1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chia ly trong lúc liễu đương xanh tốt, chẳng phải sầu càng sầu thêm sao? Chẳng thế mà ngày xưa người ta bẻ liễu trao nhau lúc đưa tiễn người đi.
  2. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0

    Tôi biết có cụ dịch bài thơ này theo kiểu mò từng chữ, nhưng cũng hay, nay post lên để các bạn xem sao:
    Mom nước liễu xanh tay bế con,
    Qua đò hoa rụng dạ héo hon.
    Sáo trâu theo gió đôi ba tiếng,
    Đôi ta đôi ngả biết chăng còn.
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Giang đầu dương liễu xanh tươi
    Dương hoa xao xác dạ người qua sông
    Nao lòng tiếng địch đình không
    Tiêu Tương ai đến, A Phòng ai đi
  4. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Trân thành cám ơn Vĩnh huynh. Lời bình của huynh rất chí lý. Có điều xin Vĩnh huynh giải thích thêm cho tại hạ và Ms Mèo về hai khái niệm trên của Vĩnh huynh được không. Thực ra, khi đọc, tại hạ cũng có hiêu hiểu ý, nhưng muốn huynh nói sâu hơn một chút để rõ ràng hơn và để các đồng đạo "phình phường" khác có dịp trau dồi thêm chút kiến thức.
    Gia cảnh thanh đạm chỉ có món ếch đồng cây nhà lá vườn, mời huynh dùng tạm coi như lời cám ơn trước.
  5. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Tặng cả nhà bức tranh đẹp "Phong kiều dạ bạc"
    [​IMG]
  6. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Đầu sông Dương tử liễu đương xuân,
    Hoa Dương gợi nhớ khiến lệ tràn.
    Sáo chiều văng vẳng buồn ly tán
    Anh đến Tiêu Tương, tôi tới Tần
    [/quote]
    Đúng là 踏破"z<-."O-来.不费SY夫?, Câu đầu bạn Mèo dịch thật tuyệt. Nó ghép vào với 3 câu sau trong bài dịch thứ hai của tôi rất hợp. Có điều câu cuối chữ " mỗ" tôi dùng ở đây thực sự là hơi "ép", dưng mà không tìm ra được từ nào nên đành đôn vào. Bạn Mèo thông minh, thử động não xử lý hộ nốt từ đấy nhé.
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Có mấy bản dịch ra lối thất ngôn tôi thấy đều sai niêm luật bằng trắc. Vậy nên xin đóng góp bản dịch sau:
    Dương Tử đầu sông liễu thắm xuân
    Hoa dương rầu diết dạ thi nhân
    Gió đưa sáo vẳng đình xa muộn
    Huynh đến Tiêu Tương, mỗ đến Tần.
    Ngoài ra trả lời câu hỏi của bạn nguyenduonghai và meonhoden về hoạt dụng từ tính trong tiếng Hán cổ đại như sau: Trong tiếng Hán cổ, có một hiện tượng ngữ pháp đặc thù đó là hoạt dụng từ tính tức danh từ, tính từ có thể dùng như động tư hoặc giả danh từ dùng như trạng từ ...vân vân. Trong đó có hai lối hoạt dụng chính đó là lối dùng sử động (sử động dụng pháp) và lối dùng ý động ( ý động dụng pháp).
    1.Sử động dụng pháp: " N (V, Adj) + O"
    Với nghĩa "khiến cho tân ngữ làm sao, thế nào".
    *Ví dụ với danh từ sử động:
    Z不o不f来Y Viễn quốc bất phục, bất năng lai dã.
    Nước xa không phục, không thể khiến nước ấy đến được. Ở đây động từ "lai" được dùng sử đụng với nghĩa ''''khiến đến, sai đến".
    *Ví dụ với tính từ sử động:
    诸侯><弱秦 Chư hầu quốc mưu nhược Tần
    Các nước chư hầu bàn mưu để khiến cho nước Tần suy nhược đi. Tính từ "nhược " là "mềm yếu, suy nhược" được dùng với nghĩa " khiến cho mềm yếu, suy nhược".
    2.Ý động dụng pháp: " N (Adj) + O "
    Với nghĩa "cho rằng tân ngữ làm sao, cho tân ngữ là thế nào".
    *Ví dụ với danh từ ý động:
    .婴-^母O吾.?O子< Kỳ doanh vô phụ mẫu, ngô dưỡng nhi tử chi.
    Đứa trẻ ấy không có cha mẹ, ta nuôi và coi nó là con. Danh từ "tử" là con, được dùng ý động với nghĩa "cho nó là con".
    *Ví dụ với tính từ ý động:
    "子To山?O小鲁OT泰山?O小天<
    Khổng Tử đăng Đông Sơn nhi tiểu Lỗ, đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ.
    Đức Khổng Tử lên Đông Sơn thì cho rằng nước Lỗ bé nhỏ, lên Thái Sơn thì thấy rằng thiên hạ cũng bé nhỏ vậy. Tính từ "tiểu" là nhỏ được dùng ý động với nghĩa '''' cho rằng nhỏ, cho là nhỏ" biểu thị suy nghĩ chủ quan của chủ thể.
    Thô thiển vài lời, đi sâu còn lắm mối. Mong hai bạn tự tìm hiểu tiếp!
  8. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Lại vài câu về cái bài này nhỉ. Thôi thì không thích sửa chữ ?oxanh um?, thì Nhọ đành đọc tạm vậy. Cả bài thích tất, đặc biệt là 3 câu cuối. Cả vần điệu cũng thấy có nhạc,... đặc biệt là thấy tài tình vì đổi hẳn được sang vần ?oa?. Chỉ dị ứng với cái chữ ?oxanh um? ấy thôi.
    Trong nguyên tác họ viết là ?oxuân?, có nghĩa là cây đang sống động, cũng có nghĩa là đang đâm chồi nảy lộc, cũng dễ liên tưởng đến mùa xuân, lúc còn đang giá rét, mà cũng là lúc người ta hay nhớ đến cố hương, cố nhân, các loại cố... Dịch sang là ?oxanh? thì còn thấy được. Thấy nhành liễu màu xanh, thướt tha, mềm mại như đang đứng chờ đợi bên sông, gợi buồn, gợi nhớ.
    Còn đây lại tốt ?oum?, như cảnh được mùa vào mùa hạ chói chang, nóng nực. Chỉ muốn mau chóng chui vào chỗ nào đó mát mẻ, chả buồn nhớ ai cả... hì hì.
    Là vì thích bản dịch nên mới bàn đấy nhá. Bản dịch của Nhọ là để học bài không so được với bản của huynh nhá.
    ----------------------------
    Lại cái chữ ?olệ tràn? trong bản dịch của Chi Điền. Nhọ cũng thích chữ này. Thể hiện một nỗi buồn, một nỗi đau trong lòng chỉ chực tràn ra. Không phải là ?olệ tuôn tràn? một cách ầm ĩ, mà chỉ là đầy quá trong lòng và chực tràn ra. Một nỗi đau vô thức.
  9. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, Ms Mèo hoàn toàn có lý khi đưa ra câu "phán " như vậy. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Thế mà bác lại dơ cái anh "Liễu Chương Đài" ra để bao biện.
    Tặng cho bác nải chuối!
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 08/01/2007
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Việc gì phải bao biện?
    Thế nhà bác tưởng tượng cái liễu xanh mơn hay cái liễu thanh tân của bác nó thế nào? Nguyên tác đưa cái :"dương liễu xuân" ra là thế nào?
    Chẳng qua Mèo tiên sinh có ấn tượng :"cứ xanh um nghĩa là vui", nên mới nói thế. Nhà bác rỗi hơi thì đi mà ăn chuối.
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 15:41 ngày 08/01/2007

Chia sẻ trang này