1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ"?ố?- - Đặ?ỏằ?ng Thi

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Guest, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0

    Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành
    Thủy quốc xuân hàn âm phục tình
    Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Thảo lục hồ nam vạn lý tình
    Đông đạo nhược phùng tương thức vấn
    Thanh bào kim dĩ ngộ nho sinh.

    Dịch nghĩa
    Tặng Nghiêm Sỹ Nguyên lúc chia tay
    Chống thuyền (xuôi xuống) thành Hạp Lư trong gió xuân
    Sương khói mùa xuân lúc tỏ lúc mờ trên mặt sông
    Mưa lất phất ướt áo nhìn không rõ
    Hoa thong thả rơi xuống đất không nghe thấy tiếng
    Ánh tà dương trên sông (soi bóng) cánh buồm đơn chiếc
    Tình tôi (dành cho anh) như vạn dặm cỏ xanh phía nam bờ hồ
    Đường đông nếu có gặp người quen hỏi
    (Thì xin trả lời là) kẻ áo xanh nay đã lỡ kiếp học trò.
    [/quote]
  2. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, mình hiểu không đúng câu bôi vàng. Câu này đúng như bạn Mèo nói phải dịch là: Mưa lất phất làm ướt áo mà không nhận ra. Lại phải chỉnh lại cả bài.
  3. tooi

    tooi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    À! Cái bài Từ đó đã có hai người dịch rồi, Arwen lại vừa nói gì đó, chả cần phải nói thêm làm gì nữa.
  4. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Huynh nào dịch tiếp cùng Tooi huynh đi. Thêm 1 bài li biệt của Lưu Trường Khanh nữa nhé:
    饯^Z
    Tiễn biệt Vương Thập Nhất nam du
    o>>fY水~"O
    O??"T~Trông anh, khói nước mênh mông
    Vẫy tay nước mắt tuôn ròng thấm khăn
    Chim bay tuyệt tích xa gần
    Chỉ còn núi biếc băn khoăn với người
    Cánh buồm phấp phới ngoài khơi
    Vẻ Xuân bóng xế rong chơi Ngũ Hồ
    Ai trông trên mặt bãi gò
    Cỏ tần trắng xóa tha hồ tương tư

    Bản dịch: Trần Trọng Kim
    Những bản dịch 6-8 thường sát và đủ nghĩa hơn nhưng không được thích thú lắm vì khác đi mất thể thơ, chỉ còn lại ý.
    Trông vời khói nước rộng
    Tay vẫy lệ đầm khăn
    Bay vút chim mất dạng
    Với người núi tiễn chân
    Trường Giang buồm lẻ lướt
    Nắng trải Ngũ Hồ xuân
    Gò xa ai đã thấy
    Tương tư trắng bãi tần.

    Bản dịch: Ngô Văn Phú
  5. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0

    Cái này là "-" thì mới đúng, không phải ?o~""
  6. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Muội nhầm. Vậy thì phải dịch là:
    Vọng quân yên thủy khoát
  7. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây tôi xin gửi thêm một bản dịch. Đây không phải bản tôi dịch, nhưng tôi cho là rất hay.
    Gió xuân thành Hạp chống thuyền qua,
    Lạnh lẽo sông xuân tỏ lại nhoà.
    Mưa nhỏ mơ hồ vương ướt áo,
    Đất đầy êm ái nhẹ rơi hoa.
    Nắng tà trên nước buồm đơn chiếc,
    Cỏ biếc nam ao nỗi cách xa.
    Bạn cũ miền đông ai gặp hỏi:
    Áo xanh lầm lỡ kiếp nho ta!
    @ A Wen: Bài "Tiễn biệt Vương Thập Nhất nam du" theo bản anh hiện có thì đúng câu đầu là:
    Vọng quân yên thuỷ ngoại
    Em check lại thử xem, hay đó là bản khác?
  8. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Đáp lại thịnh ý của bạn, TV xin mạn phép ....múa mép ...vài lời đây! :-)
    Trước hết xin nói thêm về ý của vài câu trong bài thơ.
    "Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành"
    Câu này bạn diễn nghĩa là:
    Chống thuyền (xuôi xuống) thành Hạp Lư trong gió xuân
    Không biết ý bạn có phải nói là ...chèo thuyền xuống thành Hạp Lư hay không?
    Theo thiển ý TV thì câu này tác giả muốn tả cảnh Xuân có gió nhẹ thổi thuyền xuôi tới thành Hạp Lư. Do vậy, tác giả chỉ "ỷ trạo" là dựa vào mái chèo, hoặc có gió Xuân đẩy thuyền rồi nên gác mái mà ngắm cảnh. Như Nguyễn Trãi khi qua cửa biển Thần Phù có viết:
    Nhật tà ỷ trạo thương mang lập (Chiều tà, tựa mái chèo đứng giữa mênh mông.)
    Nhiễm nhiễm hàn giang khởi mộ yên.
    (Chiều xuống dựng chèo trông bát ngát
    Khói mờ lên, sông lạnh âm u. )
    "Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh"
    Hai câu này cũng dùng để tả cảnh Xuân:
    Mưa Xuân rơi ướt áo nhưng nhìn không thấy mưa vì quá nhẹ.
    Hoa rụng xuống đất, thấy hoa rụng, nhưng ngóng cũng chẳng nghe vì quá êm.
    Hai câu này dường như có ý như 2 câu:
    Hành thiện chi nhân như xuân viên chi thảo, bất kiến kỳ trưởng, nhật hữu sở tăng.
    Hành ác chi nhân như ma đao chi thạch, bất kiến kỳ tổn, nhật hữu sở khuy.

    (Người làm việc thiện như cỏ trong vườn Xuân. Tuy không thấy mọc nhưng mỗi ngày mỗi lớn.
    Người làm việc ác như đá mài dao. Tuy không thấy mòn nhưng mỗi ngày mỗi khuyết.)
    Đó là có những việc tuy ta không thấy, không nghe, không biết, nhưng vẫn thường hiện hữu. Do vậy, tuy làu thông kinh sách thánh hiền vì vốn là một Nho sinh, nhưng cuộc đời vương vào quan lộ (ông Lưu Trường Khanh này từng làm đến chức Thứ Sử), nay tác giả đứng trước thiên nhiên mà thể nghiệm cuộc đời không khác chi là lạc thủy, tàn hoa... Vì vậy mà hốt nhiên:
    Mưa rơi ướt áo bỗng rùng mình,
    Chợt thấy hoa tàn thoáng thất kinh
    Ngẫm lại cuộc đời nào có khác
    Hoa rụng, mưa rơi, ai thấu tình?...
    Vì vậy mà cảm thấy cuộc đời về sau của mình chẳng khác chi
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Dù có vẫy vùng cùng sóng nước bao nhiêu đi nữa, khi về già (nhật tà) chỉ còn lại hình bóng của một cánh buồm cô lẻ in trên dòng nước mà thôi...
    "Thảo lục Hồ Nam vạn lý tình"
    Câu này các bạn đều dịch là tình như cỏ bờ hồ phía Nam. Nhưng xét cảnh thấy tác giả đang giong thuyền trên sông (giang thượng), thì làm gì có chuyện liên quan tới... bờ hồ?
    Đã vậy, vạn lý tình thì lại là nghĩa làm sao?
    TV thì cho rằng Hồ Nam chính là địa danh Hồ Nam, Hồ Bắc. Vì xét theo địa lý thì thành Hạp Lư này thuộc Tô Châu (tỉnh Giang Tô ngày nay), cách Hồ Nam rất xa. Tác giả tạm biệt bạn mà đi về Hồ Nam, do vậy mới ví dù mình cách xa vạn lý, nhưng tình thân vẫn thắm thiết như sắc xanh của cỏ ở Hồ Nam.
    "Đông đạo nhược phùng tương thức vấn"
    Hai chữ "Đông đạo" ở đây các bạn cũng đều dịch là đường Đông, hay phía Đông v...v... nhưng Tô Châu vốn đã sát biển đông rồi, làm gì còn có đường đông gì nữa? Thật ra hai chữ "đông đạo" này chỉ có nghĩa là ...chủ (so với tác giả là khách), ý nói Nghiêm Sĩ Nguyên.
    Nguồn gốc của việc nói chữ "Đông Đạo" là "Chủ" có lẽ bắt nguồn từ thời xưa khi nước Trịnh nói với nước Sở thường tự xưng mình là ...Đông đạo chủ (chủ ở phương Đông). Do vậy, sau này người ta thường dùng tắt lại là ...Đông Đạo (như ở đây) hoặc ...Đông. Đều có ý là chủ. Như "cổ đông" là người chủ của cổ phiếu, cổ phần.
    "Thanh bào kim dĩ ngộ nho sinh"
    Thanh bào ở đây có thể là áo thụng xanh hoặc đen. Ám chỉ áo quan, việc làm quan. Ý muốn nói nay đã lỡ bước trên con đường hoạn lộ nên không còn được thong dong, thư thái như một Nho Sinh ngày nào.
    Tạm dịch:
    Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên
    Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành
    Thủy quốc xuân hàn âm phục tình
    Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Thảo lục hồ nam vạn lý tình
    Đông đạo nhược phùng tương thức vấn
    Thanh bào kim dĩ ngộ nho sinh.

    Tạm biệt Nghiêm Sĩ Nguyên
    Gió xuân nhẹ đến Hạp Lư thành
    Nước cũng lạnh băng, trời xám, xanh
    Mưa phùn ướt áo, trông không thấy
    Hoa nhẹ nhàng rơi, chẳng vọng thanh.
    Chiều tà sông rộng, buồm đơn chiếc
    Tựa cỏ Hồ Nam, biệt chẳng đành
    Bạn hỡi lỡ khi người có hỏi
    Rằng: ?oTa đã lạc bến công danh...?

    -Thiên Vương-
  9. SangNhat

    SangNhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Đề thi TQ àh? Hay nhỉ:
    Tiễn biệt Nghiêm Sĩ Nguyên
    Lưu Trường Khanh

    Gió đông, tựa mái, chốn Tô Châu,
    U lạnh dòng xuân lại hửng màu.
    Chẳng biết lâm thâm mưa ướt áo,
    Nào hay lác đác hoa rơi mau.
    Nắng buông trên sóng thuyền đơn lá,
    Cỏ rợn nam hồ nỗi dặm sầu.
    Người cũ đằng đông như có hỏi,
    Thanh bào nay đã luỵ thân nhau.
  10. nguyenduonghai

    nguyenduonghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    757
    Đã được thích:
    0
    Đáp lại thịnh ý của bạn, TV xin mạn phép ....múa mép ...vài lời đây! :-)
    Trước hết xin nói thêm về ý của vài câu trong bài thơ.
    "Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành"
    Câu này bạn diễn nghĩa là:
    Chống thuyền (xuôi xuống) thành Hạp Lư trong gió xuân
    Không biết ý bạn có phải nói là ...chèo thuyền xuống thành Hạp Lư hay không?
    Theo thiển ý TV thì câu này tác giả muốn tả cảnh Xuân có gió nhẹ thổi thuyền xuôi tới thành Hạp Lư. Do vậy, tác giả chỉ "ỷ trạo" là dựa vào mái chèo, hoặc có gió Xuân đẩy thuyền rồi nên gác mái mà ngắm cảnh. Như Nguyễn Trãi khi qua cửa biển Thần Phù có viết:
    Nhật tà ỷ trạo thương mang lập (Chiều tà, tựa mái chèo đứng giữa mênh mông.)
    Nhiễm nhiễm hàn giang khởi mộ yên.
    (Chiều xuống dựng chèo trông bát ngát
    Khói mờ lên, sông lạnh âm u. )
    "Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh"
    Hai câu này cũng dùng để tả cảnh Xuân:
    Mưa Xuân rơi ướt áo nhưng nhìn không thấy mưa vì quá nhẹ.
    Hoa rụng xuống đất, thấy hoa rụng, nhưng ngóng cũng chẳng nghe vì quá êm.
    Hai câu này dường như có ý như 2 câu:
    Hành thiện chi nhân như xuân viên chi thảo, bất kiến kỳ trưởng, nhật hữu sở tăng.
    Hành ác chi nhân như ma đao chi thạch, bất kiến kỳ tổn, nhật hữu sở khuy.

    (Người làm việc thiện như cỏ trong vườn Xuân. Tuy không thấy mọc nhưng mỗi ngày mỗi lớn.
    Người làm việc ác như đá mài dao. Tuy không thấy mòn nhưng mỗi ngày mỗi khuyết.)
    Đó là có những việc tuy ta không thấy, không nghe, không biết, nhưng vẫn thường hiện hữu. Do vậy, tuy làu thông kinh sách thánh hiền vì vốn là một Nho sinh, nhưng cuộc đời vương vào quan lộ (ông Lưu Trường Khanh này từng làm đến chức Thứ Sử), nay tác giả đứng trước thiên nhiên mà thể nghiệm cuộc đời không khác chi là lạc thủy, tàn hoa... Vì vậy mà hốt nhiên:
    Mưa rơi ướt áo bỗng rùng mình,
    Chợt thấy hoa tàn thoáng thất kinh
    Ngẫm lại cuộc đời nào có khác
    Hoa rụng, mưa rơi, ai thấu tình?...
    Vì vậy mà cảm thấy cuộc đời về sau của mình chẳng khác chi
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Dù có vẫy vùng cùng sóng nước bao nhiêu đi nữa, khi về già (nhật tà) chỉ còn lại hình bóng của một cánh buồm cô lẻ in trên dòng nước mà thôi...
    "Thảo lục Hồ Nam vạn lý tình"
    Câu này các bạn đều dịch là tình như cỏ bờ hồ phía Nam. Nhưng xét cảnh thấy tác giả đang giong thuyền trên sông (giang thượng), thì làm gì có chuyện liên quan tới... bờ hồ?
    Đã vậy, vạn lý tình thì lại là nghĩa làm sao?
    TV thì cho rằng Hồ Nam chính là địa danh Hồ Nam, Hồ Bắc. Vì xét theo địa lý thì thành Hạp Lư này thuộc Tô Châu (tỉnh Giang Tô ngày nay), cách Hồ Nam rất xa. Tác giả tạm biệt bạn mà đi về Hồ Nam, do vậy mới ví dù mình cách xa vạn lý, nhưng tình thân vẫn thắm thiết như sắc xanh của cỏ ở Hồ Nam.
    "Đông đạo nhược phùng tương thức vấn"
    Hai chữ "Đông đạo" ở đây các bạn cũng đều dịch là đường Đông, hay phía Đông v...v... nhưng Tô Châu vốn đã sát biển đông rồi, làm gì còn có đường đông gì nữa? Thật ra hai chữ "đông đạo" này chỉ có nghĩa là ...chủ (so với tác giả là khách), ý nói Nghiêm Sĩ Nguyên.
    Nguồn gốc của việc nói chữ "Đông Đạo" là "Chủ" có lẽ bắt nguồn từ thời xưa khi nước Trịnh nói với nước Sở thường tự xưng mình là ...Đông đạo chủ (chủ ở phương Đông). Do vậy, sau này người ta thường dùng tắt lại là ...Đông Đạo (như ở đây) hoặc ...Đông. Đều có ý là chủ. Như "cổ đông" là người chủ của cổ phiếu, cổ phần.
    "Thanh bào kim dĩ ngộ nho sinh"
    Thanh bào ở đây có thể là áo thụng xanh hoặc đen. Ám chỉ áo quan, việc làm quan. Ý muốn nói nay đã lỡ bước trên con đường hoạn lộ nên không còn được thong dong, thư thái như một Nho Sinh ngày nào.
    Tạm dịch:
    Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên
    Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành
    Thủy quốc xuân hàn âm phục tình
    Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Thảo lục hồ nam vạn lý tình
    Đông đạo nhược phùng tương thức vấn
    Thanh bào kim dĩ ngộ nho sinh.

    Tạm biệt Nghiêm Sĩ Nguyên
    Gió xuân nhẹ đến Hạp Lư thành
    Nước cũng lạnh băng, trời xám, xanh
    Mưa phùn ướt áo, trông không thấy
    Hoa nhẹ nhàng rơi, chẳng vọng thanh.
    Chiều tà sông rộng, buồm đơn chiếc
    Tựa cỏ Hồ Nam, biệt chẳng đành
    Bạn hỡi lỡ khi người có hỏi
    Rằng: ?oTa đã lạc bến công danh...?

    -Thiên Vương-
    [/quote]
    Hô, hô, hô , hô , hô!
    Tại hạ xin thề là đã hết sức nín nhịn nhưng vẫn không thể nén được cười. Vương huynh thật sự là con người rất đáng mến, rất đặc biệt, rất nhiệt thiện ( nhiệt tình và lương thiện), nhưng cái khoản "luo suo" và "màu mè riêu cua" thì đúng là.... Đông, Tây, Nam, Bắc Phương bất bại!!
    Trước hết nên hiểu rằng đây là bài thơ tả cảnh, và sau đó mới là mượn cảnh để tả tình. Roài, để tiểu đệ trao đổi thêm với Vương huynh vài ý kiến nhé.
    Không biết ý bạn có phải nói là ...chèo thuyền xuống thành Hạp Lư hay không?=> chính xác! Mà cái này là "chống thuyền" đấy. Huynh đã thấy cảnh người ta chống thuyền chưa?! Cái này mặc dù viết là "chống" nhưng nên hiểu là " chèo, chống, đẩy thuyền đi" chứ đừng có hiểu một cách máy móc là.."chống" không. Và do đó, theo thiển ý của tiểu đệ, thì nó không có cái ý mượn gió để đẩy thuyền. Nhưng cảm thơ là quyền riêng từng người, nên trong trường hợp này huynh cảm là "mượn sức gió" thì cũng ok
    "Tế vũ thấp y khan bất kiến
    Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh"
    Hai câu này cũng dùng để tả cảnh Xuân:
    Mưa Xuân rơi ướt áo nhưng nhìn không thấy mưa vì quá nhẹ.
    Hoa rụng xuống đất, thấy hoa rụng, nhưng ngóng cũng chẳng nghe vì quá êm. Cái chỗ bôi vàng ấy huynh hiểu sai ý nguyên tác roài. Trong nguyên tác không hề có từ "ngóng". Câu đó đơn giản là: Hoa khẽ khàng rơi xuống đất không nghe thấy tiếng. Nguyên nhân không nói, lý do vì sao không cần biết( có thể vì ông ấy đang mải ngóng theo bạn, mà cũng có thể vì lúc đó ông ấy đang nghe Headphone)
    Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh
    Dù có vẫy vùng cùng sóng nước bao nhiêu đi nữa, khi về già (nhật tà) chỉ còn lại hình bóng của một cánh buồm cô lẻ in trên dòng nước mà thôi...
    "Thảo lục Hồ Nam vạn lý tình"
    Câu này các bạn đều dịch là tình như cỏ bờ hồ phía Nam. Nhưng xét cảnh thấy tác giả đang giong thuyền trên sông (giang thượng), thì làm gì có chuyện liên quan tới... bờ hồ?
    => Cái này lại liên thiên rồi! Đây rõ ràng là tác giả đang đứng trên bờ đi tiễn bạn. Ông bạn đang chèo thuyền đi mà lại. Huynh lôi đâu ra cái mà huynh gọi là: "tác giả đang giong thuyền trên sông" đấy?!. Còn cái chữ "hồ" mà huynh lý giải là Hồ Nam ấy, thực ra nên hiểu là "sông", "rạch", "ngòi" "hồ", "ao" hay gì gì đấy cũng được. Đại khái là chỗ có nước, sâu, bơi được thuyền, nhưng chắc chắn không phải là Hồ Nam đâu.
    Đã vậy, vạn lý tình thì lại là nghĩa làm sao?
    TV thì cho rằng Hồ Nam chính là địa danh Hồ Nam, Hồ Bắc. Vì xét theo địa lý thì thành Hạp Lư này thuộc Tô Châu (tỉnh Giang Tô ngày nay), cách Hồ Nam rất xa. Tác giả tạm biệt bạn mà đi về Hồ Nam, do vậy mới ví dù mình cách xa vạn lý, nhưng tình thân vẫn thắm thiết như sắc xanh của cỏ ở Hồ Nam.
    => Cái này thì hiểu ngược lại hoàn toàn với nguyên tác. Người ra đi là người bạn, Lưu Trường Khanh là người đi tiễn. Hiểu sai như thế chả trách huynh sai toàn bộ theo hiệu ứng ...đôminô.
    Hai câu cuối thì cần phải biết được hoàn cảnh bài thơ này thì mới giải mã được. Có điều hiện từ điển điển tích trong tay tôi không đề cập đến trường hợp này nên chỉ có thể suy đoán là: Nghiêm Sỹ Nguyên đi về phía đông (đông đạo) nếu có gặp người quen nào hỏi Lưu công dạo này gầy béo thế nào thì trả lời giúp là : Kẻ nho sinh ngày nào nay đã tiêu tùng trong lớp quan phục roài!
    Đấy là về nghĩa thôi! Còn về dịch thơ thì lại xin nhường lời cho Tooi huynh bình giá.( Chắc lại sắp có kịch hay để xem rồi đây!!!)

Chia sẻ trang này