chết đói... Và rồi ông cũng chết thảm thương vì đói và bệnh tật trong một chiếc thuyền rách nát trên sông Tương nơi đất khách quê người. Ông để lại hơn 1400 bài thơ.
    Thơ của Đỗ Phủ thấm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn ly. Nếu trong thơ Lý Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng thì trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng.
    Người đời gọi thơ ông là một tập Thi sử (một bộ sử viết bằng thơ). Men theo năm tháng của các bài thơ ra đời, chúng ta có thể thấy được những nét chính của đời sống chính trị, xã hội đời Đường trước và sau loạn An Sử. Trước loạn An Sử (755 - 763) hai hiện tượng xã hội nổi bật là thói ăn chơi xa hoa, dâm dât của vua quan và chiến tranh bành trướng xâm lược. Nhà thơ lớn của nhân dân đã cùng nhịp thở với trăm họ, đứng ở vị trí của những nạn nhân mà nói lên niềm uẩn ức không kìm nén được. "Lệ nhân hành" miêu tả cảnh yến tiệc linh đình của chị em Dương Quý Phi cùng với các vương tôn công tử bên bờ sông. Đũa làm bằng sừng tê ngưu. Thức ăn là bướu lạc đà. Kèn sáo vang động cả quỷ thần mà họ không buồn nghe, thức ăn quý do bếp nhà vua dâng họ không buồn gắp. Giọng thơ đều đều như khách quan mà không giấu được uẩn ức.
    "Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên" (Tự kinh đô phó Phụng Tiên) làm vào năm 755, năm đó An Lộc Sơn đã khởi loạn nhưng chưa vào đến Trường An, cũng là năm đói kém, người chết như rạ. Nhưng Đường Minh Hoàng vẫn cùng Dương Quý Phi yến ẩm ở Ly Sơn. Đỗ Phủ vừa nhậm chức (một chức quan nhỏ, coi kho vũ khí). Trên đường về thăm nhà, mục kích cảnh tượng xa hoa, dâm dật của vua quan, ông làm một mạch 100 câu thơ gồm 500 chữ, tuôn chảy theo nỗi lòng uẩn ức bấy nay. Trong đó có những câu nổi tiếng được người đời truyền tụng:
    Chu môn tửu nhục xú
    Lộ hữu đống tử cốt
    Vinh khô chỉ xích dị
    Trù trướng nan tái thuật
    (Cửa son rượu thịt ôi
    Ngoài đường đầy xác chết
    Sướng khổ cách gang tấc
    Quặn lòng không nói được)
    Đất nước điêu linh, nhân dân cơ cực, nhưng triều đình vẫn liên tục phát động chiến tranh, mở mang bờ cõi. Đỗ Phủ đã đứng về phía những người dân bị bắt phu bắt lính, kịch liệt lên án chiến tranh bành trướng xâm lược. "Binh xa hành" (Bài ca xuất trận) phản ảnh tâm trạng của người ra đi và người tiễn đưa thật ảm đạm. Họ chỉ là con thiêu thân phục vụ tham vọng chinh phục nước Nam Chiếu (vùng Vân Nam bây giờ) để mở rộng biên cương. Nhà thơ còn làm các bài "Tiền xuất tái", "Hậu xuất tái" (Xuất tái là ra cửa ải) châm biếm bọn tướng tá lấy việc chinh phạt để tiến thân. Ông lên tiếng chất vấn nhà vua:
    Mỗi nước có biên thuỳ
    Chỉ cần chặn xâm lược
    Tàn sát để làm chi?
    Sự xa hoa, dâm dật, bỏ mặc chính sự cùng với việc động binh liên tục đã dẫn đến sự rối loạn của nhà Đường. Loạn An Sử nổ ra, triều đình phải mất 8 năm mới dẹp yên được. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, điêu đứng. Hai hiện tượng nổi bật trong những năm tháng loạn ly này là cảnh bắt lính, bắt phu và cảnh chia ly thê thảm. Chùm thơ "Tam lại" (ba bài nói về cảnh nha lại bắt lính, bắt phu ở Đồng Quan, Tân An và Thạch Hào). Tam biệt (ba bài nói về cảnh ly biệt giữa đôi vợ chồng già giữa đôi vợ chồng trẻ và giữa một người lính già với ngôi nhà bị phá rụi: Thuỳ lão biệt, Tân hôn biệt, Vô gia biệt). Bài "Nha lại bắt lính ở Thạch Hào" (Thạch Hào lại) đã vẽ nên một cảnh tượng điển hình: Nha lại chờ lúc mọi người ngủ say để xông vào nhà bắt lính. Cả gia đình (mà nhà thơ ngủ nhờ trên đường về nhậm chức ở Hoa Châu thăm vợ nơi tản cư) có ba con trai đều ra trận, hai đứa đã chết; trong nhà chỉ còn hai ông bà già và một cô con dâu với đứa bé còn bú trên tay. Thế mà Nha lại vẫn đòi người, ông già phải vượt tường trốn và bà già phải đi thay để nấu cơm cho quân sĩ. Nhà thơ tự nén mình trước tiếng khóc uẩn ức của xóm làng khi bọn Nha lại kéo đi, đêm đen lại trùm lên xóm làng hoang vắng. Bài "Tân hôn biệt" (Cuộc chia ly của đôi vợ chồng trẻ mới cưới) mô tả cảnh tượng thê thảm của người vợ trẻ:
    Cưới chiều hôm, vắng sớm mai
    Duyên đâu lật đật cho người dở dang.
    "Tam lại", "Tam biệt" là chùm thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. Gọi thơ ông là Thi sử bởi vì cái ấn tượng binh đao khói lửa nội chiến mà thơ ông gieo vào lòng người còn sâu sắc gấp trăm lần các bộ sách viết về thời này.
    Nhưng Đỗ Phủ không hề "viết sử" một cách khách quan. Ông đã đứng hẳn về phía "dân đen", coi nỗi đau của họ như nỗi đau của chính mình, ước mong san sẻ gánh năng cơm áo và dằn vặt tâm linh với họ. Tư tưởng nhân đạo của Đỗ Phủ là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo dưới thời phong kiến. Một nhà nho suốt đời long đong lận đận nhưng luôn quan tâm đến vận nước, mà quan tâm đến vận nước cốt để giảm nhẹ gánh nặng cơm áo và sự dằn vặt tâm linh của người dân bình thường. Bài "Mao ốc vi thu phong sở phá ca" (Túp lều tranh bị gió cuốn sập) thể hiện rõ nhân cách của ông. Trên đường chạy loạn, nhờ người bạn giúp đỡ ông dựng được túp lều tranh, nhưng rồi bị gió phá sập. Trong cảnh màn trời chiếu đất ông đau đớn cho thân phận riêng và không quên nghĩ đến những "hàn sĩ" như mình. Ông có ước mơ thật cao cả:
    Ước gì có được ngôi nhà vạn gian
    Che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, ai nấy đều hân hoan.
    Ước mơ cũng được thể hiện trong bài "Hựu trình Ngô lang" (Lại nhắn người họ Ngô). Cũng trên đường chạy loạn, ông thuê được một căn nhà nhỏ. Trong vườn có cây táo, hằng ngày bà lão hàng xóm thường chui qua hàng rào nhặt táo rụng cầm hơi. Ra đi, ông nhắn người chủ mới chớ có rào kín mảnh vườn, để bà lão kia còn có thể sống qua ngày. Ước mơ thật tội nghiệp, nhưng cũng thật vĩ đại. Cuối cùng ông còn rút ra được bài học: ăn trộm là do nghèo đói, nghèo đói là do thuế khoá, chiến tranh.
    Chung quy, Đỗ Phủ đã cùng nhịp thở với nhân dân của mình trước vận nước và trong cảnh đói nghèo, loạn ly. Ông viết về mọi đề tài. Nhưng hầu như không có đề tài nào thoát ly thời cuộc. "Đỗ Phủ là nhà thơ chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc" (Lịch sử văn học Trung Quốc - Viện Khoa học Trung Quốc 1988).
    Khác với Lý Bạch - nhà thơ lãng mạn, ngòi bút Đỗ Phủ luôn bám sát đời sống, hay nói như Lương Khả Siêu, ông là nhà thơ "tả thực chi tiết". Ông lại đặc biệt chú trọng ngôn từ thơ ca, chủ trương "ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu" (lời thơ không làm người ta kinh hoàng thì chết không nhắm mắt). Do vậy thơ ông gieo vào lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về cuộc sống, về nỗi cơ cực của nhân dân, về số phận "gian nan khổ hận" cùng cảnh ngộ với "dân đen" của chính ông. Đặc biệt Đỗ Phủ có nhiều bài luật thi rất chuẩn mực, chính tỏ sự tu dưỡng về thơ rất uyên thâm của Thi Thánh.
    Ảnh hưởng của Đỗ Phủ đến đời sau rất sâu sắc. Đó là ảnh hưởng về nhân cách, luôn luôn đồng cam cộng khổ với nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó còn là ảnh hưởng về con đường sáng tác thơ ca: thành công của nhà thơ tùy thuộc vào vốn sống của nhà thơ, vào độ chính trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực. Đó còn là tài năng thơ ca, một tài năng siêu việt được Nguyễn Du tôn làm bậc thầy của văn chương muôn thuở.
    Nguồn: http://thivien.maihoatrang.com/module.php?p=thamkhao&tkid=10
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tôi vẫn nhớ bài thơ : Bài hát gió thu tốc nhà này được giảng dạy khi tôi còn theo học năm cuối cấp 2 trường làng. Một bài thơ làm tôi nhớ mãi ông thày dạy văn tuy ngắn lưỡi nhưng truyền cho tụi tôi biết bao kiến thức.

Chia sẻ trang này